2013 : Một tỷ máy điện thoại thông minh được bán ra
Thị trường smartphone trên thế giới được đánh dấu bằng cuộc đua giữa hai "đại gia" Samsung (T) và Apple (P). Ảnh minh họa chụp tại Seoul ngày 13/05/2013.
REUTERS/Kim Hong-Ji
Năm 2013 làm năm bội thu của thị trường điện thoại thông minh. Trên thế giới số lượng Smarphone được bán ra trong năm qua đã vượt ngưỡng một tỷ đơn vị, tăng 38% so với năm trước. Hai nhà khổng lồ trong lĩnh vực là Samsung và Apple chiếm lĩnh gần phân nửa thị trường. Sự bùng nổ nhu cầu vật dụng công nghệ thời thượng này được nhiều tờ báo Pháp ra hôm nay quan tâm.
Nhật báo Libération cho biết, smarphone, loại điện thoại được trang bị những ứng dụng ngày càng đa dạng và hấp dẫn người sử dụng, năm ngoái được tiêu thụ với tốc độ tăng nhanh chóng trên thị trường thế giới : 28 triệu chiếc mỗi ngày, 83 triệu chiếc mỗi tháng và tổng cả năm là một tỷ máy, tức là chiếm hơn nửa thị trường điện thoại di động các loại.
Thống trị thị trường điện thoại thông minh giờ đây không ai khác ngoài Samsung, nhãn mác sản phẩm điện tử được ưa dùng thứ 2 thế giới trong năm 2012. Không chỉ là cung cấp hàng đầu về điện thoại di động nói chung, Samsung liên tục lấn dần thị phần Smarphone trên thế giới, chiếm 31,3% (345 triệu máy) trong năm 2013.
Apple vẫn khẳng định vị trí thứ 2 với doanh số bán ra 153,4 triệu smarphone, tức 15,3% thị phần, giảm hơn một chút so với con số 18,7% của năm 2012. Năm qua, Apple tung ra thị trường cùng lúc hai mẫu sản phẩm iPhone 5C và 5S, tuy nhiên số lượng bán ra không tạo được « sốt » mạnh như những lần xuất hiện mẫu mới trước đây.
Trong đà gia tăng nhu cầu điện thoại thông minh này, nhiều nhãn mác khác của châu Á cũng có tiến bộ trong việc giành phần như LG của Hàn Quốc, hay Hoa Vi và Lenovo của Trung Quốc. Ba nhãn hiệu trên đã tăng gấp 3 số lượng sản phẩm được bán trên thị trường với khoảng 45 triệu máy cho mỗi loại.
Về phần mềm khai thác ứng dụng, Android được cung cấp miễn phí và có mặt hầu hết trong sản phẩm của Samsung vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Phần mềm của Google trong năm 2013 vẫn chiếm trên 68% thị phần ở các thị trường điện thoại thông minh chủ yếu của thế giới - Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha - 76% thị trường Trung Quốc. iOS của Apple có vẻ như đang dần bị bỏ cách, thậm chí còn bị Windows Phone qua mặt tại Ý.
Tuy nhiên cuộc đọ sức giữa người biểu tình và chính phủ vẫn chưa thể chấm dứt, Ukraina cũng chưa thể ra khỏi khủng hoảng. Nhật báo Libération giành hai trang cho chủ đề Ukraina, với hàng tựa « Tại Ukraina, chính quyền bị lung lay vì đường phố » cùng với tấm ảnh một góc công viên Nghị viện tại Kiev hoang tàn như một bãi chiến trường.
Tờ báo ghi nhận : Mặc dù đã có những nhượng bộ lớn với đối lập, nhưng phong trào biểu tình chống chính quyền không chỉ tiếp tục duy trì ở Kiev mà còn đang có chiều hướng lan rộng sang nhiều vùng khác. Tất cả những người biểu tình mà phóng viên của Libération gặp ở Kiev đều tỏ ra kiên quyết, nói rằng không có chuyện họ trở về nhà trước khi tổng thống Victor Ianoukovitch bị lật đổ.
Phong trào Euromaidan giờ đây đang lan rộng gần hết trung tâm thành phố. Sáu tòa công sở chính quyền vẫn bị người biểu tình chiếm giữ, trong đó đặc biệt có tòa thị chính và trụ sở bộ Nông nghiệp. Các chiến lũy có nơi cao đến 2 mét và ngày càng được gia cố thêm. Theo tác giả bài báo, mặc dù đã có 5 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong số người biểu tình, nhưng lúc này, rất đông người tình nguyện vẫn tiếp tục đổ về các chiến lũy, tiếp tế lương thực, quần áo thuốc men cho lực lượng chống đối.
Những nhượng bộ của chính quyền hy vọng làm dịu tình hình lại được phong trào chống đối tận dụng như một cơ hội để dồn chính quyền vào chân tường. Với người biểu tình, tương lai của Ukraina giờ đây đang ở trên đường phố, một Thủ tướng và chính phủ từ chức chưa đủ, mà cần phải thay đổi toàn bộ chính quyền của ông Victor Ianoukovitch.
Tình hình Ukraina trong những ngày tới vẫn còn nhiều nguy cơ rơi vào hỗn loạn bạo lực. Trong bài viết có hàng tựa « Những người nổi dậy chuẩn bị chiến đấu ở Maidan, Kiev », đặc phái viên của Le Monde tại Kiev, cho hay hiện hàng ngày trên quảng trường Maidan người biểu tình vẫn tiếp tục trang bị cho mình và họ đang biến dần thành những đội quân vũ trang thực sự.
Ngòai ra, phong trào thân châu Âu bùng lên ban đầu giờ laị được hai tổ chức đối lập , theo xu hướng cự đoan là Pravy Sektor và Spilna Sprava lãnh đạo. « Không biết nỗi thất vọng của rất đông người Ukraina rồi sẽ còn bị dẫn dắt đến tận đâu ? », báo Le Figaro phải than lên như vậy.
Le Monde nhắc lại : « Quân đội không tìm cách nắm chính quyền », đó là lời khẳng định của tướng Abdel Fattah Al-Sissi ngay sau ngày phế truất tổng thống của Huynh đệ Hồi giáo Mohamed Morsi hồi tháng Bảy năm 2013. Vài tháng sau ông Al-Sissi bổ sung thêm vào câu nói trên rằng ông sẵn sàng nhận trách nhiệm « nếu nhân dân yêu cầu ông làm việc đó ». Giời đây thì gần như chác chắn ông sẽ ra ứng cử tổng thống Ai Cập, thì người ta có thể nói vị quân nhân này là một người biết lắng nghe.
Tờ báo điểm lại quá trình thăng tiến vị quân nhân mới chỉ được chú ý từ trước khi nổ ra cuộc cách mạng 2010 vài tháng. Khi đó ông Al Assi mới là một tư lệnh quân khu miền bắc vùng Alexandria. Giờ đây truyền thông Ai Cập đang muốn dựng lên hình ảnh một Al-Assi như là vị « Pharaon » mới của đất nước đang bị đe dọa rơi vào vòng hỗn loạn.
Le Monde nhận thấy : Tổng thống François Hollande đã thất bại, không thực hiện được lời hứa của mình là đến cuối năm 2013 sẽ làm giảm nạn thất nghiệp. Cuối cùng chỉ số thất nghiệp không những không đảo chiều vào cuối năm 2013 mà số lượng người không công ăn việc làm ở nước Pháp còn tăng thêm.
Từ khi ông Hollande được bầu làm tổng thống, nạn thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng, tuy theo nhịp độ hàng tháng có giảm xuống. Trước ông Hollande, năm 2007 ông Sarkozy cũng đã thiếu cẩn trọng khi đưa ra những hứa hẹn cải thiện tình trạng thất nghiệp rồi cũng không thành công
Đang công du Thổ Nhĩ Kỳ, hôm qua Tổng thống Pháp đã phải thừa nhận thất bại và tiếp tục đưa mọi hứa hẹn vào sáng kiến Thỏa thuận Trách nhiệm, theo đó giảm đóng góp cho giới chủ đổi lại cam kết tạo thêm công ăn việc làm. Nhưng xem ra dư luận báo chí cũng như chính trị Pháp không mấy lạc quan về những nỗ lực của chính phủ có thể ngày một ngày hai lật ngược tình trạng thất nghiệp hiện nay.
Một trong những nỗ lực cải thiện kinh tế của chính phủ được Liberation đặt ra bàn luận đó là : Liệu Pháp có nhập khẩu mô hình của nước Đức ? sau khi một tờ báo Đức tiết lộ thông tin , theo đó ông Peter Hart, cha để của những cải cách gây nhiều tranh cãi về thị trường lao động ở Đức có thể nhận làm « cố vấn » cho ông Francois Hollande. Phủ tổng thống Pháp đã bác bỏ thông tin nhưng thừa nhận ông Hollande và ông Hart có trao đổi với nhau.
Liberation trả lời luôn là không dễ dàng bởi đặc thù xã hội và dân số của hai nước hoàn toàn khác biệt. Tờ báo đặt tiếp vấn đề : Tại sao không xem những gì đang diễn ra ở ở những nước khác trong châu Âu hay thậm chí ở Hoa Kỳ ? Tuy Đức là nước thành công nhất châu Âu về kinh tế trong những năm qua, nhưng giới chuyên gia Pháp vẫn cảm thấy mô hình của người láng giềng bên kia sông Rin không đáng để học tất cả.
Theo Les Echos thì đây là một tin khá phấn khích trong lúc mà năm 2013 số người thất nghiệp Pháp đã đạt kỷ lục và giờ đây nước Pháp có thể trông cậy không ít vào du lịch, một ngành kinh tế chiếm 7% tổng sản phẩm quốc nội.
Ngoài ra theo Les Echos, vị trí thứ ba của Tây Ban Nha về số lượng du khách quốc tế trong năm 2013 cũng là một kỷ lục giúp rất nhiều cho đất nước này trong trong thời điểm khủng hoảng kinh tế trầm trọng hiện nay.
Thống trị thị trường điện thoại thông minh giờ đây không ai khác ngoài Samsung, nhãn mác sản phẩm điện tử được ưa dùng thứ 2 thế giới trong năm 2012. Không chỉ là cung cấp hàng đầu về điện thoại di động nói chung, Samsung liên tục lấn dần thị phần Smarphone trên thế giới, chiếm 31,3% (345 triệu máy) trong năm 2013.
Apple vẫn khẳng định vị trí thứ 2 với doanh số bán ra 153,4 triệu smarphone, tức 15,3% thị phần, giảm hơn một chút so với con số 18,7% của năm 2012. Năm qua, Apple tung ra thị trường cùng lúc hai mẫu sản phẩm iPhone 5C và 5S, tuy nhiên số lượng bán ra không tạo được « sốt » mạnh như những lần xuất hiện mẫu mới trước đây.
Trong đà gia tăng nhu cầu điện thoại thông minh này, nhiều nhãn mác khác của châu Á cũng có tiến bộ trong việc giành phần như LG của Hàn Quốc, hay Hoa Vi và Lenovo của Trung Quốc. Ba nhãn hiệu trên đã tăng gấp 3 số lượng sản phẩm được bán trên thị trường với khoảng 45 triệu máy cho mỗi loại.
Về phần mềm khai thác ứng dụng, Android được cung cấp miễn phí và có mặt hầu hết trong sản phẩm của Samsung vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Phần mềm của Google trong năm 2013 vẫn chiếm trên 68% thị phần ở các thị trường điện thoại thông minh chủ yếu của thế giới - Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha - 76% thị trường Trung Quốc. iOS của Apple có vẻ như đang dần bị bỏ cách, thậm chí còn bị Windows Phone qua mặt tại Ý.
Ukraina : Chính quyền nhượng bộ - Phong trào phản kháng lấn tới
Về thời sự quốc tế, Ukraina vẫn là tâm điểm chú ý của các báo với diễn biến hôm qua khi chính quyền Kiev đã có bước nhượng bộ lớn phong trào chống chính phủ với việc Thủ tướng và các thành viên chính phủ từ chức, đồng thời Quốc hội bãi bỏ các điều luật trấn áp vừa ban hành.Tuy nhiên cuộc đọ sức giữa người biểu tình và chính phủ vẫn chưa thể chấm dứt, Ukraina cũng chưa thể ra khỏi khủng hoảng. Nhật báo Libération giành hai trang cho chủ đề Ukraina, với hàng tựa « Tại Ukraina, chính quyền bị lung lay vì đường phố » cùng với tấm ảnh một góc công viên Nghị viện tại Kiev hoang tàn như một bãi chiến trường.
Tờ báo ghi nhận : Mặc dù đã có những nhượng bộ lớn với đối lập, nhưng phong trào biểu tình chống chính quyền không chỉ tiếp tục duy trì ở Kiev mà còn đang có chiều hướng lan rộng sang nhiều vùng khác. Tất cả những người biểu tình mà phóng viên của Libération gặp ở Kiev đều tỏ ra kiên quyết, nói rằng không có chuyện họ trở về nhà trước khi tổng thống Victor Ianoukovitch bị lật đổ.
Phong trào Euromaidan giờ đây đang lan rộng gần hết trung tâm thành phố. Sáu tòa công sở chính quyền vẫn bị người biểu tình chiếm giữ, trong đó đặc biệt có tòa thị chính và trụ sở bộ Nông nghiệp. Các chiến lũy có nơi cao đến 2 mét và ngày càng được gia cố thêm. Theo tác giả bài báo, mặc dù đã có 5 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong số người biểu tình, nhưng lúc này, rất đông người tình nguyện vẫn tiếp tục đổ về các chiến lũy, tiếp tế lương thực, quần áo thuốc men cho lực lượng chống đối.
Những nhượng bộ của chính quyền hy vọng làm dịu tình hình lại được phong trào chống đối tận dụng như một cơ hội để dồn chính quyền vào chân tường. Với người biểu tình, tương lai của Ukraina giờ đây đang ở trên đường phố, một Thủ tướng và chính phủ từ chức chưa đủ, mà cần phải thay đổi toàn bộ chính quyền của ông Victor Ianoukovitch.
Tình hình Ukraina trong những ngày tới vẫn còn nhiều nguy cơ rơi vào hỗn loạn bạo lực. Trong bài viết có hàng tựa « Những người nổi dậy chuẩn bị chiến đấu ở Maidan, Kiev », đặc phái viên của Le Monde tại Kiev, cho hay hiện hàng ngày trên quảng trường Maidan người biểu tình vẫn tiếp tục trang bị cho mình và họ đang biến dần thành những đội quân vũ trang thực sự.
Ngòai ra, phong trào thân châu Âu bùng lên ban đầu giờ laị được hai tổ chức đối lập , theo xu hướng cự đoan là Pravy Sektor và Spilna Sprava lãnh đạo. « Không biết nỗi thất vọng của rất đông người Ukraina rồi sẽ còn bị dẫn dắt đến tận đâu ? », báo Le Figaro phải than lên như vậy.
Ai Cập : Tướng Al-Sissi, thủ lĩnh tương lai của đất nước ?
Vẫn là chủ đề khủng hoảng chính trị, báo Le Monde nhìn sang Ai Cập với bài viết : Thống chế Al –Sissi trong vai trò « cứu tinh của quốc gia », nhân sự kiện bộ trưởng Quốc phòng nước này được quân đội giao trọng trách ra ứng cử tổng thống Ai Cập.Le Monde nhắc lại : « Quân đội không tìm cách nắm chính quyền », đó là lời khẳng định của tướng Abdel Fattah Al-Sissi ngay sau ngày phế truất tổng thống của Huynh đệ Hồi giáo Mohamed Morsi hồi tháng Bảy năm 2013. Vài tháng sau ông Al-Sissi bổ sung thêm vào câu nói trên rằng ông sẵn sàng nhận trách nhiệm « nếu nhân dân yêu cầu ông làm việc đó ». Giời đây thì gần như chác chắn ông sẽ ra ứng cử tổng thống Ai Cập, thì người ta có thể nói vị quân nhân này là một người biết lắng nghe.
Tờ báo điểm lại quá trình thăng tiến vị quân nhân mới chỉ được chú ý từ trước khi nổ ra cuộc cách mạng 2010 vài tháng. Khi đó ông Al Assi mới là một tư lệnh quân khu miền bắc vùng Alexandria. Giờ đây truyền thông Ai Cập đang muốn dựng lên hình ảnh một Al-Assi như là vị « Pharaon » mới của đất nước đang bị đe dọa rơi vào vòng hỗn loạn.
Pháp : Ám ảnh với nạn thất nghiệp, đi tìm mô hình mới
Trở lại nước Pháp, thời sự chính là kinh tế với nạn thất nghiệp không kiểm chế nổi vẫn là nỗi ám ảnh của nước Pháp. Le Monde chạy tựa trang nhất : « Thất nghiệp : những lý do thất bại của François Hollande ». Xã luận của tờ báo nhấn mạnh sự « xem nhẹ lời hứa » trong chiến dịch tranh cử tổng thống.Le Monde nhận thấy : Tổng thống François Hollande đã thất bại, không thực hiện được lời hứa của mình là đến cuối năm 2013 sẽ làm giảm nạn thất nghiệp. Cuối cùng chỉ số thất nghiệp không những không đảo chiều vào cuối năm 2013 mà số lượng người không công ăn việc làm ở nước Pháp còn tăng thêm.
Từ khi ông Hollande được bầu làm tổng thống, nạn thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng, tuy theo nhịp độ hàng tháng có giảm xuống. Trước ông Hollande, năm 2007 ông Sarkozy cũng đã thiếu cẩn trọng khi đưa ra những hứa hẹn cải thiện tình trạng thất nghiệp rồi cũng không thành công
Đang công du Thổ Nhĩ Kỳ, hôm qua Tổng thống Pháp đã phải thừa nhận thất bại và tiếp tục đưa mọi hứa hẹn vào sáng kiến Thỏa thuận Trách nhiệm, theo đó giảm đóng góp cho giới chủ đổi lại cam kết tạo thêm công ăn việc làm. Nhưng xem ra dư luận báo chí cũng như chính trị Pháp không mấy lạc quan về những nỗ lực của chính phủ có thể ngày một ngày hai lật ngược tình trạng thất nghiệp hiện nay.
Một trong những nỗ lực cải thiện kinh tế của chính phủ được Liberation đặt ra bàn luận đó là : Liệu Pháp có nhập khẩu mô hình của nước Đức ? sau khi một tờ báo Đức tiết lộ thông tin , theo đó ông Peter Hart, cha để của những cải cách gây nhiều tranh cãi về thị trường lao động ở Đức có thể nhận làm « cố vấn » cho ông Francois Hollande. Phủ tổng thống Pháp đã bác bỏ thông tin nhưng thừa nhận ông Hollande và ông Hart có trao đổi với nhau.
Liberation trả lời luôn là không dễ dàng bởi đặc thù xã hội và dân số của hai nước hoàn toàn khác biệt. Tờ báo đặt tiếp vấn đề : Tại sao không xem những gì đang diễn ra ở ở những nước khác trong châu Âu hay thậm chí ở Hoa Kỳ ? Tuy Đức là nước thành công nhất châu Âu về kinh tế trong những năm qua, nhưng giới chuyên gia Pháp vẫn cảm thấy mô hình của người láng giềng bên kia sông Rin không đáng để học tất cả.
Pháp, điểm đến hàng đầu của du lịch thế giới
Trong bầu không khí u ám của kinh tế đình trệ, thất nghiệp gia tăng đã lóe lên một tin vui. Pháp vẫn là điểm đến du lịch hàng đầu thế giới, vượt lên trên Hoa Kỳ, Tây Ban Nha ... Thông tin này được nhật báo kinh tế Les Echos đưa lên trang nhất. « Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, du khách nước ngoài tới Pháp trong năm 2013 tăng 6% , tương ứng với 85 triệu du khách ».Theo Les Echos thì đây là một tin khá phấn khích trong lúc mà năm 2013 số người thất nghiệp Pháp đã đạt kỷ lục và giờ đây nước Pháp có thể trông cậy không ít vào du lịch, một ngành kinh tế chiếm 7% tổng sản phẩm quốc nội.
Ngoài ra theo Les Echos, vị trí thứ ba của Tây Ban Nha về số lượng du khách quốc tế trong năm 2013 cũng là một kỷ lục giúp rất nhiều cho đất nước này trong trong thời điểm khủng hoảng kinh tế trầm trọng hiện nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét