Trong cuộc chiến chống tham nhũng số phận của Việt Nam đặt lên bàn cờ

31/08/2017



Trong cuộc chiến chống tham nhũng đang được mở rộng ở Việt Nam có một vụ án mới.

Nguyễn Phú Trọng

Ngày 28/8, đứng trước vành móng ngựa có bị cáo Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank, và 50 đồng phạm, trong số đó có những cựu nhân viên của ngân hàng, cũng như cựu nhân viên của tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam, Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Họ bị cáo buộc  tham ô tài sản, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Do chính sách của ban quản lý ngân hàng đã cho vay không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng nhà nước về quy chế cho vay và quy trình thủ tục, Oceanbank bị thiệt hại gần 94 triệu USD.

Hội đồng xét xử đã triệu tập 727 người tham gia tố tụng. Về số lượng bị can và nhân chứng, vụ án này trở thành một trong những đại án tham nhũng lớn nhất trong những năm gần đây. Vụ OceanBank là một trong những vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng, sánh được với vụ.

Nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Phạm Công Danh phải thụ án 30 năm tù do vụ gian lận trị giá 404 triệu đô la. Cách đây một tháng, cựu tổng giám đốc Sacombank Trầm Bê đã bị bắt giữ vì có dính líu tới đại án Phạm Công Danh.

Một số chuyên gia phương Tây nói rằng, tất cả các vụ án này không phải là cuộc chiến chống tham nhũng mà là một cuộc đấu tranh bên trong đảng. Nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov, chủ nhiệm bộ môn lịch sử Viễn Đông của Đại học Saint Petersburg, không đồng ý với ý kiến này:

"Các sơ đồ tham nhũng được thiết kế để rút tiền bị đánh cắp khỏi đất nước sang phương Tây, nơi các quan chức tham nhũng bỏ trốn cùng với gia đình. Đây là nạn tội phạm có hệ thống, có tổ chức, đây là một hình thức vơ vét tài sản đất nước. Mục tiêu của chúng không chỉ là xuất khẩu vốn ra nước ngoài, mà còn phá hoại chế độ hiện nay, để trẻ em của bọn tội phạm có khả năng thừa kế tài sản và giữ chức vụ lãnh đạo. Đây là mối nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Các tội phạm có tổ chức đều có mối quan hệ chặt chẽ với tình báo phương Tây. Bất cứ ai rút tiền ra nước ngoài đều bị tình báo tuyển mộ, vì vậy người này sẽ phục tùng phương Tây, nếu không anh ta sẽ được đưa về nước, nơi anh phải đối mặt với hình phạt nghiêm trọng, kể cả án tử hình. Thắng lợi của nạn tham nhũng dẫn đến sự tan rã của đất nước. nghiệm của Liên bang Xô viết là một ví dụ đáng buồn: nạn tham nhũng đã giành phần thắng và điều đó dẫn đến sự sụp đổ của đất nước, đã gây ra cuộc nội chiến ở các khu vực gần biên giới, đồng rúp bị mất giá và quá trình tư nhân hóa kéo theo nhiều vụ ăn cắp. Kết quả là những tổn thất rất lớn về kinh tế và con người. Bây giờ chúng ta thấy ví dụ của Ukraina, mà chỉ trong 3 năm qua GDP của nước này đã giảm 2 lần.

Giáo sư Vladimir Kolotov cho rằng, ở Việt Nam chỉ có Đảng Cộng sản và Tổng Bí thư ĐCS mới có khả năng dẫn đầu cuộc chiến sống còn này. Các vụ án lớn trong lĩnh vực tài chính, dầu khí và xây dựng chỉ là những bước đầu tiên nhưng đúng hướng. Đây là cuộc đấu tranh giữa các lực lượng lành mạnh trong đảng và nhà nước chống lại các thế lực thù địch, mà Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng đã nói kiên quyết về điều đó tại đại hội đảng gần đây nhất. Các thế lực thù địch là cán bộ biến chất, kinh doanh tham nhũng, quan chức tham nhũng trong các cơ quan nhà nước. Những hành vi của họ có thể làm suy yếu sự ổn định của đồng tiền Việt Nam, sự ổn định chính trị, và tác động tiêu cực đến hình ảnh của Việt Nam qua con mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Cần phải tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng, không được để cuộc chiến này bị gián đoạn, bị dừng lại hoặc suy giảm. Bơi vì số phận của Việt Nam đã đặt lên bàn cờ".

Elena Nikulina

(Sputniknews)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?