Genève 2 : Chính quyền Syria chấp nhận đàm phán về chuyển tiếp chính trị
Đại sứ Syria bên cjanh Liên hiệp quốc tại hội nghị Genève 2 - REUTERS
Tối qua, 29/01/2014, sau gần một tuần khai mạc hội nghị quốc tế về Syria tại Genève, gọi tắt là Genève 2, có một số dấu hiệu cho thấy chính quyền Damas và đối lập bắt đầu chấp nhận thương thuyết về một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng.
Đối thoại tiếp tục ngày hôm qua giữa các đại diện đối lập và chính quyền Syria dưới sự chủ tọa của Đặc sứ Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập Lakhdar Brahimi. Theo ông Lakhdar Brahimi, không khí băng giá đang tan dần.
Phái đoàn Damas chấp nhận sử dụng tuyên bố Genève 1 làm cơ sở của đàm phán. Đây là văn bản do các cường quốc thảo ra vào tháng 6/2012, dự kiến lập ra một chính quyền quá độ tại Syria trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị. Ngày thứ Hai tuần này, Đặc sứ Brahimi yêu cầu hai phía Syria đưa ra quan điểm về Genève 1 và kể từ hai ngày nay, vấn đề chính quyền chuyển tiếp trở thành trung tâm của đàm phán.
Trước thay đổi này, đối lập Syria nhận định đây là « một bước tiến về phía trước ». Phái đoàn của chính quyền cũng khẳng định các đối thoại là « tích cực ». Tuy nhiên, theo Đặc sứ Liên Hiệp Quốc không nên trông đợi có ngay được kết quả đáng kể trước khi phiên họp kết thúc hôm nay. Phiên đàm phán đầu tiên của hội nghị Genève 2, khởi sự thứ Bảy tuần trước sẽ kết thúc vào hôm nay, 30/01. Sau đó, các bên sẽ ấn định thời gian cho cuộc đàm phán tiếp theo, rất có thể sẽ được khởi sự vào tuần tới.
Các đàm phán sắp tới hứa hẹn sẽ căng thẳng, bởi vì nếu như đây là lần đầu tiên các đặc phái viên của Damas chấp nhận thảo luận về chuyển tiếp chính trị, thì ngược lại họ vẫn luôn luôn từ chối việc thay đổi chế độ. Về phần mình, đối lập đưa ra đề nghị dự kiến về việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp và tái cấu trúc lực lượng an ninh.
Hội nghị Genève 2, được Liên Hiệp Quốc bảo trợ, do sáng kiến của Nga và Mỹ, có hy vọng mang lại một giải pháp chính trị cho cuộc phản kháng chuyển thành nội chiến đẫm máu từ tháng 3/2011 do đàn áp của chính quyền, khiến hơn 130.000 người thiệt mạng, khoảng 17.000 người mất tích và hàng chục nghìn người bị giam giữ, chưa kể số lượng người bị thương tật. Hàng triệu người phải đi lánh nạn.
Tính đến mùa thu năm ngoái, riêng số người Syria tỵ nạn ở nước ngoài đã lên đến 2 triệu, trong đó hơn một nửa là trẻ em. Chiến sự vẫn tiếp diễn khiến rất nhiều người tiếp tục phải bỏ nhà cửa ra đi. Về vấn đề tỵ nạn Syria, hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Anh Quốc tuyên bố sẽ tiếp đón khoảng vài trăm người Syria trong những tháng tới. Tuyên bố của nước Anh bị một số tổ chức phi chính phủ chỉ trích là chậm trễ. Cho đến nay, chính phủ Cameron kiên quyết phản đối việc tiếp nhận người tỵ nạn Syria.
Phái đoàn Damas chấp nhận sử dụng tuyên bố Genève 1 làm cơ sở của đàm phán. Đây là văn bản do các cường quốc thảo ra vào tháng 6/2012, dự kiến lập ra một chính quyền quá độ tại Syria trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị. Ngày thứ Hai tuần này, Đặc sứ Brahimi yêu cầu hai phía Syria đưa ra quan điểm về Genève 1 và kể từ hai ngày nay, vấn đề chính quyền chuyển tiếp trở thành trung tâm của đàm phán.
Trước thay đổi này, đối lập Syria nhận định đây là « một bước tiến về phía trước ». Phái đoàn của chính quyền cũng khẳng định các đối thoại là « tích cực ». Tuy nhiên, theo Đặc sứ Liên Hiệp Quốc không nên trông đợi có ngay được kết quả đáng kể trước khi phiên họp kết thúc hôm nay. Phiên đàm phán đầu tiên của hội nghị Genève 2, khởi sự thứ Bảy tuần trước sẽ kết thúc vào hôm nay, 30/01. Sau đó, các bên sẽ ấn định thời gian cho cuộc đàm phán tiếp theo, rất có thể sẽ được khởi sự vào tuần tới.
Các đàm phán sắp tới hứa hẹn sẽ căng thẳng, bởi vì nếu như đây là lần đầu tiên các đặc phái viên của Damas chấp nhận thảo luận về chuyển tiếp chính trị, thì ngược lại họ vẫn luôn luôn từ chối việc thay đổi chế độ. Về phần mình, đối lập đưa ra đề nghị dự kiến về việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp và tái cấu trúc lực lượng an ninh.
Hội nghị Genève 2, được Liên Hiệp Quốc bảo trợ, do sáng kiến của Nga và Mỹ, có hy vọng mang lại một giải pháp chính trị cho cuộc phản kháng chuyển thành nội chiến đẫm máu từ tháng 3/2011 do đàn áp của chính quyền, khiến hơn 130.000 người thiệt mạng, khoảng 17.000 người mất tích và hàng chục nghìn người bị giam giữ, chưa kể số lượng người bị thương tật. Hàng triệu người phải đi lánh nạn.
Tính đến mùa thu năm ngoái, riêng số người Syria tỵ nạn ở nước ngoài đã lên đến 2 triệu, trong đó hơn một nửa là trẻ em. Chiến sự vẫn tiếp diễn khiến rất nhiều người tiếp tục phải bỏ nhà cửa ra đi. Về vấn đề tỵ nạn Syria, hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Anh Quốc tuyên bố sẽ tiếp đón khoảng vài trăm người Syria trong những tháng tới. Tuyên bố của nước Anh bị một số tổ chức phi chính phủ chỉ trích là chậm trễ. Cho đến nay, chính phủ Cameron kiên quyết phản đối việc tiếp nhận người tỵ nạn Syria.
Nhận xét
Đăng nhận xét