Bóng ma Al Qaida vẫn đe dọa nước Mỹ
REUTERS/MetroWest Daily News/Ken McGagh/Handout
Lê Phước
Vụ khủng bố ngày 15/4 tại Boston và an ninh của nước Mỹ tiếp tục thu hút quan tâm
đặt biệt của báo chí Pháp.
Các tạp chí tuần này cũng dành
nhiều bài viết cho chủ đề trên. Courrier
International đăng trên trang nhất bức ảnh gương mặt đầy ưu tư của tổng thống Obama kèm theo dòng tựa : « Nước Mỹ mong manh » với nhận định: Sau vụ khủng bố Boston, Hoa Kỳ lo
ngại về sự mong mang của mình trước các hành động khủng bố.
Nếu so với thảm họa 11/9/2001 với gần 3000 người chết, thì vụ khủng bố Boston hôm 15/4 có hậu quả thấp hơn nhiều, với 3 người thiệt mạng. Thế nhưng, cả hai vụ việc này có một điểm giống nhau và đáng được quan tâm như nhau bởi cả hai đều cho thấy điểm yếu trong an ninh của nước Mỹ, đều cho thấy rằng « Nước Mỹ luôn dễ bị tổn thương», như tựa đề trong bài mà Courrier International
trích dẫn của tờ báo mạng Newsweek tại New York.
Theo Newsweek, vụ khủng bố Boston càng làm sáng tỏ nhận định của nhiều chuyên gia, đó là : Mối nguy hiểm chính mà nước Mỹ đang đối mặt không phải là một vụ tấn công theo kiểu 11/9 với việc phá hủy hai tòa tháp đôi tại New York gây thiệt mạng hàng ngàn người, mà sẽ là những vụ khủng bố có qui mô nhỏ kiểu Boston nhưng liên tiếp nhau, và có thể có tác giả là người nước ngoài hoặc thậm chí là người mang quốc tịch Hoa K ỳ. Như trường hợp của hai nghi phạm tại Boston, cả hai anh em đều đến Mỹ khi mới lên 8 và 16 tuổi, trưởng thành trong nền văn hóa Mỹ, người em đã được nhập quốc tịch Mỹ.
Đi sâu vào loại khủng bố nhỏ lẻ vừa nêu, Newsweek nhận định, nó thường được tiếng hành bằng các loại bom tự chế bởi những cá nhân riêng lẻ. Thế nhưng, điều đáng chú ý là những cá nhân này thuộc các chi nhánh Al Qaida, hoặc chỉ là những người ủng hộ lập trường của Al Qaida và xem nước Mỹ là « nguồn gốc của mọi sự xấu xa ».
Tờ báo cho biết, loại bom được sử dụng ở Boston được những kẻ thủ ác tự chế theo cách rất đơn giản mà ai làm cũng được là nhồi thuốc nổ cùng với đinh và bi sắt vào nồi áp suất. Các nhà điều tra khẳng định, chi tiết này cho thấy kẻ thủ ác đã học theo cách thức khủng bố từ những chiến binh Al Qaida ở Afghanistan, Pakistan, Irak và Ấn Độ, cũng thường sử dụng loại bom tự chế này.
Bàn về cách thức chế bom, tờ báo New York nhắc lại, chi nhánh Al Qaida tại Yemen đã từng tận dụng Internet để phát hành một tạp chí mạng mang tên Inspire cung cấp cách thức khủng bố bằng tiếng Anh với mục đích là quảng bá đến mọi cá nhân quan tâm có thể học cách chế bom và tổ chức khủng bố, dù rằng cá nhân đó có thiện cảm với Al Qaida hay không. Năm 2011, chủ bút của tạp chí này đã bị tiêu diệt, nhưng các bài viết của tạp chí vẫn tồn tại trên mạng. Một trong những bài đáng chú ý nhất Inspire hướng dẫn cách tự chế tạo bom tại nhà, và cách thức này hoàn toàn tương thích với các loại bom tự chế được sử dụng ở Boston.
Newsweek nhấn mạnh, kiểu khủng bố nhỏ lẻ nói trên đến từ bên ngoài đã khó chống đỡ, trong khi nó lại luôn có thể được tạo ra bởi những người sống lâu năm trên đất Mỹ thì công tác phòng chống lại càng khó khăn, như trường hợp đã được đề cập bên trên của hai kẻ tình nghi tại Boston.
Kẻ khủng bố tại Boston « tự đào tạo » trên mạng
Có cùng quan điểm với Newsweek, tuần san Le Nouvel Observateur đăng bài
: « Hướng điều tra Kavkaz ».
Tờ báo cho biết, theo cơ quan điều tra liên bang Mỹ-FBI, hai nghi phạm tại Boston là Djokhar Tsarnaev và Tamerlan Tsarnaev có nguồn gốc từ vùng Caucase tại Chechnya. Bởi vậy, có nghi ngờ cho rằng, hai anh em này là thành viên của lực lượng nổi dậy theo Hồi Giáo cực đoan tại Chechnya. Thế nhưng, lãnh đạo lực lượng này đã lên tiếng bác bỏ sự liên quan đến vụ việc, và khẳng định mục tiêu của lực lượng là Nga chứ không phải Mỹ.
Tờ báo cho biết, theo cơ quan điều tra liên bang Mỹ-FBI, hai nghi phạm tại Boston là Djokhar Tsarnaev và Tamerlan Tsarnaev có nguồn gốc từ vùng Caucase tại Chechnya. Bởi vậy, có nghi ngờ cho rằng, hai anh em này là thành viên của lực lượng nổi dậy theo Hồi Giáo cực đoan tại Chechnya. Thế nhưng, lãnh đạo lực lượng này đã lên tiếng bác bỏ sự liên quan đến vụ việc, và khẳng định mục tiêu của lực lượng là Nga chứ không phải Mỹ.
Le Nouvel Observateur cho biết, hai anh em nhà Tsarnaev không sinh tại Kavkaz, mà là ở Kirghizistan, một nước vùng Trung Á, nơi mà hồi năm 1944 nhà độc tài Staline đã cho đày những người Chechnya. Gia đình nhà Tsarnaev ở nước này và trở về Chechnya vào năm 1999. Nhưng rồi sau đó diễn ra cuộc chiến giữa Nga và Chechnya, gia đình Tsarnaev
chạy loạn đến nước láng giềng Daguestan và sống ở đó 2 năm. Sau đó gia đình này xin tỵ nạn chính trị ở Mỹ và đến Mỹ vào năm 2003, khi ấy nghi phạm tại Boston chỉ mới 16 và 8 tuổi. Cách đây 1 năm, người em đã được nhập quốc tịch Mỹ, còn người anh bị từ chối do dính líu đến vụ bạo lực với người yêu, và do bị FBI nghi ngại người này là kẻ khủng bố tiềm năng, theo cảnh báo của tình báo Nga.
Nhà chức trách Mỹ nghi rằng hai anh em nhà Tsarnaev có thể đã bắt đầu gia nhập lực lượng nổi dậy ở Chechnya trong chuyến về thăm quê hương dài đến 6 tháng hồi năm 2012 của họ. Thế nhưng, giả thuyết này không khả dĩ, bởi lực lượng nổi dậy nói trên bị đàn áp nghiêm ngặt nên hoạt động rất bí mật, với những nguyên tắc gắt gao. Vì thế, một người lạ lẫm như Tamerlan Tsarnaev khó có thể liên lạc với họ.
Từ đó, các nhà chức trách Mỹ cho rằng, có thể người anh Tamerlan tự đào tạo tư tưởng Hồi Giáo cực đoan ngay trên đất Mỹ thông qua Internet. Bằng chứng là từ năm 2011, người này đã tải lên youtube nhiều đoạn video về các cuộc thánh chiến. Cũng có thể là người này qua Internet đã gia nhập một tổ chức khủng bố nào đó rồi lôi kéo em trai mình vào con đường khủng bố. Tất cả chưa thể khẳng định rõ ràng, mà phải chờ kết quả điều tra, nhất là chờ vào sự thành khẩn trong lời khai của người em Djokhar đang nằm viện.
Hai thử thách cho tổng thống Obama
Vụ khủng bố Boston đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị tại Mỹ trong hai hồ sơ nhập cư và an ninh. Đó là nhận định chung của Le Nouvel Observateur, phụ trang cuối tuần báo Le Monde và tạp chí Financial Times tại Luân Đôn được Courrier International trích dẫn.
Chính sách mở rộng nhập cư của tổng thống Obama gặp khó khăn khi những người phản đối dựa vào nguồn gốc Kavkaz của hai nghi phạm để phản bác. Trong khi đó, phe ủng hộ thì cho rằng, lập luận phản bác như trên là không đúng bởi hai kẻ tình nghi đã sống và lớn lên trên đất Mỹ, trong đó một người đã mang quốc tịch Mỹ. Các tờ báo cho biết, về hồ sơ an ninh, chính phủ Obama đã đệ trình lưỡng viện dự luật siết chặt kiểm soát vũ khí cá nhân. Thế nhưng, chỉ hai ngày sau vụ khủng bố Boston , thượng viện Mỹ lại bác dự luật của chính phủ Obama
Nhận xét
Đăng nhận xét