Tổng thư ký LHQ lên án hận thù nhân Ngày Tưởng niệm Diệt chủng Do Thái
27.01.2014
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi cảnh giác không lơi trước sự cuồng tín, cực đoan, và phân biệt đối xử khi LHQ đánh dấu Ngày Tưởng niệm Diệt chủng Do Thái.
Ông Ban hôm thứ Hai nhắc lại chuyến thăm của ông đến trại tập trung Auschwitz - trại tử thần của Đức Quốc Xã ở Ba Lan được Hồng quân Liên Xô giải phóng 69 năm trước. Ông nhớ lại đã nhìn thấy điều mà ông gọi là "tàn tích kinh hoàng của bộ máy diệt chủng," và cảnh tượng cuộc sống hàng ngày của người Do Thái Đông Âu bị Đức Quốc xã xóa sổ.
Trưởng phụ trách Nhân quyền LHQ Navi Pillay nói những người bác bỏ nạn Diệt chủng Do Thái hay có tư tưởng bài Do Thái nên đến Auschwitz để trải nghiệm điều mà bà mô tả là "ghê rợn và khiến con người cảm thấy hèn mọn."
Tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Barack Obama cho biết sự cuồng tín và hận thù dưới mọi hình thức cần phải được giải quyết. Ông tái khẳng định cam kết của Mỹ không chỉ làm chứng mà còn hành động.
Các nhà sử học nói Đức Quốc xã đã sát hại sáu triệu người Do Thái và những người khác, bao gồm Di-gan, người đồng tính, người tàn tật và và người chống đối chế độ Hitler trong Thế chiến II.
Ông Ban hôm thứ Hai nhắc lại chuyến thăm của ông đến trại tập trung Auschwitz - trại tử thần của Đức Quốc Xã ở Ba Lan được Hồng quân Liên Xô giải phóng 69 năm trước. Ông nhớ lại đã nhìn thấy điều mà ông gọi là "tàn tích kinh hoàng của bộ máy diệt chủng," và cảnh tượng cuộc sống hàng ngày của người Do Thái Đông Âu bị Đức Quốc xã xóa sổ.
Trưởng phụ trách Nhân quyền LHQ Navi Pillay nói những người bác bỏ nạn Diệt chủng Do Thái hay có tư tưởng bài Do Thái nên đến Auschwitz để trải nghiệm điều mà bà mô tả là "ghê rợn và khiến con người cảm thấy hèn mọn."
Tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Barack Obama cho biết sự cuồng tín và hận thù dưới mọi hình thức cần phải được giải quyết. Ông tái khẳng định cam kết của Mỹ không chỉ làm chứng mà còn hành động.
Các nhà sử học nói Đức Quốc xã đã sát hại sáu triệu người Do Thái và những người khác, bao gồm Di-gan, người đồng tính, người tàn tật và và người chống đối chế độ Hitler trong Thế chiến II.
Nhận xét
Đăng nhận xét