Người Việt trẻ 'vượt rào cản' để nhìn lại sự kiện 30/4/1975

Một vận động viên tập luyện cho SEA Games 31, diễn ra tại Hà Nội và 11 tỉnh, thành lân cận từ ngày 12/5 đến 23/5

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Một vận động viên tập luyện cho SEA Games 31, diễn ra tại Hà Nội và 11 tỉnh, thành lân cận từ ngày 12/5 đến 23/5

47 năm trôi qua kể từ ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam, nữ nhà văn Khải Đơn và luật sư Lê Nguyễn Duy Hậu chia sẻ suy nghĩ trong chương trình Đa chiều Nhiều ý của BBC News Tiếng Việt.

Đây là những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, có cơ hội học tập và trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài.

Họ đã chia sẻ những suy nghĩ, trải nghiệm về cách nhìn của giới trẻ đối với cuộc chiến Việt Nam nói chung cũng như sự kiện 30/04/1975.

30 tháng Tư nên trở thành Ngày Đoàn kết Quốc gia

Người trẻ nhìn nhận như thế nào về cuộc chiến

Nhà văn Khải Đơn, hiện đang theo học chương trình thạc sỹ tại California, Hoa Kỳ cho biết ấn tượng đầu tiên của cô về cuộc chiến Việt Nam là hình ảnh chạy loạn của người cha.

"Gần như thời trẻ của ông chỉ có đi chạy loạn và tất cả những chuyện ông kể cho tôi nghe là mẹ ông phải cắp 5 đứa con trên tay và chạy ra khỏi làng của họ vì bị đánh bom," Khải Đơn nói.

Bỏ qua YouTube tin, 1
Chụp lại video,Cảnh báo: Nội dung bên thứ ba có thể có quảng cáo

Cuối YouTube tin, 1

Có cơ hội học tập, được gặp gỡ và làm quen với một số người Việt trẻ ở Mỹ, qua những câu chuyện của họ, nhà văn Khải Đơn cho rằng quan điểm về cái nhìn định kiến của người Việt trẻ ở nước ngoài về cuộc chiến Việt Nam đã không còn đúng.

"Cái mà chúng ta từng tưởng tượng về những người trẻ ở bên Mỹ nghĩ rất nặng về cuộc chiến hay là suy nghĩ một cách vô cùng định kiến về cuộc chiến, thì không phải vậy."

"Có những người trẻ đã tiếp tục cuộc sống của họ ở Mỹ, trong một thế giới khác với hòa bình và không có định kiến."

Nhà văn Khải Đơn (giữa)

NGUỒN HÌNH ẢNH,KHẢI ĐƠN

Chụp lại hình ảnh,

Nhà văn Khải Đơn (giữa) trong chuyến làm việc về báo chí tại Mỹ

Từ TP.HCM, luật sư Lê Nguyễn Duy Hậu được sinh và lớn lên trong một gia đình có nhiều thế hệ phục vụ cho cả hai phía của cuộc chiến, có người là tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có người thì là tướng lĩnh của quân lực Việt Nam Cộng hòa.

"Vì thế, tới ngày 30/4 hàng năm nó cũng có một chút cảm giác gì đó hơi pha lẫn trong gia đình" và trong những cuộc trò chuyện trong gia đinh khi nói về ngày đó, cũng như về giai đoạn lịch sử đó thì thường cố gắng tránh bàn quá sâu", anh Hậu cho biết.

Từng học tập tại CHLB Đức và vừa hoàn thành học bổng thạc sỹ Fulbright của chính phủ Mỹ, anh Hậu kể lại cuộc trò chuyện ấn tượng của mình với một người bạn lớn lên ở Hoa Kỳ, từng là thuyền nhân tị nạn ở California.

"Anh ta nói rằng cuộc chiến với ký ức của 2 bên đang là rào cản cho nhiều thứ. Nó rào cản cho việc những thế hệ trẻ có thể đối thoại với nhau một cách chân thành về những vấn đề của thời đại, về vấn đề biến đổi khí hậu hoặc những vấn đề về chủng tộc, dân chủ, pháp quyền.

"Nó là rào cản bởi vì nếu rào cản đó không thể vượt qua thì một diễn ngôn, một phát ngôn nào đó có thể bị xem là phản động ở VN hoặc có thể bị xem là cộng sản ở California.

"Thật sự mà nói rào cản đó nó đẩy lùi sự phát triển cũng như sự giao lưu văn hóa cũng như việc đi tìm về nguồn cội của thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ."

Tuy nhiên, luật sư Duy Hậu cũng bày tỏ cái nhìn tích cực rằng: "cũng phải khẳng định là rào cản đó đang bị đẩy lùi dần".

Đề cập đến nhà văn gốc Việt Ocean Vương, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ và là con của một thuyền nhân, anh Duy Hậu bày tỏ mong muốn:

"Bản thân tôi hy vọng chúng ta sẽ có thêm nhiều Ocean Vương, những người Việt sinh ra lớn lên ở nước ngoài và không để cuộc chiến đó là rào cản để họ quay trở về Việt Nam."

"Cũng như là chúng ta có thêm những đại sứ từ Việt Nam sang nước ngoài để nói cho họ biết là tôi ở đây không phải là con của một ông lớn nào đó, tôi ở đây là tôi đại diện cho một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến và có nhu cầu dẹp bỏ rào cản đó để nhìn về tương lai."

Vietnamese young people

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Cuộc chiến với ký ức của 2 bên đang là rào cản cho những thế hệ trẻ có thể đối thoại với nhau một cách chân thành về những vấn đề của thời đại

Người trẻ chọn tâm thế gì cho mình khi nhìn về cuộc chiến?

Từ kinh nghiệm sống và làm việc ở Việt Nam, cùng những câu chuyện và trải nghiệm khi ở nước ngoài, những người trẻ Việt Nam hiện nay như nhà văn Khải Đơn và luật sư Duy Hậu đã có cái nhìn khác đi về cách mà họ vẫn thường nhìn về cuộc chiến Việt Nam.

"Trước kia, tôi chỉ nhìn một là từ phía gia đinh tôi là ba má tôi là từ phía Bắc bị xâm lược, hoặc là tôi nhìn từ phía ngược lại là những thông tin tôi có được từ bạn bè tôi là những gia đình ở Sài Gòn," Khải Đơn - nữ nhà văn từng có thời gian làm báo ở Việt Nam, chia sẻ.

"Tôi đã phải tốn rất nhiều thời gian để xoay sở với việc là mình sẽ định hình ra sao trong cái ký ức cộng đồng này, cộng đồng kia, hay là ký ức của riêng tôi về từng cá nhân mà tôi đối mặt."

"Tôi sẽ đứng trên tâm thế là một người lớn lên ở trong nước, ba tôi đã kể cho tôi nghe ông đã chạy loạn như thế nào. Hay là tôi sẽ đứng trên tâm thế của một người Việt Nam đi ra nước ngoài và nghe rất nhiều chuyện khác nhau và sau đó không biết phải đứng ở đâu."

Nhà văn Khải Đơn (áo khoác trắng) và các bạn học ở Hoa Kỳ

NGUỒN HÌNH ẢNH,KHẢI ĐƠN

Chụp lại hình ảnh,

Nhà văn Khải Đơn (áo khoác trắng) cùng các bạn học quốc tế ở Hoa Kỳ

Với những người trẻ, người có cơ hội học tập ở nước ngoài, được gặp gỡ, nghe kể và tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn về cuộc chiến Việt Nam nói chung và sự kiện 30/4 nói riêng, nhà văn Khải Đơn cho rằng việc quan trọng là phải chọn được tâm thế cho mình để nhìn nhận nó.

"Chọn tâm thế có lẽ là việc làm đầu tiên để cho một người học như tôi có thể cảm thấy là mình có thể bơi vô lượng thông tin, thậm chí là lượng thông tin tuyên truyền từ cả hai phía, từ những tài liệu được cho là lịch sử từ cả hai phía và phía thứ ba là Mỹ.

"Nó có thể được bóp méo theo một cách nào đó. Nhưng nếu mình có đủ cảm giác là mình muốn biết câu chuyện này xa hơn thì mình sẽ gạt bỏ được rào cản định kiến của mình để có thể nhìn câu chuyện rõ hơn."

"Tôi đã cố gắng hết sức để gạt bỏ rào cản từ trước khi tôi bước ra khỏi Việt Nam mà mọi người trao cho tôi để có thể đối thoại với những người được cho là phía bên kia.

"Tôi cố gắng nhìn vào câu chuyện của từng cá nhân thay vì khái quát hóa họ lên thành một danh từ nào đó.

"Đó là cách chúng ta nhìn lịch sử khác đi và có vị trí cho bản thân chúng ta trong thế giới này," nhà văn Khải Đơn chia sẻ quan điểm cá nhân.

Mời các bạn xem toàn bộ cuộc trò chuyện của nhà văn Khải Đơn và luật sư Duy Hậu trong chương trình Đa chiều Nhiều ý tại kênh YouTube hoặc trang Facebook của BBC News Tiếng Việt. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?