Vũ khí và ý chí chiến đấu
Đoàn Hưng Quốc
Thỉnh thoảng trên báo chí quốc tế lại có tin tức về chính sách quốc phòng của Việt Nam: nào là nước mua vũ khí đứng hạng thứ 8 trên thế giới; trang bị tàu ngầm Kilo có khả năng tấn công căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam hay ngay cả thành phố Thượng Hải, hoặc trả đũa đe dọa đường tiếp vận biển nếu Trung Quốc tấn công Trường Sa.
Điều đáng nói là những tin tức loại này chỉ đến từ chuyên viên và truyền thông nước ngoài, còn trong nước thì không hề có một bài phân tích quân sự nghiêm chỉnh nào từ nhà nước hay Bộ Quốc Phòng, không có thảo luận trong Quốc hội, không có đối thoại giữa nhà cầm quyền và dân chúng về sách lược bảo vệ Tổ Quốc. Như vậy nhà cầm quyền hoặc dấu nhẹm thông tin trong nước hay thiếu thành thật với nước ngoài, nếu không phải là dối trá với cả hai.
Vũ khí chỉ là công cụ nhưng ý chí để sử dụng vũ khí khi cần thiết mới là chính. Khi cả quân lẩn dân đều hèn thì vũ khí chỉ còn là đống sắt vụn đắt tiền.
Quân hèn vì tướng hèn, tham nhũng nên bị bôi nhọ công khai mà không dám chối cãi, lại vì danh lợi mà cung cúc cúi đầu ca ngợi tình hữu nghị hữu hảo với đối phương.
Dân hèn vì khi hai bên chỉ mới bắn nhau bằng vòi rồng thì thành phố hỗn loạn, tư bản đỏ vội vã tìm cách đưa người và tiền của chạy ra nước ngoài (theo chương trình du học hay đầu tư EB-5 sang Mỹ) thì dân thường tự hỏi phải chịu ở lại hy sinh bảo vệ cái gì? Nhưng cũng không thể trách người dân vì nhà cầm quyền đâu có chuẩn bị cho họ bảo vệ đất nước mà không hốt hoảng.
Nhà nước hèn vì bịt miệng tiếng nói của những người yêu nước, che giấu sự hy sinh của các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và biên giới, không dám khơi động lòng yêu nước vì sợ người dân sẽ đòi lãnh đạo tốt.
Việt Nam chỉ có kinh nghiệm đánh bộ mà chưa đánh trên biển. Lại đơn độc không thao dượt tập trận chung với ai, đến khi hữu sự tàu ngầm lặn dưới lòng biển không phân biệt được tàu bạn địch để tấn công, máy bay hoả tiễn tầm xa có thể bắn lầm thường dân thay vì quân sự.
Nhận xét
Đăng nhận xét