TÌNH HÌNH TRUNG QUốC GầN ĐÂY: TạI HộI NGHị TW5, TậP CậN BÌNH HOÀN TOÀN THANH LÝ THế LựC GIANG TRạCH DÂN (5)

 MỘC MÃO ĐIỀN 

Theo thông lệ Trung Cộng, Hội nghị toàn thể BCHTW Trung Cộng do Cục chính trị triệu tập, mỗi năm ít nhất họp một lần, trong một nhiệm kỳ chung là họp 7 lần. Bắt đầu từ Đại Hội 14 qui định : TW1 xác định người lãnh đạo khóa mới; TW2, chuẩn bị thay thế nhiệm kỳ của Nhân đại toàn quốc, Quốc Vụ Viện, Chính hiệp toàn quốc, Tòa án tối cao, Viện Kiểm sát tối cao; TW3, tập trung nội dung kinh tế và cải cách; TW4, chuyên đề “Xây dựng đảng” là chính, như TW4 - Đại Hội 18 lấy “trị quốc theo luật” làm chủ đề; Tw5, chủ yếu là qui hoạch 5 năm; TW6, thảo luận xây dựng văn hóa; TW 7 chuẩn bị cho Đại Hội nhiệm kỳ tới.
Hội nghị TW5 tháng 10 năm nay, bề ngoài là tập trung “qui hoạch 513” của đương cục, đàng sau đó, ẩn chứa nổi lên việc điều chỉnh nhân sự. Từ “ĐH 18” đến nay, mỗi lần hội nghị TW đều là một hình ảnh thu nhỏ cuộc chiến lớn giữa Tập Giang. Cho đến nay, đương cục Tập Cận Bình đã hạ được nhân vật quan trọng của hệ thống Giang là Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng. Trong thời gian Hội nghị TW5, Tập Cận Bình đồng thời với nắm chặt thanh lý toàn diện tàn dư hệ thống Giang, cũng đang tiến hành chuẩn bị  bắt Giang.


TW1, Hồ Cẩm Đào hạ quyết tâm thanh toán Giang Trạch Dân. Chung là TW1, họp ngay sau lúc Đại Hội vừa bế mạc, chủ yếu là thảo luận chọn người tầng cao trong đảng, xác định ủy viên TW, ủy viên Cục chính trị, ủy viên Thường vụ cục chính trị, Tổng bí thư, Chủ tịch quân ủy, Bí thư ủy ban kỷ luật TW khóa mới. Tại Hội nghị TW1/18 tháng 11/2012, một điểm chú ý nhất là Hồ Cẩm Đào trong giờ phút cuối cùng, trước mặt rất nhiều tầng cao Trung Cộng đã đả kích mạnh mẽ Giang Trạch Dân. Chuyện này, một thời trở thành điểm nóng đưa tin của báo chí hải ngoại. Ngày 15/11/2012, TW1/18 đã xác định nhân sự tầng cao. Buổi gặp các báo giới trong ngoài nước của Thường vụ mới lại chậm gần 1 giờ so dự định theo tuyên bố của Trung tâm báo chí Đại hội ngày hôm trước. Nhưng đến 11 giờ 54 phút, 7 thường vụ mới bước vào Hội trường. Nội tình các ủy viên Thường vụ đến chậm là, vừa lúc các ủy viên Thường vụ mới vừa bước vào cuộc họp với Đoàn chủ tịch Đại hội, thì Hồ Cẩm Đào “đột nhiên có ý kiến” ngắn gọn tại “Hội nghị Đoàn chủ tịch”, tự mình đã giao lại chức Tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy TW, đến Đại hội Nhân đại tháng 3/2013 sẽ giao lại chức Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy TW, và sẽ dọn ngay ra khỏi Trung Nam Hải, xóa văn phòng lấy danh nghĩa của mình, cũng không đặt văn phòng trong Quân ủy TW. Hy vọng, bắt đầu tự mình, người lãnh đạo đã nghỉ hưu, đều không thể tiếp tục can thiệp công tác của người lãnh đạo mới. Nói xong là rời khỏi Hội trường ngay. Tuy nói ngắn nhưng ý tứ là nhắm vào Giang Trạch Dân. Còn Giang hết sức khó chịu, luôn xoay trở người trên ghế. Lúc đó đối với các Thường vụ Đoàn chủ tịch ngồi lại, Tập tuyên bố quyết định hai điều, và tuyên bố tan họp. 11h54’ Tập dẫn 6 thường vụ mới dự họp báo, câu đầu tiên  Tập xin lỗi vì bị trễ giờ.

Các nhân sĩ trong đảng cho rằng mục đích Hồ Cẩm Đào “rút toàn bộ” và nhiều lần nêu lên không cần “người già can thiệp chính sự” là nhằm xóa sạch sức ảnh hưởng của Giang Trạch Dân. Sau đó Văn phòng của Giang ở “lầu 1/8” trong Quân ủy TW cũng đóng cửa. Động tác này của Hồ trở thành khả năng làm cho Tập triển khai ngay việc tẩy sạch thế lực Giang.

TW2, Tập không để Lưu Vân Sơn làm Phó Chủ tịch nước.

Hội nghị TW2 họp ngày 26 ~ 28/02/2013, trước “lưỡng Hội” (Đại hội Nhân đại và Đại hội Chính hiệp) năm 2013, chủ yếu là thảo luận xác định người lãnh đạo quốc gia Trung cộng. Thường vụ Cục chính trị ĐH 18, phái Giang có 3 người là Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn.   

Hồ Cẩm Đào với Tập Cận Bình kết thành liên minh, Lý Khắc Cường làm Thủ tướng, lên vị trí thứ 2 nội bộ Trung Cộng. Ngoài ra “bố cục 3 tuyến” Trung ương, Quốc vụ viện, Địa phương đã hạn chế toàn diện ủy viên Thường vụ có bối cảnh phái Giang. Ngày 14/3/2013, trong danh sách người lãnh đạo khóa mới Nhân đại, ngoài Tập Cận Bình nhận chức Chủ tịch nước ra, Phó Chủ tịch nước do Lý Nguyên Trào nắm. Đây cũng là lần đầu tiên từ năm 1998 đến nay, Phó Chủ tịch nước không là ủy viên Thường vụ Cục chính trị. Ở TQ, chức Phó Chủ tịch nước thường chỉ là bình hoa, nhưng bắt đầu từ Tăng Khánh Hồng, Phó Chủ tịch nước kết hợp với các chức vụ khác trong đảng trở thành nắm thực quyền trong tay. Theo thông lệ lâu nay của Trung Cộng, Lưu Vân Sơn là ủy viên thường vụ Cục chính trị, Hiệu trưởng trường đảng TW, Bí thư văn phòng Ban bí thư TW, nên là tiếp nhận chức Phó Chủ tịch nước. Nhưng tại TW2/18, chức vụ này lại bị Lý Nguyên Trào “cướp đi”. Lý Nguyên Trào không phải là Phó nguyên thủ “không đầu”, mà sẽ kiêm nhiệm Phó tổ trưởng Tổ lãnh đạo công tác ngoại sự, hiệp trợ Tập xử lý công tác ngoại sự. Ngoài ra ông ta còn đảm nhiệm Phó tổ trưởng thứ nhất Tổ điều hòa Hồng Kông Ma cao TW. Như vậy Lý không phải là hư chức. Có tin cho rằng “đây là quyết định của Tập, cũng là một dấu hiệu thế mạnh của Tập, hơn nữa có năng lực nói N0 với Giang Trạch Dân “, và còn thể hiện quyền lực chính trị của Tập đang tăng lên, và phá âm mưu cài Lưu Vân Sơn vào chức Phó Chủ tịch nước của Giang.

TW3, Chủ đề chủ yếu là phế bỏ giáo dục lao động, 3 ủy viên thường vụ phái Giang gặp khó khăn.

Theo cách nói của đương cục là “vấn đề quan trọng của nghiên cứu cải cách vào chiều sâu một cách toàn diện”. TW3 họp từ ngày 11 ~ 12/9/2013. Thông báo Hội nghị sau đó nổi bật lên đương cục Tập Cận Bình thành lập hai cơ cấu quyền lực tầng cao “Ủy ban an toàn quốc gia” và “Tiểu tổ lãnh đạo cải cách đi vào chiều sâu”, là tầng quyết sách do Tập và Lý Kắc Cường nắm. Bằng hình thức tổ chức Tập phá vỡ chế độ phân quyền Ủy viên thường vụ của Giang bố trí. Hiện ba ủy viên thường vụ Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ phái Giang bị biến tướng chỉ là tầng thực thi, ra rìa hóa, mất quyền quyết sách. Ngoài ra, TW3 quyết định phế bỏ chế độ cải tạo lao động, bên ngoài rất chú ý. Chế độ này kéo dài trên nửa thế kỷ nay, đã bị trong ngoài nước phê phán và đầy tiếng xấu. Sở giáo dục lao động cũng là một trong những nơi bức hại học viên pháp luân công, là nơi “đứng ngoài pháp luật”, vi hiến vi pháp của TQ, không cần trình tự Tư pháp là cứ tước đoạt quyền tự do nhân thân của công dân bình thường. Sau khi Giang Trạch Dân và Trung Cộng bắt đầu bức hại toàn diện pháp luân công năm 1999, hệ thống giáo dục lao động dưới quyền khổng chế của ủy ban Chính pháp để thực hiện mọi biện pháp bắt giam tra tấn nhục hình … học viên pháp luân công, đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác tầy trời. Với sức ép trong và ngoài nước buộc đương cục Tập phải phế bỏ chế độ lao động giáo dục tàn bạo này.

TW4, Tập đề ra “trị quốc theo luật” là đánh vào Giang.

Chủ đề TW4 chung là “Xây dựng đảng” Trung Cộng. TW4/18 họp từ ngày 20 ~ 23/10/2014, nhưng lần TW4 này lại thảo luận vấn đề “trị quốc theo luật” của Tập đề ra. Cách nói “trị quốc theo luật” Trung Cộng đã đưa ra từ rất sớm. Kiều Thạch đã từng cố thúc đẩy “trị quốc theo luật”, cuối cùng “trị quốc theo luật” năm 1999 được ghi vào Hiến pháp Trung Cộng. Thế nhưng cùng năm đó, Giang phát động phong trào bức hại pháp luân công, làm cho “trị quốc theo luật” từ đó trở thành câu nói suông. Không chỉ có thế, suốt 16 năm, pháp chế TQ đại thụt lùi, thậm chí băng hoại toàn diện, buộc đương quyền phải nêu lại “trị quốc theo luật” tại TW4 lần này.

Để trấn áp pháp luân công, ngày 10/6/1999, Giang thành lập Văn phòng “610”, quyền lực như Tiểu tổ cách mạng văn hóa TW; “610” thông qua hệ thống công an, tòa án, viện kiểm sát, quốc an, cảnh sát vũ trang do Ủy ban chính pháp khổng chế (do Tăng Khánh Hồng, La Cán, Chu Vĩnh Khang nắm và thao túng) và có quyền điều động nguồn lực ngoại giao, giáo dục, tư pháp, quốc vụ viện, quân đội, y tế. Ủy ban chính pháp khổng chế đối với “3 trong 1” tài chính, quân sự, ngoại giao Trung Cộng, biến “610” trở thành Trung ương quyền lực thứ hai Trung Cộng. Trong vận hành thực tế, “610” làm đảo loạn tư pháp, làm cho pháp chế TQ coi như không tồn tại, biến luật pháp thành tờ giấy lộn, biến quan tòa, kiểm sát viên thành kẻ phá hoại pháp luật ở khắp mọi nơi, càng về sau càng lan ra toàn xã hội, và hầu như cả xã hội trở thành kẻ bị hại của pháp chế băng hoại. Băng hoại về pháp chế, dẫn đến mất kiểm soát các vấn đề xã hội, khó khăn kinh tế, làm cho tầng cao Trung Cộng càng ý thức rõ nguy cơ sụp đổ chính quyền, là nguyên nhân sâu xa buộc đương cục Tập không thể không đưa ra “trị quốc theo luật”. Nhưng “trị quốc theo luật” với “trị quốc bằng tham nhũng” của Giang là không thể dung hợp với nhau, Tập đưa ra “trị quốc theo luật” cũng là dấu hỉệu sẽ tẩy sạch thế lực Giang của Tập Cận Bình. Những điều này làm cho mâu thuẩn Tập Giang càng căng thẳng hơn sau TW4.

Bối cảnh thời gian giữa Hội nghị Bắc Đời Hà 8/2015 với TW5.

Theo giờ Bắc Kinh khoảng 23h30’ ngày 12/8/2015, xẩy ra vụ nổ cực lớn ở Thiên Tân. Theo số liệu thống kê đến 9 giờ ngày 11/9, Trung Cộng tự nhận có 165 người chết, 8 người mất tích, còn báo chí nước ngoài chỉ ra có trên 1.400 người chết. Hai đêm liền sau vụ nổ, Tập không thể chợp mắt, ngày 15/8 đương cục Tập áp dụng tạm thời hạn chế tự do hành động đối với hai đứa con Giang, Tăng Khánh Hồng cũng bị khổng chế tại gia.

Ngày 10/8, bài viết nổi tiếng trên “Nhân dân nhật báo” “nhìn nhận biện chứng ‘người đi trà nguội’” chỉ trích không nêu tên có “cán bộ lãnh đạo” không chỉ cài cắm “thân tín” khi đang tại vị, mà còn sau khi đã nghỉ hưu nhiều năm, vẫn không muốn buông tay đối với nhiều vấn đề qúan trọng, “dẫn đến một số đơn vị thịnh hành không khí dung tục, thậm chí hoặc là kéo bè kết phái, ai cũng là cao nhất, gây lòng người tán loạn, không thể triển khai bình thường công việc”. Sau đó có bài nói đến Đặng Tiểu Bình đề ra hủy bỏ chế độ cán bộ lãnh đạo suốt đời. Hồ Cẩm Đào chủ động trao quyền, duy nhất không nói đến Giang Trạch Dân. Tiếp đến các sự kiện xóa bỏ các đề từ của Giang ở các nơi mà Giang đã để lại, nhất là đề từ ở trường đảng TW, đã gây dư luận xôn xao về tình hình chính trị đang có diễn biến mới. Nối liền sau đó là những hình ảnh trên lễ đài và giữa quảng trường cuộc diễu binh 03/9, đều ẩn chứa dấu hiệu Tập đã phá bỏ “người già can thiếp chính trường”, có khả năng Tập đã nắm trong tay mọi hành động của Giang.

Tân hoa xã đưa tin, ngày 12/10 Cục chính trị họp và quyết định TW5 họp từ ngày 26 ~ 29/10, với nghị trình chủ yếu là Báo cáo công tác của Cục chính trị trước TW, nghiên cứu kế hoạch 5 năm thứ 13. Qua nhiều lần TW5 không chỉ bàn về kinh tế, mà còn bàn đến vấn đề điều chỉnh, thậm chí biến động lớn nhân sự. Vậy TW5 lần này bàn đến vấn đề nhân sự, như thế nào, phạm vi nào, mức độ nào, bên ngoài có nhiều phán đoán khác nhau.

Về kế hoạch kinh tế 5 năm thứ 13, nhưng đối với Tập Cận Bình là qui hoạch kinh tế 5 năm đầu tiên sẽ quán triệt hoàn chỉnh lôgích kinh tế của Tập mà các vấn đề cải cách, chống tham nhũng, xóc lại quyền lực quyện lại với nhau càng phức tạp. Qui hoạch 513 không đơn thuần chỉ là qui hoạch kinh tế, đằng sau còn bao gồm việc bố cục lại quyền lực quan trường, khổng chế sự phản kháng của phái Giang từ trên xuống dưới. Nếu không dựa vào TW5 để có sự chỉnh đốn lớn hoặc tẩy rửa sạch quan trường Trung Cộng, rất có thể rất nhiều quan chức chống lại chống tham nhũng vẫn cứ trong trạng thái láng cháng không làm gì. Trong tình hình như thế, thì dù qui hoạch nào đi nữa cũng không thể có tác dụng gì.

Tập đoàn thế lực Giang Trạch Dân đã một thời khổng chế mạch máu kinh tế TQ. Từ sau Đại Hội 18, một loạt cuộc bủa vây của đương cục Tập Cận Bình đối với thế lực Giang Trạch Dân, trong hệ thống dầu khí, điện lực, đường sắt, điện tín, kim dung do tập đoàn lợi ích Giang khổng chế trở thành lĩnh vực cần đoạt lại của đương cục. Trong kinh tế TQ, gia tộc Giang nắm  khổng chế ngành điện tín, thì di động TQ là một trong khoản lớn nhất của điện tín trong nước, vẫn do Giang Cẩm Hằng con Giang đứng đằng sau thao túng. Năm 1992, thời kỳ Giang nắm quyền, Giang Cẩm Hằng vội vàng về nước “im tiếng phát đại tài” (ngậm miệng ăn tiền). Sau đó chỉ mấy năm ngắn ngủi, Giang Cẩm Hằng đã xây dựng lên vương quốc điện tín to lớn của mình, dân TQ gọi là “đệ nhất tham TQ”, cũng là đại diện lớn nhất của “quan thương nhất thể ” của Trung Cộng.

Ngành dầu khí TQ vẫn trong tay “băng dầu khí” khổng chế, trong thời gian dài chúng chiếm cứ hệ thống dầu khí, cài cắm lượng lớn thân tín. Tăng Khánh Hồng được gọi là “bang chủ băng dầu khí”. Gia tộc Tăng Khánh Hồng nắm khổng chế ngành năng lượng, không chỉ vơ vét lượng lớn tiền của trong hệ thống dầu khí, con trai là Tăng Vĩ còn từng nuốt hẳn tập đoàn Lỗ Năng Sơn Đông xí nghiệp quốc hữu loại lớn với qui mô tài sản trên 70 tỷ tệ.  

Sau khi Tăng Khánh Hồng rút lui, Chu Vĩnh Khang trở thành “người giữ cửa thứ nhất” của “băng dầu khí”. Dầu khí Trung quốc và Hóa dầu TQ trở thành cây đẻ tiền của cha con Chu Vĩnh Khang, ít nhất đã thu về gần 100 tỷ tệ trong thời gian qua.

 Trương Cao Lệ, hiện là thường vụ Cục chính trị cũng là khởi gia từ ngành dầu khí, từng được Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân đưa lên.

Ngoài ra gia tộc Giả Khánh Lâm cũng nắm khổng chế Hội sở mũi nhọn và nhà đất kinh thành. Gia tộc Lý Trường Xuân nắm khổng chế sản nghiệp văn hóa. Gia tộc Lưu Vân Sơn cắm rễ sâu trong ngành kim dung, con trai Lưu Vân Sơn là Lưu Lạc Phi, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Chứng khoán Trung tín là nhân vật đại diện, Lưu Lạc Phi lúc 33 tuổi đã đảm nhiệm quan đầu tư Chủ tịch nhân thọ TQ, mà tổng tài sản Nhân thọ TQ khoảng 1.000tỷ tệ, là nhà đầu tư cơ cấu lớn nhất thị trường vốn TQ.

Tập Cận Bình bắt tay thanh trừ khổng chế thế lực Giang trong lĩnh vực kinh tế.

Trước TW5, đương cục Tập Cận Bình đã bắt đầu thanh trừ mạnh mẽ thế lực chống lại quyền quí trong lĩnh vực kinh tế mà tập đoàn Giang đại diện.

* Lĩnh vực kim dung, từ tháng 6 đến nay đang soát xét lại tất cả. Bắt đầu từ thị trường cổ phiếu sụt mạnh dẫn đến tai nạn, đương cục Tập phải huy động lớn vốn để cứu thị trường. Cuối cùng, đương cục điều tra kẻ ác ý khổng chế thị trưởng cổ phiếu TQ. Với đà chứng khoán Trung tín, một trong chủ lực “đội quốc gia ” cứu thị trường không ngừng lộ rõ dính “giao dịch ngầm, tiết lộ thông tin nội bộ để kiếm chác”, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tín, Lưu Lạc Phi, dần dần lộ diện. Một thương gia chứng khoán Thâm Quyến bày tỏ với “Tuần báo thời đại”, “đội quốc gia” cứu thị trường chủ yếu là thông qua mấy bộ phận kinh doanh chủ yếu của Chứng khoán Trung tín để thao tác, vì thế toàn bộ số liệu cứu thị trường về cơ bản Chứng khoán Trung tín đều có thể nắm được hoàn chỉnh, “giao dịch ngầm là khá tiện lợi”. Theo báo chí, ngày 30/8, Từ Cương, Tổng giám đốc, ủy viên Ban chấp hành chứng khoán Trung tín bị bắt, là thân tín của Lưu Lạc Phi. Lưu Lạc Phi hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chấp hành chủ tịch Công ty hữu hạn quản lý quĩ đầu tư sản nghiệp Trung tín, còn đảm nhiệm Phó Chủ tịch hội đồng quản trị chứng khoán Trung tín. Ngày 15/9, một số  người lãnh đạo, quản lý, trợ lý lãnh đạo chứng khoán Trung tín bị điều tra vì dính “giao dịch ngầm, tiết lộ thông tin nội bộ”. Theo báo chí, cao quan chứng khoán Trung tín có thể là ổ đen của tai nạn thị trường cố phiếu. Tai nạn cổ phiếu này không chỉ liên quan đến gia tộc Lưu Vân Sơn, mà còn liên quan đến gia tộc Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân liên kết thao túng gây tai nạn thị trường cổ phiếu. Trần Hồng Kiều, Thống đốc chứng khoán Quốc tín TQ, ngày 23/10 tự sát.

* Lĩnh vực Dầu khí, trước TW5 đã đánh dư đảng của hổ lớn Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, đương cục Tập bất ngờ tuyên xử lượng lớn thân tín Chu Vĩnh Khang, trong đó hệ thống dầu khí bao gồm : Tưởng Khiết Mẫn (nguyên Chủ nhiệm ủy ban vốn nhà nước), Vương Vĩnh Xuân (Phó tổng giám đốc dầu khí TQ), Tô Thụ Lâm (tỉnh trưởng Phúc kiến, nguyên Tổng giám đốc hóa dầu TQ), Lý Hoa Lâm (Phó tổng giám đốc dầu khí TQ), Nhiễm Tân Quyền (Phó Tổng tài dầu khí TQ), Vương Đạo Phú (Tổng kỹ sư địa chất dầu khí TQ). Trong lĩnh vực hóa dầu, còn tiếp tục.

*Lĩnh vực xí nghiệp quốc hữu, bắt đầu từ 2013 điều chỉnh lớn nhân sự. Đương cục Tập đối với cao quan xí nghiệp quốc hữu áp dụng phương thức điều chỉnh thay đổi, điều tra xử lý và tuần tra, kiểm toán để khổng chế. Từ đầu năm đến nay, ít nhất đã có 18 “người đứng đầu” xí nghiệp quốc hữu bị điều chỉnh, dính đến các lĩnh vực nguồn năng lượng, điện lực, ô tô, thông tin bao gồm Dầu khí TQ, Hóa dầu TQ, Hải dầu TQ, Di động TQ, Viễn thông TQ, Điện tín TQ, tập đoàn Hoa Nhuận, tập đoàn du lịch Hồng Kông TQ, Công ty ngành Nhôm TQ, tập đoàn ô tô số 1 TQ.

*Cải cách xí nghiệp quốc hữu cắt đứt lợi ích thế lực Giang được đưa vào trong “cải cách xí nghiệp quốc hữu” của thập kỷ 90 thế kỷ trước. Gia tộc Giang, Tăng Khánh Hồng thừa cơ đã nuốt lượng lớn tài sản quốc hữu. Ngày 13/9/2015, đương cục Tập ban hành “Ý kiến về chỉ đạo đi sâu cải cách xí nghiệp quốc hữu”, chủ yếu nhấn mạnh đề phòng thất thoát tài sản quốc hữu trong quá trình cải cách, cần tăng cường quản lý trong ngoài và nghiêm khắc truy cứu trách nhiệm. Đồng thời lột bỏ quan hệ tập đoàn Giang bám chặt vào xí nghiệp, như với tập đoàn viễn thông di động, dầu khí, dầu biển, v.v… đều là những nhóm lợi ích có ngay, luôn chống đối cải cách xí nghiệp quốc hữu. Như thời Hồ, Ôn “phương án cải cách phân phối thu nhấp”, công tác dự thảo kéo dài 8 năm, vẫn bị tầng quản lý cao cấp xí nghiệp quốc hữu chống lại. Chỉ sau khi Tập nắm quyền, thu nhập của lãnh đạo cao cấp xí nghiệp quốc hữu bước đầu mới được hạ thấp. Tập đoàn lợi ích có ngay do Giang cầm đầu đã 3 năm chống lại việc chống tham nhũng của Tập bằng cách “không làm gì hết”, tiêu cực nghe ngóng của các quan chức ở chốn quan trường.

 Hiện tượng “không làm gì cả”, tức không dám tham nhũng, cũng không tích cực làm gì trong công việc, buông trách nhiệm, nhìn trước ngó sau, dè chừng, trở thành “trạng thái bình thường” của quan chức Trung Cộng hiện nay. Có thể nói, đó là một dạng “lãn công, chống đối mềm”.

Tập, Lý, Vương chung tay cùng quản, thúc đẩy qui hoạch kinh tế 5 năm.    

Hiện nay, một số quan chức chính phủ có hiện tượng tiêu cực không muốn làm gì, không muốn đụng việc, uể oải, trễ nải công việc, kỳ thực đã tồn tại thời gian dài, chỉ có là thời gian gần đây càng nghiêm trọng hơn. Có nguyên nhân thể chế, cơ chế sâu sắc, có một số chống lại chống tham nhũng, đều là những quan chức, viên chức của tập đoàn lợi ích có ngay, có bộ phận không nhỏ là thành viên của phái Giang. Một thời gian dài dưới cơ chế, thể chế “trị quốc bằng tham nhũng” của Giang, biên chế bộ máy phình lên đến khoảng 40 triệu người, đã tạo cho họ một thói quen lười biếng, tùy tiện, vô trách nhiệm, vô lương tâm trong công việc, một triết lý sống “ngậm miệng ăn tiền”, chỉ chú trọng  chạy theo lợi ích có ngay. Nay đột nhiên yêu cầu họ vứt bỏ lợi ích có ngay, tuân thủ qui củ, thậm chí sẽ giảm mạnh biên chế, hơn nữa những người này không có vốn liếng gì để công khai chống lại đương cục Tập Cận Bình, mà chỉ còn cách “không làm việc” để chống lại đương cục. Trước TW5, các quan tham do Giang đưa lên đều bị hỏi trách nhiệm. Vừa qua, Lý Khắc Cường, nhằm vào vấn đề này, tiến hành hỏi trách nhiệm 249 người của 24 tỉnh (thành, khu tự trị) và xử lý nội bộ. Trong đó cấp Sở 41 người, cấp huyện 139 người. Tiếp theo sau qui định “cán bộ có thể lên có thể xuống”, ban hành “điều lệ xử lý kỷ luật trong đảng” và “chuẩn mực tự giữ gìn liêm khiết” làm cơ sở xử lý tình trạng này. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng về phương hướng lớn là cần “kiên trì tiếp tục chống tham nhũng, đi sâu cải cách và thúc đẩy pháp trị”, còn việc làm cụ thể ngay là cần bắt Giang, tình hình cơ bản sẽ được giải quyết.

Về bắt Giang, các ý kiến phân tích cho rằng, từ các mặt cục diện chính trị, biểu hiện xã hội, quan hệ quốc tế đều hiện rõ công khai bắt Giang là cách tốt nhất của giải quyết vấn đề hiện nay, hơn nữa thời cơ đã chín muồi. Trong nội bộ Trung Cộng, với đà đánh “hổ” của Tập ngày càng đi sâu, trong những người  cầm đầu hệ thống chính pháp, hệ thống quân đội, các ban bộ TW, các địa phương, thực lực phái Giang không ngừng suy yếu, Giang Trạch Dân hầu như mất hết quyền lực, các tội phạm của Giang cũng đã rõ, việc công khai bắt Giang đã trở thành mong đợi của hàng triệu người trong ngoài nước, như Vương Kỳ Sơn tháng trước đã đưa ra tín hiệu, “bắt giặc trước phải bắt vua”.

Về nhân sự cụ thể tại TW 5, chưa được công bố. Có mấy loại vấn đề :

Thứ nhất, về quân đội, quốc phòng, công an :

Phương án cải cách quân đội và quốc phòng, tranh cãi lớn, với cách nhìn ngược nhau. Nhưng 4 Tổng bộ quân đội ủng hộ cải cách quân đội, phía quân đội ngày 26/10 có bài viết nhấn mạnh cần kiên quyết giữ vững tính quyền uy, tính nghiêm túc của cải cách, đối với những hành vi vi phạm chính sách, qui định và kỷ luật, cần dám phê bình, nghiêm túc xử lý, quyết không cho phép bất cứ ai vì lợi ích cục bộ lợi ích cá nhân cản trở cải cách, bảo đảm cải cách tiến hành thuận lợi, thực hiện mục tiêu đã định. Tập Cận Bình “thiết kế sư mới” phương án cải cách trước sau nắm vững đại cục. Tập vừa là Tổ trưởng Tiểu tổ đi sâu cải cách quân ủy TW, lại là Chủ tịch quân ủy TW, là người chủ đạo cải cách quân đội, cũng là người quyết định, cho nên Tập Cận Bình tất nhiên là “thiết kế sư tầng đỉnh”.

Về tiếp tục thanh tra đối với sĩ quan cấp đại tá trở lên. Lấy năm 2008 làm giới hạn, tức là thời gian Từ, Quách bắt đầu khổng chế tầng cao quân đội, cũng là thời gian mua bán quan thịnh hành (Theo báo chí Hồng Kông đưa tin, Quách ra giá lên thiếu tướng 5 triệu ~ 10 triệu tệ, trung tướng 50 triệu ~ 150 triệu tệ) Do vậy cần rà soát số đại tá, thiếu tướng được thăng cấp trong thời gian này có dính đến mua bán chức cấp hay không. Hiện đã có khoảng 100 tướng lĩnh loại này, chưa có phương án xử lý cụ thể. Ngoài ra hiện đã có ít nhất 40 danh sách cụ thể có quan hệ gián tiếp với mua bán quan đang chờ thanh tra cụ thể. Số trung tướng trở lên cơ bản đã kết thúc thẩm tra. Hiện đã điều tra trên 10 tướng lĩnh cao cấp có vấn đề sẽ lập án điều tra hoặc điều chỉnh, thay đổi cương vị.

Về tổ chức Quân ủy TW, có tin đưa,  có 3 loại ý kiến : giữ nguyên trạng; phân tách ra, lập lại Tổng cục cán bộ; rút bài học Từ, Quách mua bán quan, Quân ủy TW nên trực tiếp nắm việc bổ miễn nhiệm tướng lĩnh cao cấp. Ngoài ra cũng có ý kiến mở rộng qui mô Quân ủy TW từ 10 lên 15 người. Về nhân sự cụ thể, có tin đưa, Tập sẽ đưa Trương Hựu Hiệp, Thượng tướng, Bộ trưởng Tổng bộ trang bị vào Quân ủy TW, chuẩn bị đến Đại Hội 19 Phạm Trường Long nghỉ, Hiệp sẽ là Phó Chủ tịch Quân ủy TW. Trương Hựu Hiệp (tham gia đánh Việt Nam năm 1979, 1984), năm nay 65 tuổi, cùng với Tập là “thế hệ 2 đỏ” từ Thiểm Tây đến và cùng là “thái tử đảng” có quan hệ thân thiết từ lâu (Trương Tông Tôn, phụ thân Hựu Hiệp dẫn quân tác chiến dã chiến Tây Bắc, lúc đó Tập Trọng Huân là chính ủy binh đoàn dã chiến Tây Bắc). Cũng có tin đưa Hứa Kỳ Lượng thay Phạm Trường Long, Trương Hữu Hiệp thế chỗ trống của Hứa Kỳ Lượng. Còn Lưu Nguyên, có tin nói, do tính cách của Lưu Nguyên trong hành vi chống tham nhũng đã mạo phạm nhiều quan chức cấp cao tiền nhiệm và đương nhiệm, đã hạn chế sự đồng thuận trong lựa chọn.

 Tại TW5 có sĩ quan cấp trưởng 6 Đại quân khu dự, mọi người chú ý, gồm Trung tướng Miêu Hoa, nguyên là Chủ nhiệm Bộ chính trị Tập đoàn quân 31, Quân khu Nam Kinh (người của Tập Cận Bình), tháng 7/2014 là chính ủy Quân khu Lan Châu. Sau khi Mã Phát Tường, Phó chính ủy Hải quân, Khương Trung Hoa, Bộ trưởng Bộ trang bị hạm độ Nam Hải nhảy lầu tự tử, Tập điều ngay Miêu Hoa vào Hải quân làm chính ủy, để ổn định tình hình Hải quân. Vu Trung Phúc, chính ủy Không quân. Vương Gia Thắng, chính ủy Pháo II.Lưu Lôi, Chính ủy Quân khu Lan châu.Lý Tác Thành, Tư lệnh viên Quân khu Thành Đô. Tổng Phổ Tuyển, năm nay 61 tuổi (thân tín Tập Cận Bình), đã qua các Quân khu Tế Nam, Bắc Kinh, Nam Kinh. Tháng 12/2014 từ Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng điều về Tư lệnh viên Quân khu Bắc Kinh, là người Tổng chỉ huy duyệt binh 03/9 vừa rồi.

Về hệ thống Công an, cải cách cơ cấu và chọn nhân sự. Theo Mạnh Kiến Trụ, cải cách cơ cấu về Cảnh vụ, quản lý hành chính công an, cơ chế vận hành quyền lực chấp pháp, cải cách quản lý hành chính các ty sở công an, sẽ là lần cải cách lớn nhất sau 30 năm qua. Xóa Cục bảo vệ an ninh nội bộ (Cục 1 – Quốc Bảo), vì đây là cơ quan đàn áp dân lành vô tội vạ, với biên chế mấy chục vạn người. Quốc bảo với Bộ Quốc an lâu nay tranh nhau vị thế, chức căng, quyền hạn, trong đó có nhiều bộ phận nghe lén, được lập lên, thời Chu Vĩnh Khang, với lý do để giữ vững ổn định. Văn phòng “610” thuộc ủy ban Chính pháp cũng bị dẹp bỏ. Về nhân sự, sau khi Chu Vĩnh Khang bị ngã, Bộ Công an đã có 5 vào 4 ra : Sau khi điều Dương Hoán Ninh, Phó bộ trưởng Công an nhận chức Bí thư Ban Cán sự đảng Tổng cục quản lý giám sát sản xuất an toàn quốc gia, trực thuộc Quốc vụ viện, để giảm ảnh hưởng Chu Vĩnh Khang, nhưng chưa có người thay thế chỗ Dương Hoán Ninh. Còn Mạnh Khánh Phong, từ Cục trưởng Cục trinh sát tội phạm kinh tế của Bộ Công an, nhảy lên 2 cấp, là Phó bộ trưởng Bộ Công an, không chỉ thay vị trí Lưu Kim Quốc nắm “săn bắt sóc hải ngoại”, còn giao trọng trách vụ “tai nạn thị trường cổ phiếu”, điều tra “nội quỉ” ở Thượng Hải. Sau khi điều Dương Hoán Ninh, bộ Công an còn có : Phó Chính Hoa, thôi thường vụ Thành Ủy Bắc kinh, Cục trưởng Công an Bắc Kinh để giữ chức Phó bộ trưởng Công an; Lưu Kim Quốc, thôi Phó trưởng Bộ Công an và Bí thư Ban Kiểm tra kỷ luật bộ Công an, để giữ chức Phó bí thư Ban kiểm tra kỷ luật TW; Đặng Vĩ Bình, Bí thư Ban kiểm tra kỷ luật Quảng Tây điều lên giữ chức Bí thư Ban kiểm tra kỷ luật Bộ Công an, tháng 4/2015 kiểm Cảnh sát trưởng Bộ Công an; Ba người Mạnh Khánh Phong, Cục trưởng Cục trinh sát tội phạm kinh tế, Lưu Diệu Tiến, Cục trưởng Cục chất ma túy và Vương Kiệm Cục trưởng Cục tài vụ trang bị lên làm trợ lý Bộ trưởng Công an; Lưu Ngạn Bình, Phó Bộ trưởng bộ Công an nghỉ hưu, Mạnh Khánh Phong lên thay; Lý Đông Sinh, Phó bộ trưởng Bộ Công an tháng 12/2013 bị điều tra.

Thứ hai, vào thường vụ Cục chính trị, Bí thư Ủy ban kỷ luật TW.Dư luận cho rằng có 5 người có khả năng vào thường vụ TW : Lật chiến Thư, Hồ Xuân Hoa, Tôn Chính Tài, Lý Nguyên Trào, Uông Dương. Còn Ủy ban kỷ luật TW, có ý kiến (cả ý kiến bản thân Vương Kỳ Sơn) Vương Kỳ Sơn vì quá tuổi (theo qui định ngầm trên 67 dưới 68) nên nghỉ hưu. Người thay thế, có 4 khả năng : Lật Chiến Thư, Triệu Lạc Tế, Uông Dương, Lý Nguyên Trào.

Thứ ba, về nhân sự một số địa phương : Từ sau ĐH 18 đến nay có 104 ủy viên TW thay đổi công việc, trong đó có 81 vị nhận công việc mới, 16 vị về tuyến 2, 7 vị ngã ngựa (đều thuộc phái Giang). Từ tháng 3/2013 thành lập Chính phủ khóa mới đến nay đã điều chỉnh 21 người “đứng đầu đảng chính quyền” (8 Bí thư, 13 chủ tịch tỉnh) của 16 tỉnh thành, trong đó phần lớn liên quan đến quan chức cấp cao tỉnh thành ngã ngựa, số ngã ngựa sẽ còn tiếp tục tăng. Ở địa phương đã có trên 100 vị quan chức cấp tỉnh, bộ ngã ngựa, cho đến trước TW5 có 9 vị trí cấp tỉnh, bộ trung ương còn khuyết.

Như Thiên Tân, Tôn Xuân Lan, nguyên Bí thư chuyển nhận Bộ trưởng Bộ Mặt trận thống nhất thế chỗ Lệnh Kế Hoạch (Tôn Xuân Lan, lúc làm Bí thư Phúc Kiến, quan hệ chặt với Tô Thụ Lâm về kinh tế, nên chuyển về Bộ Mặt trận, bề ngoài là thăng chức, thực chất bên trong là giảm, ra rìa hóa); trước mắt chuyển Hoàng Hưng Quốc (người cũ khi Tập công tác ở Triết Giang) lên chính thức thay Tôn Xuân Lan. Cũng có tin sẽ điều Hàn Chính (Bí thư Thượng Hải) về Thiên Tân. Uông Dương về  kiêm nhiệm Bí thư Thượng Hải. Nhưng mấy ngày gần đây có tin Hàn Chính có quan hệ chặt chẽ với gia tộc Giang, trực tiếp là với Giang Cẩm Hằng, Hàn Chính đã chủ động báo cáo cục chính trị và trả lại ngôi nhà hào hoa vượt tiêu chuẩn qui định, Hàn Chính tạm thời vẫn ở lại Thượng Hải. Phúc Kiến, sau khi Tô Thụ Lâm bị bắt, có tin sẽ đưa Vương Huy Trung (người cũ của Tập khi ở Triết Giang) về thay, cũng có tin là Trương Xương Bình, hiện là Chủ tịch Chính Hiệp Phúc Kiến, cũng là người cũ của Tập sẽ lên thay. Người “đứng đầu” Quí ChâuHà Bắc theo thông lệ tạm thời do Bí thư tỉnh kiêm nhiệm. Người “đứng đầu” Hồ Nam, đến đầu năm 2016, Hội nghị Nhân đại, chính Hiệp tỉnh sẽ bầu ra. Bắc Kinh, Phó Chủ tịch Trương Diên Côn được nâng lên thường vụ Thành ủy. bổ sung vị trí Bí thư Ban chính pháp thành ủy.

Một số phân tích cho rằng việc bổ sung thay thế khuyết vị “người đứng đầu đảng, chính quyền” cấp tỉnh, thành, khu tự trị không thể một sớm một chiều, vì gây ra khuyết vị  một mặt là do tệ tham nhũng của quan chức quá nặng nề, phải chống là sẽ có khuyết vị; mặt khác quá trình điều chỉnh là liên quan sự tác động của hệ thống và qui định của trình tự, nên cần có bước đi phù hợp với các mối quan hệ và thời cơ tương ứng.

Ngoài ra, dự hội nghị TW5, có 10 vị quan chức cấp tỉnh, bộ dự, báo chí, dư luận quan tâm : Trong đó : Ba thành viên nội các : Trần Cát Ninh – Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường; Chu Tiểu Xuyên – thống đốc Ngân hàng nhà nước;  Vạn Cương–Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ. Bảy vị cấp tỉnh : Dương Hùng, Chủ tịch Thượng Hải; Ngụy Hùng, Chủ tịch Tứ Xuyên; Xuê-Khơ-Lai-Ti, Chủ tịch Tân Cương; Lưu Tích Quí, Chủ tịch Hải Nam; Trần Hào, Chủ tịch Vân Nam; Lý Cẩm Bân,  Chủ tịch An Huy; Tôn Chí Cương, Phó Bí thư, quyền Chủ tịch Quí Châu. (Nguyên Chủ nhiệm Ủ ban kế hoạch sinh đẻ, ngày 16/10/2015 về Quí Châu, sau khi Trần Mẫn Nhi (người của Tập), Chủ tịch từ chức)./.

 (Nguồn : Tổng hợp từ mạng chính thống và phi chính thống ở TQ)

  Nguồn: Theo Văn hoa Nghệ an     

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?