Bangladesh: Biểu tình dữ dội sau vụ sập nhà máy khiến 300 người chết
Các nhân viên cứu hộ cố gắng giải cứu những công nhân sống sót tại tòa nhà Rana Plaza ngày 24/04/2013.
REUTERS/Andrew Biraj
Hôm nay, 26/04/2013, hàng trăm nghìn người đã biểu tình tại ngoại ô thủ đô Dacca, sau vụ một ngôi nhà 8 tầng bị sập ngày thứ Tư 24/04, khiến ít nhất 300 công nhân chết và khoảng một nghìn người khác bị thương. Theo giới quan sát, đây là tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử công nghiệp Bangladesh, một quốc gia nghèo của vùng Nam Á.
Cảnh sát Bangladesh đã kiện chủ của ngôi nhà này, vì xây dựng trái phép. Năm xí nghiệp dệt may làm việc tại đây cũng bị tước giấy phép xuất khẩu, dưới áp lực của các nghiệp đoàn và hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu may mặc.
Cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng trăm nghìn người đã nổ ra tại Savar, ngoại ô Dacca, nơi tòa nhà Rana Plaza bị sập cách đây một hôm. Cảnh sát đã bắn đạn cao su và lựu đạn cay để giải tán đám đông giận dữ.
Theo một viên chức cảnh sát địa phương, công nhân đã tấn công nhà máy, lật đổ các xe ô tô, đốt cháy nhiều lốp xe trên đường phố và toan phóng hỏa các quán hàng dọc trên đường đi của đoàn biểu tình. Trả lời phỏng vấn AFP, viên chức kể trên cho biết đoàn biểu tình đòi chính quyền « bắt giữ và hành quyết chủ của các phân xưởng may và của tòa nhà bị sụp ở Savar ».
Có nhiều thông tin khác nhau về số lượng người thiệt mạng. Theo một người phát ngôn của quân đội, có đến 304 người chết trong thảm nạn này. Giới chức này cũng cho hay là hơn 2.300 người đã được thoát khỏi ngôi nhà sập bị.
Thông tin ban đầu về vụ sập nhà cho biết, hôm trước thảm họa, công nhân đã được sơ tán khỏi tòa nhà, sau khi một số dấu hiệu rạn nứt bị phát hiện. Tuy nhiên, chủ các doanh nghiệp đã buộc họ phải trở lại làm việc vào ngày thứ Tư. Năm doanh nghiệp kể trên có 3.100 lao động, phần lớn là phụ nữ, nhưng hiện không rõ bao nhiêu người có mặt vào buổi sáng hôm đó. Trong đêm, ê kíp cứu nạn đã giải thoát được 72 người.
Chủ ngôi nhà sập đã bị khởi kiện vì hai tội, vi phạm luật xây dựng và giết người không chủ ý. Chủ tòa nhà là ông Mohammed Sohel Rana, lãnh đạo một đơn vị đoàn thanh niên của Liên minh Awami đang nắm quyền tại Bangladesh. Ông Mohammed Sohel Rana sẽ phải ra trình diện trước tòa vào thứ Ba tuần tới.
Kể từ năm 2002, hơn 100 công nhân của ngành dệt may Bangladesh đã chết trong các vụ sập nhà xưởng và khoảng 700 người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn. Vào tháng 11/2012, một vụ hỏa hoạn kinh hoàng đã xảy ra tại một nhà máy dệt may ở Ashulia, khu ngoại ô công nghiệp của thủ đô Bangladesh, khiến 112 người chết và 150 người bị thương.
Để phản đối điều kiện lao động tồi tệ trong các phân xưởng và việc không tôn trọng các tiêu chuẩn an toàn, các nghiệp đoàn dệt may đã kêu gọi bãi công trên toàn quốc vào ngày Chủ nhật 28/04.
Cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng trăm nghìn người đã nổ ra tại Savar, ngoại ô Dacca, nơi tòa nhà Rana Plaza bị sập cách đây một hôm. Cảnh sát đã bắn đạn cao su và lựu đạn cay để giải tán đám đông giận dữ.
Theo một viên chức cảnh sát địa phương, công nhân đã tấn công nhà máy, lật đổ các xe ô tô, đốt cháy nhiều lốp xe trên đường phố và toan phóng hỏa các quán hàng dọc trên đường đi của đoàn biểu tình. Trả lời phỏng vấn AFP, viên chức kể trên cho biết đoàn biểu tình đòi chính quyền « bắt giữ và hành quyết chủ của các phân xưởng may và của tòa nhà bị sụp ở Savar ».
Có nhiều thông tin khác nhau về số lượng người thiệt mạng. Theo một người phát ngôn của quân đội, có đến 304 người chết trong thảm nạn này. Giới chức này cũng cho hay là hơn 2.300 người đã được thoát khỏi ngôi nhà sập bị.
Thông tin ban đầu về vụ sập nhà cho biết, hôm trước thảm họa, công nhân đã được sơ tán khỏi tòa nhà, sau khi một số dấu hiệu rạn nứt bị phát hiện. Tuy nhiên, chủ các doanh nghiệp đã buộc họ phải trở lại làm việc vào ngày thứ Tư. Năm doanh nghiệp kể trên có 3.100 lao động, phần lớn là phụ nữ, nhưng hiện không rõ bao nhiêu người có mặt vào buổi sáng hôm đó. Trong đêm, ê kíp cứu nạn đã giải thoát được 72 người.
Chủ ngôi nhà sập đã bị khởi kiện vì hai tội, vi phạm luật xây dựng và giết người không chủ ý. Chủ tòa nhà là ông Mohammed Sohel Rana, lãnh đạo một đơn vị đoàn thanh niên của Liên minh Awami đang nắm quyền tại Bangladesh. Ông Mohammed Sohel Rana sẽ phải ra trình diện trước tòa vào thứ Ba tuần tới.
Kể từ năm 2002, hơn 100 công nhân của ngành dệt may Bangladesh đã chết trong các vụ sập nhà xưởng và khoảng 700 người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn. Vào tháng 11/2012, một vụ hỏa hoạn kinh hoàng đã xảy ra tại một nhà máy dệt may ở Ashulia, khu ngoại ô công nghiệp của thủ đô Bangladesh, khiến 112 người chết và 150 người bị thương.
Để phản đối điều kiện lao động tồi tệ trong các phân xưởng và việc không tôn trọng các tiêu chuẩn an toàn, các nghiệp đoàn dệt may đã kêu gọi bãi công trên toàn quốc vào ngày Chủ nhật 28/04.
Nhận xét
Đăng nhận xét