Nhật Bản đặt xong thế trận bao vây Hải quân Trung Quốc
- Bộ Quốc phòng Nhật Bản cơ bản đã quyết định xong vấn đề đặt trạm chặn thu thông tin ở đảo Iwo Jima, để chặn thu thông tin liên lạc giữa máy bay và tàu thuyền của Trung Quốc. Chỉ 1 trạm chặn thu thông tin này nhưng đã làm Trung Quốc rất lo lắng.
Trong chương trình “Tầm nhìn toàn cầu” của Đài truyền hình Trung Quốc (CCTV), chuyên gia quân sự Trung Quốc Lí Lợi cho biết, Iwo Jima là một trọng điểm chiến lược, Tokyo tiến hành đặt trạm nghe lén thông tin ở đây chính là chặn thu thông tin các tàu chiến của Bắc Kinh hoạt động viễn dương, phản ánh thực tế là hiện nay, Nhật Bản đang làm mọi cách để ngăn chặn hoạt động của hải quân Trung Quốc.
Theo các phương tiện truyền thông Nhật, công trình này sẽ tiêu tốn khoảng 12 tỷ yên, tương đương 750 triệu nhân dân tệ, dự kiến đến năm 2017 sẽ hoàn thành.
Trong chương trình “Tầm nhìn toàn cầu” của Đài truyền hình Trung Quốc (CCTV), chuyên gia quân sự Trung Quốc Lí Lợi cho biết, Iwo Jima là một trọng điểm chiến lược, Tokyo tiến hành đặt trạm nghe lén thông tin ở đây chính là chặn thu thông tin các tàu chiến của Bắc Kinh hoạt động viễn dương, phản ánh thực tế là hiện nay, Nhật Bản đang làm mọi cách để ngăn chặn hoạt động của hải quân Trung Quốc.
Theo các phương tiện truyền thông Nhật, công trình này sẽ tiêu tốn khoảng 12 tỷ yên, tương đương 750 triệu nhân dân tệ, dự kiến đến năm 2017 sẽ hoàn thành.
Thượng tuần tháng 10 tới, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Odonera sẽ trực tiếp đến Iwo Jima để khảo sát hiện trạng của hòn đảo này.
Hải quân Trung Quốc
|
Các phương tiện truyền thông Nhật cũng cho biết, nguyên nhân thúc đẩy Nhật tiến hành các hoạt động như vậy là do sức ép từ sự gia tăng hoạt động ngày càng “trắng trợn” hơn của hải quân và không quân Trung Quốc, lần đầu tiên các máy bay ném bom chiến lược và máy bay trinh sát không người lái của Trung Quốc đã hiện diện ở vùng biển của Nhật.
Tuy nhiên, lí do tại sao Nhật lại chọn đảo Iwo Jima làm địa điểm xây dựng trạm chặn thu thông tin Trung Quốc thì ít người biết đến. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật và Mỹ từng có những chiến dịch quân sự rất lớn ở khu vực này.
Tuy nhiên, lí do tại sao Nhật lại chọn đảo Iwo Jima làm địa điểm xây dựng trạm chặn thu thông tin Trung Quốc thì ít người biết đến. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật và Mỹ từng có những chiến dịch quân sự rất lớn ở khu vực này.
Hiện nay, Iwo Jima cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi đảo thứ 2, mặc dù có diện tích nhỏ nhưng ý nghĩa chiến lược của nó thì cực kỳ to lớn.
Về vị trí địa lý, Iwo Jima là một hòn đảo nhỏ có vị trí chiến lược rất quan trọng, án ngữ đường ra Thái Bình Dương, nằm ở giữa Tokyo và đảo Saipan.
Về vị trí địa lý, Iwo Jima là một hòn đảo nhỏ có vị trí chiến lược rất quan trọng, án ngữ đường ra Thái Bình Dương, nằm ở giữa Tokyo và đảo Saipan.
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, máy bay ném bom của Mỹ oanh tạc Tokyo, đều cất cánh từ Saipan bay qua Iwo Jima, khiến hòn đảo này trở thành một tiêu điểm tranh đoạt giữa 2 bên.
Vị trí chiến lược của Iwo Jima giữa Tokyo và Saipan
|
Lúc đó, quân Nhật đóng ở đây này đều nắm được hành động quân sự của Mỹ và tổ chức đánh chặn máy bay, ngăn cản phần lớn hoạt động oanh tạc thủ đô của Nhật.
Trong chiến dịch Iwo Jima, cả Nhật và Mỹ đều dốc toàn lực kịch liệt giành giật và bám trụ lại hòn đảo này. Mức độ thảm khốc của cuộc chiến thể hiện ở điểm, 23.000 quân Nhật trấn thủ đảo cuối cùng chỉ còn lại 1083 người sống sót.
Hiện nay, trước sự gia tăng hoạt động của hải quân Trung Quốc, trong tương lai, Iwo Jima sẽ đóng một vai trò quyết định trong thế trận đón lõng của người Nhật.
Hiện nay, trước sự gia tăng hoạt động của hải quân Trung Quốc, trong tương lai, Iwo Jima sẽ đóng một vai trò quyết định trong thế trận đón lõng của người Nhật.
Tháng 7 năm nay, biên đội 5 tàu chiến của hải quân Trung Quốc kết thúc cuộc diên tập quân sự liên hợp ở Nga đã lần đầu tiên tiến vào eo biển Soya, đi qua biển Okhotsk, qua tây Thái Bình Dương, hành trình 1 vòng xung quanh quần đảo Nhật Bản để trở về Trung Quốc. Điều này đã làm Nhật cảm thấy bất an.
Iwo Jima sẽ là nút thắt của cái rọ chắn ngang đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc
|
Hiện nay, Nhật đã triển khai trạm chặn thu thông tin ở đảo Miyako, đồng thời chuẩn bị xây dựng 1 trạm radar ở Yonaguni, cách Đài Loan vỏn vẹn 110km.
Vòng cung triển khai các trạm nghe lén của Nhật sẽ chạy dọc theo quần đảo Nhật Bản, từ Hokkaido qua Niigata, đến Kagoshima là đoạn thứ nhất, đoạn thứ 2 được nối từ Kagoshima chạy qua Miyako, kết thúc ở Yonaguni.
Trong đoạn thứ 2 này, Iwo Jima sẽ là điểm nhấn quan trọng nhất, là nút thắt của cái rọ chắn ngang đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc.
Có thể nói là song song với 2 “chuỗi đảo hữu hình” của Mỹ, khống chế Trung Quốc bằng vũ khí chiến tranh sát thương, người Nhật đã xây dựng một “chuỗi đảo vô hình”, sử dụng “vũ khí sát thương mềm”, khống chế toàn bộ đường ra vào Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc, đồng thời giám sát toàn bộ hoạt động của tàu thuyền và máy bay Trung Quốc xung quanh quần đảo Nhật Bản. Một thế trận bao vây - phòng thủ vô hình đã được người Nhật giăng ra đợi Trung Quốc.
Nhận xét
Đăng nhận xét