Quân đội Ukraina kêu gọi tổng thống ban hành biện pháp ổn định tình hình
Cảnh sát chống bạo triển khai mặc dù giá rét ở Kiev, ngày 31/01/ 2014.
REUTERS/Vasily Fedosenko
Phong trào phản kháng tại Ukraina tiếp tục chiếm đóng đường phố và công sở trong khi chính phủ đã từ chức. Trong bối cảnh bế tắc chính trị, trên mạng thông tin của bộ quốc phòng, quân đội đưa ra lời kêu gọi “tổng tư lệnh tối cao (tổng thống) ban hành biện pháp “khẩn cấp để ổn định quốc gia”. Thông điệp này mang nội dung gián tiếp đe dọa đối lập.
Phải chăng quân đội Ukraina chuẩn bị công luận để can thiệp vào chính trị? Trong bản thông cáo công bố sáng nay, quân đội Ukraina bất ngờ tỏ thái độ, kêu gọi tổng thống Ianoukovitch phải có biện pháp khẩn cấp tái lập ổn định.
Điều làm cho lực lượng võ trang này “không chấp nhận được” là các công sở bị người biểu tình chiếm đóng và đất nước có nguy cơ “tan rã” nếu phong trào phản kháng leo thang.
Tình hình Ukraina hoàn toàn bế tắt. Tổng thống Viktor Ianoukovitch nhập viện và nghĩ bệnh, nội các từ chức, thủ tướng Mykola Azarov bay sang Viena và sẽ cùng với gia đình “tạm cư” lâu dài tại thủ đô nước Áo.
Theo AFP, chưa rõ quân đội Ukraina muốn có những “biện pháp” cụ thể như thế nào. Vấn đề là nội dung thông điệp mang ý nghĩa quân đội chứng tỏ lòng trung thành với tổng thống và gián tiếp đe dọa đối lập.
Tuy nhiên theo chuyên gia Vadym Kassarev, giám đốc viện Nghiên cứu Chiến lược Thế giới tại Kiev thì tuyên bố này không có nghĩa là tổng thống sẽ ban hành tình trạng khẩn cấp và phong trào phản kháng sẽ giải tán.
Giới phân tích e rằng tình hình sẽ có biến chuyển mới sau khi Thế vận hội mùa đông ở Sotchi kết thúc. Mọi kịch bản, kể cả biện pháp can thiệp thô bạo nhất, có thể xảy ra.
Tình hình Ukraina làm Tây phương lo ngại
Trong lúc tình hình chính trị Ukraina sa lầy, Hoa Kỳ tỏ dấu hiệu dấn thân để nắm thế chủ động. Tiếp theo nỗ lực của các nhà ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết sẽ hội kiến với các nhà lãnh đạo đối lập Ukraina bên lề Hội nghị an ninh quốc tế tại Munich (Munchen), Đức Quốc, vào ngày mai 01/02/2014.
Đây là lần đầu tiên từ khi phong trào biểu tình nổ ra vào tháng 11/2013, ngoại trưởng Mỹ gặp gỡ những nhà lãnh đạo đối lập Ukraina đòi tổng thống Ianoukovitch từ chức, một cử chỉ quan trọng.
Trong số các nhân vật đối lập tham gia cuộc họp vào ngày mai có ông Arseny Yatsenyuk, cựu bộ trưởng tài chính, ông Vitaly Klichko, vô địch quyền Anh, chủ tịch đảng Oudar, dân biểu Petro Poroshenko và nữ ca sĩ Ruslana Lyzhychko.
Phản ứng về diễn biến mới này, Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogozine lên án Mỹ can thiệp vào nội tình Ukraina bằng trò “xiệc”.
Tại Kiev, một nhà đối lập bị mất tích 8 ngày đã được tìm thấy trong một khu rừng, thân thể đầy vết bầm tra tấn. Dmitro Boutalov, 35 tuổi, cầm đầu một đoàn xe biểu tình chống chính phủ , cho biết bị “nhiều kẻ lạ mặt” bắt cóc hôm 23 tháng giêng, bị đưa về một nơi bí mật tra tấn và đóng đinh như chúa Jesu trên thập tự giá. Nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện. Vụ việc này được đài truyền hình Ukraina loan tải.
Điều làm cho lực lượng võ trang này “không chấp nhận được” là các công sở bị người biểu tình chiếm đóng và đất nước có nguy cơ “tan rã” nếu phong trào phản kháng leo thang.
Tình hình Ukraina hoàn toàn bế tắt. Tổng thống Viktor Ianoukovitch nhập viện và nghĩ bệnh, nội các từ chức, thủ tướng Mykola Azarov bay sang Viena và sẽ cùng với gia đình “tạm cư” lâu dài tại thủ đô nước Áo.
Theo AFP, chưa rõ quân đội Ukraina muốn có những “biện pháp” cụ thể như thế nào. Vấn đề là nội dung thông điệp mang ý nghĩa quân đội chứng tỏ lòng trung thành với tổng thống và gián tiếp đe dọa đối lập.
Tuy nhiên theo chuyên gia Vadym Kassarev, giám đốc viện Nghiên cứu Chiến lược Thế giới tại Kiev thì tuyên bố này không có nghĩa là tổng thống sẽ ban hành tình trạng khẩn cấp và phong trào phản kháng sẽ giải tán.
Giới phân tích e rằng tình hình sẽ có biến chuyển mới sau khi Thế vận hội mùa đông ở Sotchi kết thúc. Mọi kịch bản, kể cả biện pháp can thiệp thô bạo nhất, có thể xảy ra.
Tình hình Ukraina làm Tây phương lo ngại
Trong lúc tình hình chính trị Ukraina sa lầy, Hoa Kỳ tỏ dấu hiệu dấn thân để nắm thế chủ động. Tiếp theo nỗ lực của các nhà ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết sẽ hội kiến với các nhà lãnh đạo đối lập Ukraina bên lề Hội nghị an ninh quốc tế tại Munich (Munchen), Đức Quốc, vào ngày mai 01/02/2014.
Đây là lần đầu tiên từ khi phong trào biểu tình nổ ra vào tháng 11/2013, ngoại trưởng Mỹ gặp gỡ những nhà lãnh đạo đối lập Ukraina đòi tổng thống Ianoukovitch từ chức, một cử chỉ quan trọng.
Trong số các nhân vật đối lập tham gia cuộc họp vào ngày mai có ông Arseny Yatsenyuk, cựu bộ trưởng tài chính, ông Vitaly Klichko, vô địch quyền Anh, chủ tịch đảng Oudar, dân biểu Petro Poroshenko và nữ ca sĩ Ruslana Lyzhychko.
Phản ứng về diễn biến mới này, Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogozine lên án Mỹ can thiệp vào nội tình Ukraina bằng trò “xiệc”.
Tại Kiev, một nhà đối lập bị mất tích 8 ngày đã được tìm thấy trong một khu rừng, thân thể đầy vết bầm tra tấn. Dmitro Boutalov, 35 tuổi, cầm đầu một đoàn xe biểu tình chống chính phủ , cho biết bị “nhiều kẻ lạ mặt” bắt cóc hôm 23 tháng giêng, bị đưa về một nơi bí mật tra tấn và đóng đinh như chúa Jesu trên thập tự giá. Nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện. Vụ việc này được đài truyền hình Ukraina loan tải.
Nhận xét
Đăng nhận xét