ĐIỂM BÁO PHÁP
Chữ viết tay bị đe dọa ở thời đại kỹ thuật số
Chữ viết và bàn phím : Xung đột giữa hai cách ghi chép trong kỷ nguyên tin học.
Reuters
Trong thời đại Internet, những lá thư tay đang trở nên hiếm hoi để nhường chỗ cho thư điện tử. Trong công việc, trong các thủ tục hành chánh, trong việc học hành… con người dần quen với việc thực hiện thao tác ghi chép trên các thiết bị tin học. Trong bối cảnh đó, kỹ năng viết tay của con người, nhất là đối với thế hệ trẻ, đang bị đe dọa. Đây là tình trạng chung trên thế giới hiện tại, được Courrier International phản ánh qua hồ sơ tổng hợp từ báo chí các nước. Tờ báo dành trang bìa chạy tít lớn : « Dấu chấm hết cho chữ viết tay ».
Phản ánh hiện tượng trên tại Mỹ, Courrier International trích dịch bài viết của tờ Los Angeles Times với dòng tựa « Một cái chết có lập trình và không bi thảm ». Có lập trình là vì tại 45 bang của Mỹ, dự kiến từ năm 2015, môn học viết tay sẽ không còn bắt buộc đối với học sinh tiểu học nữa. Có nghĩa là, môn học này sẽ không bị cấm, nhưng cũng không được khuyến khích.
Vấn đề đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều. Những người ủng hộ thì cho rằng việc viết trên bàn phím sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chữ thì dễ coi hơn, và phù hợp với thời đại. Người phản đối thì lo rằng thế hệ sau sẽ không còn biết viết tay, và như vậy sẽ đánh mất truyền thống và sẽ là một thảm họa văn hóa. Tuy vậy, hiện số người phản đối chiếm đa số. Theo thống kê hồi tháng Bảy, có đến 89% người trưởng thành và 89% trẻ từ 8 đến 18 tuổi ủng hộ việc tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết tay.
Nhìn sang Canada, Courrier International đăng lại bài của tờ The National Post tại Toronto với dòng tựa : « Tôi tư duy và tôi viết ». Tờ báo cho biết, chủ nhật rồi, báo chí Toronto đăng bài thuật lại việc có nhiều học sinh cấp 3 không biết sử dụng viết để ký tên. Môn viết tay đã không còn được dạy ở hầu hết các trường. Tờ báo lo rằng, chữ viết đối với thế hệ trẻ sẽ chỉ còn là « ký ức ». Tờ báo đăng ý kiến của một nhà khoa học Canada bảo vệ chữ viết tay.
Minh chứng cho Châu Âu, Courrier International trích dịch bài của tờ El Pais tại Madrid với dòng tựa : « Bàn tay không chỉ là một công cụ ». Tờ báo Tây Ban Nha cho rằng, nên bảo vệ chữ viết tay, bởi vì chữ viết tay là dấu ấn riêng của mỗi người, và nó còn là biểu hiện của tính tình và cách suy nghĩ cá nhân.
Đối với Ấn Độ, chữ viết tay của nước này cũng đang bị đe dọa. Courrier International trích dịch bài của nhật báo The Indian Express tại Bombay với dòng tựa: “Cuộc chiến chống lãng quên tại Ấn Độ”. Tờ báo cho biết, ngày càng có nhiều người Ấn Độ mất đi kỹ năng cầm bút để viết mà chỉ quen dùng bàn phím máy tính. Tình hình nghiêm trọng đến mức mà việc mở lớp dạy viết tay đã trở thành một ngành thương mại mới tại nước này.
Đến với nước đông dân nhất hành tinh là Trung Quốc, Courrier International trích dịch bài của tờ Thành Đô Nhật Báo tại Tứ Xuyên cho hay, ở Trung Quốc người ta đã bắt đầu đề cập đến khái niệm « Khủng hoảng chữ Hoa ». Thống kê cho biết, tại nước này, 47,9% người được hỏi cho biết « có viết tay thường xuyên », 42,7% thì « rất hiếm khi viết tay », và 9% không ngại nói rằng « Đã từ lâu rồi không còn viết tay nữa ». Đối với câu hỏi « Viết tay trong trường hợp nào », thì kết quả thống kê cho thấy đứng đầu là ba trường hợp sau đây : để điền thủ tục hành chính, để ghi chép trong các cuộc họp, và để ký tên.
Hoa ngữ là một loại chữ phức tạp. Phức tạp là vì học chữ nào thì biết chữ nấy, người nhớ càng nhiều chữ thì được xem là người giỏi. Phức tạp từ thứ tự viết các nét đến việc ghi nhớ từng nét nhỏ vì thừa hay thiếu chỉ một dấu chấm thôi đã là khác nghĩa rồi. Bởi vậy, để có thể nhớ được chữ Hoa, thì đòi hỏi phải rèn luyện thường xuyên, mà việc viết tay chữ Hoa thường xuyên là cách tốt nhất để nhớ chính xác các mặt chữ. Từ đó, tờ báo lo ngại kỹ năng viết chữ Hoa bằng tay của người Trung Quốc sẽ bị dập vùi bởi làn sóng tin học hóa đang ào ạt trên thế giới.
Số là hai năm sau thảm họa kinh hoàng 2011, hiện có khoảng 3 000 công nhân làm việc mỗi ngày để tiếp tục khắc phục hậu quả và đảm bảo an toàn cho nhà máy hạt nhân Fukushima. Lời minh chứng nói trên là của ba công nhân trong số những công nhân này. Cuộc phỏng vấn ba công nhân đã được thực hiện bí mật và nhà báo đã phải dùng tên giả cho ba công nhân, vì tiết lộ thông tin bí mật của nhà máy sẽ khiến họ bị nguy cơ mất việc làm hoặc bị thưa ra tòa vì vi phạm hợp đồng với công ty chủ quản.
Theo lời kể của ba công nhân nói trên, tình hình bên trong nhà máy Fukushima vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Các nhân viên mỗi ngày phải làm việc trong mức độ phơi nhiễm chất phóng xạ rất cao, trong khi thù lao và ưu đãi thì không tương xứng. Hồi cuối năm 2011, chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố là Fukushima đã an toàn. Thế nhưng, chỉ trong năm 2013 này thôi cũng có ít nhất 4 trục trặc ở nhà máy này. Một lượng lớn nước phóng xạ đã bị rò rỉ ra đại dương.
Tại Nhật Bản, trước đây, trần phơi nhiễm phóng xạ qui định là 50 mSv/năm, thế nhưng sau thảm họa Fukushima, mức này đã được tăng lên 100 mSv/năm. Hiện tại, trong số 20 000 người tham gia khắc phục hậu quả ở khu vực nguy hiểm tại nhà máy Fukushima, có đến 756 người đã đạt mức phơi nhiễm từ 50 đến 100 mSv/năm, 167 người ở mức hơn 100 mSv/năm.
Nhận xét về hai nhiệm kỳ qua, tờ báo cho rằng, thật ra dưới thời Merkel, nước Đức không có cải cách gì đáng kể. Những cải cách về giáo dục, hưu trí hay lao động đều đã được bắt đầu từ thời thủ tướng tiền nhiệm của bà.
Thế nhưng, thành công nhất của bà Merkel, theo một chuyên gia Đức tại Berlin, thì đó là bà đã thành công trên hồ sơ kinh tế : Khi mà các nước Châu Âu khác, ngay cả Pháp, cũng phải điêu đứng vì hồ sơ nợ công và thất nghiệp, thì kinh tế Đức lại hầu như miễn nhiễm. Và cũng chính vì miễn nhiễm, nên bà Merkel mới tỏ ra khắc khe trong việc cứu giúp các nước lâm nguy. Bởi vậy mà ở các nước Châu Âu khác thì bà Merkel không được yêu thích, trong khi tại Đức thì bà lại được lòng dân.
Nhìn về tương lai, Le Nouvel Observateur cho rằng, vấn đề chiến thắng của bà Merkel thì đã rõ, nhưng vấn đề còn lại là chưa biết bà sẽ liên minh với đảng nào để thành lập chính phủ, vì đảng liên minh truyền thống là Đảng Dân chủ Tự Do đang có nguy cơ không đạt được đủ 5% số phiếu qui định.
Như để nêu lên một trong số những điều bà thủ tướng Merkel chưa làm tròn, Le Nouvel Observateur đăng thêm bài «Những thách thức của nước Đức thời hậu hạt nhân ». Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 3/2011, sau thảm họa Fukushima, bà Merkel đã quyết định rằng, nước Đức sẽ dần thoát khỏi hạt nhân để đến năm 2022 sẽ không còn xài điện hạt nhân nữa. Le Nouvel Observateur cho rằng, quyết định này khó lòng thực hiện vì bà Merkel đã không lường được những chi phí phải bỏ ra cho sự chuyển hoàn toàn từ năng lượng hạt nhân sang các loại năng lượng khác. Bà cũng không hề quan tâm đến ảnh hưởng tiêu cực của quyết định này đối với những nước lân cận có nhập khẩu điện từ Đức.
Cuộc nội chiến tại Syria đã kéo dài hơn 2 năm rưỡi, với hơn 100 000 người thiệt mạng, chưa kể hàng triệu người tản cư. Hôm 21/8 vừa qua, ở ngoại ô Damas, đã xảy ra một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học làm thiệt mạng hơn 1 400 người. Cộng đồng quốc tế phẫn nộ, các nước phương Tây toan tấn công quân sự vào Syria. Rồi ngày 14/9 này, tại Geneève, Nga và Mỹ đã thỏa thuận về việc đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế. Chính phủ Damas cũng đã đệ trình lên quốc tế danh sách vũ khí hóa học của Syria. Dự kiến, các thanh sát viên quốc tế sẽ đến Syria và việc phá hủy vũ khí hóa học của Syria sẽ diễn ra trước tháng 7 năm 2014.
Trong bối cảnh đó, L’Express nêu lên 4 điểm khó khăn của việc phá hủy các kho vũ khí hóa học Syria.
Thứ nhất, tờ báo cho rằng, chính quyền Damas chưa chắc sẽ trung thực trong việc kê khai các kho vũ khí hóa học, trong khi đó thì các phương tiện xác minh trên thực địa của Nga và các nước phương Tây rất hạn chế. Thứ hai, L’Express cho rằng, chính quyền Damas khó lòng mà từ bỏ vũ khí hóa học, vì đó kết quả của hơn 40 năm trời nghiên cứu của họ. Thứ ba, Syria có thể có nhiều kho vũ khí hóa học. Tại Al-Safir miền Bắc Syria, khu vực nhà máy sản xuất trải rộng đến 5 km². Câu hỏi đặt ra là : Liệu chế độ Damas có chấp nhận để phá hủy cơ sở đồ sộ như vậy hay không?
Thứ tư, L’Express cho rằng, ý định kết thúc việc phá hủy tất cả vũ khí hóa học của Syria vào trước tháng 7/2014 là không thể, bởi vì phá hủy vũ khí hóa học là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian. Hơn ¼ thế kỷ qua, mà Nga và Mỹ vẫn chưa phá hủy hết kho vũ khí hóa học của mình. Bên cạnh đó, các công đoạn phá hủy rất phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí cao. Vấn đề là ai sẽ bỏ ra chi phí cho việc phá hủy, và ai có thể xây dựng những cơ sở cho việc phá hủy trong một đất nước chiến tranh như Syria ? Từ đó, tờ báo cho rằng, thỏa thuận Nga-Mỹ tại Genève vừa qua là « một chiến thắng » của chính quyền Damas, bởi nó có thể giúp cho chính quyền này kéo dài thời gian.
Các bức ảnh cho thấy cảnh chết chóc tang thương và đầy máu lửa của cuộc chiến tại Syria. Trong bài nhận định về những bức ảnh này, Le Nouvel Observateur kêu lên một cách thống thiết : « Hãy xem và xem nữa những hình ảnh này, những hình ảnh đến từ Syria, từ khu vực Địa Trung Hải của chúng ta, từ khu vực của một nền văn minh vĩ đại, và từ vực thẳm của sự kinh hoàng ».
Bài viết cho biết, vào năm 2014, chi tiêu công của Pháp sẽ đạt mức 57% GDP, tức vượt Đan Mạch để chiếm kỷ lục thế giới về tỷ lệ chi tiêu công so với GDP cả nước. Từ trước đến nay, vị trí đầu bảng này là do Đan Mạch nắm giữ với mức 56,7% GDP.
Pháp đã đặt mục tiêu tiết kiệm cho ngân sách năm 2014 là 15 tỷ euro. Thế nhưng, theo ước tính, chi tiêu công của Pháp sẽ tăng thêm 20 tỷ euro vào năm tới.
Nguyên nhân được bài viết nhấn mạnh là do chi tiêu công cho các chính sách phúc lợi xã hội. Bài viết dẫn số liệu chuyên gia cho thấy: Chi tiêu công của Pháp cho các chính sách xã hội hiện chiếm 33% GDP, trong khi mức bình quân của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 22%, còn chi tiêu cho chính sách hưu bổng của Pháp là 14% GDP.
Đi sâu vào việc chi tiêu công quá lớn của Pháp, L’Express còn dành hồ sơ khá dài với dòng tít lớn chạy trên trang nhất : « Chi cho y tế : Những người lạm dụng ». Hồ sơ góp phần khám phá những kiểu lạm dụng phổ biến trong lĩnh vực bảo hiểm y tế tại Pháp.
Vấn đề đã làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều. Những người ủng hộ thì cho rằng việc viết trên bàn phím sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chữ thì dễ coi hơn, và phù hợp với thời đại. Người phản đối thì lo rằng thế hệ sau sẽ không còn biết viết tay, và như vậy sẽ đánh mất truyền thống và sẽ là một thảm họa văn hóa. Tuy vậy, hiện số người phản đối chiếm đa số. Theo thống kê hồi tháng Bảy, có đến 89% người trưởng thành và 89% trẻ từ 8 đến 18 tuổi ủng hộ việc tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết tay.
Nhìn sang Canada, Courrier International đăng lại bài của tờ The National Post tại Toronto với dòng tựa : « Tôi tư duy và tôi viết ». Tờ báo cho biết, chủ nhật rồi, báo chí Toronto đăng bài thuật lại việc có nhiều học sinh cấp 3 không biết sử dụng viết để ký tên. Môn viết tay đã không còn được dạy ở hầu hết các trường. Tờ báo lo rằng, chữ viết đối với thế hệ trẻ sẽ chỉ còn là « ký ức ». Tờ báo đăng ý kiến của một nhà khoa học Canada bảo vệ chữ viết tay.
Minh chứng cho Châu Âu, Courrier International trích dịch bài của tờ El Pais tại Madrid với dòng tựa : « Bàn tay không chỉ là một công cụ ». Tờ báo Tây Ban Nha cho rằng, nên bảo vệ chữ viết tay, bởi vì chữ viết tay là dấu ấn riêng của mỗi người, và nó còn là biểu hiện của tính tình và cách suy nghĩ cá nhân.
Đối với Ấn Độ, chữ viết tay của nước này cũng đang bị đe dọa. Courrier International trích dịch bài của nhật báo The Indian Express tại Bombay với dòng tựa: “Cuộc chiến chống lãng quên tại Ấn Độ”. Tờ báo cho biết, ngày càng có nhiều người Ấn Độ mất đi kỹ năng cầm bút để viết mà chỉ quen dùng bàn phím máy tính. Tình hình nghiêm trọng đến mức mà việc mở lớp dạy viết tay đã trở thành một ngành thương mại mới tại nước này.
Đến với nước đông dân nhất hành tinh là Trung Quốc, Courrier International trích dịch bài của tờ Thành Đô Nhật Báo tại Tứ Xuyên cho hay, ở Trung Quốc người ta đã bắt đầu đề cập đến khái niệm « Khủng hoảng chữ Hoa ». Thống kê cho biết, tại nước này, 47,9% người được hỏi cho biết « có viết tay thường xuyên », 42,7% thì « rất hiếm khi viết tay », và 9% không ngại nói rằng « Đã từ lâu rồi không còn viết tay nữa ». Đối với câu hỏi « Viết tay trong trường hợp nào », thì kết quả thống kê cho thấy đứng đầu là ba trường hợp sau đây : để điền thủ tục hành chính, để ghi chép trong các cuộc họp, và để ký tên.
Hoa ngữ là một loại chữ phức tạp. Phức tạp là vì học chữ nào thì biết chữ nấy, người nhớ càng nhiều chữ thì được xem là người giỏi. Phức tạp từ thứ tự viết các nét đến việc ghi nhớ từng nét nhỏ vì thừa hay thiếu chỉ một dấu chấm thôi đã là khác nghĩa rồi. Bởi vậy, để có thể nhớ được chữ Hoa, thì đòi hỏi phải rèn luyện thường xuyên, mà việc viết tay chữ Hoa thường xuyên là cách tốt nhất để nhớ chính xác các mặt chữ. Từ đó, tờ báo lo ngại kỹ năng viết chữ Hoa bằng tay của người Trung Quốc sẽ bị dập vùi bởi làn sóng tin học hóa đang ào ạt trên thế giới.
Fukushima : Lời người trong cuộc
Liên quan đến Nhật Bản, Courrier International số ra tuần này quan tâm đến nhà máy hạt nhân Fukushima. Tờ báo đăng bài của tuần san Shuakan SPA tại Tokyo, ghi lại lời kể của ba công nhân làm việc trong khu vực nguy hiểm của nhà máy Fukushima.Số là hai năm sau thảm họa kinh hoàng 2011, hiện có khoảng 3 000 công nhân làm việc mỗi ngày để tiếp tục khắc phục hậu quả và đảm bảo an toàn cho nhà máy hạt nhân Fukushima. Lời minh chứng nói trên là của ba công nhân trong số những công nhân này. Cuộc phỏng vấn ba công nhân đã được thực hiện bí mật và nhà báo đã phải dùng tên giả cho ba công nhân, vì tiết lộ thông tin bí mật của nhà máy sẽ khiến họ bị nguy cơ mất việc làm hoặc bị thưa ra tòa vì vi phạm hợp đồng với công ty chủ quản.
Theo lời kể của ba công nhân nói trên, tình hình bên trong nhà máy Fukushima vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Các nhân viên mỗi ngày phải làm việc trong mức độ phơi nhiễm chất phóng xạ rất cao, trong khi thù lao và ưu đãi thì không tương xứng. Hồi cuối năm 2011, chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố là Fukushima đã an toàn. Thế nhưng, chỉ trong năm 2013 này thôi cũng có ít nhất 4 trục trặc ở nhà máy này. Một lượng lớn nước phóng xạ đã bị rò rỉ ra đại dương.
Tại Nhật Bản, trước đây, trần phơi nhiễm phóng xạ qui định là 50 mSv/năm, thế nhưng sau thảm họa Fukushima, mức này đã được tăng lên 100 mSv/năm. Hiện tại, trong số 20 000 người tham gia khắc phục hậu quả ở khu vực nguy hiểm tại nhà máy Fukushima, có đến 756 người đã đạt mức phơi nhiễm từ 50 đến 100 mSv/năm, 167 người ở mức hơn 100 mSv/năm.
Đức : Bầu cử quốc hội và tương lai bà Merkel
Hôm nay là ngày bầu cử quốc hội tại Đức. Tuy chưa có kết quả, mọi dự báo đã cho thấy Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo của bà Angela Merkel sẽ chiến thắng và bà Merkel sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thủ tướng thứ ba. Bàn về chủ đề này, tuần san Le Nouvel Observateur có bài chạy tựa : « Bà đầm thép ».Nhận xét về hai nhiệm kỳ qua, tờ báo cho rằng, thật ra dưới thời Merkel, nước Đức không có cải cách gì đáng kể. Những cải cách về giáo dục, hưu trí hay lao động đều đã được bắt đầu từ thời thủ tướng tiền nhiệm của bà.
Thế nhưng, thành công nhất của bà Merkel, theo một chuyên gia Đức tại Berlin, thì đó là bà đã thành công trên hồ sơ kinh tế : Khi mà các nước Châu Âu khác, ngay cả Pháp, cũng phải điêu đứng vì hồ sơ nợ công và thất nghiệp, thì kinh tế Đức lại hầu như miễn nhiễm. Và cũng chính vì miễn nhiễm, nên bà Merkel mới tỏ ra khắc khe trong việc cứu giúp các nước lâm nguy. Bởi vậy mà ở các nước Châu Âu khác thì bà Merkel không được yêu thích, trong khi tại Đức thì bà lại được lòng dân.
Nhìn về tương lai, Le Nouvel Observateur cho rằng, vấn đề chiến thắng của bà Merkel thì đã rõ, nhưng vấn đề còn lại là chưa biết bà sẽ liên minh với đảng nào để thành lập chính phủ, vì đảng liên minh truyền thống là Đảng Dân chủ Tự Do đang có nguy cơ không đạt được đủ 5% số phiếu qui định.
Bà Merkel sẽ bám trụ ghế thủ tướng đến khi nào ?
Le Nouvel Observateur nhắc lại, bà đã nhiều lần nói rằng sẽ không tiếp tục nắm quyền lực sau 60 tuổi. Năm nay bà Merkel đã 59 tuổi, bởi vậy có người đón rằng bà sẽ từ chức vào giữa nhiệm kỳ để lui về hưởng thú điền viên, hoặc là bà sẽ tham gia một vị trí quốc tế nào đó. Có người còn đặt ra khả năng rằng, bà Merkel có thể theo bước người tiền nhiệm Gerhard Schroder là « được ông Putin tuyển dụng ». Số là sau khi thất bại trong cuộc bầu cử 2005, ông Gerhard Schroder thôi giữ chức thủ tướng Đức, và không lâu sau đó đã được tuyển dụng vào một vị trí lãnh đạo trong tập đoàn Gazprom của Nga. Sự việc khiến ông này bị nhiều chỉ trích ở Đức.Như để nêu lên một trong số những điều bà thủ tướng Merkel chưa làm tròn, Le Nouvel Observateur đăng thêm bài «Những thách thức của nước Đức thời hậu hạt nhân ». Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 3/2011, sau thảm họa Fukushima, bà Merkel đã quyết định rằng, nước Đức sẽ dần thoát khỏi hạt nhân để đến năm 2022 sẽ không còn xài điện hạt nhân nữa. Le Nouvel Observateur cho rằng, quyết định này khó lòng thực hiện vì bà Merkel đã không lường được những chi phí phải bỏ ra cho sự chuyển hoàn toàn từ năng lượng hạt nhân sang các loại năng lượng khác. Bà cũng không hề quan tâm đến ảnh hưởng tiêu cực của quyết định này đối với những nước lân cận có nhập khẩu điện từ Đức.
Syria : Vũ khí hóa học khó lòng bị phá hủy
Syria tiếp tục thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tạp chí Pháp tuần này. Tuần san L’Express bàn về những khó khăn trong việc phá hủy vũ khí hóa học Syria qua bài phân tích : « Một sự phá hủy không khả thi ».Cuộc nội chiến tại Syria đã kéo dài hơn 2 năm rưỡi, với hơn 100 000 người thiệt mạng, chưa kể hàng triệu người tản cư. Hôm 21/8 vừa qua, ở ngoại ô Damas, đã xảy ra một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học làm thiệt mạng hơn 1 400 người. Cộng đồng quốc tế phẫn nộ, các nước phương Tây toan tấn công quân sự vào Syria. Rồi ngày 14/9 này, tại Geneève, Nga và Mỹ đã thỏa thuận về việc đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế. Chính phủ Damas cũng đã đệ trình lên quốc tế danh sách vũ khí hóa học của Syria. Dự kiến, các thanh sát viên quốc tế sẽ đến Syria và việc phá hủy vũ khí hóa học của Syria sẽ diễn ra trước tháng 7 năm 2014.
Trong bối cảnh đó, L’Express nêu lên 4 điểm khó khăn của việc phá hủy các kho vũ khí hóa học Syria.
Thứ nhất, tờ báo cho rằng, chính quyền Damas chưa chắc sẽ trung thực trong việc kê khai các kho vũ khí hóa học, trong khi đó thì các phương tiện xác minh trên thực địa của Nga và các nước phương Tây rất hạn chế. Thứ hai, L’Express cho rằng, chính quyền Damas khó lòng mà từ bỏ vũ khí hóa học, vì đó kết quả của hơn 40 năm trời nghiên cứu của họ. Thứ ba, Syria có thể có nhiều kho vũ khí hóa học. Tại Al-Safir miền Bắc Syria, khu vực nhà máy sản xuất trải rộng đến 5 km². Câu hỏi đặt ra là : Liệu chế độ Damas có chấp nhận để phá hủy cơ sở đồ sộ như vậy hay không?
Thứ tư, L’Express cho rằng, ý định kết thúc việc phá hủy tất cả vũ khí hóa học của Syria vào trước tháng 7/2014 là không thể, bởi vì phá hủy vũ khí hóa học là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian. Hơn ¼ thế kỷ qua, mà Nga và Mỹ vẫn chưa phá hủy hết kho vũ khí hóa học của mình. Bên cạnh đó, các công đoạn phá hủy rất phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí cao. Vấn đề là ai sẽ bỏ ra chi phí cho việc phá hủy, và ai có thể xây dựng những cơ sở cho việc phá hủy trong một đất nước chiến tranh như Syria ? Từ đó, tờ báo cho rằng, thỏa thuận Nga-Mỹ tại Genève vừa qua là « một chiến thắng » của chính quyền Damas, bởi nó có thể giúp cho chính quyền này kéo dài thời gian.
Tận cùng của sự kinh hoàng
Cũng bàn về Syria, Le Nouvel Observateur dành bốn trang giới thiệu một số bức ảnh của bốn phóng viên ảnh chiến trường đăng trên các hãng Reuters, AFP, AP hay Le Monde.Các bức ảnh cho thấy cảnh chết chóc tang thương và đầy máu lửa của cuộc chiến tại Syria. Trong bài nhận định về những bức ảnh này, Le Nouvel Observateur kêu lên một cách thống thiết : « Hãy xem và xem nữa những hình ảnh này, những hình ảnh đến từ Syria, từ khu vực Địa Trung Hải của chúng ta, từ khu vực của một nền văn minh vĩ đại, và từ vực thẳm của sự kinh hoàng ».
Pháp : Vô địch thế giới về… chi tiêu công
Liên quan đến Pháp, tuần san L’Express có bài thời luận đáng chú ý : « Năm 2014, nước Pháp sẽ là nhà vô địch thế giới về… chi tiêu công ».Bài viết cho biết, vào năm 2014, chi tiêu công của Pháp sẽ đạt mức 57% GDP, tức vượt Đan Mạch để chiếm kỷ lục thế giới về tỷ lệ chi tiêu công so với GDP cả nước. Từ trước đến nay, vị trí đầu bảng này là do Đan Mạch nắm giữ với mức 56,7% GDP.
Pháp đã đặt mục tiêu tiết kiệm cho ngân sách năm 2014 là 15 tỷ euro. Thế nhưng, theo ước tính, chi tiêu công của Pháp sẽ tăng thêm 20 tỷ euro vào năm tới.
Nguyên nhân được bài viết nhấn mạnh là do chi tiêu công cho các chính sách phúc lợi xã hội. Bài viết dẫn số liệu chuyên gia cho thấy: Chi tiêu công của Pháp cho các chính sách xã hội hiện chiếm 33% GDP, trong khi mức bình quân của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 22%, còn chi tiêu cho chính sách hưu bổng của Pháp là 14% GDP.
Đi sâu vào việc chi tiêu công quá lớn của Pháp, L’Express còn dành hồ sơ khá dài với dòng tít lớn chạy trên trang nhất : « Chi cho y tế : Những người lạm dụng ». Hồ sơ góp phần khám phá những kiểu lạm dụng phổ biến trong lĩnh vực bảo hiểm y tế tại Pháp.
Nhận xét
Đăng nhận xét