Cử tri Mỹ gốc Việt nghĩ gì sau các cuộc tranh luận tổng thống?


Nguyễn Phục Hưng
25.10.2012

Houston, Texas - Chỉ còn 2 tuần nữa, cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc sẽ đến hồi chung kết. Đầu tuần này, cuộc bầu cử sớm đã bắt đầu khắp nơi trên đất Mỹ cho những người không tiện hay không muốn đi bầu vào ngày 6 tháng 11 năm 2012.

Các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống, được chiếu trực tiếp trên các đài truyền hình cho cử tri theo dõi. Những cuộc vận động vẫn diễn ra quyết liệt và hào hứng, gây nên nhiều bàn cãi trong khối cử tri, cũng như với các bình luận gia. Nhiều cử tri đã có sự chọn lựa cho riêng mình, nhưng một số khác vẫn còn lưỡng lự.
“Bây giờ kỹ nghệ xe hơi đã ổn định, mấy nhà băng lớn cũng ổn định luôn, nhà cửa bắt đầu lên giá lại, mà tình trạng thất nghiệp cũng tốt hơn...tôi thấy rằng, nếu cứ theo đuổi chương trình đó chừng 2, hay 3 năm nữa, thì tình trạng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi như xưa...
Lê Việt Nam, cử tri bang Virginia.
Theo truyền thống, các ứng cử viên đặc biệt chú trọng vào các tiểu bang có nhiều cử tri còn lưỡng lự như Iowa, Virginia, Ohio, Florida. Cũng trong không khí sôi nổi này, nhiều cử tri gốc Việt cũng có những quan điểm khác nhau về chính sách của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, cũng như cá tính của liên danh Obama-Biden và liên danh Romney-Ryan.

Ông Đỗ Tú, một cử tri trong tiểu bang Virginia, nói là chính sách của tổng thống Obama có nhiều ưu điểm về mọi mặt. Về phương diện kinh tế, ông Tú cho rằng sự gia tăng của chỉ số thị trường chứng khoán DowJones là một bằng chứng cho thấy chính sách kinh tế của Tổng thống Obama đang có kết quả tốt:

“Theo tôi thấy chỉ số Dow Jones được xem là chỉ số của sự tin tưởng trong giới đầu tư và người tiêu thụ, hiện giờ đang ổn định tạicon số khoảng 13 ngàn tới 13,500 điểm. Nó started up từ khoảng 6800 từ giữa năm 2009.”

Một cử tri khác ở vùng Virginia là Kiến trúc sư Lê Việt Nam cũng cho rằng kinh tế Mỹ đang trên đường phục hồi. Ông Nam nói:

“Bây giờ kỹ nghệ xe hơi đã ổn định rồi, mấy nhà băng lớn cũng ổn định luôn, nhà cửa bắt đầu lên giá lại rồi, mà tình trạng thất nghiệp cũng tốt hơn, mặc dầu chưa tốt hẳn như thời ông Bill Clinton, thế nhưng mà nó đang theo chiều hướng đi lên. Thế thành ra tôi thấy rằng, nếu cứ theo đuổi chương trình đó chừng 2, hay 3 năm nữa, thì tình trạng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi như ngày xưa”.
Tôi ủng hộ Obamacare vì đó là ý tưởng cải cách y tế lớn nhất trong 50 năm qua mà hai đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ cùng theo đuổi một mục đích...Kêu gọi thu hồi đạo luật này tôi nghĩ là sự đầu cơ chính trị thiếu trong sáng của đảng Cộng Hòa...
Ðỗ Tú.
Trong khi đó ông Nguyễn Cương, từng là chủ nhân một hãng nhỏ tại Houston nay đã về hưu, cho rằng không thể căn cứ vào các cuộc tranh luận của các ứng cử viên để đánh giá mỗi liên danh, mà phải xét đến quá trình hoạt động của mỗi bên vì khi ra tranh luận ai cũng nói hay cho mình cả. Nhận xét về thống đốc Romney, ông Cương chia sẻ:

“Ông Romney chưa từng làm tổng thống bao giờ nên mình cũng không biết trong tương lai ông sẽ làm tốt hay xấu. Thế nhưng mà qua cá nhân của ông, ông đã từng làm Thống đốc một tiểu bang thành công, ông là một businessman, ông đã tạo công ăn việc làm cho người ta, thì ít nhất mình cũng nhìn thấy chuyện đó.”

Còn về thành quả trong 4 năm qua của Tổng thống Obama, Ông Nguyễn Cương nhận xét:

“Điểm thứ nhất, khi ông Obama bắt đầu nhậm chức trong năm 2008, tiền nợ của chính phủ chỉ có 9 ngàn tỷ mà bây giờ mới có 4 năm, lên đến 16 ngàn tỷ. Như vậy là trong có 4 năm ông lên tới 7 ngàn tỷ, tức là ông vay nợ quá nhiều. Điểm thứ hai, nếu nói về vấn đề thất nghiệp thì khi ông nhậm chức cho tới ngày nay, sự thất nghiệp không có gì thay đổi cả, nó vẫn là 8% thì chứng tỏ là ông không tạo được công ăn việc làm.”
Ông Romney chưa từng làm tổng thống bao giờ nên mình cũng không biết trong tương lai ông sẽ làm tốt hay xấu. Thế nhưng ông là một businessman, ông đã tạo công ăn việc làm cho người ta, thì ít nhất mình cũng nhìn thấy chuyện đó...
Nguyễn Cương, cử tri bang Texas.
Ông Nguyễn Cương cho rằng chính sách giải quyết nạn thất nghiệp của tổng thống Obama thất bại vì làm cho nhiều người không muốn đi làm việc, cũng như TT Obama không tạo đủ việc làm cho những người muốn có việc làm:

“Tôi qua đây từ năm 1975 đến giờ, qua 6 đời tổng thống mà tôi đã thất nghiệp nhiều lần, chưa bao giờ đời tổng thống nào mà cho một người thất nghiệp lãnh trợ cấp thất nghiệp quá một năm, sau một năm là phải lo đi tìm công ăn việc làm. Riêng ông tổng thống này, sau 4 năm qua, ai mà thất nghiệp thì cho ăn trợ cấp thất nghiệp lên tới 2 năm. Như vậy chính ông làm 2 việc không đúng, điều thứ nhất khuyến khích người dân lười biếng, cứ nằm đó mà ăn thất nghiệp, không chịu đi làm, không chịu đi tìm việc; thì nếu như vậy thì làm sao số thất nghiệp giảm được? Đó là điều thứ nhất, điều thứ hai là có thể người ta đi kiếm việc nhưng không có việc thì làm sao người ta làm được.”

Còn ông Nguyễn Lâm, một cử tri tại thành phố Tampa, tiểu bang Florida thì cho rằng kinh tế khủng hoảng là một vấn đề toàn cầu, khó mà khắc phục trong vòng 4 năm:

“Khi ông Obama lên nhậm chức thì tình trạng kinh tế đã tồi tệ rồi, từ người tiền nhiệm là ông George Bush. Cho nên tình trạng như thế muốn cải tiến thì 4 năm không đủ thời gian để có thể đưa tình trạng kinh tế của Mỹ về tình trạng bình thường và nhất là bây giờ là kinh tế toàn cầu, nó có ảnh hưởng chung hết. Thành ra vấn đề phục hồi kinh tế cần thời gian lâu dài và nó cần sự cộng tác của cả hai đảng. Chứ còn lúc này tôi thấy là có sự phân hóa giữa hai đảng, thành ra tôi không biết, tổng thống tương lai, nếu là đảng Cộng Hòa, thì có làm gì khá hơn được không.”

Đề cập đến phương diện bảo hiểm sức khỏe, Ông Đỗ Tú cho biết là ông ủng hộ chính sách của Tổng thống Obama:

“Tôi ủng hộ Obamacare vì thực ra đó là ý tưởng cải cách y tế lớn nhất trong 50 năm qua mà hai đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ cùng theo đuổi một mục đích. Nó đạt được do nỗ lực của Tổng thống Obama và lưỡng viện quốc hội do đảng Dân Chủ kiểm soát trong năm 2009 và 2010. Kêu gọi thu hồi đạo luật này tôi nghĩ là sự đầu cơ chính trị thiếu trong sáng của đảng Cộng Hòa.”

Ông Lê Việt Nam cũng ủng hộ ObamaCare và ông cho rằng chương trình y tế này về lâu dài sẽ giảm chi phí:

“Nhiều người nói rằng vấn đề healthcare mình phải trả thêm vào, thế nhưng mà cái healthcare in the long run là save tiền, tại vì tình trạng bây giờ là họ không có insurance cho mọi người, nên ai mà đau ốm thì họ cứ giữ đau ốm trong người, đến khi mà đau ốm nặng quá thì họ chạy vào emergency, thành ra tiền chữa cho họ phục hồi lại đắt hơn tiền săn sóc cho họ đàng hoàng.”

Trong khi đó ông Nguyễn Cương lại không đồng ý với ObamaCare vì theo ông, Obamacare cũng sẽ tương tự như chương trình bảo hiểm y tế của Canada, đang gây nhiều trở ngại cho bệnh nhân vì phải chờ đợi quá lâu. Ông Nguyễn Cương nhắc đến trường hợp của một người thân tại Canada:

“Ông ấy là một kỹ sư, khi đau bệnh, ông bị đau gan, cần thay gan mà phải chờ cả năm trời chưa được vào nhà thương mà chữa trị….. như vậy thì hệ thống nhà thương của chính phủ nó bị quá đông, chính phủ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho mọi người ngay tức khắc, nên mọi người phải chờ đợi.”

Cho đến giờ phút này, khó có thể tiên đoán phe nào sẽ thắng cử và các cuộc vận động tranh cử vẫn đang diễn ra rất hào hứng. Trong giai đoạn này, sự tranh chấp giữa đôi bên làm nhiều người nghĩ rằng xã hội Hoa Kỳ đang phân hóa. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là sau ngày bầu cử, 6 tháng 11, 2012 mọi công dân Hoa Kỳ lại vẫn sát cánh bên nhau cùng phục vụ cho đất nước Hoa Kỳ và quên đi những tranh chấp gay go trong mùa tranh cử.
Bản đồ dưới đây cho thấy các tiểu bang có xu hướng bầu như thế nào, dựa trên dữ liệu khảo sát mới nhất. Bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra ngày 6/11/2012.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?