Việt Nam tiếp tục khủng hoảng điện do thủ tướng 'vội vàng'?

 Những công nhân điện lực tại Hà Nội vào tháng 12/2023

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHAC NGUYEN/AFP/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Công nhân điện lực tại Hà Nội vào tháng 12/2023

Tăng trưởng kinh tế, sai lầm trong quy hoạch và chiến dịch "đốt lò" là ba trong số các nguyên nhân gây khó khăn cho ngành điện Việt Nam, theo các chuyên gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tháng 5/2024 đã yêu cầu các bộ, ngành và đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp cụ thể bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm nay cũng như các năm tiếp theo.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 25/5 cho biết "tình hình cung ứng điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân cơ bản được đảm bảo" trong thời gian vừa qua.

Cũng theo trang này, đợt nắng nóng kỷ lục vào tháng 4/2024 và sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong các tháng đầu năm đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, vượt mức dự báo so với kế hoạch đề ra.

Nhu cầu dùng điện ở miền Bắc tăng kỷ lục lên đến 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy vậy, Chính phủ Việt Nam khẳng định "hệ thống điện quốc gia vẫn vận hành bảo đảm an toàn, không xảy ra tình trạng mất điện, cắt điện do thiếu điện".

Khủng hoảng thiếu điện có lặp lại?

Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh "tinh thần quyết tâm cao, nhất định không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong bất cứ trường hợp nào".

Vào tháng 1/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng có chỉ đạo tương tự tới Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và yêu cầu rút kinh nghiệm từ "sự cố" thiếu điện năm 2023.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại "sự cố" mà ông Chính nói đến sẽ lặp lại trong năm 2024.

Ông Phạm Minh Chính vào tháng 3/2024 đã trấn an các nhà đầu tư nước ngoài về nguồn cung năng lượng.

Truyền thông Việt Nam dẫn lời ông:

"Chúng tôi cam kết không để thiếu điện, tổng nguồn không thiếu, nhưng do điều hành không tốt nên thiếu. Các bạn yên tâm sẽ đủ điện, theo hướng tăng trưởng xanh."

Hai quan chức nước ngoài tham dự buổi gặp mặt với ông Chính nhận định với Reuters rằng lời ông Chính chỉ mang tính trấn an, chứ không chỉ ra các biện pháp rõ ràng để đạt được cam kết đó.

Văn phòng Chính phủ Việt Nam đã không phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Một bài viết trên Nikkei Asia hôm 25/5 của tác giả Toru Takahashi chỉ ra việc liên tục trì hoãn xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tức Quy hoạch điện 8 (PDP8), có thể là nguyên nhân sâu xa cho sự thiếu hụt điện của Việt Nam.

Bài viết đồng thời cũng đặt câu hỏi liệu Việt Nam có phải đối mặt một cuộc "khủng hoảng điện" nữa trong năm nay.

PDP8 đưa ra các hướng dẫn phát triển cơ sở hạ tầng điện từ năm 2021 đến năm 2030. Bản chi tiết đã được phê duyệt vào tháng 5/2023, nhưng việc phê duyệt giai đoạn thực hiện, bao gồm danh sách các dự án nhà máy điện và đường dây truyền tải, đã tiếp tục bị trì hoãn đến tháng 4 năm nay.

Điều này dẫn đến khoảng trống gần ba năm rưỡi kể từ thời điểm kết thúc kế hoạch năng lượng trước đó.

Nikkei cho rằng sự chậm trễ này có nguồn gốc từ một "cam kết vội vàng" mà ông Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) tại thành phố Glasgow, Scotland.

Tại hội nghị, ông Chính tuyên bố Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Liên quan đến sự kiện này, trang tin Thủ tướng Chính phủ đăng tải một bài viết khẳng định quốc tế "ấn tượng với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam".

"Có vẻ như ông Chính đưa ra cam kết như một màn gây chú ý về mặt chính trị mà không tham vấn đầy đủ với EVN hoặc các bộ ngành liên quan," ông Takahashi dẫn nhận định từ một nguồn tin người Nhật Bản am hiểu vấn đề này.

Việc xây dựng PDP8 bị chậm trễ là do đại dịch, nhưng một dự thảo đã được công bố vào tháng 2/2021 - chín tháng trước tuyên bố của ông Chính tại COP26.

Sau cam kết của ông Chính, Bộ Công thương và các cơ quan chính phủ khác đã ráo riết sửa đổi toàn bộ kế hoạch. Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng vì giờ đây chính phủ phải kéo dài kế hoạch để bao phủ 30 năm tới thay vì 10 năm theo các bản thiết kế phát triển điện thông thường.

Các nhà kỹ trị nhanh chóng xây dựng một lộ trình, tính đến dự báo tăng trưởng của đất nước.

Kế hoạch được sửa đổi kêu gọi tăng công suất phát điện lên từ 7 đến 9 lần vào năm 2050, đồng thời loại bỏ dần sản xuất điện than, nguồn năng lượng chính của đất nước cùng với thủy điện.

Bản kế hoạch cũng cho thấy các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời sẽ chiếm 70% tổng công suất phát điện.

Nhưng chính phủ cũng phải làm cho quy hoạch mới tương thích với bản cũ và giải thích cách họ sẽ lấp đầy những thiếu hụt trong năng lượng tái tạo phụ thuộc thời tiết bằng các nguồn năng lượng ổn định, chẳng hạn như nhiệt điện chạy bằng khí đốt.

Những trục trặc này khiến PDP8 bị sửa đến sáu lần. Và đến tận đầu tháng 4 năm nay, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam mới ra văn bản quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8.

Thiếu một chương trình quốc gia đã dẫn tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng bị đình trệ trong khi nhu cầu điện năng tiếp tục tăng hơn 10% mỗi năm.

Khoảng trống này chính là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tình trạng thiếu điện nghiêm trọng xảy ra tại Việt Nam vào năm ngoái.

Bài viết trên Nikkei Asia cũng nêu ra ba lý do khả dĩ vì sao ông Phạm Minh Chính lại đề ra mục tiêu cao như vậy tại COP26.

Thứ nhất, Việt Nam mong muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như một điểm đến thân thiện với môi trường có lượng phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 trong tương lai.

Thứ hai, Việt Nam tận dụng các khoản đầu tư giảm phát thải carbon để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Thứ ba, COP26 chỉ diễn ra vài tháng sau khi ông Chính nhậm chức thủ tướng. Nikkei cho rằng ông mong muốn thể hiện khả năng lãnh đạo của mình trên phương diện kinh tế ở cả trong nước lẫn quốc tế.

Nikkei chỉ ra đó là lỗi "ngụy biện tổng thể" - các quyết định cá nhân được đưa ra vì những lý do hợp lý nhưng xét theo góc độ tập thể lại không phù hợp. Sai lầm này đã tạo ra khoảng trống trong hoạch định chính sách phát triển điện của Việt Nam và cuối cùng dẫn đến các đợt cắt điện luân phiên vào năm 2023.

Cho dù bản quy hoạch điện đã được hoàn thành, các chuyên gia vẫn quan ngại về lợi nhuận từ các khoản đầu tư liên quan đến năng lượng ở Việt Nam.

Tờ trình Bộ Công thương gửi đến Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vào tháng 9/2023 nêu rõ đến năm 2030 sẽ cần 134,7 tỷ USD đầu tư cho các dự án nguồn điện và “toàn bộ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư ngành điện sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công”.

Có thể thấy tờ trình ngụ ý rằng các doanh nghiệp tư nhân sẽ chi trả số tiền trên. Tuy nhiên, khung pháp lý cho điều đó vẫn chưa hoàn thiện.

Bên cạnh đó, giá điện ở Việt Nam chỉ bằng khoảng một nửa so với giá ở Thái Lan. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất nhưng lại gây khó khăn cho các nhà cung cấp điện.

Nikkei đưa ra dẫn chứng về việc công ty năng lượng Orsted của Đan Mạch đã hủy kế hoạch phát triển tại Việt Nam vào năm 2023 với lý do thiếu minh bạch. Một bài viết trên Bloomberg vào tháng 3/2023 cũng cho biết các nhà đầu tư năng lượng xanh yêu cầu Việt Nam đẩy nhanh việc thay đổi chính sách.

Nikkei cho rằng nếu Việt Nam không đưa ra bức tranh rõ ràng hơn về cách các nhà đầu tư có thể thu hồi vốn thì sẽ không dễ dàng thu hút sự hỗ trợ của nước ngoài cho các dự án năng lượng của mình.

Công cuộc "đốt lò" đang diễn ra mạnh mẽ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng được Nikkei đề cập đến như một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho ngành điện lực Việt Nam.

"Ngành điện, được coi là yếu tố then chốt cho phát triển kinh tế của Việt Nam, vốn dĩ gắn liền với tham nhũng," Nikkei dẫn lời giáo sư Ryo Ikebe từ Đại học Senshu (Nhật Bản).

Hàng loạt quan chức cấp cao của Bộ Công thương và EVN đã bị khởi tố, bắt tạm giam trong khoảng thời gian cuối năm 2023 và đầu năm 2024 để điều tra về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Một số vụ bắt giữ nổi bật gồm: ông Nguyễn Danh Sơn, Giám đốc Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn EVN; ông Nguyễn Hữu Khải, Trưởng phòng Kinh doanh mua điện của Công ty Mua bán điện; ông Trần Quốc Hùng, Phó Trưởng phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng thuộc Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương.

Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng, người bị bắt vào tháng 1/2024 với cáo buộc "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", từng giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên EVN từ 2012 - 2015.

Liên tục mất điện khiến nhà đầu tư nước ngoài ngán ngẩm

Khu công nghiệp Vân Trung tại tỉnh Bắc Giang vào tháng 6/2023, thời điểm Việt Nam thiếu điện nghiêm trọng

NGUỒN HÌNH ẢNH,LINH PHAM/BLOOMBERG/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Chính phủ Việt Nam đang kêu gọi các công ty cắt giảm tiêu thụ điện. Ảnh: Khu công nghiệp Vân Trung tại tỉnh Bắc Giang vào tháng 6/2023, thời điểm Việt Nam thiếu điện nghiêm trọng.

Năm 2023, không chỉ người dân mà các doanh nghiệp FDI cũng phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng nắng nóng gay gắt và cúp điện liên tục trên khắp cả nước.

Điển hình là vào giữa năm 2023, các đợt cúp điện đột ngột xảy ra tại các tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã gây thiệt hại khoảng 1,4 tỷ đô la, trong đó các "đại bàng" FDI như Samsung, Canon và Peony tổn thất hàng triệu đô la.

Các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng mất điện kéo dài, Việt Nam sẽ đánh mất những "đại bàng" như vậy.

Nguy cơ này càng trở nên đáng lo ngại hơn khi Việt Nam được xem là quốc gia có mức độ phụ thuộc vào FDI khá cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, đóng góp của khu vực FDI vào GDP Việt Nam chiếm khoảng 22%.

Theo Nikkei, một cuộc khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) tại Việt Nam với khoảng 100 nhà sản xuất cho thấy các sự cố mất điện đột xuất và yêu cầu của chính phủ về các biện pháp tiết kiệm điện khẩn cấp trong năm 2023 đã gây thiệt hại cho họ khoảng 17 triệu USD.

Một công ty cho biết "cứ ba ngày thì có hai ngày mất điện nguyên ngày".

Một công ty khác cho hay:

"Thông báo cúp điện chỉ được đưa ra trước 30 phút, khó để ứng phó kịp thời, gây hư hỏng thiết bị, ảnh hưởng đến quy trình sản xuất."

Ngân hàng Thế giới ước tính các đợt mất điện diện rộng tại miền Bắc Việt Nam vào tháng giữa năm 2023 đã gây thiệt hại kinh tế lên tới 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP.

JCCI khẳng định "tình trạng thiếu điện nghiêm trọng xảy ra ở khu vực phía Bắc khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất và dự báo ngày giao hàng".

Theo chia sẻ của đại diện Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM), tình trạng thiếu điện tại Việt Nam được xem là một trong những rào cản lớn khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư.

Vào tháng 5/2024, theo Reuters, các tập đoàn FDI lớn được giới chức Việt Nam khuyến khích tự nguyện cắt giảm tiêu thụ điện, trong đó có Foxconn - đối tác lắp ráp hàng đầu cho Apple.

Foxconn được kêu gọi cắt giảm 30% lượng điện tiêu thụ tại các nhà máy lắp ráp ở miền Bắc.

Vào ngày 22/5, EVN phản hồi rằng thông tin “cơ quan chức năng của Việt Nam kêu gọi một số doanh nghiệp ở phía Bắc tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện” là không chính xác.

Tuy nhiên, EVN cho biết đã đề nghị khách hàng tiếp tục sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2024,

Tăng cường dùng than, làm suy yếu quan hệ với EU?

Thiếu điện khiến Việt Nam tăng cường sản xuất điện than, điều này đe dọa mục tiêu về năng lượng tái tạo.

Nhà nghiên cứu David Hutt, Viện Trung Âu chuyên Nghiên cứu về Châu Á (CEIAS), đã chia sẻ nhận định trên trang DW rằng việc Việt Nam tăng cường sử dụng than trong năm nay sẽ làm suy yếu mối quan hệ của nước này với Liên minh châu Âu (EU).

Cuối năm 2022, các nước trong EU và G7 đã ký thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) trị giá 15,5 tỷ USD với Việt Nam.

Thỏa thuận nhằm giúp Việt Nam đạt đỉnh phát thải vào năm 2030 - sớm hơn năm năm so với kế hoạch ban đầu - cho phép Việt Nam sản xuất gần một nửa sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo và giúp đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), cơ quan tài chính của EU, cũng cam kết tài trợ mạnh mẽ cho hoạt động chuyển đổi xanh của Việt Nam.

Việc sử dụng than của Việt Nam được cho là để đảm bảo các nhà máy tránh bị mất điện. Tuy nhiên, ông David Hutt nhận xét đây là nước đi không phù hợp cho "tham vọng xanh" của EU đối với Việt Nam.

Ông Hutt cho rằng việc đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ Thái Lan và Malaysia về đầu tư công nghệ đã gây áp lực khiến Hà Nội phải chứng minh rằng mình có thể duy trì dòng năng lượng vào các nhà máy.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà quan sát chính trị Việt Nam, nói với DW rằng việc tăng cường sử dụng than có thể là "giải pháp tạm thời" và không gây "trở ngại lớn cho quan hệ của Việt Nam với phương Tây".

Ông Hiệp bổ sung rằng nếu tình trạng mất điện xảy ra lần nữa thì có thể ảnh hưởng xấu đến các nhà máy của EU.

Tuy vậy, ông David Hutt chỉ ra rằng đã có tin đồn về việc châu Âu không hài lòng về động thái này của Hà Nội cũng như nghi ngờ về các lời hứa chuyển đổi xanh.

Điện than Việt Nam

Các nhà máy nhiệt than của Việt Nam đã thải ra 11 triệu tấn CO2, chỉ tính riêng trong tháng 1/2024, theo số liệu từ cơ quan năng lượng Ember.

Việt Nam đã gia tăng gần gấp đôi lượng than nhập khẩu trong năm nay so với cùng kỳ năm 2023 vì mục tiêu không để thiếu điện vào mùa khô.

Việt Nam là quốc gia tiêu thụ than đá lớn thứ 10 thế giới. Việc sản lượng nhập khẩu than đá gia tăng như vậy được cho sẽ làm tổn hại đến những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc cắt giảm việc sử dụng năng lượng hóa thạch và nỗ lực giảm ô nhiễm môi trường.

Lượng CO2 phát thải trong tháng 1 đã vượt gần 70% lượng khí thải của cùng kỳ năm 2023 và tăng hơn 30% so với mức trung bình của tháng 1, tính trong 5 năm gần nhất. Điều này cho thấy sản xuất điện đang có xu hướng tăng rõ rệt so với năm trước.

Trong tháng 1, lượng điện năng từ các nhà máy nhiệt điện than tạo ra đạt 12,75 terawatt-giờ (TWh), cao hơn 68% so với tháng 1/2023 và là mức tính theo tháng cao nhất kể từ tháng 7/2023.

Nhiệt điện than chiếm 55% tổng sản lượng điện năng trong tháng 1/2024, tăng từ mức trung bình 46% của cả năm 2023.

Tổng điện năng từ tất cả các nguồn đạt 23,35 terawatt-giờ (TWh), cao hơn 30% so với tháng 1/2023.

Hồi năm ngoái, lượng CO2 thải ra từ các nhà máy nhiệt than của Việt Nam đạt kỷ lục là 110 triệu tấn, cao hơn nhiều so với mức 90 triệu tấn của năm 2022.

Nếu tốc độ này được duy trì trong năm 2024, dự kiến lượng CO2 thải ra cả năm của Việt Nam sẽ vào khoảng hơn 130 triệu tấn.Nhu cầu dùng điện ở miền Bắc tăng kỷ lục lên đến 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy vậy, Chính phủ Việt Nam khẳng định "hệ thống điện quốc gia vẫn vận hành bảo đảm an toàn, không xảy ra tình trạng mất điện, cắt điện do thiếu điện".

Khủng hoảng thiếu điện có lặp lại?

Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh "tinh thần quyết tâm cao, nhất định không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong bất cứ trường hợp nào".

Vào tháng 1/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng có chỉ đạo tương tự tới Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và yêu cầu rút kinh nghiệm từ "sự cố" thiếu điện năm 2023.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại "sự cố" mà ông Chính nói đến sẽ lặp lại trong năm 2024.

Ông Phạm Minh Chính vào tháng 3/2024 đã trấn an các nhà đầu tư nước ngoài về nguồn cung năng lượng.

Truyền thông Việt Nam dẫn lời ông:

"Chúng tôi cam kết không để thiếu điện, tổng nguồn không thiếu, nhưng do điều hành không tốt nên thiếu. Các bạn yên tâm sẽ đủ điện, theo hướng tăng trưởng xanh."

Hai quan chức nước ngoài tham dự buổi gặp mặt với ông Chính nhận định với Reuters rằng lời ông Chính chỉ mang tính trấn an, chứ không chỉ ra các biện pháp rõ ràng để đạt được cam kết đó.

Văn phòng Chính phủ Việt Nam đã không phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Một bài viết trên Nikkei Asia hôm 25/5 của tác giả Toru Takahashi chỉ ra việc liên tục trì hoãn xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tức Quy hoạch điện 8 (PDP8), có thể là nguyên nhân sâu xa cho sự thiếu hụt điện của Việt Nam.

Bài viết đồng thời cũng đặt câu hỏi liệu Việt Nam có phải đối mặt một cuộc "khủng hoảng điện" nữa trong năm nay.

PDP8 đưa ra các hướng dẫn phát triển cơ sở hạ tầng điện từ năm 2021 đến năm 2030. Bản chi tiết đã được phê duyệt vào tháng 5/2023, nhưng việc phê duyệt giai đoạn thực hiện, bao gồm danh sách các dự án nhà máy điện và đường dây truyền tải, đã tiếp tục bị trì hoãn đến tháng 4 năm nay.

Điều này dẫn đến khoảng trống gần ba năm rưỡi kể từ thời điểm kết thúc kế hoạch năng lượng trước đó.

Nikkei cho rằng sự chậm trễ này có nguồn gốc từ một "cam kết vội vàng" mà ông Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) tại thành phố Glasgow, Scotland.

Tại hội nghị, ông Chính tuyên bố Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Liên quan đến sự kiện này, trang tin Thủ tướng Chính phủ đăng tải một bài viết khẳng định quốc tế "ấn tượng với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam".

"Có vẻ như ông Chính đưa ra cam kết như một màn gây chú ý về mặt chính trị mà không tham vấn đầy đủ với EVN hoặc các bộ ngành liên quan," ông Takahashi dẫn nhận định từ một nguồn tin người Nhật Bản am hiểu vấn đề này.

Việc xây dựng PDP8 bị chậm trễ là do đại dịch, nhưng một dự thảo đã được công bố vào tháng 2/2021 - chín tháng trước tuyên bố của ông Chính tại COP26.

Sau cam kết của ông Chính, Bộ Công thương và các cơ quan chính phủ khác đã ráo riết sửa đổi toàn bộ kế hoạch. Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng vì giờ đây chính phủ phải kéo dài kế hoạch để bao phủ 30 năm tới thay vì 10 năm theo các bản thiết kế phát triển điện thông thường.

Các nhà kỹ trị nhanh chóng xây dựng một lộ trình, tính đến dự báo tăng trưởng của đất nước.

Kế hoạch được sửa đổi kêu gọi tăng công suất phát điện lên từ 7 đến 9 lần vào năm 2050, đồng thời loại bỏ dần sản xuất điện than, nguồn năng lượng chính của đất nước cùng với thủy điện.

Bản kế hoạch cũng cho thấy các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời sẽ chiếm 70% tổng công suất phát điện.

Nhưng chính phủ cũng phải làm cho quy hoạch mới tương thích với bản cũ và giải thích cách họ sẽ lấp đầy những thiếu hụt trong năng lượng tái tạo phụ thuộc thời tiết bằng các nguồn năng lượng ổn định, chẳng hạn như nhiệt điện chạy bằng khí đốt.

Những trục trặc này khiến PDP8 bị sửa đến sáu lần. Và đến tận đầu tháng 4 năm nay, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam mới ra văn bản quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8.

Thiếu một chương trình quốc gia đã dẫn tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng bị đình trệ trong khi nhu cầu điện năng tiếp tục tăng hơn 10% mỗi năm.

Khoảng trống này chính là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tình trạng thiếu điện nghiêm trọng xảy ra tại Việt Nam vào năm ngoái.

Bài viết trên Nikkei Asia cũng nêu ra ba lý do khả dĩ vì sao ông Phạm Minh Chính lại đề ra mục tiêu cao như vậy tại COP26.

Thứ nhất, Việt Nam mong muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như một điểm đến thân thiện với môi trường có lượng phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 trong tương lai.

Thứ hai, Việt Nam tận dụng các khoản đầu tư giảm phát thải carbon để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Thứ ba, COP26 chỉ diễn ra vài tháng sau khi ông Chính nhậm chức thủ tướng. Nikkei cho rằng ông mong muốn thể hiện khả năng lãnh đạo của mình trên phương diện kinh tế ở cả trong nước lẫn quốc tế.

Nikkei chỉ ra đó là lỗi "ngụy biện tổng thể" - các quyết định cá nhân được đưa ra vì những lý do hợp lý nhưng xét theo góc độ tập thể lại không phù hợp. Sai lầm này đã tạo ra khoảng trống trong hoạch định chính sách phát triển điện của Việt Nam và cuối cùng dẫn đến các đợt cắt điện luân phiên vào năm 2023.

Cho dù bản quy hoạch điện đã được hoàn thành, các chuyên gia vẫn quan ngại về lợi nhuận từ các khoản đầu tư liên quan đến năng lượng ở Việt Nam.

Tờ trình Bộ Công thương gửi đến Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vào tháng 9/2023 nêu rõ đến năm 2030 sẽ cần 134,7 tỷ USD đầu tư cho các dự án nguồn điện và “toàn bộ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư ngành điện sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công”.

Có thể thấy tờ trình ngụ ý rằng các doanh nghiệp tư nhân sẽ chi trả số tiền trên. Tuy nhiên, khung pháp lý cho điều đó vẫn chưa hoàn thiện.

Bên cạnh đó, giá điện ở Việt Nam chỉ bằng khoảng một nửa so với giá ở Thái Lan. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất nhưng lại gây khó khăn cho các nhà cung cấp điện.

Nikkei đưa ra dẫn chứng về việc công ty năng lượng Orsted của Đan Mạch đã hủy kế hoạch phát triển tại Việt Nam vào năm 2023 với lý do thiếu minh bạch. Một bài viết trên Bloomberg vào tháng 3/2023 cũng cho biết các nhà đầu tư năng lượng xanh yêu cầu Việt Nam đẩy nhanh việc thay đổi chính sách.

Nikkei cho rằng nếu Việt Nam không đưa ra bức tranh rõ ràng hơn về cách các nhà đầu tư có thể thu hồi vốn thì sẽ không dễ dàng thu hút sự hỗ trợ của nước ngoài cho các dự án năng lượng của mình.

Công cuộc "đốt lò" đang diễn ra mạnh mẽ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng được Nikkei đề cập đến như một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho ngành điện lực Việt Nam.

"Ngành điện, được coi là yếu tố then chốt cho phát triển kinh tế của Việt Nam, vốn dĩ gắn liền với tham nhũng," Nikkei dẫn lời giáo sư Ryo Ikebe từ Đại học Senshu (Nhật Bản).

Hàng loạt quan chức cấp cao của Bộ Công thương và EVN đã bị khởi tố, bắt tạm giam trong khoảng thời gian cuối năm 2023 và đầu năm 2024 để điều tra về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Một số vụ bắt giữ nổi bật gồm: ông Nguyễn Danh Sơn, Giám đốc Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn EVN; ông Nguyễn Hữu Khải, Trưởng phòng Kinh doanh mua điện của Công ty Mua bán điện; ông Trần Quốc Hùng, Phó Trưởng phòng Cấp phép và Quan hệ công chúng thuộc Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương.

Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng, người bị bắt vào tháng 1/2024 với cáo buộc "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", từng giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên EVN từ 2012 - 2015.

Liên tục mất điện khiến nhà đầu tư nước ngoài ngán ngẩm

Khu công nghiệp Vân Trung tại tỉnh Bắc Giang vào tháng 6/2023, thời điểm Việt Nam thiếu điện nghiêm trọng

NGUỒN HÌNH ẢNH,LINH PHAM/BLOOMBERG/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Chính phủ Việt Nam đang kêu gọi các công ty cắt giảm tiêu thụ điện. Ảnh: Khu công nghiệp Vân Trung tại tỉnh Bắc Giang vào tháng 6/2023, thời điểm Việt Nam thiếu điện nghiêm trọng.

Năm 2023, không chỉ người dân mà các doanh nghiệp FDI cũng phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng nắng nóng gay gắt và cúp điện liên tục trên khắp cả nước.

Điển hình là vào giữa năm 2023, các đợt cúp điện đột ngột xảy ra tại các tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã gây thiệt hại khoảng 1,4 tỷ đô la, trong đó các "đại bàng" FDI như Samsung, Canon và Peony tổn thất hàng triệu đô la.

Các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng mất điện kéo dài, Việt Nam sẽ đánh mất những "đại bàng" như vậy.

Nguy cơ này càng trở nên đáng lo ngại hơn khi Việt Nam được xem là quốc gia có mức độ phụ thuộc vào FDI khá cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, đóng góp của khu vực FDI vào GDP Việt Nam chiếm khoảng 22%.

Theo Nikkei, một cuộc khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) tại Việt Nam với khoảng 100 nhà sản xuất cho thấy các sự cố mất điện đột xuất và yêu cầu của chính phủ về các biện pháp tiết kiệm điện khẩn cấp trong năm 2023 đã gây thiệt hại cho họ khoảng 17 triệu USD.

Một công ty cho biết "cứ ba ngày thì có hai ngày mất điện nguyên ngày".

Một công ty khác cho hay:

"Thông báo cúp điện chỉ được đưa ra trước 30 phút, khó để ứng phó kịp thời, gây hư hỏng thiết bị, ảnh hưởng đến quy trình sản xuất."

Ngân hàng Thế giới ước tính các đợt mất điện diện rộng tại miền Bắc Việt Nam vào tháng giữa năm 2023 đã gây thiệt hại kinh tế lên tới 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP.

JCCI khẳng định "tình trạng thiếu điện nghiêm trọng xảy ra ở khu vực phía Bắc khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất và dự báo ngày giao hàng".

Theo chia sẻ của đại diện Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM), tình trạng thiếu điện tại Việt Nam được xem là một trong những rào cản lớn khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư.

Vào tháng 5/2024, theo Reuters, các tập đoàn FDI lớn được giới chức Việt Nam khuyến khích tự nguyện cắt giảm tiêu thụ điện, trong đó có Foxconn - đối tác lắp ráp hàng đầu cho Apple.

Foxconn được kêu gọi cắt giảm 30% lượng điện tiêu thụ tại các nhà máy lắp ráp ở miền Bắc.

Vào ngày 22/5, EVN phản hồi rằng thông tin “cơ quan chức năng của Việt Nam kêu gọi một số doanh nghiệp ở phía Bắc tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện” là không chính xác.

Tuy nhiên, EVN cho biết đã đề nghị khách hàng tiếp tục sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2024,

Tăng cường dùng than, làm suy yếu quan hệ với EU?

Thiếu điện khiến Việt Nam tăng cường sản xuất điện than, điều này đe dọa mục tiêu về năng lượng tái tạo.

Nhà nghiên cứu David Hutt, Viện Trung Âu chuyên Nghiên cứu về Châu Á (CEIAS), đã chia sẻ nhận định trên trang DW rằng việc Việt Nam tăng cường sử dụng than trong năm nay sẽ làm suy yếu mối quan hệ của nước này với Liên minh châu Âu (EU).

Cuối năm 2022, các nước trong EU và G7 đã ký thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) trị giá 15,5 tỷ USD với Việt Nam.

Thỏa thuận nhằm giúp Việt Nam đạt đỉnh phát thải vào năm 2030 - sớm hơn năm năm so với kế hoạch ban đầu - cho phép Việt Nam sản xuất gần một nửa sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo và giúp đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), cơ quan tài chính của EU, cũng cam kết tài trợ mạnh mẽ cho hoạt động chuyển đổi xanh của Việt Nam.

Việc sử dụng than của Việt Nam được cho là để đảm bảo các nhà máy tránh bị mất điện. Tuy nhiên, ông David Hutt nhận xét đây là nước đi không phù hợp cho "tham vọng xanh" của EU đối với Việt Nam.

Ông Hutt cho rằng việc đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ Thái Lan và Malaysia về đầu tư công nghệ đã gây áp lực khiến Hà Nội phải chứng minh rằng mình có thể duy trì dòng năng lượng vào các nhà máy.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà quan sát chính trị Việt Nam, nói với DW rằng việc tăng cường sử dụng than có thể là "giải pháp tạm thời" và không gây "trở ngại lớn cho quan hệ của Việt Nam với phương Tây".

Ông Hiệp bổ sung rằng nếu tình trạng mất điện xảy ra lần nữa thì có thể ảnh hưởng xấu đến các nhà máy của EU.

Tuy vậy, ông David Hutt chỉ ra rằng đã có tin đồn về việc châu Âu không hài lòng về động thái này của Hà Nội cũng như nghi ngờ về các lời hứa chuyển đổi xanh.

Điện than Việt Nam

Các nhà máy nhiệt than của Việt Nam đã thải ra 11 triệu tấn CO2, chỉ tính riêng trong tháng 1/2024, theo số liệu từ cơ quan năng lượng Ember.

Việt Nam đã gia tăng gần gấp đôi lượng than nhập khẩu trong năm nay so với cùng kỳ năm 2023 vì mục tiêu không để thiếu điện vào mùa khô.

Việt Nam là quốc gia tiêu thụ than đá lớn thứ 10 thế giới. Việc sản lượng nhập khẩu than đá gia tăng như vậy được cho sẽ làm tổn hại đến những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc cắt giảm việc sử dụng năng lượng hóa thạch và nỗ lực giảm ô nhiễm môi trường.

Lượng CO2 phát thải trong tháng 1 đã vượt gần 70% lượng khí thải của cùng kỳ năm 2023 và tăng hơn 30% so với mức trung bình của tháng 1, tính trong 5 năm gần nhất. Điều này cho thấy sản xuất điện đang có xu hướng tăng rõ rệt so với năm trước.

Trong tháng 1, lượng điện năng từ các nhà máy nhiệt điện than tạo ra đạt 12,75 terawatt-giờ (TWh), cao hơn 68% so với tháng 1/2023 và là mức tính theo tháng cao nhất kể từ tháng 7/2023.

Nhiệt điện than chiếm 55% tổng sản lượng điện năng trong tháng 1/2024, tăng từ mức trung bình 46% của cả năm 2023.

Tổng điện năng từ tất cả các nguồn đạt 23,35 terawatt-giờ (TWh), cao hơn 30% so với tháng 1/2023.

Hồi năm ngoái, lượng CO2 thải ra từ các nhà máy nhiệt than của Việt Nam đạt kỷ lục là 110 triệu tấn, cao hơn nhiều so với mức 90 triệu tấn của năm 2022.

Nếu tốc độ này được duy trì trong năm 2024, dự kiến lượng CO2 thải ra cả năm của Việt Nam sẽ vào khoảng hơn 130 triệu tấn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?