5 điều chưa biết về bầu cử Iran

Image copyrightEPA
Theo BBC
26 tháng 2 20126
ran sẽ tiến hành bỏ phiếu vào ngày 26/2 để bầu ra quốc hội và một Hội đồng chuyên gia, có nhiệm vụ bầu chọn Lãnh tụ Tối cao của đất nước.
Cuộc bỏ phiếu lần đầu tiên kể từ khi Iran đạt được thỏa thuận về hạt nhân và được gỡ bỏ lệnh cấm vận này, sẽ là phép thử đối với thái độ của dân chúng dồng thời cho thấy hướng đi của quốc gia này.

Quốc hội Iran có thực sự quan trọng?

Hiện có 290 nghị sĩ và khoảng 6000 ứng viên.
Không có đảng chính trị rõ rệt nhưng các thành viên quốc hội chia làm 2 phe, phe theo trường phái ôn hòa và phe bảo thủ.
Kể từ khi Tổng thống Hassan Rouhani ky thỏa thuận hạt nhân vào tháng 7 năm ngoái, cuộc đấu đá giữa 2 phe ngày càng căng thẳng với phe bảo thủ tìm mọi cách ngăn chặn tổng thống, sau những thành công về mặt ngoại giao, tiến hành cải tổ chính trị ở trong nước.
Mọi sự chỉ định nhân sự trong nội các hay áp dụng điều luật mới đều phải được quốc hội thông qua, do đó Tổng thống cần giữ mối quan hệ tốt đẹp nếu muốn việc điều hành được thuận lợi. Nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Rouhani đã qua được hơn một nửa và đang rất cần sự ủng hộ của quốc hội để tiến hành cải cách kinh tế đồng thời tái tranh cử vào năm 2017.

Ban cố vấn quan trọng như thế nào? 

Ban cố vấn là cơ quan tăng lữ cao nhất của Iran, có nhiệm vụ chọn ra vị Lãnh tụ Tối cao.
Ban này có nhiệm kỳ 8 năm nên có tầm ảnh hưởng đến chính trị Iran nhiều hơn quốc hội.
Image copyrightpresident.ir
Image captionTổng thống Rouhani 
Giáo chủ hiện thời là Ayatollah Ali Khamenei, 76 tuổi đang bệnh nặng nên có thể Ban cố vấn phải bầu chọn người kế vị.
161 ứng viên sẽ tranh cử cho 88 ghế của Ban cố vấn và cũng như Quốc hội, có sự cạnh tranh quyết liệt giữa 1 bên là phe bảo thủ và 1 bên là phe trung lập.
Rất nhiều ứng viên thuộc phe trung lập đã bị loại bỏ, trong đó đáng kể nhất là Hassan Khomeini, cháu nội của Ayatollah Khomeini, người khai sinh ra nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Tổng thống Rouhani và cựu Tổng thống Akbar Hashemi Rafsanjani đều tham gia tái cử, đang cố gắng xây dựng một phe theo phái trung lập nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của phe bảo thủ trong Ban cố vấn.

Những vấn đề chính trong kỳ bầu cử 

Kinh tế
Iran đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng và mặc dù đã được thảo bỏ cấm vận, nền kinh tế cần một cú húc mạnh để có thể gượng dậy. Quốc hội cần có sự phối hợp với Tổng thống và chính phủ nhằm giải quyết nhu cầu thay đổi của người dân, đồng thời áp dụng các chương trình cải tổ có qui mô lớn sẽ gây nhiều nhức nhối trước khi đạt hiệu quả.
Chính trị
Nền chính trị của Iran phân hóa trầm trọng trong 1 thập niên qua. Sự đối đầu truyền thống giữa phe bảo thủ và phe cải cách đã phát triển theo diễn tiến mới với phe bảo thủ chia rẽ thành 1 bên vẫn bảo thủ và 1 bên thực dụng hơn, trong lúc rất nhiều thành viên phe cải cách dần trở thành người theo phái trung lập.
Chính vì vậy các nhà phân tích cho rằng sẽ rất khó đoán cử tri sẽ bầu cho ai và Quốc hội sẽ ủng hộ theo chiều hướng nào đối với các vấn đề quan trọng.
Địa phương đối lập với Trung ương
Quốc hội thường giải quyết các vấn đề quốc nội lớn, trong khi người dân chỉ quan tâm các vấn đề ở địa phương. Chính vì vậy, những chính trị gia có tiếng tăm, hứa hẹn giải quyết các vấn đề ở địa phương sẽ được người dân ưa chuộng và ủng hộ bất kể có phù hợp với hệ thống chính trị hay không.

Người dân Iran có quan tâm đến cuộc bầu cử?

Đến thời điểm hiện tại, chiến dịch tranh cử tỏ ra khá im ắng và không gây được sự chú ‎ của người dân. Tuy nhiên điều này có thể sẽ thay đổi.
Chiến dịch tranh cử chỉ diễn ra trong 7 ngày và rất nhiều cử tri chỉ có quyết định vào phút cuối.
Có khoảng 55 triệu cử tri đi bỏ phiếu và rất nhiều người cho rằng đây là cơ hội duy nhất để họ có thể tác động lên chính quyền.
Sau khi Iran đạt thỏa thuận hạt nhân, ngày càng có nhiều cử tri muốn Tổng thống Rouhani thực hiện cải tổ như đã hứa sau khi lên nắm quyền vào năm 2013. Mặc dù vậy, niềm hy vọng trở nên mờ mịt sau khi Hội đồng giám định bầu cử đã loại bỏ gần 6000 ứng cử viên thuộc phe cải cách và trung lập. Gần 1,500 ứng cử viên đã được khôi phục sau khi kháng cáo. Các cử tri thuộc lớp trẻ vẫn cho rằng họ không có nhiều lựa chọn và trên các phương tiện truyền thông xã hội vẫn đang tranh luận về chuyện có nên đi bỏ phiếu hay không?
Image copyrightAP
Image captionLãnh tụ tối cao Ali Khamenei
Ban truyền thông xã hội tiếng Ba Tư của BBC cho biết chiến dịch vận động đi bỏ phiếu # Iam Voting đang dần tăng tốc. 

Những mốc thời gian quan trọng

Chiến dịch vận động tranh cử sẽ tiếp diễn đến tận 18:00 ngày 25/2.
Cuộc bỏ phiếu sẽ bắt đầu từ 8:00 cho đến 18:00 ngày 26/2 và có thể kéo dài thêm vài tiếng.
Kết quả bầu chọn Ban cố vấn sẽ được công bố vài ngày sau đó trong khi cuộc bỏ phiếu chọn thành viên Quốc hội sẽ sang vòng thứ 2, với ứng cử viên cần ít nhất 25% nếu muốn giành chiến thắng.
Kết quả vòng đầu sẽ được công bố ngay sau kết quả bầu Ban cố vấn. Vòng bầu cử lần 2 sẽ được tiến hành vào tháng 4.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù