Nga được gì trong hồ sơ Syria ?
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov (P) và đồng nhiệm Syria Walid Mouallem, sau cuộc gặp tại Matxcơva, ngày 09/09/2013
REUTERS
Chủ đề Syria vẫn là tâm điểm thời sự quốc tế trên các nhật báo Pháp ngày đầu tuần 16/09/2013. Nhật báo công giáo La Croix lo lắng đề tựa « Thỏa thuận Nga-Mỹ về Syria mở ra hướng đi với nhiều cuộc mặc cả căng thẳng ». Libération thì sự việc với vẻ chua chát hơn « Paris đi đầu nhưng bị cô lập ». Còn Le Figaro tỏ ra quyết liệt « Syria : Hollande duy trì áp lực lên Assad ».
Sau hai ngày đàm phán tại Geneve, cuối cùng hai ngoại trưởng Nga-Mỹ đạt được một thỏa thuận cho việc giải trừ vũ khí hóa học tại Syria. Hầu như các báo đều nhận định các bên đều tỏ ra hài lòng, ngoại trừ phe đối lập.
Cả hai Ngoại trưởng ấn định buổi gặp gỡ kế tiếp là vào ngày 28/9 bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Tuy nhiên, Paris có vẻ thận trọng hơn cho rằng thỏa thuận trên vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, và nghi ngờ tính khả thi của thỏa thuận trong một thời hạn quá ngắn ngủi và tại một đất nước trong giai đoạn xung đột. Chính vì thế, Pháp vẫn yêu cầu duy trì áp lực lên Syria.
Nga dùng Syria như là một công cụ để khôi phục vị thế trên trường quốc tế
Vấn đề đặt ra là tại sao Nga kiên quyết bảo vệ đồng minh Cận Đông của mình, bất chấp chỉ trích của cộng đồng quốc tế về vụ thảm sát thường dân bằng vũ khí hóa học hôm 21/8. Phải chăng đàng sau hành động bảo vệ Damas, dường như Matxcova cũng có một ý đồ sâu xa, đó là dùng Syria như là một công cụ để Nga tìm kiếm lại vị thế của mình trên trường quốc tế. Đây chính là nhận định của báo Le Figaro qua bài viết điều tra đề tựa « Nga được gì trong hồ sơ Syria ? ».
Bài viết cho hay từ những năm 1970, Syria là một trong những khách hàng quân sự quan trọng của Nga. Hầu hết kho vũ khí của Damas đều do Matxcơva cung cấp, từ tên lửa địa đối không, hỏa tiễn chống tăng, hệ thống phòng không, bom, đạn dược… Nga còn cung cấp nhiều kỹ thuật tối tân và nhiều linh kiện quan trọng để quốc gia này phát triển kho vũ khí hóa học. Ngoài ra, Nga còn giúp đào tạo các sĩ quan tình báo cho Syria. Mục tiêu của sự hợp tác quân sự lúc bấy giờ là nhằm biến Syria làm một đối trọng với các nước khác trong khu vực. Thế nhưng, tác giả bài viết cho rằng mối quan hệ quân sự mật thiết này không đủ để giải thích cho sự hỗ trợ vô điều kiện của Nga đối với Syria.
Trên thực thế, lý do chính để Vladimir Putin ủng hộ tuyệt đối Bachar al-Assad là nhằm tái khẳng định lại vai trò lãnh đạo trên trường quốc tế trước Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác. Hồ sơ Syria cho phép tổng thống Putin khơi dậy lại trào lưu chống Mỹ tại Nga. Tác giả bài viết cho rằng với việc gây cản trở trong hồ sơ Syria, ông Putin mơ tưởng đến một thế giới hai cực như thời còn chiến tranh lạnh. Một mặt, Nga tìm các kiềm hãm ảnh hưởng của Hoa Kỳ, mặt khác việc bảo vệ Damas sẽ như là cái tát vào các nước phương Tây vốn dĩ đang tìm cách kìm hãm sự hồi sinh lên cường quốc của Nga.
Việc Nga ra sức bảo vệ Syria còn được giải thích bởi nỗi lo « khu vực ». Matxcơva e ngại sự sụp đổ của chế độ Assad sẽ gây bất ổn tại Liban và Jordani. Sự trỗi dậy của phe Hồi giáo cực đoan khiến Nga cảm thấy bất an, e ngại một hiệu ứng đô-mi-nô có thể tác động đến các khu vực chịu sự ảnh hưởng của Nga, nhất là tại các quốc gia cộng hòa Hồi giáo ở Trung Á và Kavkaz.
Từ thời Catherine đệ II, điện Kremlin luôn tìm cách củng cố sự hiện diện của mình tại lưu vực Địa Trung Hải. Như vậy, Syria một trong những trụ cột chính của khối Xô Viết cũ tại Cận Đông. Thế nhưng, tầm ảnh hưởng đó đã bị mai một dần đi kể từ khi chế độ Liên Xô cũ sụp đổ. Do vậy, tìm lại uy tín của Nga trong khu vực này là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của ông Vladimir Putin.
Nhưng tất cả những lý do trên cũng chưa đủ để giải thích tính chất vô điều kiện của Nga đối với Bachar al-Assad. Tại Syria, mục tiêu chính của Kremly là làm sao tránh được hành động tấn công quân sự chống chế độ Syria. Bởi vì, trong trường hợp nhà độc tài Syria bị lật đổ, Matxcơva sẽ không thể nào gây áp lực lên tiến trình chuyển tiếp. « Nga muốn bảo vệ mọi quyền lợi của mình ngay cả như nếu có một dàn lãnh đạo đất nước mới, dù là trong kịch bản vẫn duy trì chế độ này nhưng không có sự tham gia của vị tổng thống hiện nay », theo như nhận định của một đại biểu châu Âu.
Cuối cùng bài viết kết luận rằng chiến thắng ngoại giao mà chủ nhân điện Kremly đạt được hồi tuần rồi chưa hẳn là chiến thắng chiến lược. Cũng theo như nhận xét của vị đại biểu châu Âu trên « Nếu như lộ trình này thất bại và nếu như kịch bản tấn công sử dụng lại, Nga sẽ là kẻ bại trận đầu tiên ». Bởi vì, nếu cuộc chiến càng kéo dài, Nga sẽ khó có thể mà thành kẻ thắng cuộc. Và trong dài hạn, chiến lược của Nga có thể sẽ phản tác dụng.
Ấn Độ : Án tử hình cho bốn tên hãm hiếp nữ sinh
Ngược lại vùng Nam Á, Le Monde và La Croix cùng cho biết là tại Ấn Độ, bốn tên hãm hiếp và hành hạ dã man cô nữ sinh 23 tuổi ngành vật lý trị liệu hồi cuối năm 2012 đã bị tuyên án tử hình bằng cách treo cổ. Thế nhưng, đối với báo Le Monde, bản án tử hình này đang làm dấy lên một cuộc tranh luận về hình phạt cao nhất tại Ấn Độ.
Trên một phương diện nào đó bản án đưa ra hôm thứ Sáu 13/9 vừa qua đã làm thỏa mãn phần nào gia đình nạn nhân và những người biểu tình phản đối sự thờ ơ lãnh đạm của giới chức trách.
Tuy nhiên, nhiều tiếng nói lại không cho đấy như là một chiến thắng công lý. Bởi vì, « kết án tử hình những kẻ hành hạ thể xác phụ nữ không giải quyết được mọi vấn đề », theo như nhận định của một bài xã luận đăng trên tờ The Hindu. Vấn đề đặt ra là phải tiến hành « cải cách Tư pháp » và xã hội phải thay đổi những suy nghĩ cổ hủ đối với các nạn nhân.
Bản báo cáo của Ủy ban Verma - do Nhà nước thành lập để nghiên cứu tìm các giải pháp tư pháp và luật lệ nhằm bảo vệ tốt hơn phụ nữ - đã lên án định kiến xã hội và văn hóa về các hành vi bạo lực này, đồng thời kêu gọi thay đổi có hệ thống trong giáo dục và thái độ cư xử ngoài xã hội.
Tại Nhật, không còn các bà thợ lặn
Thường khi nói đến nghề lặn biển mò ốc mò sò ai cũng nghĩ là chỉ có đàn ông mới làm công việc nguy hiểm đó. Thế nhưng, tại Nhật Bản, ở một số vùng, công việc này lại chỉ dành cho phụ nữ. Giờ đây, dưới sự tiến bộ của công nghệ, máy móc làm thay con người, nên các « ama », hay những bà thợ lặn bắt đầu mai một dần. Chủ đề này được báo Le Monde quan tâm đến qua bài viết « Tại Nhật Bản, không còn các bà thợ lặn nữa ».
Theo Le Monde, các ama có từ thế kỷ VIII sau Công nguyên. Công việc của họ là lặn sâu đến chừng hơn chục mét bằng cách nín thở để bắt bào ngư hay nhím biển. Ngày xưa các bà, các cô để ngực trần lặn xuống biển, sau đó là những bộ đồ trắng bằng coton, rồi cho đến năm 1960, là những bộ đồ lặn bằng cao su.
Các « ama » ngày càng già nua và truyền thống của họ cũng đang dần mai một. Vào những năm 1950, số các bà các cô làm nghề lặn biển là 70 ngàn người, thì nay con số này chưa tới 2100 người trên toàn nước Nhật. Từ năm 2007, xuất phát từ ý tưởng của ông Yoshihata Ishihara, Giám đốc Bảo tàng biển Toba, một chương trình vận động được để ra để UNESCO đưa các « ama » vào danh sách Di sản văn hóa Thế giới.
Đối với ông Ishihara, bảo vệ các « ama », chính là để duy trì nghề đánh cá tôn trọng cân bằng sinh thái biển. Theo giải thích của ông, « do các ‘ama’ nín thở mà lặn, nên họ không thể nào bắt được nhiều bào ngư hay nhím biển cùng một lúc. Đồng thời, với kinh nghiệm có được, họ biết rõ tuổi đời của các loại sò. ». Ông cho rằng, việc đánh bắt vô tội vạ sẽ là một thảm họa cho hệ sinh thái biển.
Nhật Bản trở lại giai đoạn không có điện hạt nhân
Cũng tại Nhật Bản, nhưng trong lãnh vực hạt nhân, báo La Croix và Les Echos cùng cho hay hôm qua, lò phản ứng cuối cùng, lò phản ứng số 4 của Trung tâm hạt nhân Ohi, do tập đoàn điện lực Kansai (Kepco) quản lý cũng đã ngưng hoạt động để bảo trì. Như vậy, theo hai tờ báo, Nhật Bản chính thức bước vào giai đoạn mới, giai đoạn « không có hạt nhân ».
Đây là lò phản ứng hạt nhân cuối cùng trong tổng số 50 lò phản ứng tại Nhật đã chính thức ngưng hoạt động. Như vậy là « Nhật Bản bước vào một giai đọan mới không có điện hạt nhân » như hàng tựa trên báo La Croix. Giai đoạn này cũng có thể sẽ là khá dài theo như quan sát của Les Echos. Cả hai tờ báo cùng nhận định là cơ hội cho việc tái khởi động ồ ạt và nhanh chóng các lò phản ứng có vẻ mong manh.
Cả hai tờ báo cùng cho hay là kinh tế Nhật Bản bắt đầu trả giá đắt cho việc ngưng sản xuất điện hạt nhân. Cán cân thương mại trong tháng 7 bị thâm hụt đến gần 8 tỷ euro. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp thương mại Nhật bị thâm hụt. Trên thực tế, điện hạt nhân cung cấp đến 30% lượng điện tiêu thụ trong nước.
Nay các lò phản ứng đều ngưng hoạt động, Tokyo buộc phải đẩy hết công suất các trung tâm nhiệt điện chạy bằng khí ga, than và dầu hỏa. Điều này buộc Nhật Bản phải tăng nhập khẩu năng lượng hóa thạch, trong bối cảnh đồng yên hạ giá và các tập đoàn nhiệt điện buộc phải tăng giá điện sản xuất và các hộ gia đình. Có điều, theo nhận định của cả hai tờ báo, việc tăng giá điện gây tác động nặng nề lên chiến lược tái thúc đẩy kinh tế hiện nay của thủ tướng Shinzo Abe.
Về vấn đề này, báo Les Echos còn cho hay phục hồi kinh tế Nhật Bản cũng có thể bị kìm hãm do việc « tăng thuế giá trị gia tăng TVA». Theo như lịch trình đã đưa ra, thuế TVA sẽ tăng từ mức 5% lên 8% trong tháng Tư năm tới, để rồi đạt ở mức 10% vào tháng 10 cùng năm. Trong bối cảnh giá điện tăng, thuế TVA cũng sẽ tăng, nhiều chuyên gia kinh tế e sợ rằng Tokyo đang phạm một sai lầm nghiêm trọng. Bởi vì, « thuế TVA có thể sẽ giết chết sức mua của người dân », theo như một chuyên gia kinh tế tại Natixis.
Cả hai Ngoại trưởng ấn định buổi gặp gỡ kế tiếp là vào ngày 28/9 bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Tuy nhiên, Paris có vẻ thận trọng hơn cho rằng thỏa thuận trên vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, và nghi ngờ tính khả thi của thỏa thuận trong một thời hạn quá ngắn ngủi và tại một đất nước trong giai đoạn xung đột. Chính vì thế, Pháp vẫn yêu cầu duy trì áp lực lên Syria.
Nga dùng Syria như là một công cụ để khôi phục vị thế trên trường quốc tế
Vấn đề đặt ra là tại sao Nga kiên quyết bảo vệ đồng minh Cận Đông của mình, bất chấp chỉ trích của cộng đồng quốc tế về vụ thảm sát thường dân bằng vũ khí hóa học hôm 21/8. Phải chăng đàng sau hành động bảo vệ Damas, dường như Matxcova cũng có một ý đồ sâu xa, đó là dùng Syria như là một công cụ để Nga tìm kiếm lại vị thế của mình trên trường quốc tế. Đây chính là nhận định của báo Le Figaro qua bài viết điều tra đề tựa « Nga được gì trong hồ sơ Syria ? ».
Bài viết cho hay từ những năm 1970, Syria là một trong những khách hàng quân sự quan trọng của Nga. Hầu hết kho vũ khí của Damas đều do Matxcơva cung cấp, từ tên lửa địa đối không, hỏa tiễn chống tăng, hệ thống phòng không, bom, đạn dược… Nga còn cung cấp nhiều kỹ thuật tối tân và nhiều linh kiện quan trọng để quốc gia này phát triển kho vũ khí hóa học. Ngoài ra, Nga còn giúp đào tạo các sĩ quan tình báo cho Syria. Mục tiêu của sự hợp tác quân sự lúc bấy giờ là nhằm biến Syria làm một đối trọng với các nước khác trong khu vực. Thế nhưng, tác giả bài viết cho rằng mối quan hệ quân sự mật thiết này không đủ để giải thích cho sự hỗ trợ vô điều kiện của Nga đối với Syria.
Trên thực thế, lý do chính để Vladimir Putin ủng hộ tuyệt đối Bachar al-Assad là nhằm tái khẳng định lại vai trò lãnh đạo trên trường quốc tế trước Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác. Hồ sơ Syria cho phép tổng thống Putin khơi dậy lại trào lưu chống Mỹ tại Nga. Tác giả bài viết cho rằng với việc gây cản trở trong hồ sơ Syria, ông Putin mơ tưởng đến một thế giới hai cực như thời còn chiến tranh lạnh. Một mặt, Nga tìm các kiềm hãm ảnh hưởng của Hoa Kỳ, mặt khác việc bảo vệ Damas sẽ như là cái tát vào các nước phương Tây vốn dĩ đang tìm cách kìm hãm sự hồi sinh lên cường quốc của Nga.
Việc Nga ra sức bảo vệ Syria còn được giải thích bởi nỗi lo « khu vực ». Matxcơva e ngại sự sụp đổ của chế độ Assad sẽ gây bất ổn tại Liban và Jordani. Sự trỗi dậy của phe Hồi giáo cực đoan khiến Nga cảm thấy bất an, e ngại một hiệu ứng đô-mi-nô có thể tác động đến các khu vực chịu sự ảnh hưởng của Nga, nhất là tại các quốc gia cộng hòa Hồi giáo ở Trung Á và Kavkaz.
Từ thời Catherine đệ II, điện Kremlin luôn tìm cách củng cố sự hiện diện của mình tại lưu vực Địa Trung Hải. Như vậy, Syria một trong những trụ cột chính của khối Xô Viết cũ tại Cận Đông. Thế nhưng, tầm ảnh hưởng đó đã bị mai một dần đi kể từ khi chế độ Liên Xô cũ sụp đổ. Do vậy, tìm lại uy tín của Nga trong khu vực này là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của ông Vladimir Putin.
Nhưng tất cả những lý do trên cũng chưa đủ để giải thích tính chất vô điều kiện của Nga đối với Bachar al-Assad. Tại Syria, mục tiêu chính của Kremly là làm sao tránh được hành động tấn công quân sự chống chế độ Syria. Bởi vì, trong trường hợp nhà độc tài Syria bị lật đổ, Matxcơva sẽ không thể nào gây áp lực lên tiến trình chuyển tiếp. « Nga muốn bảo vệ mọi quyền lợi của mình ngay cả như nếu có một dàn lãnh đạo đất nước mới, dù là trong kịch bản vẫn duy trì chế độ này nhưng không có sự tham gia của vị tổng thống hiện nay », theo như nhận định của một đại biểu châu Âu.
Cuối cùng bài viết kết luận rằng chiến thắng ngoại giao mà chủ nhân điện Kremly đạt được hồi tuần rồi chưa hẳn là chiến thắng chiến lược. Cũng theo như nhận xét của vị đại biểu châu Âu trên « Nếu như lộ trình này thất bại và nếu như kịch bản tấn công sử dụng lại, Nga sẽ là kẻ bại trận đầu tiên ». Bởi vì, nếu cuộc chiến càng kéo dài, Nga sẽ khó có thể mà thành kẻ thắng cuộc. Và trong dài hạn, chiến lược của Nga có thể sẽ phản tác dụng.
Ấn Độ : Án tử hình cho bốn tên hãm hiếp nữ sinh
Ngược lại vùng Nam Á, Le Monde và La Croix cùng cho biết là tại Ấn Độ, bốn tên hãm hiếp và hành hạ dã man cô nữ sinh 23 tuổi ngành vật lý trị liệu hồi cuối năm 2012 đã bị tuyên án tử hình bằng cách treo cổ. Thế nhưng, đối với báo Le Monde, bản án tử hình này đang làm dấy lên một cuộc tranh luận về hình phạt cao nhất tại Ấn Độ.
Trên một phương diện nào đó bản án đưa ra hôm thứ Sáu 13/9 vừa qua đã làm thỏa mãn phần nào gia đình nạn nhân và những người biểu tình phản đối sự thờ ơ lãnh đạm của giới chức trách.
Tuy nhiên, nhiều tiếng nói lại không cho đấy như là một chiến thắng công lý. Bởi vì, « kết án tử hình những kẻ hành hạ thể xác phụ nữ không giải quyết được mọi vấn đề », theo như nhận định của một bài xã luận đăng trên tờ The Hindu. Vấn đề đặt ra là phải tiến hành « cải cách Tư pháp » và xã hội phải thay đổi những suy nghĩ cổ hủ đối với các nạn nhân.
Bản báo cáo của Ủy ban Verma - do Nhà nước thành lập để nghiên cứu tìm các giải pháp tư pháp và luật lệ nhằm bảo vệ tốt hơn phụ nữ - đã lên án định kiến xã hội và văn hóa về các hành vi bạo lực này, đồng thời kêu gọi thay đổi có hệ thống trong giáo dục và thái độ cư xử ngoài xã hội.
Tại Nhật, không còn các bà thợ lặn
Thường khi nói đến nghề lặn biển mò ốc mò sò ai cũng nghĩ là chỉ có đàn ông mới làm công việc nguy hiểm đó. Thế nhưng, tại Nhật Bản, ở một số vùng, công việc này lại chỉ dành cho phụ nữ. Giờ đây, dưới sự tiến bộ của công nghệ, máy móc làm thay con người, nên các « ama », hay những bà thợ lặn bắt đầu mai một dần. Chủ đề này được báo Le Monde quan tâm đến qua bài viết « Tại Nhật Bản, không còn các bà thợ lặn nữa ».
Theo Le Monde, các ama có từ thế kỷ VIII sau Công nguyên. Công việc của họ là lặn sâu đến chừng hơn chục mét bằng cách nín thở để bắt bào ngư hay nhím biển. Ngày xưa các bà, các cô để ngực trần lặn xuống biển, sau đó là những bộ đồ trắng bằng coton, rồi cho đến năm 1960, là những bộ đồ lặn bằng cao su.
Các « ama » ngày càng già nua và truyền thống của họ cũng đang dần mai một. Vào những năm 1950, số các bà các cô làm nghề lặn biển là 70 ngàn người, thì nay con số này chưa tới 2100 người trên toàn nước Nhật. Từ năm 2007, xuất phát từ ý tưởng của ông Yoshihata Ishihara, Giám đốc Bảo tàng biển Toba, một chương trình vận động được để ra để UNESCO đưa các « ama » vào danh sách Di sản văn hóa Thế giới.
Đối với ông Ishihara, bảo vệ các « ama », chính là để duy trì nghề đánh cá tôn trọng cân bằng sinh thái biển. Theo giải thích của ông, « do các ‘ama’ nín thở mà lặn, nên họ không thể nào bắt được nhiều bào ngư hay nhím biển cùng một lúc. Đồng thời, với kinh nghiệm có được, họ biết rõ tuổi đời của các loại sò. ». Ông cho rằng, việc đánh bắt vô tội vạ sẽ là một thảm họa cho hệ sinh thái biển.
Nhật Bản trở lại giai đoạn không có điện hạt nhân
Cũng tại Nhật Bản, nhưng trong lãnh vực hạt nhân, báo La Croix và Les Echos cùng cho hay hôm qua, lò phản ứng cuối cùng, lò phản ứng số 4 của Trung tâm hạt nhân Ohi, do tập đoàn điện lực Kansai (Kepco) quản lý cũng đã ngưng hoạt động để bảo trì. Như vậy, theo hai tờ báo, Nhật Bản chính thức bước vào giai đoạn mới, giai đoạn « không có hạt nhân ».
Đây là lò phản ứng hạt nhân cuối cùng trong tổng số 50 lò phản ứng tại Nhật đã chính thức ngưng hoạt động. Như vậy là « Nhật Bản bước vào một giai đọan mới không có điện hạt nhân » như hàng tựa trên báo La Croix. Giai đoạn này cũng có thể sẽ là khá dài theo như quan sát của Les Echos. Cả hai tờ báo cùng nhận định là cơ hội cho việc tái khởi động ồ ạt và nhanh chóng các lò phản ứng có vẻ mong manh.
Cả hai tờ báo cùng cho hay là kinh tế Nhật Bản bắt đầu trả giá đắt cho việc ngưng sản xuất điện hạt nhân. Cán cân thương mại trong tháng 7 bị thâm hụt đến gần 8 tỷ euro. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp thương mại Nhật bị thâm hụt. Trên thực tế, điện hạt nhân cung cấp đến 30% lượng điện tiêu thụ trong nước.
Nay các lò phản ứng đều ngưng hoạt động, Tokyo buộc phải đẩy hết công suất các trung tâm nhiệt điện chạy bằng khí ga, than và dầu hỏa. Điều này buộc Nhật Bản phải tăng nhập khẩu năng lượng hóa thạch, trong bối cảnh đồng yên hạ giá và các tập đoàn nhiệt điện buộc phải tăng giá điện sản xuất và các hộ gia đình. Có điều, theo nhận định của cả hai tờ báo, việc tăng giá điện gây tác động nặng nề lên chiến lược tái thúc đẩy kinh tế hiện nay của thủ tướng Shinzo Abe.
Về vấn đề này, báo Les Echos còn cho hay phục hồi kinh tế Nhật Bản cũng có thể bị kìm hãm do việc « tăng thuế giá trị gia tăng TVA». Theo như lịch trình đã đưa ra, thuế TVA sẽ tăng từ mức 5% lên 8% trong tháng Tư năm tới, để rồi đạt ở mức 10% vào tháng 10 cùng năm. Trong bối cảnh giá điện tăng, thuế TVA cũng sẽ tăng, nhiều chuyên gia kinh tế e sợ rằng Tokyo đang phạm một sai lầm nghiêm trọng. Bởi vì, « thuế TVA có thể sẽ giết chết sức mua của người dân », theo như một chuyên gia kinh tế tại Natixis.
Nhận xét
Đăng nhận xét