Tranh luận lần 3: ai thắng ai?
Việt-Long, RFA
2012-10-25
Kết quả thắng bại của cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ có ảnh hưởng toàn cuộc ra sao, để người nào sẽ cầm chìa khoá mở cửa toà Bạch Ốc sau ngày 6 tháng 11 sắp tới? Việt-Long-Nguyễn Khanh-Nam Nguyên thảo luận bàn tròn quanh đề tài này
Việt-Long:
Thưa quý vị. Cuộc tranh luận sau cùng giữa hai ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ đã diễn ra hôm thứ hai. Sau đó người Mỹ theo đảng Cộng Hoà thì nói ông Mitt Romney thắng, ai theo đảng Dân chủ thì nói ông Obama thắng. Anh Nam Nguyên không theo đảng nào, anh sẽ nói ai thắng?
Nam Nguyên:
Tôi cho là không ai thắng cả. Không phải vì tôi không theo đảng nào mà nói không ai thắng, nhưng dù hai bên đều nói ứng cử viên của đảng mình tranh biện xuất sắc hơn, thực ra theo tôi thấy thì hai ứng cử viên đều có chỗ hơn chỗ kém. Thống đốc Mitt Romney có yếu thế về chính sách ngoại giao và quốc phòng, nhưng Tổng thống Obama cũng không khá hơn về chính sách kinh tế. Và dù cuộc tranh luận này đã được nhà báo Bob Schieffer nhấn mạnh rằng đề tài là chính sách ngoại giao, quốc phòng, nhưng rõ ràng ông Romney đã giữ thế phòng thủ trong đề tài chính, để đưa cuộc tranh luận về lãnh vực kinh tế, thất nghiệp... Xét trên chủ đề an ninh quốc phòng và ngoại giao thì tôi thấy ông Obama đã thắng điểm, tuy nhiên ông Romney cũng không đến nỗi phải đo ván, vì ông này luôn luôn dựa vào vòng dây của võ đài để đỡ đòn và kéo đối thủ sang góc đài về kinh tế, là nơi mà ông Romney có vẻ có thế mạnh hơn.
Việt-Long:
Tôi cũng nghĩ ông Romney bị kém thế trong lãnh vực an ninh quốc phòng. Tôi đã rất ngạc nhiên khi ông đem so sánh số chiến hạm hiện nay của Mỹ không bằng số lượng chiến hạm mà Mỹ có vào năm 1917, là lúc gần kết thúc thế chiến thứ nhất.
Không hiểu ai cố vấn cho ông cái câu này, nhưng rõ ràng không thể so sánh lực lượng hải quân qua số lượng chiến hạm ở hai thời đại cách nhau hằng thế kỷ, vì đặc tính kỹ thuật và hoả lực đã khác nhau gấp hằng chục ngàn lần. Chỉ riêng hoả lực vũ khí quy ước mà thôi của một tàu ngầm nguyên tử tấn công của Mỹ ngày nay có thể đánh đắm ngay một lúc cả một hạm đội Đông Hải của Trung Quốc hay một chục hạm đội của Mỹ thời cuối thế chiến thứ nhất, chưa nói tới hoả lực vũ khí hạt nhân của nó! Quả nhiên ông Obama đã móc lại ngay một câu là “Bây giờ chúng ta cũng có số ngựa và lưỡi lê ít hơn nhiều nữa, thưa ông Thống đốc; ngày nay tàu chiến là hàng không mẫu hạm có máy bay chiến đấu đáp trên đó, là tàu ngầm hạt nhân đi dưới mặt nước…” Tuy nhiên ông Romney đã kéo đề tài sang kinh tế và tung đòn tấn công để đỡ đòn về an ninh quốc phòng, và tôi cũng cho là ông đã thủ hoà trong thế yếu.
Nguyễn Khanh:
Tôi xin phép có ý kiến khác. Trong một cuộc tranh luận luôn luôn có kẻ thắng người bại. Tôi không ủng hộ đảng nào, và tới nay cũng chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ông nào trong hai ứng cử viên Romney và Obama. Nhưng cuộc tranh luận vừa rồi đã nghiêng phần thắng về phía ông Barrack Obama. Tóm lại sau ba cuộc tranh luận, ông Obama đã ghi được tỉ số 2-1.
Tuy nhiên điều đáng ghi nhận là sau cuộc tranh luận đầu tiên, ứng cử viên Romney đột nhiên vượt qua mọi khó khăn và trở thành nhân vật nổi bật trên chính trường nước Mỹ, nổi bật hơn những tháng trước, kể từ khi ông bước chân vào cuộc đua tiến về Nhà Trắng. Hai bàn thắng sau đó của ông Obama không giúp gì nhiều cho ông Tổng thống đương nhiệm, bằng chứng là bây giờ ông Mitt Romney vẫn vượt lên, tỉ lệ ủng hộ hai người ngang ngửa với nhau 50-50. Tuy ông Obama thắng hai bàn sau, nhưng cánh cửa vào toà Bạch ốc vẫn khép kín, chưa biết ai sẽ trở thành ông chủ ngôi Nhà Trắng trong 4 năm sắp tới.
Việt-Long:
Cuộc thăm dò ý kiến chớp nhoáng của CNN thì cho ông Obama thắng 8 điểm, nhưng thăm dò về khả năng làm Tổng Tư lệnh Quân đội thì ông Romney được 60%, ông Obama được 63%. Kết quả này có ý nghĩa như thế nào?
Nam Nguyên:
Kết quả 60 và 63% đó rất quan trọng đối với ông Romney. Còn về kết quả chọn ai thắng trong cuộc tranh luận cuối cùng thì hôm thứ ba, công ty thăm dò Rasmussen cho kết quả ông Romney thắng 4 điểm, qua thứ tư cũng vậy, ông Romney được sự ủng hộ của 50% cử tri được hỏi ý kiến, ông Obama được 46%. Nhưng tôi thấy kết quả được chuẩn nhận về khả năng làm Tổng Tư Lệnh quan trọng hơn, vì tôi nghĩ ông Romney được cử tri đánh giá tốt hơn về kinh tế, và người dân Mỹ có thể chỉ cần một vị Tổng thống đủ khả năng làm Tổng Tư lệnh thay cho vị Tổng thống đương nhiệm, dù rằng người đương nhiệm giỏi hơn trong lãnh vực đó, là có thể chọn lựa người mới để có được những thay đổi và thăng tiến về kinh tế, công ăn việc làm… vân vân. Đó là lý do của cuộc thăm dò ý kiến này, và người đặt câu hỏi này đã tỏ ra có nhãn quan sâu sắc về sự lựa chọn của cử tri, như tôi vừa nói.
Việt-Long:
Nói về thăm dò ý kiến thì những kết quả khác cho thấy ông Obama dẫn trước một hai điểm ở những tiểu bang gọi là “chiến trường quyết định”. Anh Nguyễn Khanh có nhận định thế nào?
Nguyễn Khanh:
Những cuộc thăm dò ý kiến nói rằng ông này đang dẫn đầu hay ông kia đang dẫn trước không phải là quan trọng. Điều chúng ta phải để ý đến là tất cả những cuộc thăm dò đều có tính cách khoa học, và có “xác suất khoa học”, hiện nay xác suất đó là 4 tới 5%. Những cuộc thăm dò cho tỉ lệ ông này hay ông kia dẫn trước một hai điểm thì đều rơi vào khoảng biến thiên của xác suất đó. Nói cách khác tôi cho là tỉ lệ ủng hộ hai bên vẫn là 50-50.
Vậy lá phiếu quyết định cuối cùng nằm ở đâu? Tôi thấy nó nằm ở ít nhất năm hay bảy tiểu như Ohio, Iowa, Nevada, Colorado, cả ở ngay tại Virginia này, (là nơi ông Romney đem vấn đề số lượng tàu chiến ra để hứa hẹn có thêm công ăn việc làm cho Virginia), và phiếu quyết định cũng nằm cả ở Florida… Chưa ai biết ai sẽ thắng. Thăm dò nơi này thì nói ông Romney đang dẫn đầu, cuộc thăm dò khác lại cho thấy ông Obama hơn một hai điểm. Đem đối chiếu với biến thiên xác suất thì đôi ba điểm chỉ là vô nghĩa. Tôi nghĩ ít nhất phải đến tối mùng 6 tháng 11 tới đây, tức là khoảng 13, 14 ngày nữa, người ta mới biết được chủ nhân, hay người cầm chìa khoá mở cửa phòng Bầu Dục là ai. Liệu có phải ông Romney hay không, hay vẫn là ông Barrack Obama?
Việt-Long:
Nhưng tình hình ở những tiểu bang “chiến trường quyết định” đó hiện ra sao?
Nguyễn Khanh:
Tôi thấy vẫn như một tuần trước đây khi anh em mình thảo luận với nhau. Nói cách khác, tôi chưa thấy bóng dáng của ông chủ nhân Nhà Trắng, ít nhất là cho tới ngày hôm nay.
Nam Nguyên:
Theo tôi thấy thì thường thường vị Tổng thống đương nhiệm có lợi thế hơn, vì ông đã cầm quyền một nhiệm kỳ, nay tranh đua cho nhiệm kỳ thứ hai. Nhưng chính cái tỉ lệ 50-50 hiện giờ đã chứng tỏ ông Obama đã yếu thế đi rất nhiều, và cũng cho ông Mitt Romney thêm hy vọng.
2012-10-25
Kết quả thắng bại của cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ có ảnh hưởng toàn cuộc ra sao, để người nào sẽ cầm chìa khoá mở cửa toà Bạch Ốc sau ngày 6 tháng 11 sắp tới? Việt-Long-Nguyễn Khanh-Nam Nguyên thảo luận bàn tròn quanh đề tài này
Việt-Long:
Thưa quý vị. Cuộc tranh luận sau cùng giữa hai ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ đã diễn ra hôm thứ hai. Sau đó người Mỹ theo đảng Cộng Hoà thì nói ông Mitt Romney thắng, ai theo đảng Dân chủ thì nói ông Obama thắng. Anh Nam Nguyên không theo đảng nào, anh sẽ nói ai thắng?
Nam Nguyên:
Tôi cho là không ai thắng cả. Không phải vì tôi không theo đảng nào mà nói không ai thắng, nhưng dù hai bên đều nói ứng cử viên của đảng mình tranh biện xuất sắc hơn, thực ra theo tôi thấy thì hai ứng cử viên đều có chỗ hơn chỗ kém. Thống đốc Mitt Romney có yếu thế về chính sách ngoại giao và quốc phòng, nhưng Tổng thống Obama cũng không khá hơn về chính sách kinh tế. Và dù cuộc tranh luận này đã được nhà báo Bob Schieffer nhấn mạnh rằng đề tài là chính sách ngoại giao, quốc phòng, nhưng rõ ràng ông Romney đã giữ thế phòng thủ trong đề tài chính, để đưa cuộc tranh luận về lãnh vực kinh tế, thất nghiệp... Xét trên chủ đề an ninh quốc phòng và ngoại giao thì tôi thấy ông Obama đã thắng điểm, tuy nhiên ông Romney cũng không đến nỗi phải đo ván, vì ông này luôn luôn dựa vào vòng dây của võ đài để đỡ đòn và kéo đối thủ sang góc đài về kinh tế, là nơi mà ông Romney có vẻ có thế mạnh hơn.
Việt-Long:
Tôi cũng nghĩ ông Romney bị kém thế trong lãnh vực an ninh quốc phòng. Tôi đã rất ngạc nhiên khi ông đem so sánh số chiến hạm hiện nay của Mỹ không bằng số lượng chiến hạm mà Mỹ có vào năm 1917, là lúc gần kết thúc thế chiến thứ nhất.
Không hiểu ai cố vấn cho ông cái câu này, nhưng rõ ràng không thể so sánh lực lượng hải quân qua số lượng chiến hạm ở hai thời đại cách nhau hằng thế kỷ, vì đặc tính kỹ thuật và hoả lực đã khác nhau gấp hằng chục ngàn lần. Chỉ riêng hoả lực vũ khí quy ước mà thôi của một tàu ngầm nguyên tử tấn công của Mỹ ngày nay có thể đánh đắm ngay một lúc cả một hạm đội Đông Hải của Trung Quốc hay một chục hạm đội của Mỹ thời cuối thế chiến thứ nhất, chưa nói tới hoả lực vũ khí hạt nhân của nó! Quả nhiên ông Obama đã móc lại ngay một câu là “Bây giờ chúng ta cũng có số ngựa và lưỡi lê ít hơn nhiều nữa, thưa ông Thống đốc; ngày nay tàu chiến là hàng không mẫu hạm có máy bay chiến đấu đáp trên đó, là tàu ngầm hạt nhân đi dưới mặt nước…” Tuy nhiên ông Romney đã kéo đề tài sang kinh tế và tung đòn tấn công để đỡ đòn về an ninh quốc phòng, và tôi cũng cho là ông đã thủ hoà trong thế yếu.
Nguyễn Khanh:
Tôi xin phép có ý kiến khác. Trong một cuộc tranh luận luôn luôn có kẻ thắng người bại. Tôi không ủng hộ đảng nào, và tới nay cũng chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ông nào trong hai ứng cử viên Romney và Obama. Nhưng cuộc tranh luận vừa rồi đã nghiêng phần thắng về phía ông Barrack Obama. Tóm lại sau ba cuộc tranh luận, ông Obama đã ghi được tỉ số 2-1.
Tuy nhiên điều đáng ghi nhận là sau cuộc tranh luận đầu tiên, ứng cử viên Romney đột nhiên vượt qua mọi khó khăn và trở thành nhân vật nổi bật trên chính trường nước Mỹ, nổi bật hơn những tháng trước, kể từ khi ông bước chân vào cuộc đua tiến về Nhà Trắng. Hai bàn thắng sau đó của ông Obama không giúp gì nhiều cho ông Tổng thống đương nhiệm, bằng chứng là bây giờ ông Mitt Romney vẫn vượt lên, tỉ lệ ủng hộ hai người ngang ngửa với nhau 50-50. Tuy ông Obama thắng hai bàn sau, nhưng cánh cửa vào toà Bạch ốc vẫn khép kín, chưa biết ai sẽ trở thành ông chủ ngôi Nhà Trắng trong 4 năm sắp tới.
Việt-Long:
Cuộc thăm dò ý kiến chớp nhoáng của CNN thì cho ông Obama thắng 8 điểm, nhưng thăm dò về khả năng làm Tổng Tư lệnh Quân đội thì ông Romney được 60%, ông Obama được 63%. Kết quả này có ý nghĩa như thế nào?
Nam Nguyên:
Kết quả 60 và 63% đó rất quan trọng đối với ông Romney. Còn về kết quả chọn ai thắng trong cuộc tranh luận cuối cùng thì hôm thứ ba, công ty thăm dò Rasmussen cho kết quả ông Romney thắng 4 điểm, qua thứ tư cũng vậy, ông Romney được sự ủng hộ của 50% cử tri được hỏi ý kiến, ông Obama được 46%. Nhưng tôi thấy kết quả được chuẩn nhận về khả năng làm Tổng Tư Lệnh quan trọng hơn, vì tôi nghĩ ông Romney được cử tri đánh giá tốt hơn về kinh tế, và người dân Mỹ có thể chỉ cần một vị Tổng thống đủ khả năng làm Tổng Tư lệnh thay cho vị Tổng thống đương nhiệm, dù rằng người đương nhiệm giỏi hơn trong lãnh vực đó, là có thể chọn lựa người mới để có được những thay đổi và thăng tiến về kinh tế, công ăn việc làm… vân vân. Đó là lý do của cuộc thăm dò ý kiến này, và người đặt câu hỏi này đã tỏ ra có nhãn quan sâu sắc về sự lựa chọn của cử tri, như tôi vừa nói.
Việt-Long:
Nói về thăm dò ý kiến thì những kết quả khác cho thấy ông Obama dẫn trước một hai điểm ở những tiểu bang gọi là “chiến trường quyết định”. Anh Nguyễn Khanh có nhận định thế nào?
Nguyễn Khanh:
Những cuộc thăm dò ý kiến nói rằng ông này đang dẫn đầu hay ông kia đang dẫn trước không phải là quan trọng. Điều chúng ta phải để ý đến là tất cả những cuộc thăm dò đều có tính cách khoa học, và có “xác suất khoa học”, hiện nay xác suất đó là 4 tới 5%. Những cuộc thăm dò cho tỉ lệ ông này hay ông kia dẫn trước một hai điểm thì đều rơi vào khoảng biến thiên của xác suất đó. Nói cách khác tôi cho là tỉ lệ ủng hộ hai bên vẫn là 50-50.
Vậy lá phiếu quyết định cuối cùng nằm ở đâu? Tôi thấy nó nằm ở ít nhất năm hay bảy tiểu như Ohio, Iowa, Nevada, Colorado, cả ở ngay tại Virginia này, (là nơi ông Romney đem vấn đề số lượng tàu chiến ra để hứa hẹn có thêm công ăn việc làm cho Virginia), và phiếu quyết định cũng nằm cả ở Florida… Chưa ai biết ai sẽ thắng. Thăm dò nơi này thì nói ông Romney đang dẫn đầu, cuộc thăm dò khác lại cho thấy ông Obama hơn một hai điểm. Đem đối chiếu với biến thiên xác suất thì đôi ba điểm chỉ là vô nghĩa. Tôi nghĩ ít nhất phải đến tối mùng 6 tháng 11 tới đây, tức là khoảng 13, 14 ngày nữa, người ta mới biết được chủ nhân, hay người cầm chìa khoá mở cửa phòng Bầu Dục là ai. Liệu có phải ông Romney hay không, hay vẫn là ông Barrack Obama?
Việt-Long:
Nhưng tình hình ở những tiểu bang “chiến trường quyết định” đó hiện ra sao?
Nguyễn Khanh:
Tôi thấy vẫn như một tuần trước đây khi anh em mình thảo luận với nhau. Nói cách khác, tôi chưa thấy bóng dáng của ông chủ nhân Nhà Trắng, ít nhất là cho tới ngày hôm nay.
Nam Nguyên:
Theo tôi thấy thì thường thường vị Tổng thống đương nhiệm có lợi thế hơn, vì ông đã cầm quyền một nhiệm kỳ, nay tranh đua cho nhiệm kỳ thứ hai. Nhưng chính cái tỉ lệ 50-50 hiện giờ đã chứng tỏ ông Obama đã yếu thế đi rất nhiều, và cũng cho ông Mitt Romney thêm hy vọng.
Nhận xét
Đăng nhận xét