Về giàu nghèo ở VN và giới tư bản mới
BBC
Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption
"Về phân cực, khoảng cách giàu nghèo ở đây, tôi không dùng thuật ngữ giữa nhóm thống trị và bị trị trong mô hình phân tầng, tất nhiên về hàm ý có thể mọi người đều hiểu như thế, có tên gọi của 9 tầng lớp, thì tôi gọi cụ thể tầng lớp lãnh đạo, quản lý, đương nhiên là dưới tầng lớp này là tầng lớp những người bị lãnh đạo, quản lý - về khoa học như vậy.
"Nhưng ngôn ngữ truyền thông có thể gây ra ý này, ý kia nên nhận thức nó không hay.
Thế nhưng cũng không sao cả, về khoảng cách ấy giữa giàu nghèo càng ngày càng doãng ra, cái này thì số liệu của Tổng cục Thống kê cũng như vậy."
Báo VN chú ý 'xe sang của lãnh đạo Thanh Hóa'
Ai đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại?
Hậu Cộng sản - cuộc chuyển đổi 'chưa có điểm kết'
Tăng giá xăng: ‘Bóng đang ở sân Quốc hội’
Dân trung lưu VN tiêu tiền vào đâu?
Tuy nhiên, vẫn theo nhà nghiên cứu này, nếu đi theo quy luật chung của phát triển, mà một điểm mốc được đưa ra để dự phóng là vào năm 2040, thì khoảng cách này sẽ có xu hướng 'thu hẹp lại', nhà xã hội học cho biết thêm:
"Còn dưới góc độ giữa các tầng lớp, theo một số chỉ báo thấy rằng nó thu hẹp lại, nhưng một số chỉ báo chưa rõ lắm. Tóm lại xu hướng tổng thể là công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng tiến tới điểm mốc, dự đoán tương lai là vào 2040, bao nhiêu thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp sẽ càng thu hẹp lại. Đấy là tiến bộ tự nhiên của các mô hình các nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa..."
Khi được đề nghị bình luận về nhóm tư sản và tầng lớp tư sản mới hiện nay ở Việt Nam, nhà nghiên cứu cho hay là ông chưa có điều kiện nghiên cứu sâu và riêng về nhóm này, nhưng có thể có một số cảm quan từ trực cảm, Tiến sĩ Đỗ Thiên Kính nói tiếp:
"Họ là những người có nhiều tiền, nhiều tài sản, ở trên báo chí hàng ngày cũng thấy là các đại gia, những người lắm tiền, đương nhiên nguồn gốc (tài sản) có nhiều nguồn, đồng thời họ là nhóm những người giàu trong xã hội; dưới góc độ phân tầng, tất nhiên nó sẽ thể hiện ở nhóm đỉnh, nhưng đấy là trực cảm thôi."
Về quan hệ của nhóm tư sản, tầng lớp tư sản mới với vấn đề bất bình đẳng, công bằng trong xã hội, nhà nghiên cứu bình luận:
"Từ trực cảm thì những người có tiền, có của như thế họ sẽ tạo thành những người giàu ở trên đỉnh, cách xa về tài sản nhiều hơn so với những người ở dưới, tuy nhiên rất khó để trả lời kể cả từ trực cảm về quan hệ này."
Về tương quan giữa tầng lớp tư sản, tư sản mới với nhóm những người đảng viên và đảng viên có quyền, Tiến sỹ Đỗ Thiên Kính cho biết:
"Quan hệ này cũng khó nói, ở trong cuốn sách của tôi cũng có thông tin về Đảng viên, thường những người ở tầng lớp cao sẽ có tỷ lệ là Đảng viên nhiều hơn là ở tầng lớp dưới.
"Ví dụ như tầng lớp lãnh đạo, quản lý, thì tiêu chuẩn gần như là phải là Đảng viên thì mới được làm lãnh đạo, thành ra tỷ lệ Đảng viên ở các tầng lớp cao, lãnh đạo chiếm rất nhiều, nhiều hơn tầng lớp dưới, ví dụ so với nhân dân chẳng hạn, trong công trình của tôi cũng có các thông tin như thế.
"Tôi không nhớ chính xác, nhưng có sự chênh lệch rất là lớn, bởi vì đây là Đảng lãnh đạo, nên đương nhiên là phải có tiêu chuẩn đảng viên mới đưa vào tầng lớp lãnh đạo."
Đặc quyền, cầm quyền và bất bình đẳng XH
Công lý, tư pháp và phán tòa VN qua hai vụ án
VN: Thuế nhà ‘bần cùng hóa người dân’
Sài Gòn chưa hết ngập vì 'chọn sai cách'?
Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam
Người giàu bị kỳ thị tại Việt Nam?
Nghèo đói và trốn thuế
Nhân dịp này, nhà nghiên cứu cho hay chưa có nhiều nghiên cứu đặt vấn đề để quan sát nhóm có 'đặc quyền, đặc lợi' trong xã hội Việt Nam hiện nay, liên quan tới các vấn đề về phân tầng và di động xã hội, về phân cực giàu nghèo.
"Đối với bản thân tôi, kể cả có kinh phí cũng chịu, chẳng nghiên cứu được, kể cả Chính phủ có cho phép cũng chịu, dính đến luật pháp, Tòa án tìm chứng cứ còn khó, nghiên cứu sao được," ông nói.
Bình luận về quan hệ giữa nhóm tư sản, tư sản mới, những người có nhiều tài lực với những người thuộc nhóm quan chức, lãnh đạo, nhà xã hội học nói:
"Cái này ở thế giới họ có phân tích quan hệ, cuốn sách của tôi chỉ trình bày vấn đề này ở phần lý thuyết, trong xã hội học thế giới, lý thuyết thì có quan hệ, có tầng lớp elite (tinh hoa), nó có elite về tư sản, hai nhóm này của tầng lớp elite có quan hệ lẫn nhau.
Báo VN chú ý 'xe sang của lãnh đạo Thanh Hóa'
Thanh Hóa kỷ luật quan chức vụ Quỳnh Anh
Phú Thọ khởi tố 10 thanh niên 'chặn xe xin tiền'
"Nhưng ở Việt Nam thì không xác định được, kể cả chân dung cụ thể của tầng lớp lãnh đạo, quản lý như muốn được trình bày mà đã không nói được, lại càng chia nhỏ nữa, thì điều này bất khả thi trong nghiên cứu."
Tuy nhiên về mặt trực cảm, nhà nghiên cứu bình luận:
"Trực cảm, tôi cũng chỉ biết qua trên báo mạng thì các đại gia, hay các quan chức có sự bắt tay nhau, đó là thông tin trên báo mạng mà ở Việt Nam thì đầy ra.
"Ý kiến của tôi cũng như đa số những người đọc báo, những người dân bình thường thì đều thấy nói quan chức nhà nước có 'sân sau' chẳng hạn, tức là có các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hay là đại gia bắt tay với giới quan chức để lợi dụng chính sách chẳng hạn, ví dụ như thế trên báo không thiếu."
Theo nhà nghiên cứu, chuyển động và hình thành của nhóm trung lưu trong cấu trúc xã hội Việt Nam tới đây, trong đó có mối liên hệ với chuyển động của nhóm nghèo, cũng là một vấn đề được quan tâm.
Cấu trúc xã hội Việt Nam được kỳ vọng sẽ chuyển dịch từ mô hình kim tự tháp hiện nay sang mô hình quả trám. Và dự phóng cho rằng sự dịch chuyển này càng diễn ra thuận lợi cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thì việc nhóm nghèo càng giảm dần, nhóm trung lưu sẽ càng có cơ hội cải thiện về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên việc chuyển đổi cấu trúc xã hội này ra sao có liên quan tới chuyển đổi hiệu quả trong cơ cấu, thành phần kinh tế cụ thể như thế nào.
Trước câu hỏi vấn đề phân cực giàu nghèo và khoảng cách này sẽ có thể thay đổi ra sao nếu Việt Nam chuyển đổi từ mô hình thể chế chính trị một đảng cầm quyền hiện nay sang mô hình dân chủ hóa, đa đảng với nhiều chủ thể tham gia hơn vào quản lý đất nước, tức là với một thay đổi về cơ cấu, thể chế chính trị, Tiến sỹ Đỗ Thiên Kính đáp:
"Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng chung của các nước, kể cả các nước khác mà đâu phải chỉ có một đảng mà có nhiều đảng, một đảng hay nhiều đảng thì hướng xây dựng quốc gia bao giờ cũng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì một đảng cũng theo hướng như thế.
"Và hơn một đảng cũng theo hướng như thế, vì quy luật phát triển của các nước để tiến tới đạt được mức cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cấu trúc xã hội cũng như vậy, nên khó mà nói tới tương quan giữa một hay nhiều đảng với bất bình đẳng xã hội, chỉ có làm ở tốc độ nhanh hay chậm thôi, còn một đảng hay đa đảng bình đẳng hơn thì không có cơ sở," nhà xã hội học nói với BBC Tiếng Việt qua điện thoại từ Hà Nội.
Xem thêm về xã hội Việt Nam:
Đà Nẵng: ông Phan Văn Anh Vũ 'bị khám nhà'
Đuổi hết công an giao thông?
Chủ trang 'Diệt giặc nội xâm' ra tòa
Tư bản thân hữu Việt Nam nảy nở từ đâu?
Bản quyền hình ảnh Getty Images
Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam xét trong tương quan so sánh giữa tầng lớp thống trị với giới bị trị hiện 'càng ngày càng doãng ra', theo một nhà nghiên cứu xã hội học từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 25/5/2018 từ Hà Nội, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính, tác giả của cuốn sách 'Phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam hiện nay' mới xuất bản ở trong nước nói:"Về phân cực, khoảng cách giàu nghèo ở đây, tôi không dùng thuật ngữ giữa nhóm thống trị và bị trị trong mô hình phân tầng, tất nhiên về hàm ý có thể mọi người đều hiểu như thế, có tên gọi của 9 tầng lớp, thì tôi gọi cụ thể tầng lớp lãnh đạo, quản lý, đương nhiên là dưới tầng lớp này là tầng lớp những người bị lãnh đạo, quản lý - về khoa học như vậy.
"Nhưng ngôn ngữ truyền thông có thể gây ra ý này, ý kia nên nhận thức nó không hay.
Thế nhưng cũng không sao cả, về khoảng cách ấy giữa giàu nghèo càng ngày càng doãng ra, cái này thì số liệu của Tổng cục Thống kê cũng như vậy."
Báo VN chú ý 'xe sang của lãnh đạo Thanh Hóa'
Ai đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại?
Hậu Cộng sản - cuộc chuyển đổi 'chưa có điểm kết'
Tăng giá xăng: ‘Bóng đang ở sân Quốc hội’
Dân trung lưu VN tiêu tiền vào đâu?
Tuy nhiên, vẫn theo nhà nghiên cứu này, nếu đi theo quy luật chung của phát triển, mà một điểm mốc được đưa ra để dự phóng là vào năm 2040, thì khoảng cách này sẽ có xu hướng 'thu hẹp lại', nhà xã hội học cho biết thêm:
"Còn dưới góc độ giữa các tầng lớp, theo một số chỉ báo thấy rằng nó thu hẹp lại, nhưng một số chỉ báo chưa rõ lắm. Tóm lại xu hướng tổng thể là công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng tiến tới điểm mốc, dự đoán tương lai là vào 2040, bao nhiêu thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp sẽ càng thu hẹp lại. Đấy là tiến bộ tự nhiên của các mô hình các nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa..."
Khi được đề nghị bình luận về nhóm tư sản và tầng lớp tư sản mới hiện nay ở Việt Nam, nhà nghiên cứu cho hay là ông chưa có điều kiện nghiên cứu sâu và riêng về nhóm này, nhưng có thể có một số cảm quan từ trực cảm, Tiến sĩ Đỗ Thiên Kính nói tiếp:
"Họ là những người có nhiều tiền, nhiều tài sản, ở trên báo chí hàng ngày cũng thấy là các đại gia, những người lắm tiền, đương nhiên nguồn gốc (tài sản) có nhiều nguồn, đồng thời họ là nhóm những người giàu trong xã hội; dưới góc độ phân tầng, tất nhiên nó sẽ thể hiện ở nhóm đỉnh, nhưng đấy là trực cảm thôi."
Về quan hệ của nhóm tư sản, tầng lớp tư sản mới với vấn đề bất bình đẳng, công bằng trong xã hội, nhà nghiên cứu bình luận:
"Từ trực cảm thì những người có tiền, có của như thế họ sẽ tạo thành những người giàu ở trên đỉnh, cách xa về tài sản nhiều hơn so với những người ở dưới, tuy nhiên rất khó để trả lời kể cả từ trực cảm về quan hệ này."
Về tương quan giữa tầng lớp tư sản, tư sản mới với nhóm những người đảng viên và đảng viên có quyền, Tiến sỹ Đỗ Thiên Kính cho biết:
"Quan hệ này cũng khó nói, ở trong cuốn sách của tôi cũng có thông tin về Đảng viên, thường những người ở tầng lớp cao sẽ có tỷ lệ là Đảng viên nhiều hơn là ở tầng lớp dưới.
"Ví dụ như tầng lớp lãnh đạo, quản lý, thì tiêu chuẩn gần như là phải là Đảng viên thì mới được làm lãnh đạo, thành ra tỷ lệ Đảng viên ở các tầng lớp cao, lãnh đạo chiếm rất nhiều, nhiều hơn tầng lớp dưới, ví dụ so với nhân dân chẳng hạn, trong công trình của tôi cũng có các thông tin như thế.
"Tôi không nhớ chính xác, nhưng có sự chênh lệch rất là lớn, bởi vì đây là Đảng lãnh đạo, nên đương nhiên là phải có tiêu chuẩn đảng viên mới đưa vào tầng lớp lãnh đạo."
Đặc quyền, cầm quyền và bất bình đẳng XH
Công lý, tư pháp và phán tòa VN qua hai vụ án
VN: Thuế nhà ‘bần cùng hóa người dân’
Sài Gòn chưa hết ngập vì 'chọn sai cách'?
Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam
Người giàu bị kỳ thị tại Việt Nam?
Nghèo đói và trốn thuế
Nhân dịp này, nhà nghiên cứu cho hay chưa có nhiều nghiên cứu đặt vấn đề để quan sát nhóm có 'đặc quyền, đặc lợi' trong xã hội Việt Nam hiện nay, liên quan tới các vấn đề về phân tầng và di động xã hội, về phân cực giàu nghèo.
"Đối với bản thân tôi, kể cả có kinh phí cũng chịu, chẳng nghiên cứu được, kể cả Chính phủ có cho phép cũng chịu, dính đến luật pháp, Tòa án tìm chứng cứ còn khó, nghiên cứu sao được," ông nói.
Bình luận về quan hệ giữa nhóm tư sản, tư sản mới, những người có nhiều tài lực với những người thuộc nhóm quan chức, lãnh đạo, nhà xã hội học nói:
"Cái này ở thế giới họ có phân tích quan hệ, cuốn sách của tôi chỉ trình bày vấn đề này ở phần lý thuyết, trong xã hội học thế giới, lý thuyết thì có quan hệ, có tầng lớp elite (tinh hoa), nó có elite về tư sản, hai nhóm này của tầng lớp elite có quan hệ lẫn nhau.
Báo VN chú ý 'xe sang của lãnh đạo Thanh Hóa'
Thanh Hóa kỷ luật quan chức vụ Quỳnh Anh
Phú Thọ khởi tố 10 thanh niên 'chặn xe xin tiền'
"Nhưng ở Việt Nam thì không xác định được, kể cả chân dung cụ thể của tầng lớp lãnh đạo, quản lý như muốn được trình bày mà đã không nói được, lại càng chia nhỏ nữa, thì điều này bất khả thi trong nghiên cứu."
Tuy nhiên về mặt trực cảm, nhà nghiên cứu bình luận:
"Trực cảm, tôi cũng chỉ biết qua trên báo mạng thì các đại gia, hay các quan chức có sự bắt tay nhau, đó là thông tin trên báo mạng mà ở Việt Nam thì đầy ra.
"Ý kiến của tôi cũng như đa số những người đọc báo, những người dân bình thường thì đều thấy nói quan chức nhà nước có 'sân sau' chẳng hạn, tức là có các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hay là đại gia bắt tay với giới quan chức để lợi dụng chính sách chẳng hạn, ví dụ như thế trên báo không thiếu."
Theo nhà nghiên cứu, chuyển động và hình thành của nhóm trung lưu trong cấu trúc xã hội Việt Nam tới đây, trong đó có mối liên hệ với chuyển động của nhóm nghèo, cũng là một vấn đề được quan tâm.
Cấu trúc xã hội Việt Nam được kỳ vọng sẽ chuyển dịch từ mô hình kim tự tháp hiện nay sang mô hình quả trám. Và dự phóng cho rằng sự dịch chuyển này càng diễn ra thuận lợi cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thì việc nhóm nghèo càng giảm dần, nhóm trung lưu sẽ càng có cơ hội cải thiện về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên việc chuyển đổi cấu trúc xã hội này ra sao có liên quan tới chuyển đổi hiệu quả trong cơ cấu, thành phần kinh tế cụ thể như thế nào.
Trước câu hỏi vấn đề phân cực giàu nghèo và khoảng cách này sẽ có thể thay đổi ra sao nếu Việt Nam chuyển đổi từ mô hình thể chế chính trị một đảng cầm quyền hiện nay sang mô hình dân chủ hóa, đa đảng với nhiều chủ thể tham gia hơn vào quản lý đất nước, tức là với một thay đổi về cơ cấu, thể chế chính trị, Tiến sỹ Đỗ Thiên Kính đáp:
"Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng chung của các nước, kể cả các nước khác mà đâu phải chỉ có một đảng mà có nhiều đảng, một đảng hay nhiều đảng thì hướng xây dựng quốc gia bao giờ cũng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì một đảng cũng theo hướng như thế.
"Và hơn một đảng cũng theo hướng như thế, vì quy luật phát triển của các nước để tiến tới đạt được mức cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cấu trúc xã hội cũng như vậy, nên khó mà nói tới tương quan giữa một hay nhiều đảng với bất bình đẳng xã hội, chỉ có làm ở tốc độ nhanh hay chậm thôi, còn một đảng hay đa đảng bình đẳng hơn thì không có cơ sở," nhà xã hội học nói với BBC Tiếng Việt qua điện thoại từ Hà Nội.
Xem thêm về xã hội Việt Nam:
Đà Nẵng: ông Phan Văn Anh Vũ 'bị khám nhà'
Đuổi hết công an giao thông?
Chủ trang 'Diệt giặc nội xâm' ra tòa
Tư bản thân hữu Việt Nam nảy nở từ đâu?
Nhận xét
Đăng nhận xét