Nghe anh Ba Truyền than ‘sao chỉ mình tôi’…
Thành Lê/ Quê Choa
Những xác tàu ma Vinashin, Vinalines… thực ra làm cho lòng tin vào thực thi công lý có phần sứt mẻ. Sau những vụ ấy, chúng ta chẳng tốt lên, còn bức tranh chống tham nhũng thì lại “tranh tối tranh sáng hơn. Không thể có bằng chứng vì đâu phải là cơ quan chức năng, nhưng trong bụng, khối anh trộm nghĩ, chắc chỉ có vài “tiểu tốt” bị thí, còn các đạo quan tham thì vẫn bình chân như vại. Số vại này ở Việt Nam, chắc phải gần bằng Cánh đồng Chum (?).
Sự ngờ vực cũng có cơ sở nhất định. Chiến lược chống tham nhũng chắc phải là sự quân bính của hai khâu phòng và chống. Nhưng ở ta, khâu “phòng” thường gây cảm tưởng là chỉ hô to, còn khâu “chống” thường chỉ liên quan đến “cá bé”. Có một “ông bự” dinh lưới gần đây, nhưng lại yểu số, nên vụ đại án này đã thành dấu chấm lửng.
Nhân tố mới?
Việc thu hồi tài sản không minh bạch của ông Truyền, ít nhất, cũng làm phó thường dân bớt vô cảm về các vụ tham nhũng bị xử lý. Nhiều tiếng nói có trọng lượng đòi xử lý những ai từng cấp nhà cho cựu “Quan thanh tra” Truyền. Thấy một cách xử lý mới: thu hồi các tài sản không chứng minh được nguồn gốc theo cách thức hợp luật.
Chuyện xử lý ông Truyền có mặt mới nữa, là nó đả phá thực tiễn “hạ cánh an toàn”. Nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi, chỉ có các “hổ đã ly sơn” mới thuộc diện bị Võ Tòng động đển? Hiện nhiều nhà hoạt động xã hội và cán bộ lão thành kêu gọi các vị “chưa bị lộ” trả lại tài sản. Có thể ai đó, quan tham loại be bé thôi, tình nguyện trả lại tiền “đút”?
Dám nghĩ đến việc một quan lớn, lại đương chức bỗng phơi bày sản nghiệp tham nhũng được, theo kiểu hara – kiri (võ sĩ đạo mổ bụng tự sát)? E rằng hơi lạc quan quá. Mặt khác, chống tham nhũng chắc phải từ trên thượng đỉnh xuống, chứ nếu đánh khúc giữa, nhỡ quan tham họ có cạ lớn hơn mình (những “ông anh trên Bộ”), họ phản kích lại thì bọ biết “tránh đâu”?
“Tiền chùa” ấy mà…
Đã khá lâu rồi, hàng ngày, hàng giờ, chúng ta vẫn hồn nhiên chứng kiến các quan chức có nhà, có xe hơi, có con đi học Âu - Mỹ - những khoản chi chằng tương xứng tí nào so với những kê khai tài sản của các vị ấy, và dĩ nhiên cũng chẳng tương xứng với lương bổng chính thức của họ. Vậy thì ta cũng chẳng có quyền phàn nạn nhiều về đại dịch tham nhũng. Đó hẳn cũng là lý do các quan tham thỉnh thoảng vẫn bị xử lý, nhưng cục diện đấu tranh chống tham nhũng cũng chẳng tốt lên. Các lực lượng tham nhũng và tùy tùng về đại thể vẫn y nguyên, “mánh mung” (cơ chế tạo điều kiện cho tham nhũng) của họ (dù có bị phát hiện, bắt giữ) cũng có vẻ trơ gan tuế nguyệt. Các lực lượng không tham nhũng cũng… trơ thổ địa, chẳng mấy cải thiện gì về trí, tâm hay lực trong cuộc xung thiên chống “Thần tham nhũng”. Thảo nào anh Ba Truyền kêu sao chỉ mình anh ấy phải trả tài sản, còn các vị (tham quan) khác thì sao?
Ngoài bệnh quan trường (nịnh hót, lo lót với trên, chạy chọt), bệnh xã hội (đút lót), còn có thể khu trú “virus tham nhũng” ngay trong gia đình, gia tộc. Tôi từng nghe thấy lời chê người thân mình từng làm quan mà không tham nhũng là “hèn, không có gan làm giàu”, không dám “ăn chặn”. Khi tôi còn đi làm nhà nước và chịu trách nhiệm về khối lượng vật chất khá lớn, cũng có (đồng chí) khích tôi là “không dám ăn à?”.
Nay khi tiêu chí thành đạt là rơi vào danh sách tỉ phú của tạp chí Forbes, dù có thuộc câu lạc bộ làm nghèo đất nước, thì những người làm giàu nhờ quan hệ cùng vời các ông anh ở trên Bộ, sẽ cảm thấy mình kỳ cục, quê mùa nếu bỏ qua mánh làm ăn. Sự tằng tịu quyền tiền sẽ đạt đến mức người dân phải chấp nhận xem những cá mập (giàu bất chính) bơi lội tung tăng, còn những con cá nhỏ sa lưới vì “tham nhũng vặt”, hoặc chỉ vì “không hợp cạ” trong ăn chia (?)
Trông Tây lại ngẫm đến mình
Trong các bài viết khá sớm về tham nhũng ở Liên Xô, học giả phương tây cho rằng tham ô tập thể là chất keo dính những quan tham, lại có khả năng biến đổi muôn hình vạn trạng. Cảng lên những cấp cao, sự tằng tịu “tiền quyền” càng có dạng phức tạp, khó xác định. (Cách đây khoảng chục năm, tôi đọc ANTG thấy có bài nói ai đó chỉ “dọa” không thôi, đã xây được nhà). Điều tồi tệ là những dạng tham nhũng phức tạp có được màn che là tình trạng nhũng nhiễu, đút lót đại trà, khiến các cơ quan chức năng bị phân tán vào nhiều vụ việc “tham nhũng vặt” (nhưng không chặn, sẽ thành lò đào tạo quan tham lớn). Để rồi tới lúc có cảm tưởng ai cũng đút, ai cũng có thể nhận của đút, và muốn bắt ai cũng được?
Theo học giả phương Tây cơ chế kiểm soát tham nhũng thực sự hữu hiệu nếu có đóng góp của các cơ quan thanh sát độc lập, phi chính phủ. Trong một bài trên Quân đội Nhân dân số Xuân cách đây vài năm Lady Borton kể chuyện Hồng Kông trước năm 1973 tham nhũng hoảnh hành không kém gì Việt Nam bây giờ. Nhờ thành lập một Ban chống tham nhũng độc lập (ICAC), chỉ báo cáo lên Thống đốc Hồng Kông (thuộc Anh), đã đá đè bẹp nạn quan liêu câu kết với tham nhũng. Thế giới cho rằng cơ chế kiểm soát tham nhũng thường không hiệu quả ở những nơi mà (những ai có) quyền lực hầu như không bị thách thức bởi người dân, cuộc chiến chống tham nhũng giống như “đánh trận giả”. Một ông quan/doanh nghiệp bị nghi tham nhũng, một ông quan khác đến “thanh mẹ”, thanh dì… cuồi cùng miệng ngậm phong bì. Tham nhũng, nhờ lạm quyền không sợ bị trừng phạt, lại đẻ là tham nhũng.
Uýnh tham nhũng?
Trong cuộc chiến chống tham nhũng, chính quyền đóng vai chỉ đạo, các tổ chức quần chúng và các cá nhân góp công phát hiện (còn các chi bộ hầu hết trong sạch VM). Việc điều tra tham nhũng hoàn toàn do các cơ quan chức năng thực hiện. Người dân chỉ được biết kết quả qua đài báo: ông nào bị mất chức, ngài nào bị xét xử…
Một cách thô thiển, thấy có hai cách đánh tham nhũng, một là khoanh vùng, hai là không khoanh vùng. Khoanh vùng (thuật ngữ mới thời “đánh hổ” ở Trung quốc là đánh tham nhũng “có tiết chế”) chắc sẽ dễ hòa đồng vào quan điểm xưa nay: giữ được ổn định nội bộ thì giữ được ổn định xã hội. Cách thứ hai là đụng vụ nào thì làm triệt để vụ ấy, không để lọt người lọt tội, không sợ “vỡ bình quý”. Cách này hay, vì là nhiều khi cái bình quý ấy, cố ý hoặc vô tình, bị trưng dụng làm nơi chuột “giấu quân”. Cũng không nhất thiết diệt chuột to ngay, vì chuột bé ăn mãi rồi thành chuột to, nhờ tiền – quyền – tiền…
Để quan chức không tham nhũng, và không dối trá (giấu thu nhập “đen” đến cùng)? Ngoài nỗi sợ gây bởi khâu “chống” (bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu tham nhũng), vẫn là khâu “phòng” tạo bởi quá trình “trồng người”, bắt đầu từ lớp vỡ lòng. Và làm sao đây đế nhà trường giáo dưỡng được, chẳng hạn, khái niệm “gánh vác trọng trách”, thay cho văn hóa “thăng quan phát tài”?
Còn một cách “phòng” quan tham tẩu tán tài sản sang họ hàng. Ta tiến hành tổng kê khai tài sản và thu nhập, trước mắt, của dân “có hộ khẩu” (dân các thành phố lớn). Nếu lòi ra các tài sản “không của ai cả”, thì có thể làm rõ của ai, nếu không ai nhận thì sung công. Các dữ liệu bất động sản, tài khoản… lưu vào máy tính. Và ông A. bà B. chẳng hạn, vốn có thu nhập chỉ đủ ăn, nhưng sau 1 – 2 năm lại thấy mua nhà, tậu xe, thì cơ quan chức năng sẽ mời lên để làm rõ vì sao “giàu nhanh”… Quá trình này, ít nhất, cũng xốc lại được văn hóa thu nhập “hợp pháp”, hợp luật, làm rõ được ai là “bần cố nông” thật, ai là “hộp thư mật”, chuyên nhận phong bì tiền mặt.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả/
Nhân tố mới?
Việc thu hồi tài sản không minh bạch của ông Truyền, ít nhất, cũng làm phó thường dân bớt vô cảm về các vụ tham nhũng bị xử lý. Nhiều tiếng nói có trọng lượng đòi xử lý những ai từng cấp nhà cho cựu “Quan thanh tra” Truyền. Thấy một cách xử lý mới: thu hồi các tài sản không chứng minh được nguồn gốc theo cách thức hợp luật.
Chuyện xử lý ông Truyền có mặt mới nữa, là nó đả phá thực tiễn “hạ cánh an toàn”. Nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi, chỉ có các “hổ đã ly sơn” mới thuộc diện bị Võ Tòng động đển? Hiện nhiều nhà hoạt động xã hội và cán bộ lão thành kêu gọi các vị “chưa bị lộ” trả lại tài sản. Có thể ai đó, quan tham loại be bé thôi, tình nguyện trả lại tiền “đút”?
Dám nghĩ đến việc một quan lớn, lại đương chức bỗng phơi bày sản nghiệp tham nhũng được, theo kiểu hara – kiri (võ sĩ đạo mổ bụng tự sát)? E rằng hơi lạc quan quá. Mặt khác, chống tham nhũng chắc phải từ trên thượng đỉnh xuống, chứ nếu đánh khúc giữa, nhỡ quan tham họ có cạ lớn hơn mình (những “ông anh trên Bộ”), họ phản kích lại thì bọ biết “tránh đâu”?
“Tiền chùa” ấy mà…
Đã khá lâu rồi, hàng ngày, hàng giờ, chúng ta vẫn hồn nhiên chứng kiến các quan chức có nhà, có xe hơi, có con đi học Âu - Mỹ - những khoản chi chằng tương xứng tí nào so với những kê khai tài sản của các vị ấy, và dĩ nhiên cũng chẳng tương xứng với lương bổng chính thức của họ. Vậy thì ta cũng chẳng có quyền phàn nạn nhiều về đại dịch tham nhũng. Đó hẳn cũng là lý do các quan tham thỉnh thoảng vẫn bị xử lý, nhưng cục diện đấu tranh chống tham nhũng cũng chẳng tốt lên. Các lực lượng tham nhũng và tùy tùng về đại thể vẫn y nguyên, “mánh mung” (cơ chế tạo điều kiện cho tham nhũng) của họ (dù có bị phát hiện, bắt giữ) cũng có vẻ trơ gan tuế nguyệt. Các lực lượng không tham nhũng cũng… trơ thổ địa, chẳng mấy cải thiện gì về trí, tâm hay lực trong cuộc xung thiên chống “Thần tham nhũng”. Thảo nào anh Ba Truyền kêu sao chỉ mình anh ấy phải trả tài sản, còn các vị (tham quan) khác thì sao?
Ngoài bệnh quan trường (nịnh hót, lo lót với trên, chạy chọt), bệnh xã hội (đút lót), còn có thể khu trú “virus tham nhũng” ngay trong gia đình, gia tộc. Tôi từng nghe thấy lời chê người thân mình từng làm quan mà không tham nhũng là “hèn, không có gan làm giàu”, không dám “ăn chặn”. Khi tôi còn đi làm nhà nước và chịu trách nhiệm về khối lượng vật chất khá lớn, cũng có (đồng chí) khích tôi là “không dám ăn à?”.
Nay khi tiêu chí thành đạt là rơi vào danh sách tỉ phú của tạp chí Forbes, dù có thuộc câu lạc bộ làm nghèo đất nước, thì những người làm giàu nhờ quan hệ cùng vời các ông anh ở trên Bộ, sẽ cảm thấy mình kỳ cục, quê mùa nếu bỏ qua mánh làm ăn. Sự tằng tịu quyền tiền sẽ đạt đến mức người dân phải chấp nhận xem những cá mập (giàu bất chính) bơi lội tung tăng, còn những con cá nhỏ sa lưới vì “tham nhũng vặt”, hoặc chỉ vì “không hợp cạ” trong ăn chia (?)
Trông Tây lại ngẫm đến mình
Trong các bài viết khá sớm về tham nhũng ở Liên Xô, học giả phương tây cho rằng tham ô tập thể là chất keo dính những quan tham, lại có khả năng biến đổi muôn hình vạn trạng. Cảng lên những cấp cao, sự tằng tịu “tiền quyền” càng có dạng phức tạp, khó xác định. (Cách đây khoảng chục năm, tôi đọc ANTG thấy có bài nói ai đó chỉ “dọa” không thôi, đã xây được nhà). Điều tồi tệ là những dạng tham nhũng phức tạp có được màn che là tình trạng nhũng nhiễu, đút lót đại trà, khiến các cơ quan chức năng bị phân tán vào nhiều vụ việc “tham nhũng vặt” (nhưng không chặn, sẽ thành lò đào tạo quan tham lớn). Để rồi tới lúc có cảm tưởng ai cũng đút, ai cũng có thể nhận của đút, và muốn bắt ai cũng được?
Theo học giả phương Tây cơ chế kiểm soát tham nhũng thực sự hữu hiệu nếu có đóng góp của các cơ quan thanh sát độc lập, phi chính phủ. Trong một bài trên Quân đội Nhân dân số Xuân cách đây vài năm Lady Borton kể chuyện Hồng Kông trước năm 1973 tham nhũng hoảnh hành không kém gì Việt Nam bây giờ. Nhờ thành lập một Ban chống tham nhũng độc lập (ICAC), chỉ báo cáo lên Thống đốc Hồng Kông (thuộc Anh), đã đá đè bẹp nạn quan liêu câu kết với tham nhũng. Thế giới cho rằng cơ chế kiểm soát tham nhũng thường không hiệu quả ở những nơi mà (những ai có) quyền lực hầu như không bị thách thức bởi người dân, cuộc chiến chống tham nhũng giống như “đánh trận giả”. Một ông quan/doanh nghiệp bị nghi tham nhũng, một ông quan khác đến “thanh mẹ”, thanh dì… cuồi cùng miệng ngậm phong bì. Tham nhũng, nhờ lạm quyền không sợ bị trừng phạt, lại đẻ là tham nhũng.
Uýnh tham nhũng?
Trong cuộc chiến chống tham nhũng, chính quyền đóng vai chỉ đạo, các tổ chức quần chúng và các cá nhân góp công phát hiện (còn các chi bộ hầu hết trong sạch VM). Việc điều tra tham nhũng hoàn toàn do các cơ quan chức năng thực hiện. Người dân chỉ được biết kết quả qua đài báo: ông nào bị mất chức, ngài nào bị xét xử…
Một cách thô thiển, thấy có hai cách đánh tham nhũng, một là khoanh vùng, hai là không khoanh vùng. Khoanh vùng (thuật ngữ mới thời “đánh hổ” ở Trung quốc là đánh tham nhũng “có tiết chế”) chắc sẽ dễ hòa đồng vào quan điểm xưa nay: giữ được ổn định nội bộ thì giữ được ổn định xã hội. Cách thứ hai là đụng vụ nào thì làm triệt để vụ ấy, không để lọt người lọt tội, không sợ “vỡ bình quý”. Cách này hay, vì là nhiều khi cái bình quý ấy, cố ý hoặc vô tình, bị trưng dụng làm nơi chuột “giấu quân”. Cũng không nhất thiết diệt chuột to ngay, vì chuột bé ăn mãi rồi thành chuột to, nhờ tiền – quyền – tiền…
Để quan chức không tham nhũng, và không dối trá (giấu thu nhập “đen” đến cùng)? Ngoài nỗi sợ gây bởi khâu “chống” (bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu tham nhũng), vẫn là khâu “phòng” tạo bởi quá trình “trồng người”, bắt đầu từ lớp vỡ lòng. Và làm sao đây đế nhà trường giáo dưỡng được, chẳng hạn, khái niệm “gánh vác trọng trách”, thay cho văn hóa “thăng quan phát tài”?
Còn một cách “phòng” quan tham tẩu tán tài sản sang họ hàng. Ta tiến hành tổng kê khai tài sản và thu nhập, trước mắt, của dân “có hộ khẩu” (dân các thành phố lớn). Nếu lòi ra các tài sản “không của ai cả”, thì có thể làm rõ của ai, nếu không ai nhận thì sung công. Các dữ liệu bất động sản, tài khoản… lưu vào máy tính. Và ông A. bà B. chẳng hạn, vốn có thu nhập chỉ đủ ăn, nhưng sau 1 – 2 năm lại thấy mua nhà, tậu xe, thì cơ quan chức năng sẽ mời lên để làm rõ vì sao “giàu nhanh”… Quá trình này, ít nhất, cũng xốc lại được văn hóa thu nhập “hợp pháp”, hợp luật, làm rõ được ai là “bần cố nông” thật, ai là “hộp thư mật”, chuyên nhận phong bì tiền mặt.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả/
Nhận xét
Đăng nhận xét