TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :30/04/2021
>
>
> Một điểm thiêu xác nạn nhân Covid-19 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 28/04/2021. REUTERS - DANISH SIDDIQUI
> Thanh Phương
> Hôm qua, 29/04/2021, Ấn Độ lại phá kỷ lục thế giới với 379.000 ca nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, và có thêm 3 600 ca tử vong. Tại New Delhi, thành phố bị dịch nặng nhất Ấn Độ, các lò thiêu nay không đủ chỗ để hỏa thiêu người người chết do virus corona.
>
> Thông tín viên Sébastien Farcis từ New Delhi tường trình :
>
> “Khoảng 15 xe cứu thương chờ nhiều tiếng đồng hồ tại bãi đậu xe của lò thiêu Sarai Kale Khan, phía nam New Delhi. Trong những xe đó, nhiều tử thi được quấn kín trong túi nhựa trắng.
>
> Một trong những tài xế, Vikas Kumar Gupta, mắt quầng thâm, kể lại : « Bây giờ chúng tôi không còn chở bệnh nhân trong xe cứu thương nữa. Người ta chỉ nhờ chúng tôi chở những người chết đến đây. Chúng tôi làm việc liên tục 24/24, tôi hầu như không có thời gian gặp gia đình”.
>
> Mukesh Kashyap vừa đến nơi trên một những chiếc xe này. Có vẻ suy sụp tinh thần, mắt đỏ ngầu, ông đến để hỏa táng người vợ 38 tuổi, vừa qua đời cách đó vài tiếng vì Covid-19.
>
> Ông nói: « Chúng tôi không tìm được khí ô-xy. Tôi đã đến các bệnh viện tư lớn nhất Holy family, Fortis, Apollo, nhưng cuối cùng chỉ có một bệnh viện nhỏ bán cho tôi một bình ô-xy chỉ xài đủ một tiếng với giá 55 euro. Khi vợ tôi được thở ô-xy thì bà ấy khỏe lại, nhưng sau đó bệnh tình vẫn như vậy. Chúng tôi đã cố tìm một giường bệnh cho vợ tôi, nhưng bà ấy đã ngất đi trong xe. Các bác sĩ không thể cứu vợ tôi được.»
>
> Lò thiêu này không đáp ứng nổi nhu cầu. Trong vòng hai tuần, số người chết được hỏa thiêu mỗi ngày đã tăng gấp 5 lần. Các gia đình không thể chờ lâu như thế. Cho nên, chính quyền thành phố đã phải tăng gấp ba khả năng của lò thiêu, bằng cách xây các lò củi trên bãi cỏ bên ngoài tòa nhà chính.
>
> Một người thợ cho biết: “ Có 40 người thợ làm chung với tôi. Chúng tôi đã bắt đầu làm từ 20 ngày qua và liên tục xây lò ngay khi tìm ra chỗ trống.” Tổng cộng có 50 lò mới được xây bằng gạch và xi măng đặt dưới các cây.
>
> Theo lời Sunil Kumar, một quan chức của chính quyền thành phố, chưa bao giờ có nhiều người được hỏa thiêu như thế. Ông nói: “ Có đến 90% người chết là do Covid-19. Rất khó mà theo kịp mức độ gia tăng này, bởi vì chúng tôi không có đủ củi để đốt. Do lệnh phong tỏa nên tìm các vật liệu khác cũng khó. Tuy vậy, nhờ những người thợ làm việc cật lực, cơ sở này vẫn hoạt động tốt."Covid-19 :
Covid-19 : WHO kêu gọi châu Âu thận trọng khi dỡ bỏ phong tỏa
>
> Một góc phố tại Porto, Bồ Đào Nha, đã mở dần các hoạt động trở lại, ngày 19/04/2021. REUTERS - VIOLETA SANTOS MOURA
> Thanh Phương
> Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tình hình dịch Covid-19 như tại Ấn Độ có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào khác. Tổ chức này hôm qua, 29/04/2021, đã cảnh báo châu Âu về việc dỡ bỏ phong tỏa, đồng thời nhắc lại là vẫn phải luôn cảnh giác với virus corona.
>
> Theo hãng tin AFP, trong một cuộc họp báo trên mạng, giám đốc đặc trách châu Âu của WHO Hans Kluge nhắc nhở khoảng 50 quốc gia của châu lục này là “các biện pháp về y tế công cộng của cá nhân và tập thể, cũng như các biện pháp xã hội vẫn là những yếu tố quyết định trong việc ngăn chận đại dịch”, vào lúc mà số ca nhiễm mới ở nhiều nước châu Âu đã giảm đáng kể lần đầu tiên từ hai tháng qua.
>
> Ông Hans Kluge lưu ý rằng biến thể Ấn Độ B 1.617 đã được phát hiện ở 17 quốc gia, trong đó có nhiều nước châu Âu. Tuy nhiên giám đốc châu Âu của WHO gọi đây là “biến thể đáng quan tâm”, chứ không gọi là “biến thể đáng ngại”, tức là nguy hiểm hơn.
>
> Theo các số liệu của WHO, trong toàn bộ khu vực châu Âu, theo cách phân vùng của tổ chức này, tức là bao gồm cả các nước Trung Á, đã có đến 7% dân số được chích ngừa hoàn toàn, tức là hơn tỷ lệ 5,5% dân số bị nhiễm Covid-19 của vùng này.
>
> Brazil vượt ngưỡng 400.000 ca tử vong
>
> Hôm qua, 29/04/2021, Brazil đã vượt qua ngưỡng 400.000 ca tử vong vì Covid-19, theo các số liệu của bộ Y Tế nước này. Trong vòng 24 giờ, Brazil đã có thêm 3.001 người chết và gần 70.000 ca nhiễm. Như vậy, quốc gia Nam Mỹ này vẫn là quốc gia có số người chết đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.
>
> Một góc phố tại Porto, Bồ Đào Nha, đã mở dần các hoạt động trở lại, ngày 19/04/2021. REUTERS - VIOLETA SANTOS MOURA
> Thanh Phương
> Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tình hình dịch Covid-19 như tại Ấn Độ có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào khác. Tổ chức này hôm qua, 29/04/2021, đã cảnh báo châu Âu về việc dỡ bỏ phong tỏa, đồng thời nhắc lại là vẫn phải luôn cảnh giác với virus corona.
>
> Theo hãng tin AFP, trong một cuộc họp báo trên mạng, giám đốc đặc trách châu Âu của WHO Hans Kluge nhắc nhở khoảng 50 quốc gia của châu lục này là “các biện pháp về y tế công cộng của cá nhân và tập thể, cũng như các biện pháp xã hội vẫn là những yếu tố quyết định trong việc ngăn chận đại dịch”, vào lúc mà số ca nhiễm mới ở nhiều nước châu Âu đã giảm đáng kể lần đầu tiên từ hai tháng qua.
>
> Ông Hans Kluge lưu ý rằng biến thể Ấn Độ B 1.617 đã được phát hiện ở 17 quốc gia, trong đó có nhiều nước châu Âu. Tuy nhiên giám đốc châu Âu của WHO gọi đây là “biến thể đáng quan tâm”, chứ không gọi là “biến thể đáng ngại”, tức là nguy hiểm hơn.
>
> Theo các số liệu của WHO, trong toàn bộ khu vực châu Âu, theo cách phân vùng của tổ chức này, tức là bao gồm cả các nước Trung Á, đã có đến 7% dân số được chích ngừa hoàn toàn, tức là hơn tỷ lệ 5,5% dân số bị nhiễm Covid-19 của vùng này.
>
> Brazil vượt ngưỡng 400.000 ca tử vong
>
> Hôm qua, 29/04/2021, Brazil đã vượt qua ngưỡng 400.000 ca tử vong vì Covid-19, theo các số liệu của bộ Y Tế nước này. Trong vòng 24 giờ, Brazil đã có thêm 3.001 người chết và gần 70.000 ca nhiễm. Như vậy, quốc gia Nam Mỹ này vẫn là quốc gia có số người chết đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.
Covid-19 : Pháp dỡ bỏ phong tỏa theo bốn giai đoạn
>
>
> Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu với báo chí trong sân điện Elysée, Paris, ngày 29/04/2021. AP - Lewis Joly
> Thanh Phương
> Hôm qua, 29/04/2021, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trình bày kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa theo 4 giai đoạn, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Pháp có vẻ đang trên đà suy giảm.
>
> Kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa sẽ được thực hiện từ ngày 03/05 đến ngày 30/06. Cụ thể, từ ngày 03/05, lệnh cấm đi quá 10 km sẽ được bãi bỏ, dân Pháp có thể di chuyển giữa các vùng với nhau. Các học sinh trung học cấp hai và cấp ba sẽ trở lại trường.
>
> Từ ngày 19/05, lệnh giới nghiêm ban đêm sẽ lùi lại 2 tiếng, tức là từ 21 giờ đến 6 giờ, thay vì từ 19 giờ như hiện nay. Các quán bar, nhà hàng sẽ được mở cửa cho khách ăn ngoài sân, nhưng mỗi bàn không được quá 6 người ngồi. Các cửa hàng không thiết yếu, các viện bảo tàng, rạp chiếu phim, các cơ sở tập thể dục, thể thao, các nhà hát có thể sẽ được mở cửa trở lại, với số người hạn chế.
>
> Tiếp đến, từ ngày 09/06, lệnh giới nghiêm sẽ bắt đầu lúc 23 giờ. Các triển lãm, hội chợ có thể được mở lại, với số khách hạn chế. Kể từ hôm đó, du khách ngoại quốc có thể đến Pháp, nhưng phải trình giấy chứng nhận y tế.
>
> Cuối cùng, ngày 30/06, lệnh giới nghiêm sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn.
>
> Trong khi đó, số bệnh nhân Covid -19 trong các khoa hồi sức ở Pháp tiếp tục theo chiều hướng giảm, cụ thể là đến hôm qua xuống còn khoảng 5.800. Tổng số bệnh nhân đang nằm viện cũng giảm theo. Cũng hôm qua, đã có 3 ca nhiễm biến thể virus Ấn Độ được phát hiện ở Pháp, một ca ở vùng Lot-et-Garonne, và hai ca ở vùng Bouches-du-Rhône.
>
> Còn tại Ý, theo một quan chức y tế vùng Latium, bao gồm cả thủ đô Roma, có khoảng 10% hành khách và phi hành đoàn trên một chuyến bay đến từ Ấn Độ tối qua đã được xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh Covid-19.
>
>
>
> Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu với báo chí trong sân điện Elysée, Paris, ngày 29/04/2021. AP - Lewis Joly
> Thanh Phương
> Hôm qua, 29/04/2021, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trình bày kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa theo 4 giai đoạn, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Pháp có vẻ đang trên đà suy giảm.
>
> Kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa sẽ được thực hiện từ ngày 03/05 đến ngày 30/06. Cụ thể, từ ngày 03/05, lệnh cấm đi quá 10 km sẽ được bãi bỏ, dân Pháp có thể di chuyển giữa các vùng với nhau. Các học sinh trung học cấp hai và cấp ba sẽ trở lại trường.
>
> Từ ngày 19/05, lệnh giới nghiêm ban đêm sẽ lùi lại 2 tiếng, tức là từ 21 giờ đến 6 giờ, thay vì từ 19 giờ như hiện nay. Các quán bar, nhà hàng sẽ được mở cửa cho khách ăn ngoài sân, nhưng mỗi bàn không được quá 6 người ngồi. Các cửa hàng không thiết yếu, các viện bảo tàng, rạp chiếu phim, các cơ sở tập thể dục, thể thao, các nhà hát có thể sẽ được mở cửa trở lại, với số người hạn chế.
>
> Tiếp đến, từ ngày 09/06, lệnh giới nghiêm sẽ bắt đầu lúc 23 giờ. Các triển lãm, hội chợ có thể được mở lại, với số khách hạn chế. Kể từ hôm đó, du khách ngoại quốc có thể đến Pháp, nhưng phải trình giấy chứng nhận y tế.
>
> Cuối cùng, ngày 30/06, lệnh giới nghiêm sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn.
>
> Trong khi đó, số bệnh nhân Covid -19 trong các khoa hồi sức ở Pháp tiếp tục theo chiều hướng giảm, cụ thể là đến hôm qua xuống còn khoảng 5.800. Tổng số bệnh nhân đang nằm viện cũng giảm theo. Cũng hôm qua, đã có 3 ca nhiễm biến thể virus Ấn Độ được phát hiện ở Pháp, một ca ở vùng Lot-et-Garonne, và hai ca ở vùng Bouches-du-Rhône.
>
> Còn tại Ý, theo một quan chức y tế vùng Latium, bao gồm cả thủ đô Roma, có khoảng 10% hành khách và phi hành đoàn trên một chuyến bay đến từ Ấn Độ tối qua đã được xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh Covid-19.
>
Miến Điện: Một nửa dân cư sẽ lâm vào cảnh đói nghèo từ đây đến đầu 2022
>
> Nông dân Miến Điện ở Mandalay. Ảnh minh họa chụp ngày 15/02/2019. REUTERS - Ann Wang
> Trọng Thành
> Khủng hoảng chính trị, sau đảo chính quân sự, có thể khiến xã hội Miến Điện rơi vào cảnh nghèo đói, bần cùng như 16 năm về trước. Trên đây là dự báo của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), hôm nay, 30/04/2021.
>
> Theo UNDP, « 25 triệu dân Miến Điện có thể rơi vào mức dưới nghèo, từ đây đến đầu năm 2022 », tức trở lại với tình hình 16 năm trước. Theo người phụ trách UNDP, Achim Steiner, « không có các định chế dân chủ vận hành bình thường, người dân Miến Điện sẽ phải đối mặt với sự trở lại đầy bi kịch của mức nghèo đói chưa từng có từ một thế hệ ». Từ năm 2005 đến 2017, tỉ lệ dân cư sống trong cảnh đói nghèo tại Miến Điện đã giảm từ 48% còn 25%.
>
> Các cuộc biểu tình diễn ra gần như hàng ngày trong những tháng qua, kể từ cuộc đảo chính quân sự 01/02/2021 đã bị Quân đội đàn áp khốc liệt. Phong trào bãi công bùng lên trong hàng loạt ngành nghề, như ngân hàng, y tế, giáo dục, công nghệ, khiến nhiều lĩnh vực kinh tế tê liệt. Các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ bị cản trở nghiêm trọng, giá cả thuốc men, thực phẩm hay xăng dầu tăng vọt tại nhiều nơi. Hệ thống ngân hàng gần như hoàn toàn tê liệt, khiến xã hội Miến Điện lâm vào cảnh thiếu tiền mặt. Bên cạnh đó, các trợ cấp xã hội bị giới hạn rất nhiều.
>
> Chính quyền quân sự truy tố một lãnh đạo phong trào phản kháng
>
> Chính quyền quân sự tiếp tục chiến dịch đàn áp trên lĩnh vực tư pháp. Hôm qua, một trong các lãnh đạo phong trào phản kháng, ông Wai Moe Naing, 26 tuổi, theo đạo Hồi, bị truy tố về tội phản bội và giết người. Ông Wai Moe Naing bị bắt hôm 15/04. Theo cáo buộc của chính quyền quân sự, vị lãnh đạo phong trào phản kháng nói trên có quan hệ với một số thành viên Chính phủ lâm thời Đoàn Kết Dân tộc, chống đảo chính.
>
> Việc chính quyền quân sự đàn áp đẫm máu khiến nhiều lực lượng vũ trang sắc tộc thiểu số tại các vùng biên giới phía bắc và phía đông tức giận. Một số nhóm vũ trang khởi động lại cuộc kháng chiến chống tập đoàn quân sự. Nhiều nhóm vũ trang cũng tạo điều kiện cho đối lập chạy trốn đàn áp ẩn náu trên các phần lãnh thổ do họ kiểm soát. Chiều hôm qua, Quân đội Miến Điện tiếp tục không kích vào một khu vực sát biên giới Thái Lan, theo tỉnh trưởng Thái Lan (tỉnh Mae Hong Son). Hơn 24.000 thường dân tại khu vực này phải sơ tán do bạo lực.
>
> Nông dân Miến Điện ở Mandalay. Ảnh minh họa chụp ngày 15/02/2019. REUTERS - Ann Wang
> Trọng Thành
> Khủng hoảng chính trị, sau đảo chính quân sự, có thể khiến xã hội Miến Điện rơi vào cảnh nghèo đói, bần cùng như 16 năm về trước. Trên đây là dự báo của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), hôm nay, 30/04/2021.
>
> Theo UNDP, « 25 triệu dân Miến Điện có thể rơi vào mức dưới nghèo, từ đây đến đầu năm 2022 », tức trở lại với tình hình 16 năm trước. Theo người phụ trách UNDP, Achim Steiner, « không có các định chế dân chủ vận hành bình thường, người dân Miến Điện sẽ phải đối mặt với sự trở lại đầy bi kịch của mức nghèo đói chưa từng có từ một thế hệ ». Từ năm 2005 đến 2017, tỉ lệ dân cư sống trong cảnh đói nghèo tại Miến Điện đã giảm từ 48% còn 25%.
>
> Các cuộc biểu tình diễn ra gần như hàng ngày trong những tháng qua, kể từ cuộc đảo chính quân sự 01/02/2021 đã bị Quân đội đàn áp khốc liệt. Phong trào bãi công bùng lên trong hàng loạt ngành nghề, như ngân hàng, y tế, giáo dục, công nghệ, khiến nhiều lĩnh vực kinh tế tê liệt. Các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ bị cản trở nghiêm trọng, giá cả thuốc men, thực phẩm hay xăng dầu tăng vọt tại nhiều nơi. Hệ thống ngân hàng gần như hoàn toàn tê liệt, khiến xã hội Miến Điện lâm vào cảnh thiếu tiền mặt. Bên cạnh đó, các trợ cấp xã hội bị giới hạn rất nhiều.
>
> Chính quyền quân sự truy tố một lãnh đạo phong trào phản kháng
>
> Chính quyền quân sự tiếp tục chiến dịch đàn áp trên lĩnh vực tư pháp. Hôm qua, một trong các lãnh đạo phong trào phản kháng, ông Wai Moe Naing, 26 tuổi, theo đạo Hồi, bị truy tố về tội phản bội và giết người. Ông Wai Moe Naing bị bắt hôm 15/04. Theo cáo buộc của chính quyền quân sự, vị lãnh đạo phong trào phản kháng nói trên có quan hệ với một số thành viên Chính phủ lâm thời Đoàn Kết Dân tộc, chống đảo chính.
>
> Việc chính quyền quân sự đàn áp đẫm máu khiến nhiều lực lượng vũ trang sắc tộc thiểu số tại các vùng biên giới phía bắc và phía đông tức giận. Một số nhóm vũ trang khởi động lại cuộc kháng chiến chống tập đoàn quân sự. Nhiều nhóm vũ trang cũng tạo điều kiện cho đối lập chạy trốn đàn áp ẩn náu trên các phần lãnh thổ do họ kiểm soát. Chiều hôm qua, Quân đội Miến Điện tiếp tục không kích vào một khu vực sát biên giới Thái Lan, theo tỉnh trưởng Thái Lan (tỉnh Mae Hong Son). Hơn 24.000 thường dân tại khu vực này phải sơ tán do bạo lực.
Bắc Kinh phản đối Mỹ áp đặt ‘‘mô hình dân chủ’’, nhưng khẳng định không muốn đối đầu với Hoa Kỳ
>
> Ảnh tư liệu minh họa : Nghi lễ đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Nhà Trắng, Washington, Mỹ ngày 25/09/2015. AP - Andrew Harnik
> Trọng Thành
> Trung Quốc phản đối chính sách của tân chính quyền Hoa Kỳ, thể hiện trong bài diễn văn đầu tiên của tổng thống Joe Biden đọc trước Quốc Hội lưỡng viện hôm 28/04/2021. Ngày hôm qua, 29/04, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định « dân chủ là giá trị chung của nhân loại » và Mỹ không nên áp đặt « hệ thống dân chủ của riêng mình cho các nước khác ».
>
> Trong buổi họp báo hôm qua, trả lời câu hỏi của phóng viên về diễn văn của nguyên thủ Hoa Kỳ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) tuyên bố việc Bắc Kinh và Washington « cạnh tranh trong một số lĩnh vực » là chuyện « bình thường ». Đây là một cuộc đua tranh, « giống như trong thể thao », có kẻ thắng, người thua, nhưng « không phải là một cuộc cạnh tranh một mất một còn ». Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên án việc Mỹ « áp đặt cho các nước khác mô hình dân chủ của riêng mình... là thao túng các giá trị dân chủ. Điều này chỉ làm gia tăng các chia rẽ, thổi bùng lên các mâu thuẫn, làm xói mòn sự ổn định ». Trong quan hệ với Mỹ, Bắc Kinh « mong muốn phát triển một quan hệ dựa trên việc không có xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng lợi ».
>
> Trong bài diễn văn đầu tiên trước Quốc Hội lưỡng viện Mỹ, tổng thống Joe Biden đã trình bày những kế hoạch đầy tham vọng nhằm củng cố tiềm lực đất nước, khẳng định « không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc », nhưng cũng sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Mỹ « trong mọi lĩnh vực ». Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định đã nói trực tiếp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là Washington « sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương giống như với NATO ở châu Âu - không phải để khơi mào xung đột - mà là để ngăn chặn xung đột », và Hoa Kỳ sẽ không lùi bước trước các cam kết về « nhân quyền và các quyền tự do cơ bản », không chấp nhận để các chế độ độc tài lấn át nền dân chủ.
>
> Vẫn về quan hệ Mỹ - Trung, hôm qua, 29/04, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Ngô Khiêm (Wu Qian), « phản đối mạnh mẽ » sự hiện diện quân sự gia tăng của Hoa Kỳ tại các khu vực gần Trung Quốc, kể từ khi ông Biden lên nắm quyền. Theo phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các tàu chiến của Mỹ đã gia tăng hoạt động 20%, máy bay trinh sát gia tăng hoạt động 20% tại « các vùng biển của Trung Quốc ».
>
> Việc quân đội Hoa Kỳ gia tăng hiện diện tại khu vực Biển Đông, eo biển Đài Loan, diễn ra cùng lúc với các hoạt động quân sự gia tăng của Bắc Kinh thời gian gần đây. Trong một cuộc phỏng vấn với báo Anh Sky News, đăng tải hôm 28/04, ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) cảnh báo đe dọa quân sự từ Trung Quốc đang gia tăng thông qua « các chiến dịch thông tin sai lệch, chiến tranh hỗn hợp và… các hoạt động trong vùng xám », và « tất cả những điều này dường như đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự » chống lại Đài Loan, hòn đảo có một chính quyền dân cử, và độc lập trên thực tế.
>
>
> Ảnh tư liệu minh họa : Nghi lễ đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Nhà Trắng, Washington, Mỹ ngày 25/09/2015. AP - Andrew Harnik
> Trọng Thành
> Trung Quốc phản đối chính sách của tân chính quyền Hoa Kỳ, thể hiện trong bài diễn văn đầu tiên của tổng thống Joe Biden đọc trước Quốc Hội lưỡng viện hôm 28/04/2021. Ngày hôm qua, 29/04, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định « dân chủ là giá trị chung của nhân loại » và Mỹ không nên áp đặt « hệ thống dân chủ của riêng mình cho các nước khác ».
>
> Trong buổi họp báo hôm qua, trả lời câu hỏi của phóng viên về diễn văn của nguyên thủ Hoa Kỳ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) tuyên bố việc Bắc Kinh và Washington « cạnh tranh trong một số lĩnh vực » là chuyện « bình thường ». Đây là một cuộc đua tranh, « giống như trong thể thao », có kẻ thắng, người thua, nhưng « không phải là một cuộc cạnh tranh một mất một còn ». Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên án việc Mỹ « áp đặt cho các nước khác mô hình dân chủ của riêng mình... là thao túng các giá trị dân chủ. Điều này chỉ làm gia tăng các chia rẽ, thổi bùng lên các mâu thuẫn, làm xói mòn sự ổn định ». Trong quan hệ với Mỹ, Bắc Kinh « mong muốn phát triển một quan hệ dựa trên việc không có xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng lợi ».
>
> Trong bài diễn văn đầu tiên trước Quốc Hội lưỡng viện Mỹ, tổng thống Joe Biden đã trình bày những kế hoạch đầy tham vọng nhằm củng cố tiềm lực đất nước, khẳng định « không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc », nhưng cũng sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Mỹ « trong mọi lĩnh vực ». Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định đã nói trực tiếp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là Washington « sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương giống như với NATO ở châu Âu - không phải để khơi mào xung đột - mà là để ngăn chặn xung đột », và Hoa Kỳ sẽ không lùi bước trước các cam kết về « nhân quyền và các quyền tự do cơ bản », không chấp nhận để các chế độ độc tài lấn át nền dân chủ.
>
> Vẫn về quan hệ Mỹ - Trung, hôm qua, 29/04, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Ngô Khiêm (Wu Qian), « phản đối mạnh mẽ » sự hiện diện quân sự gia tăng của Hoa Kỳ tại các khu vực gần Trung Quốc, kể từ khi ông Biden lên nắm quyền. Theo phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các tàu chiến của Mỹ đã gia tăng hoạt động 20%, máy bay trinh sát gia tăng hoạt động 20% tại « các vùng biển của Trung Quốc ».
>
> Việc quân đội Hoa Kỳ gia tăng hiện diện tại khu vực Biển Đông, eo biển Đài Loan, diễn ra cùng lúc với các hoạt động quân sự gia tăng của Bắc Kinh thời gian gần đây. Trong một cuộc phỏng vấn với báo Anh Sky News, đăng tải hôm 28/04, ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) cảnh báo đe dọa quân sự từ Trung Quốc đang gia tăng thông qua « các chiến dịch thông tin sai lệch, chiến tranh hỗn hợp và… các hoạt động trong vùng xám », và « tất cả những điều này dường như đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự » chống lại Đài Loan, hòn đảo có một chính quyền dân cử, và độc lập trên thực tế.
>
Ukraina: Đàm phán ngừng bắn ở vùng Donbass trong dịp Phục Sinh thất bại
>
> Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy (thứ 2 từ trái) thăm phòng tuyến quân sự Kherson sát bán đảo Crimée, hôm 27/04/2021 via REUTERS - Presidential Press Service
> Trọng Thành
> Hôm qua, 29/04/2021, nỗ lực đàm phán ngừng bắn trong dịp Lễ Phục Sinh Chính Thống giáo giữa ba bên, bao gồm Nga, chính quyền Kiev và phe ly khai tại Donbass, đã thất bại.
>
> Các thương lượng tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn diễn ra song song với các đàm phán về khả năng một cuộc thượng đỉnh Nga – Ukraina.
>
> Thông tín viên Stéphane Siohane tường trình từ Kiev :
>
> « Các thương lượng diễn ra trong những ngày gần đây trong khuôn khổ nhóm tiếp xúc ba bên, Ukraina, Nga và phe ly khai, nhằm tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn, trong dịp lễ Phục Sinh, sẽ bắt đầu ngày 01/05, tại Ukraina và Nga. Tuy nhiên, các đàm phán không đạt mục tiêu. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ghi nhận là đọ súng lại diễn ra giữa hai bên với cường độ dữ dội hơn.
>
> Về mặt ngoại giao, chính quyền Ukraina bắt đầu nỗ lực vận động cho một cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Volodymyr Zelensky và tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguyên thủ Ukraina đề xuất nơi gặp là vùng Donbass, trong lúc đồng nhiệm Nga mời khách đến Matxcơva để thảo luận về quan hệ song phương, nhưng không dự trù bàn về xung đột tại Donbass với lãnh đạo Ukraina. Kể từ giờ, phía Ukraina chuyển sang đề xuất một địa điểm trung lập, khi nêu khả năng thượng đỉnh có thể diễn ra tại Vatican.
>
> Có một điều chắc chắn là, đợt nóng trong những tuần gần đây khiến tình hình quân sự tại vùng Donbass trở nên bất ổn hơn rất nhiều ».
>
> Mỹ phản đối chính quyền Kiev cách chức lãnh đạo tập đoàn dầu khí
> Về quan hệ Ukraina – Hoa Kỳ, hôm qua, 29/04/2021, chính quyền Mỹ lên án việc Kiev cách chức lãnh đạo tập đoàn năng lượng quốc gia Naftogaz, Andriï Koboliev. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ, Ned Price, thông báo Hoa Kỳ « hết sức lo ngại » về « quyết định có tính toán » này, cho thấy chính quyền Ukraina đã coi thường các nguyên tắc điều hành đất nước minh bạch và công bằng.
>
> Người vừa bị cách chức được là coi là một nhà cải cách, thân cận với chính quyền Mỹ. Ông Andriï Koboliev được bổ nhiệm năm 2014, ngay sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina. Theo AFP, cựu lãnh đạo tập đoàn dầu khí Ukraina đã thành công trong việc giúp Ukraina giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga, cải cách tập đoàn, vốn bị coi là nơi tham nhũng trầm kha.
>
> Truyền thông Hoa Kỳ hôm qua cho hay, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có kế hoạch công du Ukraina tuần tới.
Covid-19 : « Đời vẫn đẹp » ở Vũ Hán ?
Một lễ hội ánh sáng tổ chức trong một khu phố mua sắm của Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 23/03/2021. AFP - STR
Thanh Hà
« Bốn giai đoạn tháo gỡ phong tỏa cho nước Pháp » cho dù dịch vẫn bị Covid-19 đe dọa ; Chống bất bình đẳng xã hội, ưu tiên của tổng thống Biden : đó là hai chủ đề gần như phủ kín các tờ báo Paris ngày 30 tháng Tư 2021. Nhưng trước hết La Croix đưa độc giả đến Vũ Hán nơi mà « cuộc sống đã trở lại bình thường như trước thời đại dịch ».
Vào lúc nhiều nơi trên thế giới quyền tự do đi lại bị giới hạn tránh để virus corona lây lan, thì bài báo trên tờ La Croix mở đầu bằng câu nói của một phụ nữ 32 tuổi : ở Trung Quốc, « không cần xét nghiệm PCR để được quyền đi lại, người ta không bị hạn chế du lịch ».
Là chủ của một phòng tập thể dục ở Thành Đô, tháng trước bà đáp máy bay đến Hải Nam về thăm cha mẹ. Nhờ những biệt pháp chống dịch « cực kỳ khắt khe » và gần như khóa chặt cửa với người nước ngoài từ nhiều tháng, Trung Quốc đã « thành công khống chế đại dịch ». Giờ đây « dân Trung Quốc cảm thấy an toàn trên đất nước họ và ngỡ ngàng thấy phần còn lại của thế giới tiếp tục chống chọi với dịch bệnh ». Hiệu trưởng một trường học tư tại Hàng Châu, nói với phóng viên Pháp là tại nơi ông cư ngụ « trên đường phố, không ai phải đeo khẩu trang ». Hàng ngàn người tụ tập trong những buổi hòa nhạc hay lễ hội. Một trong những tiếng nói đầu tiên tại Vũ Hán ngày này năm ngoái chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc « đã hy sinh tự do của các công dân, vì sức khỏe cộng đồng », nay nhìn nhận là « chính phủ Trung Quốc có lý » khi áp đặt các biện pháp khắt khe đó.
Vừa dọn về sống ở Thượng Hải từ ba tháng nay với hai con, bà cho biết hàng tháng ba vẫn được trở về Vũ Hán thăm chồng và song thân. Phụ nữ này tâm sự « Bên cạnh những vết thương quá khứ (…) giờ đây, đời đang đẹp tại Trung Quốc ».
Đọc đến đây, độc giả của báo La Croix hơi ngạc nhiên nhất là khi biết rằng tác giả bài viêt là Dorian Malovic, một cây bút không dễ dành cho Bắc Kinh những lời khen tặng. Ở phần thứ nhì của bài báo, ông thuật lại « cái giá » phải trả để có được cuộc sống tươi đẹp đó : từ tháng ba năm ngoái đến nay, ngay cả những công dân Trung Quốc khi trở về nước phải trải qua hai đợt cách ly, tối thiểu là 21 ngày. 14 ngày đầu là ở Thượng Hải hay Quảng Đông trước khi được chuyển về đến địa phương nơi có gia đình. Và ở đó lại phải đợi thêm từ 7 đến 14 ngày cách ly giai đoạn hai.
Thế giới bên ngoài chỉ còn là « kỷ niệm »
Đối với người nước ngoài, vào Trung Quốc gần như là « nhiệm vụ bất khả thi » ngoại trừ một số trường hợp rất đặc biệt nếu có thẻ lao động hay thuộc diện nhân viên hoạt động nhân đạo.
Nhưng ngay trong trường hợp này, một hành khách từ Tunis, đến Thượng Hải phải trải qua ba đợt xét nghiệm PCR và sau 14 ngày bị cách ly ở khách sạn tại Thượng Hải, thì hành khách phải thanh toán hóa đơn 2.000 euro. Khi rời khách sạn, hành khách người ngoại quốc này lại phải tự cách ly thêm 7 ngày nữa trước khi được hòa mình vào với cuộc sống của những người chung quanh.
Dorian Malovic bình luận : « Nếu như cả thế giới vẫn phải đương đầu với những làn sóng dịch, với những chiến dịch tiêm chủng thì về mặt y tế, Trung Quốc sống trong một quả bóng an toàn, hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài. Một ốc đảo ngoài vòng kềm tỏa của virus corona ở giữa đại dương, nơi mà giông bão vẫn dồn dập đe dọa » : Đó là một nước Trung Hoa bị « cô lập » và co cụm. Nhà văn Alexandre Labruffe sống nhiều năm tại Vũ Hán ví von « với những người dân Trung Quốc, thế giới bên ngoài đang xa dần và chỉ còn là một kỷ niệm xa vời trong ký ức ». Với những biến thể của siêu vi corona không chắc Trung Quốc sớm mở lại các đường biên giới.
Thâm Quyến, thung lũng công nghệ Silicon Valley của Trung Quốc
Liệu Thâm Quyến và vịnh Đại Bằng có thể thay thế Silicon Valley trong vùng vịnh San Francisco để trở thành thung lũng công nghệ của thế giới ?
Trong bài thời luận mang tự đề « Quốc gia công ty khởi nghiệp của Tập Cận Bình » Alain Frachon mở đầu một cách hóm hỉnh : « Ngay cả khi ngủ, ông Tập cũng nằm mơ thấy Trung Quốc trở thành nền kinh tế tân tiến nhất thế giới. Ông âu yếm ngắm nhìn vịnh Đại Bằng liên tưởng nơi này sẽ qua mặt vịnh San Francisco của Mỹ. Thâm Quyến là bàn đạp để hình thành thung lũng công nghệ Trung Quốc », tương tự như Silicon Valley của Mỹ. Đây không chỉ là một tính toán thuần túy về kinh tế mà còn là một vấn đề mang tính « chiến lược và chính trị » trong cuộc đọ sức với Hoa Kỳ.
Về mặt chiến lược, với Tập Cận Bình tên lửa không là công cụ duy nhất để thống lĩnh thế giới mà giờ đây cuộc đọ sức để chiếm đoạt cương vị hàng đầu đã chuyển sang cả lĩnh vực công nghệ. Ngoài ra đây còn là một bài toán chính trị khi mà Bắc Kinh đã chứng minh rằng một chế độ độc đoán và mô hình tư bản theo kiểu Trung Quốc có thể đồng hành : « chưa một quốc gia nào tạo ra nhiều của cải trong trong một thời gian ngắn như Trung Quốc đã làm » như ghi nhận của giáo sư Jean-Pierre Landau, trường Khoa Học Chính Trị Paris.
Trong thời điểm này, chủ tịch Tập Cận Bình đủ tự tin để tuyên bố « mô hình xã hội chủ nghĩa theo kiểu Trung Quốc » đã chứng minh « tràn đầy nhựa sống » và là môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo. Nói cách khác, theo Le Monde, lãnh đạo Bắc Kinh hoàn toàn tin tưởng rồi đây Thâm Quyến sẽ thay thế San Francisco.
Câu hỏi đặt ra là môi trường chính trị Trung Quốc có thuận lợi cho sự sáng tạo hay không ? Làm thế nào để những đầu óc sáng tạo có chỗ đứng trong một chế độ không chấp nhận bất kỳ một tiếng nói bất đồng nào và tất cả phải tuân theo ý Đảng ? Kinh tế gia Philippe Aghion trường Collège de France khẳng định « sự sáng tạo cần một nền dân chủ (…) cần quyền lực đối trọng », cần một hệ thống tư pháp độc lập, và một « xã hội dân sự cảnh giác và năng động ».
Thêm một khác biệt nữa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc : đó là ở Mỹ các trường đại học như Stanford hay Berkeley ở California được tự do bao nhiêu thì các trường đại học của Trung Quốc lại trong vòng kềm tỏa của chế độ bấy nhiêu. Đảng Cộng Sản nước này vừa ra lệnh đóng một trường cao đẳng thương mại được ví như một « Harvard của Trung Quốc » chỉ vì sáng lập viên và chủ tịch của trường là ông chủ Alibaba vừa bị thất sủng. Cách nay hai năm, đại học Phúc Đán (Fudan) danh tiếng của Thượng Hải đã phải xóa bỏ cam kết « tự do duy tư » trong chương trình đào tạo sinh viên !
Mỹ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa ?
Nhìn đến các bài báo nói về diễn văn của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trước Quốc Hội lưỡng viện cách nay hai hôm, độc giả có cảm tưởng các cây bút bình luận vẫn còn choáng váng với kế hoạch kinh tế mang nặng màu sắc của cánh tả :
Le Monde nghi nhận « Joe Biden muốn tăng thuế đánh vào những thành phần giàu có nhất », « dẹp bỏ những khoản ưu đãi thuế khóa cho người giàu ». Tờ Le Figaro thiên hữu chạy tựa lớn : « Chống bất công xã hội, ưu tiên của Joe Biden ». Libération nhấn mạnh đến các biện pháp « giảm thuế cho giới trung lưu » đầu tư hàng cả ngàn tỷ đô la vào các hệ thống giáo dục và y tế, miễn phí cho học sinh mẫu giáo, cho hai năm đầu ở cấp đại học, đầu tư thêm 2.300 tỷ để phát triển cơ sở hạ tầng, tăng thuế doanh nghiệp … Báo kinh tế Les Echos nói đến mục tiêu « giảm 50 % số trẻ em sống trong cảnh nghèo khó » vào cuối năm nay.
Khó có thể hình dung một vị tổng thống Hoa Kỳ nhắc nhở « tài sản của 650 nhà tỷ phí Mỹ đã tăng thêm 1.000 tỷ đô la nhờ đại dịch, trong lúc 20 triệu dân Hoa Kỳ mất việc » vì siêu vi corona.
Cũng Les Echos trong bài xã luận cảnh báo công luận quốc tế chớ có nhầm về chính sách của tổng thống Biden : đành rằng ông muốn tiến trình phục hồi kinh tế càng lan rộng đến nhiều người Mỹ chừng nào thì tốt chừng nấy, nhưng « tinh thần liên đới đó không thoát ra ngoài biên giới của Hoa Kỳ ». Nói cách khác chính sách kinh tế của Joe Biden không hơn không kém khẩu hiểu « America First » của người tiền nhiệm là ông Donald Trump. Điều đó có nghĩa là nước Mỹ tiếp tục ngăn cản Trung Quốc trở thành cường quốc số 1 toàn cầu. Nhà Trắng trong tay vị tổng thống đảng Dân Chủ này tuy mạnh mẽ tuyên bố dành ưu tiên cho cuộc chiến chống biến đổi ký hậu, nhưng châu Âu chớ vội cho rằng Mỹ sẽ chấp nhận đóng thuế carbon. Nhìn đến phản ứng của Washington trước thảm cảnh y tế và nhân đạo của Ấn Độ đang phải đối mặt với Covid-19 châu Âu cũng chớ hy vọng hão huyền vào một sự liên đới nào đó của chính quyền Biden trên phương diện này khi mà Biden từng từ chối xuất khẩu vac-xin AstraZeneca sang châu Âu !
2.000 tỷ đô la chi tiêu quân sự
Nước Mỹ và thế giới có bị khủng hoảng kinh tế hay không thì chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2020 vẫn đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Cũng báo Les Echos lưu ý độc giả, trong 26 năm liên tiếp, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng và « hầu hết các nước láng giềng » của ông khổng lồ châu Á này cũng chưa bao giờ hào phóng như trong năm vừa qua. GDP toàn cầu giảm 4,4 % trong năm 2020 dưới tác động của dịch Covid-19, nhưng chi phí quân sự của thế giới tăng 2,6 % trong cùng thời kỳ, đạt gần 2.000 tỷ đô la.
Theo báo cáo của viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm công bố hôm 26/04/2020 hơn một phân nửa khoản chi tiêu nói trên xuất phát từ « Mỹ và Trung Quốc ». Năm quốc gia hào phóng nhất chiếm 62 % doanh thu của các nhà sản xuất. Hoa Kỳ dẫn đầu bảng với gần 780 tỷ đô la, Trung Quốc đứng thứ nhì với 252 tỷ, Ấn Độ đứng hạng 3, Nga hạng tư và Anh Quốc hạng thứ 5. Báo cáo của SIPRI lần này lưu ý « trong 26 năm liên tiếp » Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự. Nhưng điểm mới của năm 2020 là tham vọng của Bắc Kinh khiến các nước châu Á lo ngại. Từ Thái Lan đến Philippines, Úc, Nhật Bản hay Malaysia đều đưa bao giờ có ngân sách quốc phòng « lớn » như trong năm qua. Riêng trong trường hợp của Việt Nam, SIPRI không có đủ số liệu nhưng theo viện nghiên cứu này, Việt Nam « không là một ngoại lệ » so với các quốc gia vừa nêu.
Pháp - Covid-19 : Bốn giai đoạn dỡ bỏ phong tỏa
Về thời sự Pháp, hay nói đúng hơn về quyết định được công luận Pháp mong đợi nhất đó là thông báo của tổng thống Emmanuel Macron về lịch trình từng bước dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa chống Covid-19, các tờ báo Paris chạy tựa gần giống nhau : « Bốn gian đoạn » hay « Bốn chặng » thoát khỏi phong tỏa.
Nhưng phần bình luận về quyết định này lại thuộc về các tờ báo địa phương vì nguyên thủ Pháp dành ưu tiên cho các tờ báo này và đã nêu rõ bốn cột mốt quan trọng : đầu tuần tới dân chúng không còn bị giới hạn đi lại. Hai tuần sau đó, tức là đến giữa tháng 5 hàng quán được mở cửa trở lại, lệnh giới nghiêm được dời lại đến 9 giờ tối. Đến đầu tháng 6 giới thích sống về đêm sẽ « được tự do thêm hai tiếng đồng hồ nữa » tức là đến 11 giờ khuya mới phải quay về nhà. Nhà hàng, quán cà phê được tiếp khách « ở bên trong » và người Pháp sẽ gần như được « hoàn toàn giải phóng » vào ngày 30 tháng 6. Đương nhiên đó là lộ trình được hoạch định một cách « hành chính », nhưng tất cả còn tùy thuộc vào một con siêu vi.
Do tổng thống Macron trả lời phỏng vấn của các tờ báo địa phương, như Le Dauphiné libéré, Le Progrès, Le Bien public, Le Journal de Saône-et-Loire, Les Dernières Nouvelles d'Alsace hay L'Est républicain, các tờ báo này bình luận « đây chẳng qua là bước chuẩn bị để ông Macron tái tranh cử tổng thống vào năm tới ». Điện Elysée chọn các tờ báo địa phương thay vì những cái tên quen thuộc với độc giả Paris như Le Figaro, Les Echos, Le Monde hay La Croix và Libération … do tổng thống Pháp muốn là « lời nói của ông » đi sâu vào được từng nhà kể cả ở những vùng xa xôi. Về hình thức, trả lời báo giấy có vẻ thân mật, gần gũi với người dân hơn là các buổi nói chuyện trịnh trọng trên đài truyền hình như những lần trước.
>
> Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy (thứ 2 từ trái) thăm phòng tuyến quân sự Kherson sát bán đảo Crimée, hôm 27/04/2021 via REUTERS - Presidential Press Service
> Trọng Thành
> Hôm qua, 29/04/2021, nỗ lực đàm phán ngừng bắn trong dịp Lễ Phục Sinh Chính Thống giáo giữa ba bên, bao gồm Nga, chính quyền Kiev và phe ly khai tại Donbass, đã thất bại.
>
> Các thương lượng tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn diễn ra song song với các đàm phán về khả năng một cuộc thượng đỉnh Nga – Ukraina.
>
> Thông tín viên Stéphane Siohane tường trình từ Kiev :
>
> « Các thương lượng diễn ra trong những ngày gần đây trong khuôn khổ nhóm tiếp xúc ba bên, Ukraina, Nga và phe ly khai, nhằm tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn, trong dịp lễ Phục Sinh, sẽ bắt đầu ngày 01/05, tại Ukraina và Nga. Tuy nhiên, các đàm phán không đạt mục tiêu. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ghi nhận là đọ súng lại diễn ra giữa hai bên với cường độ dữ dội hơn.
>
> Về mặt ngoại giao, chính quyền Ukraina bắt đầu nỗ lực vận động cho một cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Volodymyr Zelensky và tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguyên thủ Ukraina đề xuất nơi gặp là vùng Donbass, trong lúc đồng nhiệm Nga mời khách đến Matxcơva để thảo luận về quan hệ song phương, nhưng không dự trù bàn về xung đột tại Donbass với lãnh đạo Ukraina. Kể từ giờ, phía Ukraina chuyển sang đề xuất một địa điểm trung lập, khi nêu khả năng thượng đỉnh có thể diễn ra tại Vatican.
>
> Có một điều chắc chắn là, đợt nóng trong những tuần gần đây khiến tình hình quân sự tại vùng Donbass trở nên bất ổn hơn rất nhiều ».
>
> Mỹ phản đối chính quyền Kiev cách chức lãnh đạo tập đoàn dầu khí
> Về quan hệ Ukraina – Hoa Kỳ, hôm qua, 29/04/2021, chính quyền Mỹ lên án việc Kiev cách chức lãnh đạo tập đoàn năng lượng quốc gia Naftogaz, Andriï Koboliev. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ, Ned Price, thông báo Hoa Kỳ « hết sức lo ngại » về « quyết định có tính toán » này, cho thấy chính quyền Ukraina đã coi thường các nguyên tắc điều hành đất nước minh bạch và công bằng.
>
> Người vừa bị cách chức được là coi là một nhà cải cách, thân cận với chính quyền Mỹ. Ông Andriï Koboliev được bổ nhiệm năm 2014, ngay sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina. Theo AFP, cựu lãnh đạo tập đoàn dầu khí Ukraina đã thành công trong việc giúp Ukraina giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga, cải cách tập đoàn, vốn bị coi là nơi tham nhũng trầm kha.
>
> Truyền thông Hoa Kỳ hôm qua cho hay, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có kế hoạch công du Ukraina tuần tới.
ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 30/04/2021
Một lễ hội ánh sáng tổ chức trong một khu phố mua sắm của Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 23/03/2021. AFP - STR
Thanh Hà
« Bốn giai đoạn tháo gỡ phong tỏa cho nước Pháp » cho dù dịch vẫn bị Covid-19 đe dọa ; Chống bất bình đẳng xã hội, ưu tiên của tổng thống Biden : đó là hai chủ đề gần như phủ kín các tờ báo Paris ngày 30 tháng Tư 2021. Nhưng trước hết La Croix đưa độc giả đến Vũ Hán nơi mà « cuộc sống đã trở lại bình thường như trước thời đại dịch ».
Vào lúc nhiều nơi trên thế giới quyền tự do đi lại bị giới hạn tránh để virus corona lây lan, thì bài báo trên tờ La Croix mở đầu bằng câu nói của một phụ nữ 32 tuổi : ở Trung Quốc, « không cần xét nghiệm PCR để được quyền đi lại, người ta không bị hạn chế du lịch ».
Là chủ của một phòng tập thể dục ở Thành Đô, tháng trước bà đáp máy bay đến Hải Nam về thăm cha mẹ. Nhờ những biệt pháp chống dịch « cực kỳ khắt khe » và gần như khóa chặt cửa với người nước ngoài từ nhiều tháng, Trung Quốc đã « thành công khống chế đại dịch ». Giờ đây « dân Trung Quốc cảm thấy an toàn trên đất nước họ và ngỡ ngàng thấy phần còn lại của thế giới tiếp tục chống chọi với dịch bệnh ». Hiệu trưởng một trường học tư tại Hàng Châu, nói với phóng viên Pháp là tại nơi ông cư ngụ « trên đường phố, không ai phải đeo khẩu trang ». Hàng ngàn người tụ tập trong những buổi hòa nhạc hay lễ hội. Một trong những tiếng nói đầu tiên tại Vũ Hán ngày này năm ngoái chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc « đã hy sinh tự do của các công dân, vì sức khỏe cộng đồng », nay nhìn nhận là « chính phủ Trung Quốc có lý » khi áp đặt các biện pháp khắt khe đó.
Vừa dọn về sống ở Thượng Hải từ ba tháng nay với hai con, bà cho biết hàng tháng ba vẫn được trở về Vũ Hán thăm chồng và song thân. Phụ nữ này tâm sự « Bên cạnh những vết thương quá khứ (…) giờ đây, đời đang đẹp tại Trung Quốc ».
Đọc đến đây, độc giả của báo La Croix hơi ngạc nhiên nhất là khi biết rằng tác giả bài viêt là Dorian Malovic, một cây bút không dễ dành cho Bắc Kinh những lời khen tặng. Ở phần thứ nhì của bài báo, ông thuật lại « cái giá » phải trả để có được cuộc sống tươi đẹp đó : từ tháng ba năm ngoái đến nay, ngay cả những công dân Trung Quốc khi trở về nước phải trải qua hai đợt cách ly, tối thiểu là 21 ngày. 14 ngày đầu là ở Thượng Hải hay Quảng Đông trước khi được chuyển về đến địa phương nơi có gia đình. Và ở đó lại phải đợi thêm từ 7 đến 14 ngày cách ly giai đoạn hai.
Thế giới bên ngoài chỉ còn là « kỷ niệm »
Đối với người nước ngoài, vào Trung Quốc gần như là « nhiệm vụ bất khả thi » ngoại trừ một số trường hợp rất đặc biệt nếu có thẻ lao động hay thuộc diện nhân viên hoạt động nhân đạo.
Nhưng ngay trong trường hợp này, một hành khách từ Tunis, đến Thượng Hải phải trải qua ba đợt xét nghiệm PCR và sau 14 ngày bị cách ly ở khách sạn tại Thượng Hải, thì hành khách phải thanh toán hóa đơn 2.000 euro. Khi rời khách sạn, hành khách người ngoại quốc này lại phải tự cách ly thêm 7 ngày nữa trước khi được hòa mình vào với cuộc sống của những người chung quanh.
Dorian Malovic bình luận : « Nếu như cả thế giới vẫn phải đương đầu với những làn sóng dịch, với những chiến dịch tiêm chủng thì về mặt y tế, Trung Quốc sống trong một quả bóng an toàn, hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài. Một ốc đảo ngoài vòng kềm tỏa của virus corona ở giữa đại dương, nơi mà giông bão vẫn dồn dập đe dọa » : Đó là một nước Trung Hoa bị « cô lập » và co cụm. Nhà văn Alexandre Labruffe sống nhiều năm tại Vũ Hán ví von « với những người dân Trung Quốc, thế giới bên ngoài đang xa dần và chỉ còn là một kỷ niệm xa vời trong ký ức ». Với những biến thể của siêu vi corona không chắc Trung Quốc sớm mở lại các đường biên giới.
Thâm Quyến, thung lũng công nghệ Silicon Valley của Trung Quốc
Liệu Thâm Quyến và vịnh Đại Bằng có thể thay thế Silicon Valley trong vùng vịnh San Francisco để trở thành thung lũng công nghệ của thế giới ?
Trong bài thời luận mang tự đề « Quốc gia công ty khởi nghiệp của Tập Cận Bình » Alain Frachon mở đầu một cách hóm hỉnh : « Ngay cả khi ngủ, ông Tập cũng nằm mơ thấy Trung Quốc trở thành nền kinh tế tân tiến nhất thế giới. Ông âu yếm ngắm nhìn vịnh Đại Bằng liên tưởng nơi này sẽ qua mặt vịnh San Francisco của Mỹ. Thâm Quyến là bàn đạp để hình thành thung lũng công nghệ Trung Quốc », tương tự như Silicon Valley của Mỹ. Đây không chỉ là một tính toán thuần túy về kinh tế mà còn là một vấn đề mang tính « chiến lược và chính trị » trong cuộc đọ sức với Hoa Kỳ.
Về mặt chiến lược, với Tập Cận Bình tên lửa không là công cụ duy nhất để thống lĩnh thế giới mà giờ đây cuộc đọ sức để chiếm đoạt cương vị hàng đầu đã chuyển sang cả lĩnh vực công nghệ. Ngoài ra đây còn là một bài toán chính trị khi mà Bắc Kinh đã chứng minh rằng một chế độ độc đoán và mô hình tư bản theo kiểu Trung Quốc có thể đồng hành : « chưa một quốc gia nào tạo ra nhiều của cải trong trong một thời gian ngắn như Trung Quốc đã làm » như ghi nhận của giáo sư Jean-Pierre Landau, trường Khoa Học Chính Trị Paris.
Trong thời điểm này, chủ tịch Tập Cận Bình đủ tự tin để tuyên bố « mô hình xã hội chủ nghĩa theo kiểu Trung Quốc » đã chứng minh « tràn đầy nhựa sống » và là môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo. Nói cách khác, theo Le Monde, lãnh đạo Bắc Kinh hoàn toàn tin tưởng rồi đây Thâm Quyến sẽ thay thế San Francisco.
Câu hỏi đặt ra là môi trường chính trị Trung Quốc có thuận lợi cho sự sáng tạo hay không ? Làm thế nào để những đầu óc sáng tạo có chỗ đứng trong một chế độ không chấp nhận bất kỳ một tiếng nói bất đồng nào và tất cả phải tuân theo ý Đảng ? Kinh tế gia Philippe Aghion trường Collège de France khẳng định « sự sáng tạo cần một nền dân chủ (…) cần quyền lực đối trọng », cần một hệ thống tư pháp độc lập, và một « xã hội dân sự cảnh giác và năng động ».
Thêm một khác biệt nữa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc : đó là ở Mỹ các trường đại học như Stanford hay Berkeley ở California được tự do bao nhiêu thì các trường đại học của Trung Quốc lại trong vòng kềm tỏa của chế độ bấy nhiêu. Đảng Cộng Sản nước này vừa ra lệnh đóng một trường cao đẳng thương mại được ví như một « Harvard của Trung Quốc » chỉ vì sáng lập viên và chủ tịch của trường là ông chủ Alibaba vừa bị thất sủng. Cách nay hai năm, đại học Phúc Đán (Fudan) danh tiếng của Thượng Hải đã phải xóa bỏ cam kết « tự do duy tư » trong chương trình đào tạo sinh viên !
Mỹ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa ?
Nhìn đến các bài báo nói về diễn văn của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trước Quốc Hội lưỡng viện cách nay hai hôm, độc giả có cảm tưởng các cây bút bình luận vẫn còn choáng váng với kế hoạch kinh tế mang nặng màu sắc của cánh tả :
Le Monde nghi nhận « Joe Biden muốn tăng thuế đánh vào những thành phần giàu có nhất », « dẹp bỏ những khoản ưu đãi thuế khóa cho người giàu ». Tờ Le Figaro thiên hữu chạy tựa lớn : « Chống bất công xã hội, ưu tiên của Joe Biden ». Libération nhấn mạnh đến các biện pháp « giảm thuế cho giới trung lưu » đầu tư hàng cả ngàn tỷ đô la vào các hệ thống giáo dục và y tế, miễn phí cho học sinh mẫu giáo, cho hai năm đầu ở cấp đại học, đầu tư thêm 2.300 tỷ để phát triển cơ sở hạ tầng, tăng thuế doanh nghiệp … Báo kinh tế Les Echos nói đến mục tiêu « giảm 50 % số trẻ em sống trong cảnh nghèo khó » vào cuối năm nay.
Khó có thể hình dung một vị tổng thống Hoa Kỳ nhắc nhở « tài sản của 650 nhà tỷ phí Mỹ đã tăng thêm 1.000 tỷ đô la nhờ đại dịch, trong lúc 20 triệu dân Hoa Kỳ mất việc » vì siêu vi corona.
Cũng Les Echos trong bài xã luận cảnh báo công luận quốc tế chớ có nhầm về chính sách của tổng thống Biden : đành rằng ông muốn tiến trình phục hồi kinh tế càng lan rộng đến nhiều người Mỹ chừng nào thì tốt chừng nấy, nhưng « tinh thần liên đới đó không thoát ra ngoài biên giới của Hoa Kỳ ». Nói cách khác chính sách kinh tế của Joe Biden không hơn không kém khẩu hiểu « America First » của người tiền nhiệm là ông Donald Trump. Điều đó có nghĩa là nước Mỹ tiếp tục ngăn cản Trung Quốc trở thành cường quốc số 1 toàn cầu. Nhà Trắng trong tay vị tổng thống đảng Dân Chủ này tuy mạnh mẽ tuyên bố dành ưu tiên cho cuộc chiến chống biến đổi ký hậu, nhưng châu Âu chớ vội cho rằng Mỹ sẽ chấp nhận đóng thuế carbon. Nhìn đến phản ứng của Washington trước thảm cảnh y tế và nhân đạo của Ấn Độ đang phải đối mặt với Covid-19 châu Âu cũng chớ hy vọng hão huyền vào một sự liên đới nào đó của chính quyền Biden trên phương diện này khi mà Biden từng từ chối xuất khẩu vac-xin AstraZeneca sang châu Âu !
2.000 tỷ đô la chi tiêu quân sự
Nước Mỹ và thế giới có bị khủng hoảng kinh tế hay không thì chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2020 vẫn đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Cũng báo Les Echos lưu ý độc giả, trong 26 năm liên tiếp, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng và « hầu hết các nước láng giềng » của ông khổng lồ châu Á này cũng chưa bao giờ hào phóng như trong năm vừa qua. GDP toàn cầu giảm 4,4 % trong năm 2020 dưới tác động của dịch Covid-19, nhưng chi phí quân sự của thế giới tăng 2,6 % trong cùng thời kỳ, đạt gần 2.000 tỷ đô la.
Theo báo cáo của viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm công bố hôm 26/04/2020 hơn một phân nửa khoản chi tiêu nói trên xuất phát từ « Mỹ và Trung Quốc ». Năm quốc gia hào phóng nhất chiếm 62 % doanh thu của các nhà sản xuất. Hoa Kỳ dẫn đầu bảng với gần 780 tỷ đô la, Trung Quốc đứng thứ nhì với 252 tỷ, Ấn Độ đứng hạng 3, Nga hạng tư và Anh Quốc hạng thứ 5. Báo cáo của SIPRI lần này lưu ý « trong 26 năm liên tiếp » Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự. Nhưng điểm mới của năm 2020 là tham vọng của Bắc Kinh khiến các nước châu Á lo ngại. Từ Thái Lan đến Philippines, Úc, Nhật Bản hay Malaysia đều đưa bao giờ có ngân sách quốc phòng « lớn » như trong năm qua. Riêng trong trường hợp của Việt Nam, SIPRI không có đủ số liệu nhưng theo viện nghiên cứu này, Việt Nam « không là một ngoại lệ » so với các quốc gia vừa nêu.
Pháp - Covid-19 : Bốn giai đoạn dỡ bỏ phong tỏa
Về thời sự Pháp, hay nói đúng hơn về quyết định được công luận Pháp mong đợi nhất đó là thông báo của tổng thống Emmanuel Macron về lịch trình từng bước dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa chống Covid-19, các tờ báo Paris chạy tựa gần giống nhau : « Bốn gian đoạn » hay « Bốn chặng » thoát khỏi phong tỏa.
Nhưng phần bình luận về quyết định này lại thuộc về các tờ báo địa phương vì nguyên thủ Pháp dành ưu tiên cho các tờ báo này và đã nêu rõ bốn cột mốt quan trọng : đầu tuần tới dân chúng không còn bị giới hạn đi lại. Hai tuần sau đó, tức là đến giữa tháng 5 hàng quán được mở cửa trở lại, lệnh giới nghiêm được dời lại đến 9 giờ tối. Đến đầu tháng 6 giới thích sống về đêm sẽ « được tự do thêm hai tiếng đồng hồ nữa » tức là đến 11 giờ khuya mới phải quay về nhà. Nhà hàng, quán cà phê được tiếp khách « ở bên trong » và người Pháp sẽ gần như được « hoàn toàn giải phóng » vào ngày 30 tháng 6. Đương nhiên đó là lộ trình được hoạch định một cách « hành chính », nhưng tất cả còn tùy thuộc vào một con siêu vi.
Do tổng thống Macron trả lời phỏng vấn của các tờ báo địa phương, như Le Dauphiné libéré, Le Progrès, Le Bien public, Le Journal de Saône-et-Loire, Les Dernières Nouvelles d'Alsace hay L'Est républicain, các tờ báo này bình luận « đây chẳng qua là bước chuẩn bị để ông Macron tái tranh cử tổng thống vào năm tới ». Điện Elysée chọn các tờ báo địa phương thay vì những cái tên quen thuộc với độc giả Paris như Le Figaro, Les Echos, Le Monde hay La Croix và Libération … do tổng thống Pháp muốn là « lời nói của ông » đi sâu vào được từng nhà kể cả ở những vùng xa xôi. Về hình thức, trả lời báo giấy có vẻ thân mật, gần gũi với người dân hơn là các buổi nói chuyện trịnh trọng trên đài truyền hình như những lần trước.
--
Nhận xét
Đăng nhận xét