99% số doanh nghiệp sẽ “khai tử” nếu theo luật mới
Ảnh minh họa. Nguồn: VnEconomy
Với quy định này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển khẳng định “99% số DN Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng phá sản”.
Chết nhưng không được “khai tử”
Phiên thảo luận Luật Phá sản sửa đổi bắt đầu bằng một câu hỏi cực kỳ hóc búa của Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai, khi bà hỏi về khoản nợ 200 triệu đồng: “Các đồng chí căn cứ vào đâu để đưa ra con số 200 triệu trong thời gian 3 tháng không có khả năng thanh toán làm tiêu chí xem xét đưa vào phá sản? Vì sao khi hơn 54.000 DN phải dừng hoạt động, giải thể mà trong suốt 9 năm chỉ hơn 300 đơn đưa ra tòa và chỉ 84 DN được tuyên bố phá sản? Mấu chốt sửa đổi là vấn đề gì? Sau khi sửa xong cái mấu chốt này thì có giải quyết được cái đang vướng mắc hay không?
Phó Chánh án Nguyễn Sơn- thay mặt cơ quan soạn thảo- giải thích “tiêu chí 200 triệu” như một “khoản nợ được xác định bằng một giá trị tài sản” và đây chỉ là một hạn mức đưa ra và dành thời gian cho 2 bên thỏa thuận. “Luật cũ không có thời hạn này, cứ có đơn là tòa xem xét. Lần này chúng tôi quy định thời hạn là để có những nội dung, vấn đề giải quyết được với nhau sẽ đỡ đi tranh chấp” - ông nói.
Lấy thực tiễn xét xử, Phó chánh án thẳng thắn khẳng định Luật Phá sản 2004 đang có hiệu lực hiện nay “không giải quyết việc phá sản DN”. Ví dụ ngay chỉ từ việc thanh lý tài sản, cán bộ mỗi nơi một cơ quan, thiếu sự gắn kết, trong khi theo luật hàng loạt yêu cầu phải tiến hành trước khi có thể tuyên bố phá sản, nào là xác định chủ nợ, số nợ, số tài sản còn lại. Rồi sau khi thanh lý xong hết, chia xong hết, mới đến thủ tục phá sản, liên tục nói rằng “không làm được”, “không thể giải quyết”, “không thể xác minh”, “vô cùng khó”… và “người dân không tin tưởng. Phó chánh án nói đây chính là nguyên nhân mấu chốt giải thích cho tình trạng số DN phá sản thì rất lớn, nhưng số thực sự được tuyên bố phá sản thì rất ít.
Theo Phó chánh án, với “tiêu chí 200 triệu”, “hướng luật mới là cứ tuyên bố phá sản rồi chia thế nào thì chia”.
DNNN cũng phải được phá sản bình đẳng
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện - từng giữ chức Chánh án TAND Tối cao - cho rằng: “Không hiểu có phải tôi thiển cận không, nhưng tôi thấy nó buồn cười quá”. Theo ông Hiện, vấn đề then chốt, cái gốc của sửa đổi lần này chính là điều 3 (quy định điều kiện phá sản).
“Đây là cái mới. Nợ 200 triệu và 3 tháng là các chủ nợ có quyền đưa ra tòa án đề nghị tuyên bố phá sản” - ông Hiện láy đi láy lại con số này và khẳng định: “Nhưng có khi dở hơn, vì quy mô DN là khác nhau. Có những DN vốn vài chục triệu đồng, có DN vốn hàng ngàn tỉ. Căn cứ vào đâu bảo nợ 200 triệu trong 3 tháng là lâm vào tình trạng phá sản?”; “các khoản nợ phải căn cứ vào vốn của từng DN, vốn vài chục triệu khác với DN có vốn trăm, ngàn tỉ. DN nợ 200 triệu trên 500 triệu vốn đăng ký kinh doanh có thể bảo là lớn, nhưng với vốn DN vài ngàn tỉ thì chỉ như cái móng tay. Một tí móng tay mà bảo DN lâm vào tình trạng phá sản thì thật nực cười”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng lưu ý rằng: “Phá sản phải là mất toàn bộ khả năng thanh toán, chứ không thể chỉ vì một món nợ 200 triệu đồng 3 tháng không trả. Nếu theo quy định này thì 99% số DN ở VN sẽ rơi vào phá sản”- bởi theo ông, “Thực tiễn, vốn của DN có khi chỉ 20%, còn lại nợ lẫn nhau, chiếm dụng lẫn nhau. Có DN nợ gấp 10 lần vốn chủ sở hữu nhưng vẫn có nguồn tiền bơm vào, vẫn cân đối được và không phá sản”.
“Khái niệm này quá đơn giản và không thực tế” - ông Hiển bình luận. Cũng theo ông Hiển: “Luật Phá sản không thể chỉ gói với một vài đơn vị kinh doanh, lại càng không thể nói chỉ khoanh, gói như thế vì năng lực của ngành tòa án”. “DNNN cũng phải bình đẳng như các DN khác. Anh không thể có một thủ tục phá sản riêng được. Luật là bình đẳng” - ông Hiển khẳng định.
(LĐ) - Thứ bảy 14/09/2013 07:51
Điều 3 dự thảo Luật Phá sản sửa đổi quy định việc “không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn từ 200 triệu đồng trở lên trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu, thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”.
Chết nhưng không được “khai tử”
Phiên thảo luận Luật Phá sản sửa đổi bắt đầu bằng một câu hỏi cực kỳ hóc búa của Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai, khi bà hỏi về khoản nợ 200 triệu đồng: “Các đồng chí căn cứ vào đâu để đưa ra con số 200 triệu trong thời gian 3 tháng không có khả năng thanh toán làm tiêu chí xem xét đưa vào phá sản? Vì sao khi hơn 54.000 DN phải dừng hoạt động, giải thể mà trong suốt 9 năm chỉ hơn 300 đơn đưa ra tòa và chỉ 84 DN được tuyên bố phá sản? Mấu chốt sửa đổi là vấn đề gì? Sau khi sửa xong cái mấu chốt này thì có giải quyết được cái đang vướng mắc hay không?
Phó Chánh án Nguyễn Sơn- thay mặt cơ quan soạn thảo- giải thích “tiêu chí 200 triệu” như một “khoản nợ được xác định bằng một giá trị tài sản” và đây chỉ là một hạn mức đưa ra và dành thời gian cho 2 bên thỏa thuận. “Luật cũ không có thời hạn này, cứ có đơn là tòa xem xét. Lần này chúng tôi quy định thời hạn là để có những nội dung, vấn đề giải quyết được với nhau sẽ đỡ đi tranh chấp” - ông nói.
Lấy thực tiễn xét xử, Phó chánh án thẳng thắn khẳng định Luật Phá sản 2004 đang có hiệu lực hiện nay “không giải quyết việc phá sản DN”. Ví dụ ngay chỉ từ việc thanh lý tài sản, cán bộ mỗi nơi một cơ quan, thiếu sự gắn kết, trong khi theo luật hàng loạt yêu cầu phải tiến hành trước khi có thể tuyên bố phá sản, nào là xác định chủ nợ, số nợ, số tài sản còn lại. Rồi sau khi thanh lý xong hết, chia xong hết, mới đến thủ tục phá sản, liên tục nói rằng “không làm được”, “không thể giải quyết”, “không thể xác minh”, “vô cùng khó”… và “người dân không tin tưởng. Phó chánh án nói đây chính là nguyên nhân mấu chốt giải thích cho tình trạng số DN phá sản thì rất lớn, nhưng số thực sự được tuyên bố phá sản thì rất ít.
Theo Phó chánh án, với “tiêu chí 200 triệu”, “hướng luật mới là cứ tuyên bố phá sản rồi chia thế nào thì chia”.
DNNN cũng phải được phá sản bình đẳng
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện - từng giữ chức Chánh án TAND Tối cao - cho rằng: “Không hiểu có phải tôi thiển cận không, nhưng tôi thấy nó buồn cười quá”. Theo ông Hiện, vấn đề then chốt, cái gốc của sửa đổi lần này chính là điều 3 (quy định điều kiện phá sản).
“Đây là cái mới. Nợ 200 triệu và 3 tháng là các chủ nợ có quyền đưa ra tòa án đề nghị tuyên bố phá sản” - ông Hiện láy đi láy lại con số này và khẳng định: “Nhưng có khi dở hơn, vì quy mô DN là khác nhau. Có những DN vốn vài chục triệu đồng, có DN vốn hàng ngàn tỉ. Căn cứ vào đâu bảo nợ 200 triệu trong 3 tháng là lâm vào tình trạng phá sản?”; “các khoản nợ phải căn cứ vào vốn của từng DN, vốn vài chục triệu khác với DN có vốn trăm, ngàn tỉ. DN nợ 200 triệu trên 500 triệu vốn đăng ký kinh doanh có thể bảo là lớn, nhưng với vốn DN vài ngàn tỉ thì chỉ như cái móng tay. Một tí móng tay mà bảo DN lâm vào tình trạng phá sản thì thật nực cười”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng lưu ý rằng: “Phá sản phải là mất toàn bộ khả năng thanh toán, chứ không thể chỉ vì một món nợ 200 triệu đồng 3 tháng không trả. Nếu theo quy định này thì 99% số DN ở VN sẽ rơi vào phá sản”- bởi theo ông, “Thực tiễn, vốn của DN có khi chỉ 20%, còn lại nợ lẫn nhau, chiếm dụng lẫn nhau. Có DN nợ gấp 10 lần vốn chủ sở hữu nhưng vẫn có nguồn tiền bơm vào, vẫn cân đối được và không phá sản”.
“Khái niệm này quá đơn giản và không thực tế” - ông Hiển bình luận. Cũng theo ông Hiển: “Luật Phá sản không thể chỉ gói với một vài đơn vị kinh doanh, lại càng không thể nói chỉ khoanh, gói như thế vì năng lực của ngành tòa án”. “DNNN cũng phải bình đẳng như các DN khác. Anh không thể có một thủ tục phá sản riêng được. Luật là bình đẳng” - ông Hiển khẳng định.
Nhận xét
Đăng nhận xét