Chính Sách Nội Trị và Ngoại Giao của Joe Biden Sẽ Đưa Đất Nước Này Đi Về Đâu?

 25/4/2021

Kim Nguyễn: –Cuối tháng 5/2020 đã xảy ra vụ một người da đen bị cảnh sát da trắng gây tử vong trong lúc thi hành công vụ.  Người dân đã bất mãn khi nhìn thấy hình ảnh kinh hoàng của George Floyd bị cảnh sát Derek Chauvin quỳ gối đè lên cổ hơn 8 phút, và nhiều cuộc biểu tình do Black Lives Matter (BLM) tổ chức đã nổ bùng ra khắp nơi trên toàn quốc.  Đồng thời đã xảy ra bạo loạn, cướp của, phá hủy tài sản, phóng hỏa thiêu rụi nhà thờ, . . .  gây tử vong cho nhiều người và tổn thất tài chánh thì lên tới gần 2 tỷ dollars (Foundation for Economic Education.)  Sau một năm, Derek Chauvin đã bị tòa xử và đương sự phải đối mặt với án tù lên tới 75 năm.

Joe Biden và Kamala Harris đã ca tụng George Floyd là anh hùng.  Joe Biden nhấn mạnh “có thể đây là thời điểm quan trọng nhất, là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống.”   Trong thời gian 36 năm làm Thượng Nghị Sĩ và 8 năm làm Phó Tổng Thống, Joe Biden đã làm được gì trong lãnh vực chống kỳ thị chủng tộc?  Kỳ thị chủng tộc là vấn nạn của xã hội do ảnh hưởng của gia đình, ảnh hưởng của môi trường sinh sống hoặc ảnh hưởng của tâm thần chứ không thể cáo buộc là “kỳ thị chủng tộc có hệ thống.”  Theo tài liệu của cơ quan Kiểm Tra Dân Số, năm 2019 Hoa Kỳ có hơn 328 triệu dân, người da đen chiếm 14.6% là khoảng 48 triệu.  Khó mà chấp nhận vấn đề kỳ thị có hệ thống đã xảy ra tại Hoa Kỳ, bằng chứng là một người da đen, Barack Obama đã được bầu làm Tổng Thống hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Trong lãnh vực nội trị

Lost in the shuffle': Republicans battle around Biden — for now

Joe Biden đã ký 60 sắc lệnh trong 100 ngày đầu làm việc. Nhiều chính trị gia và những người theo dõi thời cuộc đã kết luận Joe Biden là người cai trị đất nước như một “nhà độc tài,” đã không thực hiện lời hứa đoàn kết toàn khối quốc dân mà ông ta đã hứa trong ngày nhậm chức.  Chính Joe Biden đã nhìn nhận làm việc theo sắc lệnh là độc tài.  Trong một chương trình của George Stephanopoulos trên ABC News hồi tháng Mười năm vừa qua, khi được hỏi về việc làm của TT Trump, Joe Biden đã trả lời “Chúng ta có một nền dân chủ, chúng ta cần có sự đồng thuận.  Những điều phải làm theo lệnh hành pháp vì không đạt được đồng thuận là độc tài.”  Mặc dù nói vậy, nhưng Joe Biden đã hành động trái ngược, những việc làm của ông ta chỉ đạt được sự đồng thuận của đảng Dân Chủ.  Ông ta không hề quan tâm tới những lời phê bình của truyền thông cánh hữu, của nhiều chính trị gia, của cử tri và những tiếng nói đối lập từ đảng Cộng Hòa.

Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi nhậm chức, Joe Biden đã đảo ngược toàn bộ chính sách di dân của TT Trump, hậu quả là khủng hoảng biên giới đã xảy ra.  Sau một thời gian tránh né sự thật, cách đây 2 ngày, Joe Biden đã phải thừa nhận là  “thảm họa di dân đang xảy ra.”  Bộ Trưởng Bộ Nội An đã đề nghị tiếp tục xây thêm tường biên giới.  Không hiểu ngân quỹ hơn 1 tỷ dollars đã được Quốc Hội giải ngân vào cuối tháng 12 vừa qua dành cho xây tường biên giới có còn không hay đã được âm thầm chuyển qua một ngân quỹ khác khi Joe Biden ra lệnh “ngưng xây tường.”  Joe Biden còn hủy luôn thỏa hiệp của TT Trump với Mexico, Guatemala, El Salvador và Honduras trong vấn đề kiểm soát di dân.  Có nhiều nguồn tin cho rằng Kamala Harris đang thương lượng với những quốc gia này mong đạt được thỏa hiệp như TT Trump đã đạt được trước đây nhưng đã gặp trở ngại vì mấy nước này đang đòi hỏi một số tiền lớn, trên 4 tỷ dollars.  Tuy nhiên, cô Tham Vụ Báo Chí Jen Psaki đã phủ nhận nguồn tin này, và cô ta cũng không nói gì về kế hoạch làm việc của Kamala Harris, người được chỉ định giải quyết vấn đề di dân.  Không rõ chủ trương của Joe Biden và đảng Dân Chủ về vấn đề di dân ra sao nhưng thực tế là Joe Biden đã đảo ngược chính sách di dân của TT Trump một cách mù quáng để giờ đây phải đối diện với thảm họa.

Joe Biden là Tổng Thống đã tạo kỷ lục thất nghiệp cho dân chúng khi ông ta ký sắc lệnh cấm công ty Keystone XL không được tiếp tục hoạt động.  Lệnh cấm này gây ảnh hưởng kinh tế cho nhiều tiểu bang vì ống dẫn dầu Keystone đi qua những tiểu bang này.  Bộ Trưởng Tư Pháp của tiểu bang S. Dakota và 20 tiểu bang khác đã nộp đơn chống lại lệnh cấm vào đầu tháng Ba năm nay.  Đơn kiện của S. Dakota nói rằng “Keystone XL tăng cường sự độc lập về năng lượng và tạo ra nhiều công ăn việc làm, đem lại lợi tức cho dân chúng và cho chính quyền tiểu bang.”   Cuối năm 2018, lần đầu tiên sau 70 năm, Hoa Kỳ đã dẫn đầu thế giới về ngành sản xuất năng lượng.  Quyết định hủy Keystone không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn gây ảnh hưởng trầm trọng cho quốc phòng vì tình trạng khan hiếm năng lượng và phải tùy thuộc vào sự cung cấp của nước ngoài.

Theo Newsmax, cựu Bộ Trưởng Tài Chánh Lawrence Summers thời TT Bill Clinton đã phê bình đạo luật Cứu Nguy Kinh Tế chi ra 1 tỷ 900 triệu dollars là rủi ro lớn nhất, là “chính sách kinh tế tệ hại nhất trong 40 năm qua.”  Ông Summers gay gắt chỉ trính cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, ông ta nói “Về cơ bản, chính sách kinh tế này đã được thúc đẩy do sự thiếu kiên định và hoàn toàn vô trách nhiệm của các nhà lập pháp đảng Dân Chủ và Cộng Hòa.  Một phần ba rủi ro lạm phát sẽ nhanh chóng xảy ra trong những năm tới, và kinh tế sẽ bị trì trệ.”

Nhằm củng cố thế đứng của đảng Dân Chủ, trưa hôm qua, ngày 22/4, Hạ Viện đã biểu quyết theo tính cách đảng phái, với số phiếu 216/208 đã thông qua dự luật chấp thuận cho Washington D.C. là tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.  Washington, D.C. được thành lập từ tháng 7 năm 1790, với diện tích rộng 68 dặm vuông, là nơi đặt trụ sở của ba ngành chính phủ liên bang cũng như của nhiều tổ chức quốc tế và tòa đại sứ của 174 quốc gia trên thế giới.  Ông Zack Smith, một thành viên của Heritage Institute trước đây đã điều trần tại Quốc Hội là “Kể từ ngày được thành lập, D.C. được ghi trong Điều I của Hiến Pháp, vì vậy nó chỉ có thể được thay đổi thông qua việc sửa đổi Hiến Pháp.”  Ông ta cũng lập luận rằng D.C. không nên được đổi thành một tiểu bang vì các nhà lập quốc đã quan niệm đây là một quận liên bang, nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ tiểu bang nào.”  Nếu trở thành tiểu bang, đảng Dân Chủ sẽ có thêm phiếu cử tri đoàn cho cuộc bầu cử Tổng Thống và hai Thượng Nghị Sĩ cộng thêm Dân Biểu.

Cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020 đã đi vào lịch sử là một cuộc bầu cử tệ hại nhất, có nhiều gian lận nhất.  Joe Biden đã đắc cử dựa vào hệ thống gian lận bầu cử tại nhiều tiểu bang, tới nay nhiều vụ kiện tụng vẫn còn đang trong vòng tranh chấp.  Những tổ chức ủng hộ và vận động tranh cử cho Joe Biden như Black Lives Matter, Nghiệp Đoàn Giáo Chức, Big Tech, . . . đã và đang đòi hỏi Joe Biden “trả nợ.”  Lãnh đạo BLM đưa ra nhiều yêu sách cho Joe Biden và họ còn hăm dọa sẵn sàng biểu tình chống đối nếu không được đáp ứng.  Khi không đồng ý với quyết định của Joe Biden, một vài Dân Biểu Dân Chủ, đặc biệt là cô DB Alexandria Ocasio-Cortez luôn lớn tiếng phản đối và kết quả là Joe Biden đã luôn luôn phải nhượng bộ.

Trong tháng Ba vừa qua, Hạ Viện đã thông qua dự luật Bầu Cử HR-1 và đang chờ Thượng Viện biểu quyết.  Nếu dự luật này được ban thành luật thì trong tương lai đảng Cộng Hòa sẽ không bao giờ có điều kiện thắng cử.  Hơn 200 năm nay, Hoa Kỳ do hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ thay phiên nhau lãnh đạo.  Sau mỗi nhiệm kỳ Tổng Thống, người dân lại có cơ hội chọn lựa người lãnh đạo, nhờ đó Hoa Kỳ được phát triển và trở thành cường quốc như ngày nay.  Khi nền dân chủ bị phá vỡ, Hoa Kỳ sẽ trở thành một quốc gia độc đảng, như vậy đất nước này sẽ đi về đâu?

Chính sách ngoại giao

Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Linda Thomas-Greenfield mới đây đã phát biểu  “Phân biệt chủng tộc là vấn đề đã xảy ra tại Hoa Kỳ dưới nhiều hình thức.  Chính quyền của người da trắng đã dẫn đến những vụ giết người vô ý thức của George Floyd, Breonna Taylor, Ahmaud Arbery và rất nhiều người da đen khác.  Đó là sự gia tăng thù địch trong 3 năm qua.”  Là thành viên của nội các chính phủ, thay vì giúp cho vấn đề kỳ thị được giảm bớt thì bà ta lại có những lời phát biểu như đổ thêm dầu vào lửa, đào sâu thêm chia rẽ.  Hơn nữa, với tư cách là Đại Sứ của Hoa Kỳ, bà Linda Thomas-Greenfield có trách nhiệm cho thế giới thấy những hình ảnh tốt đẹp của Hoa Kỳ chứ không phải đem vấn đề kỳ thị ra phê bình một cách bừa bãi trên diễn đàn quốc tế.

Cancel Linda Thomas-Greenfield! - The Spectator

Tình hình thế giới đang có nhiều biến chuyển.  Theo New York Post, Nga đã gây ngạc nhiên cho Hoa Kỳ và đồng minh Âu Châu khi họ đưa 150 ngàn quân tới gần biên giới Ukraine và cho di chuyển 15 tầu chiến từ Caspi tới Biển Đen.  Hoa Kỳ và khối NATO có thể làm gì?  Joe Biden ra lệnh cho 2 tầu chiến tới Biển Đen nhưng đã hủy bỏ ngay vì Putin lên tiếng cảnh báo rằng “Hoa Kỳ nên tránh xa.”  Ngày hôm qua binh lính Nga đã được lệnh trở về doanh trại vì đã làm xong công việc kiểm soát biên giới.  Putin muốn chứng tỏ cho thế giới biết rằng Nga đang làm chủ tình hình Đông Âu, và Putin là người quyết định số phận cho Ukraine chứ không phải là Joe Biden hay NATO.

Nga và Trung Cộng đang tiến hành nhiều hoạt động quân sự nhằm khiêu khích Hoa Kỳ.  Nga đã đóng cửa eo biển Kerch, nơi nối Biển Đen và Biển Azov, không cho Ukraine được xử dụng hai hải cảng lớn này.  Trong khi đó, máy bay chiến đấu của Trung Cộng đã nhiều lần xâm nhập không phận Đài Loan, và tầu chiến Trung Cộng thì do thám các đảo của Nhật Bản.  Lực lượng “dân quân biển” của Trung Cộng trá hình là các tầu đánh cá đã chiếm bãi cạn và vùng biển thuộc Philippines (theo The Epoch Times.)  Trung Cộng vẫn tiếp tục gây áp lực cho các nước láng giềng vùng Biển Đông để thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên Fox News, TNS Lindsey Graham nói “Thế yếu của Joe Biden là hiểm họa cho Hoa Kỳ.”  Đứng trước những hành động thách thức của Nga và Trung Cộng, từ Joe Biden tới Bộ Trưởng Ngoại Giao Antony Blinken, Bộ Trưởng Cộng Phòng Lloyd Austin, tất cả đều có những phản ứng yếu ớt, riêng lẻ, không đưa ra một sách lược mạnh mẽ, cụ thể và thích nghi.   Chính quyền Joe Biden chỉ quan tâm tới vấn đề chống kỳ thị, bình đẳng giới tính, biến đổi khi hậu, . . . mà quên đi trách nhiệm bảo vệ Hoa Kỳ trước hiểm họa của Nga và Trung Cộng.  Hai cường quốc này vì quyền lợi chung, đang liên kết với nhau để chống Hoa Kỳ.  Chiến lược gia Dov S. Zakheim của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế đã nói “Lần đầu tiên kể từ thập niên 1950, Nga và Trung Cộng đang xích lại gần nhau, thành lập một liên minh mạnh mẽ chống lại vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và những áp đặt của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.”  (theo The Hill.)  Iran và Bắc Hàn cũng có những phát biểu không kiêng nể Joe Biden, hai quốc gia này sẽ là thành viên trong liên minh chống Hoa Kỳ.

Chính sách yếu kém của Joe Biden trong cả hai lãnh vực nội trị và ngoại giao đã làm cho người dân rất buồn phiền, rất lo lắng cho tương lai của đất nước.

Kim Nguyễn, April 23-2021

Chính Sách Nội Trị và Ngoại Giao của Joe Biden Sẽ Đưa Đất Nước Này Đi Về Đâu? – Báo Thế Giới Mới (baotgm.net)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?