Cảm nghĩ về vận mệnh Giáp Ngọ 2014
Theo phong tục, ngựa được coi là một biểu tượng của năm Giáp Ngọ 2014.
DR
Tạp chí Cộng đồng của RFI tuần này xin chuyển đến quý thính giả những cảm nghĩ của một số nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà hoạt động xã hội từ nhiều nơi trên đất nước Việt Nam vào một thời điểm đặc biệt của năm, khi đông đảo người Việt đều có tâm nguyện hướng về gia đình, lắng tâm trở lại cội nguồn, trở lại những gì sâu xa nhất, để từ đó hướng đến tương lai với những cảm nhận mới, hy vọng mới và sinh lực mới. Mong sao hoặc điều này, hoặc điều khác trong những chia sẻ trước thềm Năm Mới mang lại một điều gì đó bổ ích cùng quý vị.
Tham gia vào tạp chí hôm nay, có tiếng nói của các nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn (từ Sài Gòn), Nguyễn Đắc Xuân (từ Huế), nhà lịch học Lê Thành Lân, nhà văn Võ Thị Hảo và nhà hoạt động xã hội Ngô Thị Hồng Nhung (từ Hà Nội).
Biểu tượng Ngựa « nhanh » - « sang trọng »
và những ám ảnh về thực trạng đất nước
Trong số các biểu tượng động vật liên quan đến thời gian, « ngựa » được coi là một con vật đặc biệt thông minh, khôn ngoan, được con người yêu quý, ngựa mang một ý nghĩa tinh thần phong phú, tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng và tích cực trong đời sống văn hóa Việt Nam. Theo một số quan niệm, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, trung thành, là con vật mang lại may mắn, tài lộc... « Mã đáo thành công » là lời chúc thường được mọi người trao nhau mỗi dịp đầu năm « con ngựa ».
Trước hết, xin mời quý vị nghe một số chia sẻ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về ý nghĩa của năm Giáp Ngọ đối với ông và đối với đất nước.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân : Năm nay là năm con ngựa, phần lớn người ta nói đến con ngựa là nhanh. Về phương diện chung, đất nước Việt Nam của tôi hiện nay người ta quan tâm đến vấn đề kinh tế, tôi hy vọng là năm Giáp Ngọ này kinh tế sẽ tốt hơn, chạy nhanh hơn. Đối với bản thân tôi, tôi lại thấy rằng mình cũng phải chạy đua với « ngựa », do mình bị thúc ép bởi thời gian còn lại của cuộc đời quá ít. Do đó, càng chạy nhanh thì càng có hiệu quả hơn, không còn thì giờ để chậm trễ, để hẹn với ngày mai nữa.
Về không khí chung, con ngựa gần gũi với con người và có vẻ nó sang trọng. Thường là nó xuất hiện ở những nơi sang trọng, đàng hoàng, chứ không phải ở những nơi bẩn thỉu, như con heo, con gà, hay con trâu. Tôi nghĩ rằng, cái văn hóa của Việt Nam « chạy nhanh », nhưng phải « sang trọng ». Mấy năm qua văn hóa Việt Nam cũng có phát triển, nhưng cũng có những biểu hiện đạo đức tầm thường, có thể là đôi khi không xứng đáng với đất nước Việt Nam đổi mới hội nhập như thế này. Đó là cảm tưởng của tôi trong năm Ngọ này.
Nhà văn Võ Thị Hảo đưa ra một cái nhìn khác về triển vọng của năm con Ngựa, dựa trên những đối chiếu với hiện trạng đời sống của xã hội Việt Nam theo cảm nhận của bà.
Nhà văn Võ Thị Hảo : Từ trước đến giờ người ta vẫn quan niệm sinh tuổi Ngọ là… (tốt - ndr). « Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi, tôi nay tủi cực ngậm ngùi tuổi Thân » chẳng hạn. Thông thường, người Việt Nam hy vọng năm ngựa sẽ tốt hơn năm tỵ. Một trong những điều khiến con người có thể sống được là tự an ủi mình. Xung quanh thế giới bất ổn quá, hoang lạnh, quá nhiều điều mà mình không thể thay đổi được. Và con người phải chịu nhiều tai họa, nên người ta cứ muốn một điểm tựa. Điểm tựa đó có thể là vào tín ngưỡng, hoặc tôn giáo, hay là một niềm tin có thể là vu vơ như vậy thôi. Nhưng đây là cái mà con người từ trước đến nay vẫn dựa vào.
Thực ra, với năm ngựa đang tới ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng không hứa hẹn gì nhiều. Chỉ một hai vụ án đưa ra là thấy sự mục ruỗng của ngành ngân hàng, của nền kinh tế Việt Nam, đã bị các cá nhân lạm dụng tới mức khủng khiếp như thế nào. Đến mức mà ngay cả những người hay nói thẳng, những người đã tiên liệu, cũng không thể tiên liệu được. Ác mộng mình cũng không thể nghĩ ra được điều đó. Với cái chết của rất nhiều doanh nghiệp, rất nhiều người thất nghiệp ở Việt Nam bây giờ, nạn nhân của những sự tham lam, sự quản lý lỏng lẻo của ngành ngân hàng, của một nền kinh tế độc quyền, thì bây giờ nền kinh tế chúng ta sẽ hy vọng được vào điều gì ? Không biết bao nhiêu thập kỷ nữa để khắc phục được điều này. Chúng ta có thể hy vọng gì, khi những người nói thật cũng có thể bị bắt vào lúc nào đó ! Tôi mong rằng, nếu có một sự cải cách thực sự, một cải cách thể chế, thay đổi tận gan ruột, thì có thể hy vọng mang lại điều gì đó cho năm ngựa.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn : Chữ Ngọ sự thực không có dính gì đến con ngựa. Cần nói rằng tên của các chi với các hình tượng con vật là không dính với nhau. Trong chữ nho, muốn gọi ngựa, người ta dùng chữ « mã ». Ngọ trong chữ nho là chính giữa đỉnh đầu. Cho nên cửa mà vua tiếp các quan ở triều đình gọi là « Ngọ môn ». Giờ Ngọ là giờ chính giữa trưa, khi mặt trời chiếu xuống không có một cái bóng nào cả. Ngọ chính là lúc ánh sáng chiếu xuống huy hoàng nhất của một ngày. Và trong vòng 12 năm, Ngọ là dấu hiệu ở giữa.
Cái giờ phút linh thiêng nhất, giờ phút quan trọng nhất, gần như có thể nói là giờ phút quang vinh, giờ phút giác ngộ, người ta gọi là « Ngọ ». Thành ra trong tác phẩm Zarathoustra của Nietzche ca tụng cái « Grand Midi » tức là cái « chính Ngọ ». Qua cái đó và với hình tượng đó, tôi chỉ có hy vọng rằng năm Giáp Ngọ, riêng với người Việt chúng ta, có lẽ giác ngộ nhiều hơn về những đau thương, hy sinh, những lầm lạc của ông cha mình, mà sống với nhau tốt lành hơn. Nếu mà nghiên cứu và suy tư thâm sâu thì chuyện đó quan trọng hơn là hình tượng con ngựa, theo tôi là như vậy.
Mặc dù không phải là người ca tụng các khoa bí truyền giải đoán vận mệnh con người, xã hội qua năm tuổi tháng tuổi…, nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn vẫn nhìn nhận ở những truyền thống này nhiều tác động tích cực đối với con người.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn : Lúc trước, tôi là một người rất có thành kiến về chuyện gọi là mê tín, dị đoan như vậy. Cho đến khi tôi đọc được một câu của thi hào Goethe, người Đức. Ông nói một câu mà mình thấy mình phải xét lại thành kiến của mình. Ông ấy nói rằng, « mê tín » là « chất thơ của đời sống ». Vậy thì cái thơ đó có làm cho đời sống đẹp hơn, vui hơn, đáng sống hơn hay không ? Một ví dụ rất đơn giản thôi, nếu trai gái tin rằng có trăng già, có nguyệt lão « xe duyên » và lấy sợi chỉ đỏ cột chân người con trai và con gái với nhau. Nói như thế, mình có thể xếp vào mê tín dị đoan, hoặc không có cơ sở khoa học cũng được, nhưng nếu nói theo ông Goethe, đây là chất thơ của đời sống.
Mà không chỉ là chất thơ mà còn là chất thuốc nữa. Nếu những cặp gái trai, vợ chồng, yêu nhau, lấy nhau rồi đổ vỡ chẳng hạn…, thì lấy cái gì để an ủi cho họ. Nếu họ cho rằng cái đó là duyên số, là số phận, thì họ bớt trách mình, bớt oán thán người khác thì khiến cho họ dễ sống hơn. Còn điều này có khoa học, có thực chứng hơn không, thì lại là một vấn đề khác.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn đặc biệt chú ý đến khía cạnh chất thơ, chất thuốc, nâng đỡ tâm hồn con người, trong những cách lý giải về biểu tượng huyền bí của năm, trong khi đó, nhà văn Võ Thị Hảo hết sức ảm ảnh bởi thực trạng mê tín trầm trọng trong xã hội Việt Nam, mà trong rất nhiều trường hợp có gắn với quan niệm về những chi phối vô hình, những chi phối của « thiên can », « địa chi »..., đặc biệt thông qua các mạng lưới « pháp sư », « thầy bói »…
Nhà văn Võ Thị Hảo : Có một điều rất là buồn, là rất nhiều người Việt Nam bị lợi dụng, bị nô lệ hóa bằng sự mê tín. Con người Việt Nam thờ phụng hay làm một chuyện gì đó không có được một sự minh triết. Tôi không muốn nói tất cả, nhưng chuyện này rất phổ biến. Chẳng hạn như việc thờ cúng lẫn lộn, cây đa cũng thờ, một hòn đất cũng sợ… Người Việt Nam sợ người chết hơn người sống. Từ đây có thể giải thích căn nguyên vì sao Việt Nam lại ở trong tình trạng lạc hậu khốn khổ lâu dài như thế. Mọi người thường nghe những ông thầy phán, rồi mang tiền đặt vào tay tượng Phật, tượng Thần…, kính sợ từ con hươu, con hổ, con mèo, con rắn… Thế thì còn gì nữa ? Con người ở đâu ? Con người quỳ mọp, bị nô lệ, kể cả về vật chất và tinh thần. Đấy là điều thương đau !
Nhà văn Võ Thị Hảo : Tôi thấy năm Ngọ cũng có một số điều hay, theo như tôi tự tìm hiểu. Về mặt tình cảm, về mặt sự nghiệp, thì có thể cũng do thấy không viết thì sẽ ăn năn, nên sẽ cố gắng để hoàn thành một cuốn tiểu thuyết
Năm nay, nếu không cẩn thận, có thể tôi sẽ gặp « họa miệng tiếng ». Mà họa miệng tiếng, thì đối với những người viết thẳng, hoặc là nói thẳng như thẳng như tôi, thì năm nào chẳng có ! Mình cũng không tính chuyện tránh làm gì. Nếu là một người đi đường, thấy một nhà đang bị trộm cướp chẳng hạn, mà lại muốn tránh, thì dù không muốn trực tiếp ra tay bắt cướp, nhưng ít ra anh phải chạy ra gọi những người khác. Nếu anh muốn tránh họa miệng tiếng, thì đương nhiên là cướp hoành hành. Rất tiếc là người Việt Nam, đa phần đều sợ họa miệng tiếng, mà chọn cách im lặng. Tôi thì cũng không phải là dũng cảm gì ! Nhưng mà tôi cũng cố gắng, không tránh họa miệng tiếng ! Đây là đang nói « miệng tiếng lớn », vì sự thật mà có họa miệng tiếng, hoặc là vì quyền lợi của cộng đồng, trong đó đương nhiên có mình.
Vậy cho nên hiểu biết, nhưng phải để mà sợ hãi. Mà hơn nữa, tôi thấy có một điều đúng là tuổi Thân của tôi trong tử vi, trong « bản mệnh » cũng có phán một điều là : Đó là một người luôn luôn đi ngoài khuôn khổ. Hồi bé, tôi thấy mình rất ngoan và rất hiền, mà càng ngày càng bướng hơn, càng ngang hơn, tức là càng ngày càng không tuân theo các khuyên giải của khoa tử vi này. Nhưng chính điều đó cũng tạo nên số phận của mình, và tính cách của mình đã « chọn » số phận (hay tạo số phận – ndr), không kêu ca gì nữa.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn : Năm 2014 là vừa đúng chu kỳ 60 năm với năm Giáp Ngọ 1954, năm đất nước phân đôi bằng vĩ tuyến 17, qua hiệp định Genève. Có lẽ tất cả người Việt Nam cũng mong mỏi là qua một chu kỳ 60 năm như thế, thì Việt Nam mình vượt được một chặng đường gian khổ và có thể mở ra một hành trình tốt đẹp hơn cho tương lai.
Cả thế giới đều biết tác phẩm « 1984 » của George Orwell. Sở dĩ Orwell chọn năm 1984, vì trong thời gian ông làm cảnh sát cho đế quốc Anh ở Miến Điện. Ông ấy gặp được một ông già rất rành về lịch pháp, và được giảng về chu kỳ ba lần 60 năm : 60 năm đầu là Thượng nguyên, 60 năm tiếp theo là Trung nguyên và 60 năm còn lại là Hạ nguyên. Năm 1984 là năm Giáp Tý, năm mở đầu của một chu kỳ 180 năm. Orwell chọn 1984 là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên toàn trị, với cảnh báo rằng đây không phải là một cực lạc quốc, không phải là một thế giới an bình, mà là một thế giới toàn trị. Trong đó, con người bị kiểm soát không chỉ về thân, mà cả về tâm, không chỉ bị kiểm soát bằng cảnh sát, mà tự mình kiểm soát chính mình (tác phẩm khoa học – giả tưởng « 1984 » của Orwell về một xã hội toàn trị tại Anh Quốc, xuất bản năm 1949, dựa trên những thực tế của chế độ toàn trị Xô Viết – ndr).
Có một sự trùng hợp lạ lùng là Giáp Tý là 1984, thì năm đổi mới ở Liên Xô (cũ) là 1985, ở Việt Nam là 1986. Phần nào có một sự trùng hợp với chu kỳ mà ông Orwell đã nhắc tới.
Nhà hoạt động xã hội Ngô Thị Hồng Nhung : Mọi người thường nói năm Ngọ là nhiều tài lộc, đại khái như vậy, thực ra em không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Chỉ có điều là kinh tế Việt Nam năm nay không biết sẽ có tốt lên hơn không ? Vì hiện tại, mọi người xung quanh cuộc sống cũng có nhiều khó khăn, cũng hy vọng cuộc sống sẽ tốt hơn.
Cái việc có năm hạn hay không, thì thường ở nhà bố mẹ có xem, hay vào chùa làm lễ "cầu mát", thì gia đình có làm, nhưng em không để ý. Các bạn em cũng không « tín » lắm, trong việc xem năm hạn hay không, có vấn đề gì không, để đi lễ, đi cầu… Chỉ có điều, khi gặp khó khăn, mọi người hay than thở là, « năm nay năm tuổi gặp nhiều khó khăn ! ». Thế thôi !
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn : Chu kỳ 30 năm có thể nói như chu kỳ một thế hệ. Bởi vì thường người ta lập gia đình, có con cái là cách nhau khoảng hai mươi mấy, ba mươi năm. Hiện giờ ở Việt Nam trong đời sống dân chúng, thường họ gọi nhau cứ 10 năm là một thế hệ. Thí dụ thế hệ 8x, 9x,… (tức thế hệ sinh vào những năm 1980, 1990). Nhắc đến đây tôi nhớ đến nhà triết học Tây Ban Nha đầu thế kỷ XX Ortega y Gasset. Ông ấy chủ trương một thế hệ là tính bằng 15 năm. Tức là người trưởng thành trước 15 năm với người mà trưởng thành sau 15 năm thì phải xếp vào hai đợt sóng khác nhau, và sẽ chi phối đến xã hội và lịch sử một cách khác nhau.
Vậy năm Giáp Ngọ tới sẽ chịu sự chi phối của thế hệ nào ?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn : Chắc chắn sẽ chịu sự chi phối chính của những thế hệ trưởng thành sau 1975, tức là những người không có mắc míu, nợ nần, mặc cảm, không có hãnh tiến về những gì mình đã làm hoặc không làm trong chiến tranh. Còn một thế hệ nữa là những người sinh sau năm 1985 hoặc 1986, tôi nghĩ thế hệ đó là thế hệ « đổi mới » ở Việt Nam, ngay từ khi sinh. Ngay từ khi sinh ra đã hưởng chính sách đổi mới của Việt Nam rồi. Và những người đó nếu xuất hiện ở bên ngoài đất nước, thì cũng không còn bị lệ thuộc lắm về những ràng buộc mắc míu của cha anh trong chính quyền của Việt Nam Cộng hòa, hoặc quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoặc từng đi tù cải tạo, hoặc bị khốn khó trong chuyện vượt biên… Tôi tin là những thế hệ đó mới là những thế hệ trong tương lai có thể chi phối đến lịch sử Việt Nam hơn cả. Những người sinh sau thời gian này (1985-1986) ở trong và ngoài nước dễ đồng cảm hơn là những người thuộc thế hệ tôi, hoặc những người thuộc thế hệ lớn hơn.
Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, loài người đặc biệt là ở Châu Âu, Châu Mỹ, quá tôn sùng cái khoa học có tính « tất định », như khoa học vật lý với đại biểu như Newton trở về trước. Đây là một cái nhìn khoa học có tính bó buộc và có tính tất định và như vậy, nó lột hết tất cả những giá trị tâm linh, những ý nghĩa của cả vũ trụ này, và của cả con người. Cho nên, người bình dân đại chúng không chấp nhận cái bảng giá trị của khoa học như thế. Không chỉ người bình dân thôi, ngay cả các trí thức hàng đầu, như Charles Darwin hay Bertrand Russel. Charles Darwin khi đã hoàn thành được thuyết tiến hóa, thì ông ấy u buồn lắm, vì trước kia ông ấy là một người mộ đạo, tin vào Thánh kinh, tin vào Nhà thờ, khi ra cái đó, ông ấy cảm thấy hoang mang ở chỗ là, ông ấy giải thích được tiến hóa của đời sống, của loài người, nhưng không tìm thấy được cái ý nghĩa, cái giá trị cho chính đời của mình (quan điểm của Charles Darwin về Thiên chúa giáo trong giai đoạn cuối đời từng là đối tượng của nhiều nghiên cứu và tranh luận - ndr). Nếu những người trí tuệ hàng đầu của thế giới mà còn phải hoang mang như vậy, thì việc người bình dân họ bám vào một cái bảng giá trị, hay một ngành học thuật, hoặc kỹ thuật nào đó, để gán cho cuộc đời của bản thân mình, hay cho cả vũ trụ một ý nghĩa, vẫn làm cho cuộc sống vui, đẹp hơn cái lạnh lùng của khoa học, khoa học có tính cách tất định kia. Tôi nghĩ rằng, đó là điều giải thích tại sao, ở những thành phố như Paris, hay Sài Gòn còn hàng trăm ngàn người sống được bằng những nghề bói toán, chẳng hạn. (Người biên tập : Cho đến nay, dường như chưa có nghiên cứu nào đưa ra con số hàng trăm ngàn thầy bói tại Paris. Bên cạnh đó, tình hình cũng rất khác nhau giữa Pháp và Việt Nam trên phương diện vị trí của các môn huyền học. Tại Pháp, các môn huyền học, hay các môn học thần bí, không được công nhận là bộ môn khoa học trong không gian đại học, không gian nghiên cứu khoa học về xã hội, con người. « Affaire Teissier » năm 2001 cho một ví dụ tiêu biểu. Trong khi đó, tại Việt Nam, theo chúng tôi được biết, các môn học thần bí không những hết sức phổ biến trong xã hội dân sự, mà còn xâm nhập, chi phối mạnh mẽ cả các không gian khoa học. Theo một số nhà quan sát, đây rất có thể là một nhân tố cản trở nghiêm trọng sự trưởng thành của các khoa học về xã hội và con người tại Việt Nam trong vòng gần hai thập niên trở lại đây. Ngược lại, chính trạng thái chậm phát triển của các khoa học về xã hội và con người và tình trạng độc đoán về ý thức hệ lại khiến các môn thần bí càng có điều kiện nở rộ).
(…) Trong hơn 7 tỷ con người trên trái đất, cái nào là mẫu số chung. Hiện thời chúng ta đành phải nói rằng cái đó là khoa học thôi. Bởi vì khoa học không lệ thuộc vào một ngôn ngữ, vào một truyền thống, vào một văn hóa của một tộc người nào cả. Và cái sức mạnh của khoa học không phải là cao nhất, nhưng ít ra, tất cả những gì trái với nó sẽ bị đào thải. Dĩ nhiên ngay khoa học cũng có những con đường chấn chỉnh và tiến hóa của nó. (…) Ngay cả những quy luật của các khoa học cứng rắn nhất, có thể cân đong đo đếm như vật lý, bây giờ người ta cũng chỉ gọi là các quy luật thống kê, xác suất, chứ không thể nói rằng nó tất định được.
Nhà lịch học Lê Thành Lân : Người ta có chia ra làm Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên. Mỗi một nguyên có 60 năm, tổng cộng là 180 năm, nhưng chu kỳ này cũng mờ nhạt lắm, không mấy khi người ta nhắc đến. Thời xưa, người ta thường gọi tên năm theo tên hiệu của các vua (điều này có tác dụng để phân biệt giữa các năm cùng tên - ndr). Còn bây giờ dùng dương lịch thì không còn việc này nữa. Từ khi có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay bên Trung Quốc, có Trung Hoa Dân Quốc, thì người ta không nhắc đến niên hiệu nữa.
Tạp chí khép lại với một trầm tư của nhà văn Võ Thị Hảo về sự tuần hoàn, nhưng không hề lặp lại nguyên vẹn mà liên tục đổi mới của vạn vật buộc con người phải suy nghĩ khi đối diện với chính mình, nhất là mỗi khi xuân tới.
Nhà văn Võ Thị Hảo : Có một điều là con người có một sức sống rất mãnh liệt. Đó là bản năng sống được « cài đặt ». Tôi thấy người ta vẫn ra đường, nhiều người vẫn cặm cụi thức khuya dậy sớm, để làm lụng cố gắng kiếm sống một cách lương thiện. Cũng như mặt trời lặn rồi lại mọc, hy vọng vào điều ấy, vào sự kiên cường của con người Việt Nam. Năm tháng là nhịp bước tuần hoàn của thời gian, có điều là cái bước sau có quay trở lại chỗ cũ cũng chẳng bao giờ hoàn toàn giống như bước trước. Mỗi một lần, một mùa, một tháng, một năm qua đi, tôi luôn nghĩ như thế. Tôi chào Tết mới, hay chào tháng mới, năm mới và mùa mới, chào cơn gió thu của năm nay cũng khác với cơn gió của năm ngoái. Và cái điều an ủi là, đến đất trời mà còn khác, đến đất trời mà còn phải tự làm mới mình, thì tại sao con người lại chối từ việc làm mới mình ? Đấy là một ân sủng của « Tạo hóa » ban cho.
Cái việc tự làm mới mình đầu tiên là mỗi người hãy yêu chính mình một chút. Yêu chính mình bằng cách, mình có quyền nói, mình có quyền thể hiện những điều mình nghĩ, mình dám nói lên sự thật ! Phải có cái phản xạ trong tâm hồn của một con người chính trực trước những điều đang xẩy trước mắt mình, không thể thờ ơ. Tôi nghĩ rằng, cái ân sủng của Tạo hóa ban cho con người biết nhìn, biết nghe, biết nghĩ và biết nói : Hãy tận dụng điều đó !
Các bài liên quan
Quý Tỵ 2013, năm rắn đen tiềm ẩn biến động khó lường
Chuyện con Rồng xưa và nay (2012)
Hung cát năm Tân Mão (2011)
Theo các nhà nghiên cứu tử vi, Canh Dần 2010 là năm « thiên khắc địa xung »
Năm Sửu nói chuyện con Trâu (2009)
Tham gia vào tạp chí hôm nay, có tiếng nói của các nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn (từ Sài Gòn), Nguyễn Đắc Xuân (từ Huế), nhà lịch học Lê Thành Lân, nhà văn Võ Thị Hảo và nhà hoạt động xã hội Ngô Thị Hồng Nhung (từ Hà Nội).
và những ám ảnh về thực trạng đất nước
Trong số các biểu tượng động vật liên quan đến thời gian, « ngựa » được coi là một con vật đặc biệt thông minh, khôn ngoan, được con người yêu quý, ngựa mang một ý nghĩa tinh thần phong phú, tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng và tích cực trong đời sống văn hóa Việt Nam. Theo một số quan niệm, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, trung thành, là con vật mang lại may mắn, tài lộc... « Mã đáo thành công » là lời chúc thường được mọi người trao nhau mỗi dịp đầu năm « con ngựa ».
Trước hết, xin mời quý vị nghe một số chia sẻ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về ý nghĩa của năm Giáp Ngọ đối với ông và đối với đất nước.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân : Năm nay là năm con ngựa, phần lớn người ta nói đến con ngựa là nhanh. Về phương diện chung, đất nước Việt Nam của tôi hiện nay người ta quan tâm đến vấn đề kinh tế, tôi hy vọng là năm Giáp Ngọ này kinh tế sẽ tốt hơn, chạy nhanh hơn. Đối với bản thân tôi, tôi lại thấy rằng mình cũng phải chạy đua với « ngựa », do mình bị thúc ép bởi thời gian còn lại của cuộc đời quá ít. Do đó, càng chạy nhanh thì càng có hiệu quả hơn, không còn thì giờ để chậm trễ, để hẹn với ngày mai nữa.
Về không khí chung, con ngựa gần gũi với con người và có vẻ nó sang trọng. Thường là nó xuất hiện ở những nơi sang trọng, đàng hoàng, chứ không phải ở những nơi bẩn thỉu, như con heo, con gà, hay con trâu. Tôi nghĩ rằng, cái văn hóa của Việt Nam « chạy nhanh », nhưng phải « sang trọng ». Mấy năm qua văn hóa Việt Nam cũng có phát triển, nhưng cũng có những biểu hiện đạo đức tầm thường, có thể là đôi khi không xứng đáng với đất nước Việt Nam đổi mới hội nhập như thế này. Đó là cảm tưởng của tôi trong năm Ngọ này.
Nhà văn Võ Thị Hảo đưa ra một cái nhìn khác về triển vọng của năm con Ngựa, dựa trên những đối chiếu với hiện trạng đời sống của xã hội Việt Nam theo cảm nhận của bà.
Nhà văn Võ Thị Hảo : Từ trước đến giờ người ta vẫn quan niệm sinh tuổi Ngọ là… (tốt - ndr). « Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi, tôi nay tủi cực ngậm ngùi tuổi Thân » chẳng hạn. Thông thường, người Việt Nam hy vọng năm ngựa sẽ tốt hơn năm tỵ. Một trong những điều khiến con người có thể sống được là tự an ủi mình. Xung quanh thế giới bất ổn quá, hoang lạnh, quá nhiều điều mà mình không thể thay đổi được. Và con người phải chịu nhiều tai họa, nên người ta cứ muốn một điểm tựa. Điểm tựa đó có thể là vào tín ngưỡng, hoặc tôn giáo, hay là một niềm tin có thể là vu vơ như vậy thôi. Nhưng đây là cái mà con người từ trước đến nay vẫn dựa vào.
Thực ra, với năm ngựa đang tới ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng không hứa hẹn gì nhiều. Chỉ một hai vụ án đưa ra là thấy sự mục ruỗng của ngành ngân hàng, của nền kinh tế Việt Nam, đã bị các cá nhân lạm dụng tới mức khủng khiếp như thế nào. Đến mức mà ngay cả những người hay nói thẳng, những người đã tiên liệu, cũng không thể tiên liệu được. Ác mộng mình cũng không thể nghĩ ra được điều đó. Với cái chết của rất nhiều doanh nghiệp, rất nhiều người thất nghiệp ở Việt Nam bây giờ, nạn nhân của những sự tham lam, sự quản lý lỏng lẻo của ngành ngân hàng, của một nền kinh tế độc quyền, thì bây giờ nền kinh tế chúng ta sẽ hy vọng được vào điều gì ? Không biết bao nhiêu thập kỷ nữa để khắc phục được điều này. Chúng ta có thể hy vọng gì, khi những người nói thật cũng có thể bị bắt vào lúc nào đó ! Tôi mong rằng, nếu có một sự cải cách thực sự, một cải cách thể chế, thay đổi tận gan ruột, thì có thể hy vọng mang lại điều gì đó cho năm ngựa.
« Ngọ » : cơ hội cho giác ngộ, và « chất thơ » của mê tín
Năm Giáp Ngọ không nên chỉ được nhìn là năm con Ngựa. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn nhấn mạnh đến một tính chất khác của biểu tượng Ngọ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn : Chữ Ngọ sự thực không có dính gì đến con ngựa. Cần nói rằng tên của các chi với các hình tượng con vật là không dính với nhau. Trong chữ nho, muốn gọi ngựa, người ta dùng chữ « mã ». Ngọ trong chữ nho là chính giữa đỉnh đầu. Cho nên cửa mà vua tiếp các quan ở triều đình gọi là « Ngọ môn ». Giờ Ngọ là giờ chính giữa trưa, khi mặt trời chiếu xuống không có một cái bóng nào cả. Ngọ chính là lúc ánh sáng chiếu xuống huy hoàng nhất của một ngày. Và trong vòng 12 năm, Ngọ là dấu hiệu ở giữa.
Cái giờ phút linh thiêng nhất, giờ phút quan trọng nhất, gần như có thể nói là giờ phút quang vinh, giờ phút giác ngộ, người ta gọi là « Ngọ ». Thành ra trong tác phẩm Zarathoustra của Nietzche ca tụng cái « Grand Midi » tức là cái « chính Ngọ ». Qua cái đó và với hình tượng đó, tôi chỉ có hy vọng rằng năm Giáp Ngọ, riêng với người Việt chúng ta, có lẽ giác ngộ nhiều hơn về những đau thương, hy sinh, những lầm lạc của ông cha mình, mà sống với nhau tốt lành hơn. Nếu mà nghiên cứu và suy tư thâm sâu thì chuyện đó quan trọng hơn là hình tượng con ngựa, theo tôi là như vậy.
Mặc dù không phải là người ca tụng các khoa bí truyền giải đoán vận mệnh con người, xã hội qua năm tuổi tháng tuổi…, nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn vẫn nhìn nhận ở những truyền thống này nhiều tác động tích cực đối với con người.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn : Lúc trước, tôi là một người rất có thành kiến về chuyện gọi là mê tín, dị đoan như vậy. Cho đến khi tôi đọc được một câu của thi hào Goethe, người Đức. Ông nói một câu mà mình thấy mình phải xét lại thành kiến của mình. Ông ấy nói rằng, « mê tín » là « chất thơ của đời sống ». Vậy thì cái thơ đó có làm cho đời sống đẹp hơn, vui hơn, đáng sống hơn hay không ? Một ví dụ rất đơn giản thôi, nếu trai gái tin rằng có trăng già, có nguyệt lão « xe duyên » và lấy sợi chỉ đỏ cột chân người con trai và con gái với nhau. Nói như thế, mình có thể xếp vào mê tín dị đoan, hoặc không có cơ sở khoa học cũng được, nhưng nếu nói theo ông Goethe, đây là chất thơ của đời sống.
Mà không chỉ là chất thơ mà còn là chất thuốc nữa. Nếu những cặp gái trai, vợ chồng, yêu nhau, lấy nhau rồi đổ vỡ chẳng hạn…, thì lấy cái gì để an ủi cho họ. Nếu họ cho rằng cái đó là duyên số, là số phận, thì họ bớt trách mình, bớt oán thán người khác thì khiến cho họ dễ sống hơn. Còn điều này có khoa học, có thực chứng hơn không, thì lại là một vấn đề khác.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn đặc biệt chú ý đến khía cạnh chất thơ, chất thuốc, nâng đỡ tâm hồn con người, trong những cách lý giải về biểu tượng huyền bí của năm, trong khi đó, nhà văn Võ Thị Hảo hết sức ảm ảnh bởi thực trạng mê tín trầm trọng trong xã hội Việt Nam, mà trong rất nhiều trường hợp có gắn với quan niệm về những chi phối vô hình, những chi phối của « thiên can », « địa chi »..., đặc biệt thông qua các mạng lưới « pháp sư », « thầy bói »…
Nhà văn Võ Thị Hảo : Có một điều rất là buồn, là rất nhiều người Việt Nam bị lợi dụng, bị nô lệ hóa bằng sự mê tín. Con người Việt Nam thờ phụng hay làm một chuyện gì đó không có được một sự minh triết. Tôi không muốn nói tất cả, nhưng chuyện này rất phổ biến. Chẳng hạn như việc thờ cúng lẫn lộn, cây đa cũng thờ, một hòn đất cũng sợ… Người Việt Nam sợ người chết hơn người sống. Từ đây có thể giải thích căn nguyên vì sao Việt Nam lại ở trong tình trạng lạc hậu khốn khổ lâu dài như thế. Mọi người thường nghe những ông thầy phán, rồi mang tiền đặt vào tay tượng Phật, tượng Thần…, kính sợ từ con hươu, con hổ, con mèo, con rắn… Thế thì còn gì nữa ? Con người ở đâu ? Con người quỳ mọp, bị nô lệ, kể cả về vật chất và tinh thần. Đấy là điều thương đau !
« Năm Ngọ » với người « tuổi Thân » : Hiểu tử vi để vượt tử vi
Là người quan tâm đến tử vi để suy ngẫm về bản thân, nhà văn Võ Thị Hảo, người sinh vào tuổi Thân chia sẻ một số suy nghĩ của bà về những mặt hay, mặt dở của người tuổi Thân trong năm Ngọ. Nhà văn Võ Thị Hảo nhấn mạnh đến ý hướng vượt thoát những quy định của số phận, một khi con người thức nhận được bản tính sâu xa của chính mình.Nhà văn Võ Thị Hảo : Tôi thấy năm Ngọ cũng có một số điều hay, theo như tôi tự tìm hiểu. Về mặt tình cảm, về mặt sự nghiệp, thì có thể cũng do thấy không viết thì sẽ ăn năn, nên sẽ cố gắng để hoàn thành một cuốn tiểu thuyết
Năm nay, nếu không cẩn thận, có thể tôi sẽ gặp « họa miệng tiếng ». Mà họa miệng tiếng, thì đối với những người viết thẳng, hoặc là nói thẳng như thẳng như tôi, thì năm nào chẳng có ! Mình cũng không tính chuyện tránh làm gì. Nếu là một người đi đường, thấy một nhà đang bị trộm cướp chẳng hạn, mà lại muốn tránh, thì dù không muốn trực tiếp ra tay bắt cướp, nhưng ít ra anh phải chạy ra gọi những người khác. Nếu anh muốn tránh họa miệng tiếng, thì đương nhiên là cướp hoành hành. Rất tiếc là người Việt Nam, đa phần đều sợ họa miệng tiếng, mà chọn cách im lặng. Tôi thì cũng không phải là dũng cảm gì ! Nhưng mà tôi cũng cố gắng, không tránh họa miệng tiếng ! Đây là đang nói « miệng tiếng lớn », vì sự thật mà có họa miệng tiếng, hoặc là vì quyền lợi của cộng đồng, trong đó đương nhiên có mình.
Vậy cho nên hiểu biết, nhưng phải để mà sợ hãi. Mà hơn nữa, tôi thấy có một điều đúng là tuổi Thân của tôi trong tử vi, trong « bản mệnh » cũng có phán một điều là : Đó là một người luôn luôn đi ngoài khuôn khổ. Hồi bé, tôi thấy mình rất ngoan và rất hiền, mà càng ngày càng bướng hơn, càng ngang hơn, tức là càng ngày càng không tuân theo các khuyên giải của khoa tử vi này. Nhưng chính điều đó cũng tạo nên số phận của mình, và tính cách của mình đã « chọn » số phận (hay tạo số phận – ndr), không kêu ca gì nữa.
Giáp Ngọ 1954 - Giáp Tý 1984 – Giáp Ngọ 2014 :
Hy vọng mơ hồ vào một tiến triển tuần hoàn của xã hội
Với chu kỳ 10 năm lặp lại một lần, hay 60 năm lặp lại một lần… của lịch pháp truyền thống, chứa đựng nhiều điều bí ẩn, phảng phất đâu đó một niềm hoài vọng rằng những « bước đi của thời gian » có thể sẽ được lặp lại cùng với những đổi thay lớn lao, như chia sẻ dưới đây của nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn :Hy vọng mơ hồ vào một tiến triển tuần hoàn của xã hội
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn : Năm 2014 là vừa đúng chu kỳ 60 năm với năm Giáp Ngọ 1954, năm đất nước phân đôi bằng vĩ tuyến 17, qua hiệp định Genève. Có lẽ tất cả người Việt Nam cũng mong mỏi là qua một chu kỳ 60 năm như thế, thì Việt Nam mình vượt được một chặng đường gian khổ và có thể mở ra một hành trình tốt đẹp hơn cho tương lai.
Cả thế giới đều biết tác phẩm « 1984 » của George Orwell. Sở dĩ Orwell chọn năm 1984, vì trong thời gian ông làm cảnh sát cho đế quốc Anh ở Miến Điện. Ông ấy gặp được một ông già rất rành về lịch pháp, và được giảng về chu kỳ ba lần 60 năm : 60 năm đầu là Thượng nguyên, 60 năm tiếp theo là Trung nguyên và 60 năm còn lại là Hạ nguyên. Năm 1984 là năm Giáp Tý, năm mở đầu của một chu kỳ 180 năm. Orwell chọn 1984 là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên toàn trị, với cảnh báo rằng đây không phải là một cực lạc quốc, không phải là một thế giới an bình, mà là một thế giới toàn trị. Trong đó, con người bị kiểm soát không chỉ về thân, mà cả về tâm, không chỉ bị kiểm soát bằng cảnh sát, mà tự mình kiểm soát chính mình (tác phẩm khoa học – giả tưởng « 1984 » của Orwell về một xã hội toàn trị tại Anh Quốc, xuất bản năm 1949, dựa trên những thực tế của chế độ toàn trị Xô Viết – ndr).
Có một sự trùng hợp lạ lùng là Giáp Tý là 1984, thì năm đổi mới ở Liên Xô (cũ) là 1985, ở Việt Nam là 1986. Phần nào có một sự trùng hợp với chu kỳ mà ông Orwell đã nhắc tới.
Nhiều người trẻ không quan tâm đến năm tuổi
Thật ra trong xã hội Việt Nam, không phải ai cũng sẵn lòng tin vào một vận mệnh của cá nhân hay xã hội, được quy định dựa theo các dấu hiệu trong vòng luân chuyển của 12 con giáp, hay theo hệ thống lục thập hoa giáp. Sau đây, là cảm nhận của chị Ngô Thị Hồng Nhung, người phụ trách một mạng lưới hoạt động từ thiện có trụ sở tại Hà Nội.Nhà hoạt động xã hội Ngô Thị Hồng Nhung : Mọi người thường nói năm Ngọ là nhiều tài lộc, đại khái như vậy, thực ra em không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Chỉ có điều là kinh tế Việt Nam năm nay không biết sẽ có tốt lên hơn không ? Vì hiện tại, mọi người xung quanh cuộc sống cũng có nhiều khó khăn, cũng hy vọng cuộc sống sẽ tốt hơn.
Cái việc có năm hạn hay không, thì thường ở nhà bố mẹ có xem, hay vào chùa làm lễ "cầu mát", thì gia đình có làm, nhưng em không để ý. Các bạn em cũng không « tín » lắm, trong việc xem năm hạn hay không, có vấn đề gì không, để đi lễ, đi cầu… Chỉ có điều, khi gặp khó khăn, mọi người hay than thở là, « năm nay năm tuổi gặp nhiều khó khăn ! ». Thế thôi !
Thế hệ sau 75 chi phối năm Giáp Ngọ
Từ thế giới biểu tượng kỳ ảo, mang chất thơ và khó kiểm chứng, nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn giới thiệu một góc nhìn khác hẳn về ý nghĩa của bước đi thời gian, khi những quan niệm cổ truyền về sự nối tiếp thế hệ được đem ra so sánh với những quan niệm đương đại về thế hệ, mà sự chuyển giao/thay thế, diễn ra với tốc độ ngày một nhanh chóng. Tốc độ của « mã đáo » Giáp Ngọ 60 năm về trước có thể khác hẳn với tốc độ của năm Giáp Ngọ 2014 sắp đến.Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn : Chu kỳ 30 năm có thể nói như chu kỳ một thế hệ. Bởi vì thường người ta lập gia đình, có con cái là cách nhau khoảng hai mươi mấy, ba mươi năm. Hiện giờ ở Việt Nam trong đời sống dân chúng, thường họ gọi nhau cứ 10 năm là một thế hệ. Thí dụ thế hệ 8x, 9x,… (tức thế hệ sinh vào những năm 1980, 1990). Nhắc đến đây tôi nhớ đến nhà triết học Tây Ban Nha đầu thế kỷ XX Ortega y Gasset. Ông ấy chủ trương một thế hệ là tính bằng 15 năm. Tức là người trưởng thành trước 15 năm với người mà trưởng thành sau 15 năm thì phải xếp vào hai đợt sóng khác nhau, và sẽ chi phối đến xã hội và lịch sử một cách khác nhau.
Vậy năm Giáp Ngọ tới sẽ chịu sự chi phối của thế hệ nào ?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn : Chắc chắn sẽ chịu sự chi phối chính của những thế hệ trưởng thành sau 1975, tức là những người không có mắc míu, nợ nần, mặc cảm, không có hãnh tiến về những gì mình đã làm hoặc không làm trong chiến tranh. Còn một thế hệ nữa là những người sinh sau năm 1985 hoặc 1986, tôi nghĩ thế hệ đó là thế hệ « đổi mới » ở Việt Nam, ngay từ khi sinh. Ngay từ khi sinh ra đã hưởng chính sách đổi mới của Việt Nam rồi. Và những người đó nếu xuất hiện ở bên ngoài đất nước, thì cũng không còn bị lệ thuộc lắm về những ràng buộc mắc míu của cha anh trong chính quyền của Việt Nam Cộng hòa, hoặc quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoặc từng đi tù cải tạo, hoặc bị khốn khó trong chuyện vượt biên… Tôi tin là những thế hệ đó mới là những thế hệ trong tương lai có thể chi phối đến lịch sử Việt Nam hơn cả. Những người sinh sau thời gian này (1985-1986) ở trong và ngoài nước dễ đồng cảm hơn là những người thuộc thế hệ tôi, hoặc những người thuộc thế hệ lớn hơn.
Đâu là mẫu số chung cho loài người ?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn : Tôi không phải là người tin theo những ngành (huyền học) đó, dù rằng tôi không bài bác. Tôi nghĩ đến cái căn bản chung cho cả loài người. Còn tất cả những phép thuật kia, những phép bí truyền kia, thường chỉ nằm ở một tộc người, hoặc một nhóm nhỏ và cái đó không thể là mẫu số chung của loài người được.Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, loài người đặc biệt là ở Châu Âu, Châu Mỹ, quá tôn sùng cái khoa học có tính « tất định », như khoa học vật lý với đại biểu như Newton trở về trước. Đây là một cái nhìn khoa học có tính bó buộc và có tính tất định và như vậy, nó lột hết tất cả những giá trị tâm linh, những ý nghĩa của cả vũ trụ này, và của cả con người. Cho nên, người bình dân đại chúng không chấp nhận cái bảng giá trị của khoa học như thế. Không chỉ người bình dân thôi, ngay cả các trí thức hàng đầu, như Charles Darwin hay Bertrand Russel. Charles Darwin khi đã hoàn thành được thuyết tiến hóa, thì ông ấy u buồn lắm, vì trước kia ông ấy là một người mộ đạo, tin vào Thánh kinh, tin vào Nhà thờ, khi ra cái đó, ông ấy cảm thấy hoang mang ở chỗ là, ông ấy giải thích được tiến hóa của đời sống, của loài người, nhưng không tìm thấy được cái ý nghĩa, cái giá trị cho chính đời của mình (quan điểm của Charles Darwin về Thiên chúa giáo trong giai đoạn cuối đời từng là đối tượng của nhiều nghiên cứu và tranh luận - ndr). Nếu những người trí tuệ hàng đầu của thế giới mà còn phải hoang mang như vậy, thì việc người bình dân họ bám vào một cái bảng giá trị, hay một ngành học thuật, hoặc kỹ thuật nào đó, để gán cho cuộc đời của bản thân mình, hay cho cả vũ trụ một ý nghĩa, vẫn làm cho cuộc sống vui, đẹp hơn cái lạnh lùng của khoa học, khoa học có tính cách tất định kia. Tôi nghĩ rằng, đó là điều giải thích tại sao, ở những thành phố như Paris, hay Sài Gòn còn hàng trăm ngàn người sống được bằng những nghề bói toán, chẳng hạn. (Người biên tập : Cho đến nay, dường như chưa có nghiên cứu nào đưa ra con số hàng trăm ngàn thầy bói tại Paris. Bên cạnh đó, tình hình cũng rất khác nhau giữa Pháp và Việt Nam trên phương diện vị trí của các môn huyền học. Tại Pháp, các môn huyền học, hay các môn học thần bí, không được công nhận là bộ môn khoa học trong không gian đại học, không gian nghiên cứu khoa học về xã hội, con người. « Affaire Teissier » năm 2001 cho một ví dụ tiêu biểu. Trong khi đó, tại Việt Nam, theo chúng tôi được biết, các môn học thần bí không những hết sức phổ biến trong xã hội dân sự, mà còn xâm nhập, chi phối mạnh mẽ cả các không gian khoa học. Theo một số nhà quan sát, đây rất có thể là một nhân tố cản trở nghiêm trọng sự trưởng thành của các khoa học về xã hội và con người tại Việt Nam trong vòng gần hai thập niên trở lại đây. Ngược lại, chính trạng thái chậm phát triển của các khoa học về xã hội và con người và tình trạng độc đoán về ý thức hệ lại khiến các môn thần bí càng có điều kiện nở rộ).
(…) Trong hơn 7 tỷ con người trên trái đất, cái nào là mẫu số chung. Hiện thời chúng ta đành phải nói rằng cái đó là khoa học thôi. Bởi vì khoa học không lệ thuộc vào một ngôn ngữ, vào một truyền thống, vào một văn hóa của một tộc người nào cả. Và cái sức mạnh của khoa học không phải là cao nhất, nhưng ít ra, tất cả những gì trái với nó sẽ bị đào thải. Dĩ nhiên ngay khoa học cũng có những con đường chấn chỉnh và tiến hóa của nó. (…) Ngay cả những quy luật của các khoa học cứng rắn nhất, có thể cân đong đo đếm như vật lý, bây giờ người ta cũng chỉ gọi là các quy luật thống kê, xác suất, chứ không thể nói rằng nó tất định được.
Tâm hồn chính trực trước sự đổi mới liên tục của đất trời
Dù sao, lịch pháp cổ truyền với chu kỳ 12 con giáp hay lục thập hoa giáp, về nguyên tắc, chỉ có thể cho phép mô tả sự quay vòng của thời gian, chứ không có phương tiện để thể hiện được « dòng vận động tuyến tính » của thời gian, một đi không trở lại, như giáo sư Lê Thành Lân cho biết :Nhà lịch học Lê Thành Lân : Người ta có chia ra làm Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên. Mỗi một nguyên có 60 năm, tổng cộng là 180 năm, nhưng chu kỳ này cũng mờ nhạt lắm, không mấy khi người ta nhắc đến. Thời xưa, người ta thường gọi tên năm theo tên hiệu của các vua (điều này có tác dụng để phân biệt giữa các năm cùng tên - ndr). Còn bây giờ dùng dương lịch thì không còn việc này nữa. Từ khi có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay bên Trung Quốc, có Trung Hoa Dân Quốc, thì người ta không nhắc đến niên hiệu nữa.
Tạp chí khép lại với một trầm tư của nhà văn Võ Thị Hảo về sự tuần hoàn, nhưng không hề lặp lại nguyên vẹn mà liên tục đổi mới của vạn vật buộc con người phải suy nghĩ khi đối diện với chính mình, nhất là mỗi khi xuân tới.
Nhà văn Võ Thị Hảo : Có một điều là con người có một sức sống rất mãnh liệt. Đó là bản năng sống được « cài đặt ». Tôi thấy người ta vẫn ra đường, nhiều người vẫn cặm cụi thức khuya dậy sớm, để làm lụng cố gắng kiếm sống một cách lương thiện. Cũng như mặt trời lặn rồi lại mọc, hy vọng vào điều ấy, vào sự kiên cường của con người Việt Nam. Năm tháng là nhịp bước tuần hoàn của thời gian, có điều là cái bước sau có quay trở lại chỗ cũ cũng chẳng bao giờ hoàn toàn giống như bước trước. Mỗi một lần, một mùa, một tháng, một năm qua đi, tôi luôn nghĩ như thế. Tôi chào Tết mới, hay chào tháng mới, năm mới và mùa mới, chào cơn gió thu của năm nay cũng khác với cơn gió của năm ngoái. Và cái điều an ủi là, đến đất trời mà còn khác, đến đất trời mà còn phải tự làm mới mình, thì tại sao con người lại chối từ việc làm mới mình ? Đấy là một ân sủng của « Tạo hóa » ban cho.
Cái việc tự làm mới mình đầu tiên là mỗi người hãy yêu chính mình một chút. Yêu chính mình bằng cách, mình có quyền nói, mình có quyền thể hiện những điều mình nghĩ, mình dám nói lên sự thật ! Phải có cái phản xạ trong tâm hồn của một con người chính trực trước những điều đang xẩy trước mắt mình, không thể thờ ơ. Tôi nghĩ rằng, cái ân sủng của Tạo hóa ban cho con người biết nhìn, biết nghe, biết nghĩ và biết nói : Hãy tận dụng điều đó !
Các bài liên quan
Quý Tỵ 2013, năm rắn đen tiềm ẩn biến động khó lường
Chuyện con Rồng xưa và nay (2012)
Hung cát năm Tân Mão (2011)
Theo các nhà nghiên cứu tử vi, Canh Dần 2010 là năm « thiên khắc địa xung »
Năm Sửu nói chuyện con Trâu (2009)
Nhận xét
Đăng nhận xét