Tàu cá Việt Nam bị hải cảnh Trung Quốc đâm chìm gần Hoàng Sa.
RFA
2018-05-29
Bạn
Email
Một tàu cá Việt Nam bị Hải Cảnh Trung Quốc đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa.
Báo Thanh Niên trong nước cho biết một tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngãi khi đang đánh bắt hải sản ở một nơi cách Quần đảo Hoàng Sa 7 hải lý thì bị hai tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm vào ngày 25/5.
Sau đó phía Trung Quốc đã bắt 7 ngư dân Việt Nam trên tàu cá này và giao lại cho tàu cảnh sát biển Việt Nam, đưa vào đất liền Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam vào ngày 28/5.
Đây là một trong những lần hiếm hoi mà phía Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam tại các vùng biển tranh chấp rồi giao ngay về cho phía Việt Nam. Đa số những lần có va chạm xảy ra, hoặc tàu Trung Quốc bỏ đi, hoặc họ bắt ngư dân Việt Nam đem về Trung Quốc rồi đòi tiền chuộc người cũng như ngư cụ.
Tham gia vào việc tấn công các tàu đánh cá nhỏ của Việt Nam, còn có lực lượng kiểm ngư Trung Quốc, và thậm chí có cả tàu đánh cá của Trung Quốc.
Tại diễn đàn Quốc Hội vào tuần qua, hai vị tướng Quân Đội Việt Nam xác nhận tin tàu đánh cá của Trung Quốc đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có khi chỉ còn cách bờ biển Đà Nẵng có 30 hải lý.
Cũng liên quan tới quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc vừa cho vận hành một mạng lưới điện cỡ nhỏ trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất mà Trung Quốc chiếm đóng tại quần đảo này.
Mạng China News Service loan tin này vào ngày 29 tháng 5 cho biết lưới điện này bắt đầu hoạt động vào ngày 27/5. Với lưới điện này thì nguồn cung ứng điện trên đảo Phú Lâm tăng 8 lần. Trong tương lai lưới điện này có thể được phát triển thành trung tâm kiểm soát các mạng lưới khác trên những đảo ở Biển Đông.
Đảo Phú Lâm có một căn cứ quân sự của Trung Quốc, và cũng là nơi mà Bắc Kinh đặt trung tâm hành chính của một thành phố gọi là Tam Sa, bao gồm các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, và Trường Sa.
Trung Quốc thành lập thành phố này vào năm 2012, và bị phía Việt Nam phản đối.
Hoàng Sa là nơi mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc chiếm đómg quần đảo này từ năm 1974 sau khi đánh bại lực lượng hải quân miền Nam Việt Nam tại đây.
Trường Sa là nơi Trung Quốc đang tranh chấp với Việt Nam và một số nước Đông Nam Á gồm Brunei, Malaysia, Philippines.
2018-05-29
Bạn
Báo Thanh Niên trong nước cho biết một tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngãi khi đang đánh bắt hải sản ở một nơi cách Quần đảo Hoàng Sa 7 hải lý thì bị hai tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm vào ngày 25/5.
Sau đó phía Trung Quốc đã bắt 7 ngư dân Việt Nam trên tàu cá này và giao lại cho tàu cảnh sát biển Việt Nam, đưa vào đất liền Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam vào ngày 28/5.
Đây là một trong những lần hiếm hoi mà phía Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam tại các vùng biển tranh chấp rồi giao ngay về cho phía Việt Nam. Đa số những lần có va chạm xảy ra, hoặc tàu Trung Quốc bỏ đi, hoặc họ bắt ngư dân Việt Nam đem về Trung Quốc rồi đòi tiền chuộc người cũng như ngư cụ.
Tham gia vào việc tấn công các tàu đánh cá nhỏ của Việt Nam, còn có lực lượng kiểm ngư Trung Quốc, và thậm chí có cả tàu đánh cá của Trung Quốc.
Tại diễn đàn Quốc Hội vào tuần qua, hai vị tướng Quân Đội Việt Nam xác nhận tin tàu đánh cá của Trung Quốc đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có khi chỉ còn cách bờ biển Đà Nẵng có 30 hải lý.
Cũng liên quan tới quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc vừa cho vận hành một mạng lưới điện cỡ nhỏ trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất mà Trung Quốc chiếm đóng tại quần đảo này.
Mạng China News Service loan tin này vào ngày 29 tháng 5 cho biết lưới điện này bắt đầu hoạt động vào ngày 27/5. Với lưới điện này thì nguồn cung ứng điện trên đảo Phú Lâm tăng 8 lần. Trong tương lai lưới điện này có thể được phát triển thành trung tâm kiểm soát các mạng lưới khác trên những đảo ở Biển Đông.
Đảo Phú Lâm có một căn cứ quân sự của Trung Quốc, và cũng là nơi mà Bắc Kinh đặt trung tâm hành chính của một thành phố gọi là Tam Sa, bao gồm các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, và Trường Sa.
Trung Quốc thành lập thành phố này vào năm 2012, và bị phía Việt Nam phản đối.
Hoàng Sa là nơi mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc chiếm đómg quần đảo này từ năm 1974 sau khi đánh bại lực lượng hải quân miền Nam Việt Nam tại đây.
Trường Sa là nơi Trung Quốc đang tranh chấp với Việt Nam và một số nước Đông Nam Á gồm Brunei, Malaysia, Philippines.
Nhận xét
Đăng nhận xét