Ấn Độ, Nhật Bản tăng cường quan hệ để đối phó với Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) nhìn các chiến đấu cơ của Ấn Độ bay biểu diễn trong buổi lễ mừng Ngày Cộng hòa của Ấn Độ. Ông là vị khách chính Ấn Độ mời đến thăm hôm 26/1/14
27.01.2014
Hai vị thủ tướng của Nhật Bản và Ấn Độ đã bày tỏ quyết tâm tăng cường các mối quan hệ chính trị và chiến lược. Từ New Dehli, nơi nhà lãnh đạo Nhật đang đến thăm, thông tín viên Anjana Parischa của đài VOA tường thuật rằng quan hệ giữa hai nước đang được tăng cường để đối phó với những hành động của Trung Quốc trong vùng Đông Á mà một số người cho là hung hãn.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã xem một màn trình diễn về sức mạnh quân sự và sự đa dạng văn hóa của Ấn Độ tại buổi lễ mừng Ngày Cộng hòa ở New Dehli hôm Chủ nhật.
Một ngày trước đó, hai nước đã cam kết tăng cường quan hệ sau khi ông Abe nhóm họp với các nhà lãnh đạo Ấn Độ. Vị thủ tướng của Nhật nói rằng quan hệ Nhật-Ấn có “tiềm năng to lớn nhất của bất kỳ mối quan hệ song phương nào trên thế giới."
Ông Abe nói rằng hai nước đã đồng ý tăng cường hợp tác về an ninh hải dương thông qua đối thoại và các chuyến viếng thăm và ông dự kiến sự hợp tác an ninh và chính trị sẽ được tăng cường thêm nữa.
Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành những cuộc thao dượt hải quân chung từ năm 2012.
Cam kết tăng cường hợp tác giữa Tokyo và New Dehli được loan báo trong lúc Nhật Bản và Trung Quốc đang có vụ tranh chấp gay gắt về chủ quyền của một quần đảo ở Biển Đông Trung Hoa và trong lúc nhiều người cảm thấy lo ngại về việc Bắc Kinh muốn khống chế những tuyến đường hàng hải tối quan trọng của thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho một nhật báo Ấn Độ, Thủ tướng Abe nói rằng môi trường an ninh của khu vực Á châu Thái bình dương đang “mỗi ngày một trở nên nghiêm trọng hơn.”
Ấn Độ, là nước có vụ tranh chấp biên giới lâu đời với Trung Quốc, cũng cảm thấy lo ngại đối với Bắc Kinh và ảnh hưởng mỗi lúc một nhiều của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ dương.
Ông Bharat Karnad, một nhà phân tích chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Dehli, cho rằng sự kết hợp giữa Ấn Độ và Nhật Bản được thúc đẩy bởi nhu cầu chung là đối phó với Trung Quốc. Ông nói:
"Có một yếu tố hiển nhiên là thái độ hung hăng của Trung Quốc, như vùng nhận dạng phòng không mà họ tuyên bố ở Biển Đông Trung Hoa và những hành động của họ ở Biển Nam Trung Hoa. Một yếu tố khác là sự bất bình của Ấn Độ ở mặt trận Hy Mã Lạp Sơn, về việc Trung Quốc đang gặm nhấm lãnh thổ của Ấn Độ ở vùng biên giới. Đó là mối quan tâm chung, và vì vậy cho nên, chúng ta cần phải có một sự giàn xếp an ninh có tính chất hữu cơ ở Á châu. Điều này có nghĩa là những nước có chung quan điểm ngồi lại với nhau để tìm kiếm những phương thức hợp tác nhằm hạn chế những lựa chọn chiến lược, những lựa chọn quân sự của Trung Quốc."
Ông Karnad nói thêm rằng mối quan hệ chiến lược này được xây dựng trên nền tảng của sự tăng cường hợp tác kinh tế và Nhật Bản đang sẵn sàng “sử dụng túi tiền của mình.”
Thủ tướng Abe đã loan báo một khoản tín dụng 2 tỉ đô la cho dự án nới rộng hệ thống xe lửa điện ở New Dehli và hứa đầu tư thêm vào các dự án cơ sở hạ tầng mà Ấn Độ đang cần.
Hai nước đang điều đình để Nhật Bản bán cho Ấn Độ máy bay ShinaMaywa US-2, một loại máy bay tiên tiến dùng cho việc tìm kiếm và cứu nạn, và để hai nước cùng nhau sản xuất loại máy bay này.
Các giới chức cũng cho biết cuộc điều đình để ký kết một hiệp định hạt nhân dân dụng đã đạt được nhiều tiến bộ, dọn đường cho Tokyo đầu tư vào ngành điện hạt nhân của Ấn Độ.
Sau cuộc họp với ông Abe, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói rằng Nhật Bản là trọng tâm của chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và là một đồng minh kinh tế then chốt. Ông nhận định:
"Dựa trên nền tảng của những giá trị và những quyền lợi chung, mối quan hệ hợp tác giữa một nước Nhật Bản hùng mạnh và đang chấn hưng kinh tế với một nước Ấn Độ đang chuyển mình và lớn mạnh một cách nhanh chóng có thể là một sức mạnh hữu hiệu để mang lại những điều tốt đẹp cho khu vực Đông Á."
Cuộc thảo luận của ông Abe ở New Dehli diễn ra sau một loạt những chuyến viếng thăm cấp cao. Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu đã đến thăm Ấn Độ hồi tháng trước và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã đến New Dehli hồi đầu tháng này.
Nhật Bản và Ấn Độ là hai nền kinh tế lớn hàng thứ nhì và thứ ba ở Á châu, sau Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã xem một màn trình diễn về sức mạnh quân sự và sự đa dạng văn hóa của Ấn Độ tại buổi lễ mừng Ngày Cộng hòa ở New Dehli hôm Chủ nhật.
Một ngày trước đó, hai nước đã cam kết tăng cường quan hệ sau khi ông Abe nhóm họp với các nhà lãnh đạo Ấn Độ. Vị thủ tướng của Nhật nói rằng quan hệ Nhật-Ấn có “tiềm năng to lớn nhất của bất kỳ mối quan hệ song phương nào trên thế giới."
Ông Abe nói rằng hai nước đã đồng ý tăng cường hợp tác về an ninh hải dương thông qua đối thoại và các chuyến viếng thăm và ông dự kiến sự hợp tác an ninh và chính trị sẽ được tăng cường thêm nữa.
Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành những cuộc thao dượt hải quân chung từ năm 2012.
Cam kết tăng cường hợp tác giữa Tokyo và New Dehli được loan báo trong lúc Nhật Bản và Trung Quốc đang có vụ tranh chấp gay gắt về chủ quyền của một quần đảo ở Biển Đông Trung Hoa và trong lúc nhiều người cảm thấy lo ngại về việc Bắc Kinh muốn khống chế những tuyến đường hàng hải tối quan trọng của thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho một nhật báo Ấn Độ, Thủ tướng Abe nói rằng môi trường an ninh của khu vực Á châu Thái bình dương đang “mỗi ngày một trở nên nghiêm trọng hơn.”
Ấn Độ, là nước có vụ tranh chấp biên giới lâu đời với Trung Quốc, cũng cảm thấy lo ngại đối với Bắc Kinh và ảnh hưởng mỗi lúc một nhiều của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ dương.
Ông Bharat Karnad, một nhà phân tích chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Dehli, cho rằng sự kết hợp giữa Ấn Độ và Nhật Bản được thúc đẩy bởi nhu cầu chung là đối phó với Trung Quốc. Ông nói:
"Có một yếu tố hiển nhiên là thái độ hung hăng của Trung Quốc, như vùng nhận dạng phòng không mà họ tuyên bố ở Biển Đông Trung Hoa và những hành động của họ ở Biển Nam Trung Hoa. Một yếu tố khác là sự bất bình của Ấn Độ ở mặt trận Hy Mã Lạp Sơn, về việc Trung Quốc đang gặm nhấm lãnh thổ của Ấn Độ ở vùng biên giới. Đó là mối quan tâm chung, và vì vậy cho nên, chúng ta cần phải có một sự giàn xếp an ninh có tính chất hữu cơ ở Á châu. Điều này có nghĩa là những nước có chung quan điểm ngồi lại với nhau để tìm kiếm những phương thức hợp tác nhằm hạn chế những lựa chọn chiến lược, những lựa chọn quân sự của Trung Quốc."
Ông Karnad nói thêm rằng mối quan hệ chiến lược này được xây dựng trên nền tảng của sự tăng cường hợp tác kinh tế và Nhật Bản đang sẵn sàng “sử dụng túi tiền của mình.”
Thủ tướng Abe đã loan báo một khoản tín dụng 2 tỉ đô la cho dự án nới rộng hệ thống xe lửa điện ở New Dehli và hứa đầu tư thêm vào các dự án cơ sở hạ tầng mà Ấn Độ đang cần.
Hai nước đang điều đình để Nhật Bản bán cho Ấn Độ máy bay ShinaMaywa US-2, một loại máy bay tiên tiến dùng cho việc tìm kiếm và cứu nạn, và để hai nước cùng nhau sản xuất loại máy bay này.
Các giới chức cũng cho biết cuộc điều đình để ký kết một hiệp định hạt nhân dân dụng đã đạt được nhiều tiến bộ, dọn đường cho Tokyo đầu tư vào ngành điện hạt nhân của Ấn Độ.
Sau cuộc họp với ông Abe, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói rằng Nhật Bản là trọng tâm của chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và là một đồng minh kinh tế then chốt. Ông nhận định:
"Dựa trên nền tảng của những giá trị và những quyền lợi chung, mối quan hệ hợp tác giữa một nước Nhật Bản hùng mạnh và đang chấn hưng kinh tế với một nước Ấn Độ đang chuyển mình và lớn mạnh một cách nhanh chóng có thể là một sức mạnh hữu hiệu để mang lại những điều tốt đẹp cho khu vực Đông Á."
Cuộc thảo luận của ông Abe ở New Dehli diễn ra sau một loạt những chuyến viếng thăm cấp cao. Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu đã đến thăm Ấn Độ hồi tháng trước và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã đến New Dehli hồi đầu tháng này.
Nhật Bản và Ấn Độ là hai nền kinh tế lớn hàng thứ nhì và thứ ba ở Á châu, sau Trung Quốc.
Nhận xét
Đăng nhận xét