Nhiều di dân Á châu ở Mỹ đang sợ bị trục xuất thường không được chú ý tới
27.11.2014
Phần lớn cuộc tranh luận về di trú ở Hoa Kỳ tập trung vào các di dân gốc Châu Mỹ La tinh không giấy tờ hợp lệ có thể bị trục xuất. Có một nhóm người thường không được chú ý tới đó là khoảng 1 triệu 300 ngàn di dân bất hợp pháp từ Á châu. Lệnh hành pháp của Tổng thống Barack Obama ban hành mới đây sẽ cấp phép tạm hoãn trục xuất cho khoảng 400.000 di dân gốc Á đó, nhưng đối với nhiều người hơn, tương lai còn vô định.
Peter Liu, một học sinh trung học lo ngại cho tương lai của em. Liu từ Trung Quốc sang Mỹ vì trong nhà có người đau bệnh và gia đình em gặp khó khăn về tài chính. Em quyết định ở lại Mỹ quá hạn thị thực du lịch.
Liu nói đó là một quyết định khó khăn bởi vì em biết em có thể không gặp lại gia đình trong nhiều năm. Liu hiện đang cư trú ở Los Angeles trong tình trạng một di dân bất hợp pháp. Không thể đi làm, Liu đang lo về học phí đại học.
Lệnh hành pháp của Tổng thống Obama không giúp ích gì cho trường hợp của Liu, bởi vì em đến Mỹ khi đã quá hạn được hoãn trục xuất dành cho trẻ em. Liu nói cho dù những người hội đủ điều kiện được miễn trục xuất tạm cũng ngần ngại nộp đơn xin.
Liu nói nhiều người trong cộng đồng người Á châu sẽ lo ngại không biết gia đình của họ có bị ảnh hưởng gì không nếu họ ra mặt nộp đơn xin hoãn trục xuất.
Một trong những điểm chính trong lệnh hành pháp của Tổng thống Obama là để các gia đình được đoàn tụ bằng cách hoãn răn đe trục xuất các di dân bất hợp pháp nào đã ở Mỹ ít nhất 5 năm và có con cái là cư dân hợp pháp ở Mỹ. Lệnh hành pháp này còn cho phép những người đó đi làm hợp pháp.
Tuy nhiên những ai bị xem là một mối đe dọa về an ninh hoặc có tiền án hình sự sẽ vẫn tiếp tục đối diện với lệnh trục xuất.
Anh David Ros, một di dân từ Campuchia thuộc diện đó. Năm 16 tuổi, anh Ros phạm tội giết người và bị tù 19 năm. Từ đó anh mất quy chế thường trú nhân và đang chờ ngày bị trục xuất. Anh nói:
"Tôi đến Mỹ mà chẳng có tiếng Anh, chẳng có học hành, không có tiền, và chúng tôi đã phải bươn chải rất nhiều, và hậu quả của sự cơ cực đó là tôi đã phạm rất nhiều sai lầm trong đời."
heo Tổ chức Thăng tiến Công Lý người Mỹ gốc Á – Asian Law Caucus, người gốc Ðông Nam Á và các đảo quốc Thái Bình Dương bị trục xuất vì phạm tội hình sự nhiều gấp năm lần so với các sắc dân khác. Luật sư Shiu-Ming Cheer của Trung tâm Luật Di trú Quốc gia nói rằng có rất nhiều lý do phức tạp.
"Sự thất bại của các chính sách tái định cư cho người tị nạn, và sự kiện có rất nhiều người Ðông Nam Á sống trong các cộng đồng đã có sẵn tỉ lệ tội phạm khá cao, và thiếu sự hỗ trợ, thiếu các cơ chế và mạng lưới xã hội, để có thể mở ra cho các di dân những chọn lựa ngoài con đường tội phạm."
Ba Cheer nói rằng nhiều di dân gốc Ðông Nam Á này đã thay đổi cách sống sau khi mãn hạn tù, trong đó có anh David Ros. Bây giờ anh có việc làm, chăm lo cho gia đình có hai con, và đi làm việc tình nguyện. Anh hy vọng luật sẽ thay đổi để quan tòa có thể quyết định ai đã có tiền án hình sự sẽ bị trục xuất hay được ở lại. Anh nói:
"Mở ra điều kiện để phán xét theo luật pháp sẽ mang lại một cơ hội ở bước thứ nhất. Bởi vì quan tòa có thể phán quyết dựa vào hạnh kiểm của người đó – chứ không phải người đó có quá khứ như thế nào, mà người đó hiện tại ra sao."
Cả David Ros và Peter Liu nói rằng họ phải lên tiếng, bất chấp nguy cơ có thể bị trục xuất với hy vọng rằng các nhà lập pháp biết về hoàn cảnh của họ và cải tổ hệ thống di trú có lợi cho họ.
Peter Liu, một học sinh trung học lo ngại cho tương lai của em. Liu từ Trung Quốc sang Mỹ vì trong nhà có người đau bệnh và gia đình em gặp khó khăn về tài chính. Em quyết định ở lại Mỹ quá hạn thị thực du lịch.
Liu nói đó là một quyết định khó khăn bởi vì em biết em có thể không gặp lại gia đình trong nhiều năm. Liu hiện đang cư trú ở Los Angeles trong tình trạng một di dân bất hợp pháp. Không thể đi làm, Liu đang lo về học phí đại học.
Lệnh hành pháp của Tổng thống Obama không giúp ích gì cho trường hợp của Liu, bởi vì em đến Mỹ khi đã quá hạn được hoãn trục xuất dành cho trẻ em. Liu nói cho dù những người hội đủ điều kiện được miễn trục xuất tạm cũng ngần ngại nộp đơn xin.
Liu nói nhiều người trong cộng đồng người Á châu sẽ lo ngại không biết gia đình của họ có bị ảnh hưởng gì không nếu họ ra mặt nộp đơn xin hoãn trục xuất.
Một trong những điểm chính trong lệnh hành pháp của Tổng thống Obama là để các gia đình được đoàn tụ bằng cách hoãn răn đe trục xuất các di dân bất hợp pháp nào đã ở Mỹ ít nhất 5 năm và có con cái là cư dân hợp pháp ở Mỹ. Lệnh hành pháp này còn cho phép những người đó đi làm hợp pháp.
Tuy nhiên những ai bị xem là một mối đe dọa về an ninh hoặc có tiền án hình sự sẽ vẫn tiếp tục đối diện với lệnh trục xuất.
Anh David Ros, một di dân từ Campuchia thuộc diện đó. Năm 16 tuổi, anh Ros phạm tội giết người và bị tù 19 năm. Từ đó anh mất quy chế thường trú nhân và đang chờ ngày bị trục xuất. Anh nói:
"Tôi đến Mỹ mà chẳng có tiếng Anh, chẳng có học hành, không có tiền, và chúng tôi đã phải bươn chải rất nhiều, và hậu quả của sự cơ cực đó là tôi đã phạm rất nhiều sai lầm trong đời."
heo Tổ chức Thăng tiến Công Lý người Mỹ gốc Á – Asian Law Caucus, người gốc Ðông Nam Á và các đảo quốc Thái Bình Dương bị trục xuất vì phạm tội hình sự nhiều gấp năm lần so với các sắc dân khác. Luật sư Shiu-Ming Cheer của Trung tâm Luật Di trú Quốc gia nói rằng có rất nhiều lý do phức tạp.
"Sự thất bại của các chính sách tái định cư cho người tị nạn, và sự kiện có rất nhiều người Ðông Nam Á sống trong các cộng đồng đã có sẵn tỉ lệ tội phạm khá cao, và thiếu sự hỗ trợ, thiếu các cơ chế và mạng lưới xã hội, để có thể mở ra cho các di dân những chọn lựa ngoài con đường tội phạm."
Ba Cheer nói rằng nhiều di dân gốc Ðông Nam Á này đã thay đổi cách sống sau khi mãn hạn tù, trong đó có anh David Ros. Bây giờ anh có việc làm, chăm lo cho gia đình có hai con, và đi làm việc tình nguyện. Anh hy vọng luật sẽ thay đổi để quan tòa có thể quyết định ai đã có tiền án hình sự sẽ bị trục xuất hay được ở lại. Anh nói:
"Mở ra điều kiện để phán xét theo luật pháp sẽ mang lại một cơ hội ở bước thứ nhất. Bởi vì quan tòa có thể phán quyết dựa vào hạnh kiểm của người đó – chứ không phải người đó có quá khứ như thế nào, mà người đó hiện tại ra sao."
Cả David Ros và Peter Liu nói rằng họ phải lên tiếng, bất chấp nguy cơ có thể bị trục xuất với hy vọng rằng các nhà lập pháp biết về hoàn cảnh của họ và cải tổ hệ thống di trú có lợi cho họ.
Nhận xét
Đăng nhận xét