Biển Đông: Bắc Kinh tìm cách ngăn chận công kích tại Diễn đàn Shangri-La
Thursday, May 31, 2018 8:05 AM // Biển Đông , Châu Á , RFI , Thế Giới , Tin Tức
Tú Anh
Theo RFI
Theo RFI
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại diễn đàn Shangri-La năm 2017 - REUTERS/Edgar Su |
Bị lên án xây dựng tiền đồn, quân sự hóa Biển Đông, phái đoàn Trung Quốc tham dự Diễn đàn An ninh thường niên khu vực tại Singapore trong ba ngày cuối tuần, kể từ ngày 01/06/2018, sẽ cố gắng tác động lên chương trình thảo luận, hóa giải mọi chỉ trích. Diễn đàn Shangri-La năm nay đặc biệt tập trung vào Biển Đông và Bắc Triều Tiên.
Năm nay, Diễn đàn Đối thoại Sangri-La có thể sẽ biến thành một cuộc « trao đổi hàn lâm », thay vì là cơ hội thảo luận về chính sách an ninh khu vực trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng.
Theo báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 31/05/2018, Bắc Kinh tìm cách tác động lên thể thức thảo luận, hầu hóa giải những tiếng nói phản đối chính sách xâm lấn Biển Đông. Chiến thuật của Trung Quốc năm nay là không cử một chiến lược gia quân sự làm trưởng đoàn, thay vào đó là tướng Hà Lôi (He Lei), phó chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Quân Sự.
Một sĩ quan khác của Trung Quốc sẽ nhấn mạnh đến mối hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trước khi thủ tướng Ấn Độ Modi trình bày về nguy cơ xung đột tiềm tàng trong khu vực.
Diễn đàn An ninh châu Á - do Viện Nghiên Cứu Chiến Lược (IISS) tổ chức hàng năm - được sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng và giới chức khác từ 50 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật, Úc và các quốc gia Đông Nam Á. Chương trình nghị sự năm nay đặc biệt tập trung vào Biển Đông và Bắc Triều Tiên. Trong bài diễn văn đọc tại Singapore vào thứ Bảy 02/06, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ nhấn mạnh đến thái độ của hải quân Trung Quốc, đe dọa an ninh khu vực « Ấn Độ- Thái Bình Dương », là mối thách thức của hải quân Mỹ-Ấn.
Chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông cũng làm cho tổng thống Philippines Rodrrigo Duterte, có tiếng thân Bắc Kinh, cũng phải cảnh báo : nếu Trung Quốc làm cho một người lính Philippines đổ máu trong vùng biển tranh chấp, thì Manila có thể sẽ tuyên chiến.
Năm nay, Diễn đàn Đối thoại Sangri-La có thể sẽ biến thành một cuộc « trao đổi hàn lâm », thay vì là cơ hội thảo luận về chính sách an ninh khu vực trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng.
Theo báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 31/05/2018, Bắc Kinh tìm cách tác động lên thể thức thảo luận, hầu hóa giải những tiếng nói phản đối chính sách xâm lấn Biển Đông. Chiến thuật của Trung Quốc năm nay là không cử một chiến lược gia quân sự làm trưởng đoàn, thay vào đó là tướng Hà Lôi (He Lei), phó chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Quân Sự.
Một sĩ quan khác của Trung Quốc sẽ nhấn mạnh đến mối hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trước khi thủ tướng Ấn Độ Modi trình bày về nguy cơ xung đột tiềm tàng trong khu vực.
Diễn đàn An ninh châu Á - do Viện Nghiên Cứu Chiến Lược (IISS) tổ chức hàng năm - được sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng và giới chức khác từ 50 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật, Úc và các quốc gia Đông Nam Á. Chương trình nghị sự năm nay đặc biệt tập trung vào Biển Đông và Bắc Triều Tiên. Trong bài diễn văn đọc tại Singapore vào thứ Bảy 02/06, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ nhấn mạnh đến thái độ của hải quân Trung Quốc, đe dọa an ninh khu vực « Ấn Độ- Thái Bình Dương », là mối thách thức của hải quân Mỹ-Ấn.
Chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông cũng làm cho tổng thống Philippines Rodrrigo Duterte, có tiếng thân Bắc Kinh, cũng phải cảnh báo : nếu Trung Quốc làm cho một người lính Philippines đổ máu trong vùng biển tranh chấp, thì Manila có thể sẽ tuyên chiến.
Nhận xét
Đăng nhận xét