Xe hơi Nhật bán khó ở TQ vì bị kỳ thị


Cập nhật: 15:02 GMT - thứ bảy, 27 tháng 4, 2013

Tàu chống Nhật, họ kêu gọi dân Tàu tẩy chay hàng Nhật. Còn vncs thì sao? Theo đuôi quan Thầy nên không dám tẩy chay. HNĐB


Ông Yasuhide Mizuno
Doanh nhân Yasuhide Mizuno nói kỳ thị ở TQ làm người Nhật tổn thương
Kỳ thị bài Nhật Bản ở Trung Quốc không chỉ làm người Nhật bị tổn thương mà các doanh nhân Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng sa sút trong kinh doanh ở thị trường hơn một tỷ dân này, theo hãng tin tài chính Bloomberg.
Bài báo với tựa đề "Kỳ thị công khai sâu sắc làm Toyota sụt giảm kinh doanh ở Trung Quốc" trên Bloomberg tuần này phản ánh việc các doanh nhân Nhật Bản phàn nàn về tệ phân biệt kỳ thị và bài Nhật đã tác động ra sao tới việc làm ăn của họ.

Bài báo dẫn lời các nhân viên Nhật bản của công ty Honda Motor Co ở thành phố Vũ Hán phản ánh sự bất mãn của họ khi chính quyền vẫn để một nhà hàng nổi tiếng treo biển “cấm người Nhật” vào ăn.
Bloomberg dẫn lời ông Yasuhide Mizuno, Chủ tịch Liên doanh Honda tại Vũ Hán, phàn nàn về tệ phân biệt đối xử bài Nhật phổ biến ở Trung Quốc.
Theo ông Mizuno, người từng đảm trách các cương vị tương tự tại Thái Lan, Đài Loan, Malaysia và Úc, thì ông chưa bao giờ làm việc ở một nơi nào thù địch hơn.
"Bất cứ nơi nào tôi tới, như cửa hàng bách hóa hoặc trong xe taxi, người ta đều hỏi tôi xem liệu tôi có phải là người Nhật hay không," ông Mizuno, 49 tuổi, chủ tịch của liên doanh Dongfeng Honda (GHAJCZ), nói với phóng viên trong một cuộc phỏng vấn tại triển lãm ôtô ở Thượng Hải.
Khi ông nói ông là người Nhật, việc tiếp đón đối với ông có thể trở nên lạnh lẽo, băng giá.

'Không mua đồ Nhật'

"Tôi không thực sự quan tâm về thương hiệu. Nhưng có những chiếc xe tôi sẽ không bao giờ mua - đó là xe hơi của Nhật Bản. Lý do rất đơn giản: đảo Điếu Ngư"
Khách hàng nữ, 26 tuổi
Tờ báo có trụ sở ở Mỹ dẫn lời một chuyên gia dự báo trong ngành công nghiệp xe hơi ở địa phương giải đáp vì sao có lẽ tâm lý bài Nhật là lý do chính khiến việc kinh doanh của các doanh nghiệp xe hơi Nhật Bản tại Trung Quốc chưa thể phục hồi sau làn sóng bài Nhật vài tháng trước.
"Tương lai của các công ty xe hơi của Nhật Bản ở Trung Quốc được gắn với quan hệ Trung-Nhật, và một công ty chẳng có thể làm được gì nhiều ngoài thông qua tiếp thị", ông John Zeng, giám đốc dự báo Châu Á - Thái Bình Dương cho hãng LMC Automotive ở Thượng Hải nói.
"Nếu người tiêu dùng không có một cảm giác tích cực đối với họ, thì thị phần của họ sẽ còn giảm hơn nữa," chuyên gia này nói.
Một khách hàng trao đổi với Bloomberg cho biết lý do vì sao nhất quyết không chịu mua xe hơi của Nhật Ban ngay bên lề triển lãm quốc tế xe hơi mới nhất ở Thượng Hải.
"Tôi không thực sự quan tâm về thương hiệu", Trần Minh, một nữ trợ lý 26 tuổi tại một công ty công nghệ, nói khi xem xét các mẫu xe hơi bóng lộn tại Shanghai Auto Show.
"Nhưng có những chiếc xe tôi sẽ không bao giờ mua - đó là xe hơi của Nhật Bản. Lý do rất đơn giản đảo "Điếu Ngư".

'Tụt giảm doanh số'

Triển lãm xe hơi ở Thượng Hải
Giới dự báo nói thị trường xe hơi xe Trung Quốc ở nội địa tăng 10% trong năm, trong khi xe Nhật tiếp tục giảm
Bloomberg cho hay trong quý đầu tiên năm nay, số lượng xe bán tại Trung Quốc của toàn bộ các hãng Honda, Nissan và Toyota đều bị giảm ngay cả khi tổng doanh số bán xe hơi của Trung Quốc tăng 17 %.
Thị phần của thương hiệu Nhật Bản bị giảm xuống còn 15%, so với đỉnh cao đạt được ở mức 23 % trong năm 2011, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô của Trung Quốc.
Giới chuyên gia dự đoán xe hơi của các hãng Nhật Bản tiếp tục sẽ không tăng trưởng ở Trung Quốc trong suốt năm nay, trong khi thị trường ô tô của Trung Quốc sẽ tăng 10%.
Bloomberg nói Toyota không mong đợi doanh số bán hàng tại Trung Quốc của hãng này đạt được mức vào trước các cuộc biểu tình bài Nhật Bản trong thời điểm mùa thu năm nay, theo Giám đốc của Toyota tại Trung Quốc Hiroji Onishi ở triển lãm Thượng Hải.
Trong khi đó, vào thời điểm kết thúc quý một vào tháng Ba, doanh số bán hàng của hãng Ford Motor Co. (F) ở Trung Quốc đã vượt qua Toyota, nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới.

'Ấn tượng bất lợi'

""Họ không biết rằng trong khi họ kỳ thị như vậy, họ đang tạo nên một ấn tượng rất bất lợi đối với bộ mặt của thành phố của họ đối với quốc tế"
Thương gia Nhật Bản nói về kỳ thị
Năm ngoái, Honda CR-V, thương hiệu xe thể thao bán chạy nhất ở Trung Quốc kể từ năm 2008, đã phải nhường danh hiệu này cho chiếc Tiguan của Volkswagen, theo lời các nhà nghiên cứu tại IHS Automotive nói với tờ báo Mỹ.
Trở lại câu chuyện của thương gia Nhật Bản từng nhiều năm làm ăn ở châu Á và Đông Nam Á bị kỳ thị ra sao và câu chuyện nhà hàng Feng Bo Zhuang ở Vũ Hán từ chối phục vụ khách Nhật, tờ Bloomberg cho rằng các vấn đề chính trị đã len lỏi vào giao thương kinh tế Nhật - Trung và đang gây nên các vấn đề sâu sắc về văn hóa giữa hai nước.
Mấy năm gần đây, các căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản lên cao xung quanh tranh chấp biển đảo giữa hai quốc gia láng giềng, mà một trong các vụ điển hình là việc nhiều người dân Trung Quốc đập phá các cơ sở kinh doanh của người Nhật ở nước này, xung quanh căng thẳng của đảo Điếu Ngư Đài/Senkaku mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền.
"Họ không biết rằng trong khi họ kỳ thị như vậy, họ đang tạo nên một ấn tượng rất bất lợi đối với bộ mặt của thành phố của họ đối với quốc tế," tờ báo dẫn lời thương gia Nhật Bản nói thêm về hậu quả của nạn bài Nhật trên đất Trung Quốc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?