Vụ VietinBank: Nạn nhân 'không hy vọng nhận bồi thường'
BBC
30/05/2018
Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/Getty Images
Nhưng phiên phúc thẩm diễn ra vì bốn công ty kháng cáo đề nghị tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm ngày 9/2, tách vụ án ra để xét xử Huyền Như tội "Tham ô tài sản" và buộc Vietinbank trả tiền gốc và lãi cho các công ty này.
Một công ty khác, Công ty Cổ phần Đầu tư Hưng Yên (Công ty Hưng Yên) không kháng cáo.
Ngoài ra bị cáo còn lại Võ Anh Tuấn xin kháng cáo bản án 7 năm tù.
Đặc biệt tòa phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo của 4/5 công ty đòi VietinBank bồi thường 1.000 tỷ đồng.
Việt Nam: Ý kiến về 'phá sản ngân hàng'?
VN: Ngân hàng tan chỉ bồi hoàn 75 triệu?
Hồi năm 2015, bà Huyền Như bị Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tuyên án tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' và 'Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức'. Bà nhận án tù chung thân về hành vi chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân khác hồi năm 2010 và 2011.
Sau đó, bốn công ty (gồm Chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS), Bảo hiểm Toàn Cầu, Chứng khoán Phương Đông, Đầu tư và thương mại An Lộc) kháng cáo đề nghị ngân hàng VietinBank, thay vì bà Huyền Như, phải là bên bồi thường số tiền thiệt hại.
Chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS) là đơn vị thuộc Berjaya Corporation Bhd của Malaysia.
Kháng cáo của các công ty dựa trên cơ sở họ gửi tiền hợp pháp vào VietinBank. Họ cho rằng ngân hàng này có lỗi trong quản lý tiền của khách hàng và quản lý nhân viên để bà Huyền Như chiếm đoạt, nên ngân hàng phải có trách nhiệm bồi thường.
Công ty SBBS nói họ không biết hoạt động gửi tiền của họ là trái phép, và cho rằng các hợp đồng được ký với chữ ký giả phải được cho là vô hiệu lực.
Mở lại phiên xử 'đại án' Hà Văn Thắm
Thêm lãnh đạo ngân hàng bị khởi tố
TS Lê Đăng Doanh: 'Không thể dựa vào liên kết quyền lực'
HĐXX hôm 30/5 khẳng định trách nhiệm trả tiền cho các công ty thuộc về bị cáo Huyền Như.
Bà Josephine Yei, giám đốc của công ty Chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS), một trong bốn công ty kháng cáo, nói bà không có hy vọng gì thu lại được khoản tiền 10 triệu USD từ bà Huyền Như.
"Tôi rất đau lòng và không nói nên lời," bà Yei nói với Reuters.
Ở nhiều nước, các ngân hàng có thể bị coi là biển thủ tiền gửi của khách hàng nếu có bằng chứng ngân hàng sao nhãng. Ở Việt Nam, việc quy trách nhiệm có thể hiểu một cách rộng hơn khi kẻ lừa đảo làm những việc vượt quá trách nhiệm của họ, theo một luật sư.
"Việt Nam không có các án lệ cho các trường hợp như vậy nên mọi việc phụ thuộc hoàn toàn vào cách suy nghĩ của hội đồng xét xử," Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch hãng luật SBLAW ở Hà Nội, nói trước khi có phán quyết.
Các bên kháng cáo cũng yêu cầu điều tra xét xử lại nhằm làm rõ liệu bà Huyền Như có hành vi 'Tham ô tài sản' hay 'chiếm đoạt tài sản'.
Tuy nhiên, sau hai năm điều tra lại, VKSND Tối cao vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố bà Huyền Như về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'. Theo đó, người phạm tội phải chịu trách nhiệm bồi thường, và VietinBank không có trách nhiệm bồi thường cho các công ty này.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước theo dõi vụ án sát sao để "xem khuôn khổ pháp luật bảo vệ người gửi tiền ở Việt Nam đang được thực hiện như thế nào," luật sư của SBBS Nguyễn Thị Minh Huyền nói với Reuters sau phiên xử.
VietinBank là ngân hàng cổ phần lớn thứ hai ở Việt Nam tính theo giá thị trường. Ngân hàng này có 64,46 % vốn của nhà nước Việt Nam và 19,7% vốn của ngân hàng Nhật Bản MUFG Bank Ltd, một bộ phận của tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial Group Inc.
Phán quyết của tòa được đưa ra trong bối cảnh các công ty tài chính đang đổ vào Việt Nam hy vọng có cơ hội làm ăn nhờ các hợp đồng góp vốn trong giai đoạn cổ phần hóa ở Việt Nam.
30/05/2018
Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/Getty Images
Ngày 30/5 phiên tòa phúc thẩm vụ án "siêu lừa" Huyền Như đã bác toàn bộ kháng cáo của 4/5 công ty đòi VietinBank bồi thường 1.000 tỷ đồng và tuyên y án sơ thẩm.
Bà Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên phó phòng Quản lý rủi ro VietinBank - Chi nhánh TP HCM) đã không kháng cáo bản án chung thân cùng trách nhiệm dân sự phải bồi thường cho 5 công ty.Nhưng phiên phúc thẩm diễn ra vì bốn công ty kháng cáo đề nghị tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm ngày 9/2, tách vụ án ra để xét xử Huyền Như tội "Tham ô tài sản" và buộc Vietinbank trả tiền gốc và lãi cho các công ty này.
Một công ty khác, Công ty Cổ phần Đầu tư Hưng Yên (Công ty Hưng Yên) không kháng cáo.
Ngoài ra bị cáo còn lại Võ Anh Tuấn xin kháng cáo bản án 7 năm tù.
Kết quả phúc thẩm
Sau hai ngày xét xử, Hội đồng xét xử ngày 30/5 đã tuyên y án sơ thẩm với ông Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè).Đặc biệt tòa phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo của 4/5 công ty đòi VietinBank bồi thường 1.000 tỷ đồng.
Việt Nam: Ý kiến về 'phá sản ngân hàng'?
VN: Ngân hàng tan chỉ bồi hoàn 75 triệu?
Hồi năm 2015, bà Huyền Như bị Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tuyên án tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' và 'Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức'. Bà nhận án tù chung thân về hành vi chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân khác hồi năm 2010 và 2011.
Sau đó, bốn công ty (gồm Chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS), Bảo hiểm Toàn Cầu, Chứng khoán Phương Đông, Đầu tư và thương mại An Lộc) kháng cáo đề nghị ngân hàng VietinBank, thay vì bà Huyền Như, phải là bên bồi thường số tiền thiệt hại.
Chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS) là đơn vị thuộc Berjaya Corporation Bhd của Malaysia.
Kháng cáo của các công ty dựa trên cơ sở họ gửi tiền hợp pháp vào VietinBank. Họ cho rằng ngân hàng này có lỗi trong quản lý tiền của khách hàng và quản lý nhân viên để bà Huyền Như chiếm đoạt, nên ngân hàng phải có trách nhiệm bồi thường.
Công ty SBBS nói họ không biết hoạt động gửi tiền của họ là trái phép, và cho rằng các hợp đồng được ký với chữ ký giả phải được cho là vô hiệu lực.
Mở lại phiên xử 'đại án' Hà Văn Thắm
Thêm lãnh đạo ngân hàng bị khởi tố
TS Lê Đăng Doanh: 'Không thể dựa vào liên kết quyền lực'
HĐXX hôm 30/5 khẳng định trách nhiệm trả tiền cho các công ty thuộc về bị cáo Huyền Như.
Bà Josephine Yei, giám đốc của công ty Chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS), một trong bốn công ty kháng cáo, nói bà không có hy vọng gì thu lại được khoản tiền 10 triệu USD từ bà Huyền Như.
"Tôi rất đau lòng và không nói nên lời," bà Yei nói với Reuters.
Ở nhiều nước, các ngân hàng có thể bị coi là biển thủ tiền gửi của khách hàng nếu có bằng chứng ngân hàng sao nhãng. Ở Việt Nam, việc quy trách nhiệm có thể hiểu một cách rộng hơn khi kẻ lừa đảo làm những việc vượt quá trách nhiệm của họ, theo một luật sư.
"Việt Nam không có các án lệ cho các trường hợp như vậy nên mọi việc phụ thuộc hoàn toàn vào cách suy nghĩ của hội đồng xét xử," Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch hãng luật SBLAW ở Hà Nội, nói trước khi có phán quyết.
Các bên kháng cáo cũng yêu cầu điều tra xét xử lại nhằm làm rõ liệu bà Huyền Như có hành vi 'Tham ô tài sản' hay 'chiếm đoạt tài sản'.
Tuy nhiên, sau hai năm điều tra lại, VKSND Tối cao vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố bà Huyền Như về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'. Theo đó, người phạm tội phải chịu trách nhiệm bồi thường, và VietinBank không có trách nhiệm bồi thường cho các công ty này.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước theo dõi vụ án sát sao để "xem khuôn khổ pháp luật bảo vệ người gửi tiền ở Việt Nam đang được thực hiện như thế nào," luật sư của SBBS Nguyễn Thị Minh Huyền nói với Reuters sau phiên xử.
VietinBank là ngân hàng cổ phần lớn thứ hai ở Việt Nam tính theo giá thị trường. Ngân hàng này có 64,46 % vốn của nhà nước Việt Nam và 19,7% vốn của ngân hàng Nhật Bản MUFG Bank Ltd, một bộ phận của tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial Group Inc.
Phán quyết của tòa được đưa ra trong bối cảnh các công ty tài chính đang đổ vào Việt Nam hy vọng có cơ hội làm ăn nhờ các hợp đồng góp vốn trong giai đoạn cổ phần hóa ở Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét