Tin Việt Nam – 29/11/2018
Vì sao triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa
mãi trường tồn?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vào đầu tháng 11 phát biểu trước Quốc Hội về triết lý giáo dục của Việt Nam và kêu gọi Đại biểu Quốc Hội đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục sửa đổi.Đài Á Châu Tự Do có cuộc trao đổi với Giáo sư Lê Xuân Khoa và Giáo sư Phạm Minh Hoàn xoay quanh vấn đề vừa nêu.
Việt Nam không có triết lý giáo dục?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tại phiên trả lời chất chất vấn Đại biểu Quốc hội vào sáng ngày 1 tháng 11 năm 2018 nêu lên “triết lý giáo dục” của Việt Nam là “triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”; đồng thời kêu gọi Đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục sửa đổi.
Trước lời phát biểu vừa nêu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Đài RFA ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia giáo dục ở trong nước cho rằng triết lý giáo dục của Việt Nam không rõ ràng và nếu như có thì triết lý giáo dục được cô đọng trong Bộ luật Giáo dục năm 2005 cũng như cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, người từng giảng dạy đại học ở Việt Nam trong 10 năm và và bị Chính quyền Hà Nội cưỡng bức đi Pháp hồi hạ tuần tháng 6 năm 2017 nói rằng lời tuyên bố về triết lý giáo dục Việt Nam của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bị thiếu một yếu tố quan trọng nhất. Giáo sư Phạm Minh Hoàng nhấn mạnh về yếu tố mà ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã không nhắc đến:
“Câu quan trọng nhất mà ông không nói là những con người trung thành với Chủ nghĩa Xã hội, trung thành với chủ thuyết Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải nói rằng đó là những câu rất quan trọng. Việt Nam có những trường đại học đã được tự chủ rồi nhưng thật sự tự chủ rất là giới hạn và cũng rất là hình thức. Có thể họ cho phép được tự do trong một số môn học nào đó. Nhưng khẳng định những môn về triết lý, về khoa học xã hội, về Marx-Lenin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về lịch sử Đảng vẫn phải giữ. Cho dù có cải tổ như thế nào đi chăng nữa mà vẫn duy trì trong Luật Giáo dục Việt Nam cũng như Cương lĩnh của Đảng về giáo dục và giữ ‘cái vòng kim-cô’ của Đảng là tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì chúng ta sẽ không thay đổi được gì cả.”
Tôi không nghĩ rằng lãnh đạo Việt Nam sẽ dựa vào những cơ sở tiến bộ như của VNCH đã nêu ra. Hay như ông Vũ Đức Đam đặt vấn đề đi vào vấn đề ‘dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’ thì tôi thấy khẩu hiệu rất hay, nhưng không chắc đã làm. Vấn đề đặt ra cho Chính phủ Việt Nam bây giờ là nói thì hãy làm đi. Và đừng lo sợ ai sẽ làm hại gì mình hết. Nếu mình làm thì người ta sẽ chấp nhận và ủng hộ-Giáo sư Lê Xuân Khoa
Qua các cuộc trao đổi của Đài Á Châu Tự Do với giới trí thức và các chuyên gia giáo dục ở Việt Nam, không ít người cho biết họ mong muốn ngành giáo dục nên kế thừa triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và tinh thần triết lý về văn hóa của Việt Nam, như Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một cựu viên chức làm việc hơn 30 năm ở Viện Khoa học Giáo dục lên tiếng rằng ông đã từng viết bài kêu gọi Bộ Giáo Dục nên đưa ra triết lý nhân bản, dân tộc, khai phóng như của nền giáo dục thời VNCH thì mới đúng bản chất của giáo dục.
Triết lý giáo dục của VNCH
Giáo sư Lê Xuân Khoa, một chứng nhân của lịch sử giáo dục tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo Dục VNCH giải thích về ba nguyên tắc của triết lý giáo dục được Hội nghị Giáo dục Toàn quốc họp bàn và đưa ra vào khỏang năm 1956, là thời điểm 1 năm sau khi Chính phủ Pháp hoàn toàn trao trả độc lập cho Chính phủ miền Nam Việt Nam:
“Nhân bản tức là nói về con người, lấy con người làm cơ sở cứu cánh. Cho nên, nền giáo dục phải chú trọng đến con người và phát triển con người toàn diện, một con người với giá trị phổ quát của nhân loại. Trong khi nói về tính cách với cơ sở nhân loại như vậy thì vẫn phải có cá tính của Việt Nam, là cá tính dân tộc. Nuôi dạy một đứa bé từ nhỏ đến lớn thành mộ trí thức thì trí thức đó có cơ sở của nhân loại và có cơ sở của Việt Nam để đóng góp vào cộng đồng nhân loại. Đó là đặc tính dân tộc. Và thứ ba là vấn đề khai phóng, chuyên về khoa học nhiều hơn. Bởi vì Việt Nam trong hòan cảnh là một quốc gia chậm tiến; hay bây giờ người ta dùng chữ đẹp đẽ hơn, gọi là quốc gia đang phát triển do đó khai phóng là mở cửa ra đón nhận tất cả những tinh hoa, đặc biệt về khoa học công nghệ thế giới, nhất là của Tây phương.
Đón nhận như vậy thì vừa có có sở nền tảng con người nhân bản, vừa có đặc tính của dân tộc Việt Nam và vừa đón nhận được khoa học tiến bộ của Tây phương thì con người như vậy là con người toàn diện.”
Đóng góp ý kiến
Giáo sư Lê Xuân Khoa, sau ngày 30/04/1975 định cư ở Hoa Kỳ và có thời gian là giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế, thuộc Đại học Johns Hopkins. Từ năm 2007, ông được cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời về Việt Nam tham vấn một số dự án cho tiến trình phát triển quốc gia. Trả lời câu hỏi của RFA liên quan guống máy nhà nước Việt Nam có thực tâm lắng nghe cũng như cân nhắc những ý kiến đóng góp của giới nhân sĩ trí thức qua sự kêu gọi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho Luật Giáo dục sửa đổi, Giáo sư Lê Xuân Khoa nhận định:
“Các ông quản lý ở Việt Nam cứ hoảng hốt, sợ thay đổi trong khi vẫn nhìn nhận rằng nếu không thay đổi thì không được. Nhưng khi làm việc để thay đổi thì lại rụt rè. Bới vậy giới trí thức ở trong nước sáng suốt, nghĩ ra những cách để thay đổi dần dần, lấy tiêu đề về giá trị của Phan Chu Trinh, mà chính trong nước cũng phải nhìn nhận, là con đường chấn dân khí, nâng cao dân trí. Cho nên có những chuyện như Nhà xuất bản Trí Thức của Giáo sư Chu Hảo. Đấy là con đường đi từ từ để nâng cao dân trí của nhân dân theo kịp với thế giới. Nhưng họ lại ngăn cản chuyện đó. Vì thế, bàn luận về tương lai giáo dục của Việt Nam, tôi không nghĩ rằng họ sẽ dựa vào những cơ sở tiến bộ như của VNCH đã nêu ra. Hay như ông Vũ Đức Đam đặt vấn đề đi vào vấn đề ‘dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’ thì tôi thấy khẩu hiệu rất hay, nhưng không chắc đã làm. Vấn đề đặt ra cho Chính phủ Việt Nam bây giờ là nói thì hãy làm đi. Và đừng lo sợ ai sẽ làm hại gì mình hết. Nếu mình làm thì người ta sẽ chấp nhận và ủng hộ.”
Không có dấu hiệu lạc quan
Giáo sư Phạm Minh Hoàng khẳng định qua thời gian 17 năm sinh sống ở Việt Nam và 10 năm làm việc trong ngành giáo dục từ năm 2000 đến năm 2017, ông cảm thấy ngành giáo dục của Việt Nam sẽ không có tương lai tươi sáng cho dù giới nhân sĩ trí thức luôn tích cực trong việc đóng góp ý kiến để cải tổ ngành giáo dục hiện nay. Giáo sư Phạm Minh Hoàng lý giải:
Tôi nghĩ rằng họ chỉ kêu gọi cho có mà thôi chứ không bao giờ lắng nghe gì cả. Và tệ hại hơn nữa, họ dàn dựng ra những tổ chức mà họ điều khiển để đưa các kiến nghị theo chiều hướng của Đảng và của Nhà nước muốn. Tôi cho là ngày nào mà họ còn có những hành động, tạm gọi là ‘ma mị’ như thế thì chúng ta không thể làm được gì tốt đẹp cả-Giáo sư Phạm Minh Hoàng
“Chắc là mọi người cũng nhớ hồi năm 2013, Nhà nước kêu gọi mọi người trong xã hội Việt Nam đóng góp ý kiến trong việc sửa đổi Hiến pháp. 82 trí thức Việt Nam đã ký tên góp ý về vấn đề này. Ông Nguyễn Phú Trọn,g lúc đó làm Chủ tịch Quốc hội, bảo rằng những người đóng góp ý kiến đó là suy thoái. Tôi không hiểu vì sao họ kêu gọi và người ta đóng góp ý kiến, trong khi họ chưa nghe gì cả thì đã nói người ta suy thoái rồi? Đối với ông Nguyễn Phú Trọng, chỉ có những nhận định chính thức do Nhà nước chủ động, chẳng hạn như Quốc hội hay Mặt trận Tổ quốc thì mới xứng đáng. Đâu chỉ một kiến nghị như vậy mà còn nhiều những kiến nghị khác về giáo dục, về mối trường…Tôi nghĩ rằng họ chỉ kêu gọi cho có mà thôi chứ không bao giờ lắng nghe gì cả. Và tệ hại hơn nữa, họ dàn dựng ra những tổ chức mà họ điều khiển để đưa các kiến nghị theo chiều hướng của Đảng và của Nhà nước muốn. Tôi cho là ngày nào mà họ còn có những hành động, tạm gọi là ‘ma mị’ như thế thì chúng ta không thể làm được gì tốt đẹp cả.”
Giáo sư Phạm Minh Hoàng đưa ra số liệu Việt Nam có đến 24 ngàn tiến sĩ và 6000 giáo sư, nhưng chưa có ghi nhận về Việt Nam góp phần đáng kể trong lãnh vực khoa học toàn cầu. Vị giáo sư bị Chính quyền Việt Nam trục xuất ra khỏi nước nói rằng ông thật là bi quan khi thấy Việt Nam bị xếp hạng vào danh sách cuối bảng của thế giới, chỉ trên Libya và Syria về lãnh vực giáo dục, trong bảng xếp hạng của Liên Hiệp Quốc.
Trong khi đó, Giáo sư Lê Xuân Khoa cho rằng mục tiêu của các nhà lãnh đạo Việt Nam đặt ra cần thiết phải xây dựng đại học “đẳng cấp quốc tế” và hướng đến nền giáo dục tiên tiến, mà không có những nhân vật có tầm như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cố cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng như không thật sự tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu thì “thời gian không chờ đợi Việt Nam trên vũ đài thế giới”.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-the-educational-philosophy-of-south-vn-still-exits-forever-11282018124142.html
Ông Vũ ‘nhôm’ ‘Vì lợi nhuận mà làm điều sai trái’
Phiên tòa xử ông Phan Văn Anh Vũ, tự Vũ ‘nhôm’, trong vụ án liên quan Ngân hàng TMCP Đông Á đang diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.‘Quyết tâm rất lớn’ để xử Vũ ‘nhôm’
9 năm tù cho ông Phan Văn Anh Vũ
Vụ án Vũ Nhôm: Khởi tố cựu quan chức TP HCM
Đà Nẵng cho mua bán đất thuộc dự án Vũ Nhôm
Theo tường thuật của Báo Zing hôm 29/11, Hội đồng Xét xử cho rằng ông Trần Phương Bình, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB), phải chịu trách nhiệm khi biết ông Vũ không có tiền, không có khả năng tài chính nhưng ông Bình vẫn lấy tiền DAB mua 13,4 triệu đô la, bán cổ phần cho ông Vũ.
Nhưng nguyên do thật sự của việc này là gì thì không được truyền thông Việt Nam lý giải.
‘Vì lợi nhuận’ mà ‘làm điều sai trái’
Trả lời BBC từ Tuy Hòa hôm 29/11, Luật sư Nguyễn Khả Thành, trưởng Văn phòng luật mang tên ông, bình luận: “Khi một người đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng thì thường họ hay bất chấp pháp luật để làm điều sai trái.”
“Trong phiên tòa trước tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, Hội đồng Xét xử nhận định vì lợi nhuận bản thân, ông Phan Văn Anh Vũ đã phạm tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và tuyên phạt ông Vũ 9 năm tù giam. Chính vì mục đích lợi nhuận, nên ông này chỉ chịu mức 9 năm nhưng nếu “Lộ bí mật nhà nước” vì mục đích khác thì ông có thể chịu mức án rất cao.”
“Thường thì lòng tham không có đáy nên lần này cũng vì lợi nhuận một người có chức vụ, có quyền hành như ông Vũ trong phiên tòa lần này tại TP.Hồ Chí Minh bị truy tố và đưa ra xét xử về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Chuyện này không làm cho công chúng ngạc nhiên tí nào.”
Truyền thông Việt Nam nói luật sư của ông Vũ có đưa ra một số chứng cứ mới nhưng vì là bản photocopy và là tiếng nước ngoài nên bị Hội đồng Xét xử không chấp nhận.”
“Điều 70 Người phiên dịch, người dịch thuật (Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam 2015 quy định: Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.”
“Việc có sử dụng những tài liệu này và dùng làm chứng cứ để kết tội, giảm nhẹ hay chứng minh vô tội của ông Vũ hay không là tùy theo đánh giá của Hội đồng Xét xử.”
“Tuy vậy, theo tôi, việc chối từ tiếp nhận nguồn chứng cứ này chỉ vì là bản photocopy hay viết bằng tiếng nước ngoài không phù hợp với Điều 70 luật Tố tụng Hình sự.”
Cùng ngày, nhà báo Hà Phan ở TP.Hồ Chí Minh nói với BBC:
“Bất ngờ trưng ra quốc tịch Antigua và Barbuda thông qua luật sư của mình, ông Vũ ‘nhôm’ hy vọng tòa sẽ xem xét “yếu tố nước ngoài” nhưng “cái phao” này nhanh chóng bị bác bỏ cho thấy phiên xử này không có nhiều “cửa” cho ông.”
“Với vai trò đồng phạm với ông Trần Phương Bình trong việc chiếm đoạt 200 tỷ của DAB như cáo trạng quy kết và nếu bị kết tội theo hướng này thì theo khoản 4 “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được quy định” tại Điều 355 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, ông Vũ nhiều khả năng sẽ phải nhận mức án tối thiểu 20 năm và tối đa chung thân.”
“Theo như tôi thấy, so với mức án 9 năm tù sau đó được giảm một năm, của vụ xử tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” thì đây mới là vụ khiến ông Vũ phải ở tù “dài hạn” hơn.”
“Được xem là “đại án” cộng với thời thế của ông Vũ hiện tại, gần như việc ông Vũ tiếp tục lãnh thêm ít nhất 20 năm tù nữa là điều hoàn toàn có thể xảy ra.”
‘Quyết tâm rất lớn’
Trước đó, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa nói với cử tri thành phố rằng các vụ án liên quan ông Vũ “nhôm” sẽ “được xử đến nơi đến chốn”.
Ông Trương Quang Nghĩa phát biểu rằng ông Vũ “nhôm” đã và sẽ trải qua ít nhất ba phiên tòa của ba vụ án khác nhau.
Mới đây, ông Phan Văn Anh Vũ, 43 tuổi, được tòa ở Hà Nội giảm một năm, còn 8 năm tù trong vụ xử vì tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”.
Trong vụ thứ hai ở Ngân hàng Đông Á, ông Vũ bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, ông Vũ đã chiếm đoạt 12,73% cổ phần của ngân hàng Đông Á, gây thiệt hại cho đơn vị này 200 tỷ đồng.
Bí thư Nghĩa nói về vụ án ở ngân hàng Đông Á: “Vụ này cũng rất nặng nề, tội của Vũ nhôm rất nặng nề, mức án có lẽ rất cao.”
Ông nói tiếp: “Còn vụ thứ ba là lạm dụng chức vụ quyền hạn, vụ này có liên quan trực tiếp Đà Nẵng.”
“Với quyết tâm của Đảng, chính phủ, các vụ án như Vũ nhôm sẽ được xử đến nơi đến chốn. Tới đây, không xa lắm, cử tri sẽ thấy các bước tiếp theo.”
“Có những người bị kỷ luật Đảng, nhưng có những người bị điều tra, khởi tố. Riêng vụ án Vũ nhôm, đang có sự quyết tâm rất lớn,” ông Nghĩa nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46367953
Sáu người Việt Nam bị bắt vì giết sư tử ở Nam Phi
Có sáu người Việt Nam bị cơ quan chức năng Nam Phi bắt giữ vì giết 40 con sư tử tại quốc gia này.Truyền thông trong nước trích nguồn từ trang News24 cho biết là sáu người có độ tuổi từ 30 đến 60 bị bắt vào ngày 25/11 khi đang vận chuyển xương và da của các con sư tử mà họ giết chết.
Trên xe của họ còn có các dụng cụ dùng để nấu cao.
Cùng bị bắt với 6 người Việt Nam là ba người Nam Phi, trong đó có một người hiện đang làm việc cho một ông chủ người Việt đang bị tình nghi dính líu đến các đường dây săn bắn, buôn bán trái phép sừng tê giác, xương sư tử.
Tất cả các bị cáo đã ra tòa vào ngày 27/11, với một luật sư được chỉ định để bào chữa cho họ. Tại tòa họ đã khai rằng họ đã giết chết 40 con vừa sư tử vừa hổ chỉ trong hai ngày.
Thông tấn xã nhà nước Việt Nam cũng cho hay là Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã nắm được sự việc và đang tiến hành các động tác pháp lý để bảo hộ công dân của mình.
Đây không phải là lần đầu tiên công dân Việt Nam tham gia vào các đường dây săn trộm, buôn bán trái phép động vật hoang dã ở Nam Phi. Trước đây đã có những người Việt Nam bị bắt vì buôn bán sừng tê giác.
Sừng tê giác và cao tức là loại nấu từ xương cọp hay xương sư tử, được nhiều người tại châu Á trong đó có Việt Nam tin rằng là những loại thần dược rất tốt cho sức khỏe.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/6-vietnamese-killing-lions-arrested-11292018082005.html
Thêm 9 người bị tù vì biểu tình ở Bình Thuận
Thêm 9 người tham gia đợt biểu tình ngày 10 và 11 tháng 6 vừa qua phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng tại tỉnh Bình Thuận bị án tù.Tòa án Nhân dân huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận vừa tuyên phạt tổng cộng 30 năm tù giam đối với 9 người vừa nêu với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng”.
Truyền thông trong nước loan tin ngày 29 tháng 11, trích dẫn bản án được tuyên trong cùng ngày.
Tin cho biết, anh Dương Văn Ngoan bị Hội đồng xét xử tuyên án cao nhất với 5 năm tù; kế đến là anh Phan Văn Lành và chị Nguyễn Thị Hòa, mỗi người 3 năm 6 tháng tù; và 3 năm tù đối với từng người trong số còn lại gồm anh Võ Mến, Đặng Văn Tùng, Lê Văn Tâm, Hồ Đặng Văn An, Nguyễn Văn An, và Nguyễn Xí.
Tin cũng cho biết một số người trong vụ án này sẽ bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa khác với cáo buộc “Hủy hoại tài sản và chống người thi hành công vụ”.
Vào ngày 9, 10, 11 tháng 6, người dân ở nhiều tỉnh thành trong cả nước xuống đường biểu tình ôn hoà phản đối hai dự Luật đặc khu và luật An ninh mạng. Những người biểu tình lo ngại dự luật đặc khu được thông qua sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm ba vùng quan trọng về mặt chiến lược của Việt Nam là Vân Đồn ở Quảng Ninh, Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa và đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
Những người biều tình cũng lo ngại Luật An Ninh Mạng sẽ siết chặt thêm nữa quyền tự do biểu đạt của người dân.
Tuy nhiên theo báo chí trong nước, cuộc biểu tình tại Phan Thiết và Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đã trở thành bạo động. Vào tối 10 tháng 6, hàng trăm người dân đã tràn vào trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh tại thành phố Phan Thiết, dùng bom xăng phóng hỏa và đập phá. Ngoài ra có nhiều xe hơi và xe gắn máy bị đốt cháy.
Hôm 7/11/2018, báo Tuổi Trẻ trích lời ông Hồ Trung Phước – Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Thuận khẳng định vụ biểu tình trở nên bạo động ở Bình Thuận vào ngày 10 và 11 tháng 6 không phải là vụ án gây rối trật tự đơn thuần mà là “có động cơ chính trị”.
Theo truyền thông trong nước, Tòa án Nhân dân các cấp tỉnh Bình Thuận đã tiến hành 5 phiên, xét xử tổng cộng 71 người với tội danh “Gây rối trật tự công cộng” khi tham gia cuộc biểu tình trong ngày 10-11/6.
Còn trên cả nước tính đến nay có gần 110 người tham gia biểu tình hồi tháng 6 bị tuyên án.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/9-more-people-jailed-in-binh-thuan-for-anti-sez-bill-11292018072919.html
Chánh trị sự Cao Đài Hứa Phi
lại bị cáo buộc chống dân tộc
Chánh trị sự đạo Cao Đài chân truyền, ông Hứa Phi, và cũng là đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam lại bị Công an Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng gửi giấy mời làm việc với cáo buộc ‘có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật cho bên ngoài, xúc phạm dân tộc Việt Nam.Thông cáo báo chí của Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại, trụ sở tại Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 11 cho biết như vừa nêu. Thông cáo báo chí kèm theo thư của ông Chánh Trị Sự Hứa Phi và bản sao giấy mời của Công an huyện Đức Trọng.
Vào tối ngày 29 tháng 11, Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Chánh Trị sự Hứa Phi và được ông chia sẻ nhận định về nguyên nhân có giấy mời từ phía công an cũng như nguyên nhân ông không lên gặp công an.
Vào ngày 5/11/2018 tôi có xuống Sài Gòn để gặp phái đoàn của Bộ ngoại Giao Hoa Kỳ. Khi về thì nhà của tôi trong vườn cà phê bị công an đốt cháy sạch.
Tiếp đó giáo dân ở hải ngoại mời tôi để vinh danh giải đấu tranh cho tự do tôn giáo của Đức Giám mục Nguyễn Kim Điền. Một số báo đài phỏng vấn tôi thì tôi cũng trao đổi về tình hình đất nước, vấn đề đấu tranh ở quốc nội và nêu lên vấn đề nhân quyền. Không biết tôi trả lời có đụng chạm tới cộng sản như thế nào mà ngày 28/11/2018 họ gửi tôi một giấy mời yêu cầu lên công an xã làm việc. Tôi nói tôi không thể đi vì nội dung trong thư nói là tôi đưa thông tin ra bên ngoài sai sự thật, xúc phạm dân tộc.
Chánh trị sự Hứa Phi cho biết ông tiếp tục không đi gặp công an vì từ đầu năm đến giờ ông đã nhận 12 giấy vừa triệu tập vừa mời nhưng cùng một nội dung, và ông đã trình bày nhiều lần nên đến nay ông không còn gì để nói nữa.
Chánh trị sư Hứa Phi là người công khai lên tiếng về tình trạng đàn áp những giáo phái không chịu tuân phục chỉ đạo, can thiệp của nhà nước trong sinh hoạt tôn giáo và giáo lý chân truyền.
Bản thân ông Hứa Phi từng bị hành hung mỗi khi có tiếp xúc với giới ngoại giao nước ngoài. Tư gia, vườn cà phê của ông tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thường xuyên bị canh gác, thậm chí bị xâm hại, đốt phá.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/independent-caodai-senior-summoned-to-work-ab-the-accusation-of-fake-infor-to-insult-the-nation-11292018080424.html
Việt Nam xác nhận đã bắt ông Trần Bắc Hà
Bộ Công an Việt Nam chiều ngày 29/11 xác nhận đã bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà, 61 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.Ông Trần Bắc Hà bị bắt ở Campuchia?
‘Rất khó để dẫn giải ông Trần Bắc Hà’
Đồng thời, ông Trần Lục Lang, cựu phó tổng giám đốc BIDV và Kiều Đình Hòa, cựu giám đốc BIDV Hà Tĩnh, cũng bị bắt.
Một người khác, Lê Thị Vân Anh, cựu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh, bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cả bốn người này đều bị Bộ Công an khởi tố bị can vì liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
Ông Trần Bắc Hà có thời gian là lãnh đạo 1 trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, từng được xem là lãnh đạo quyền lực của giới tài chính.
Ông Trần Bắc Hà làm việc tại BIDV từ năm 1981, làm Chủ tịch HĐQT vào năm 2008 trước khi nghỉ hưu tháng 9/2016.
Cuối tháng Sáu ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản khai trừ do sai phạm “nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng BIDV”.
Trước đó, ông Trần Lục Lang cũng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói là vi phạm “nghiêm trọng” và bị kỷ luật đảng bằng hình thức Cảnh cáo.
Thông báo chính thức của Bộ Công an ngày 29/11 nói: “Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh tố tụng nêu trên ngày 29/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện tống đạt các Quyết định và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với 04 bị can đảm bảo đúng quy định của pháp luật.”
“Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang khẩn trương điều tra, thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của pháp luật,” theo thông báo.
Trên mạng xã hội và trong dư luận Việt Nam trước đó ngày 28/11 nói ông Trần Bắc Hà bị bắt ở Campuchia.
Tuy nhiên, chiều ngày 29/11, cây bút Huy Đức viết trên Facebook rằng ông Hà bị bắt ở Lào.
Thông báo của Bộ Công an Việt Nam không nói ông Hà bị bắt giữ tại địa phương nào.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46378167
Bắt Trần Bắc Hà có phải để dọn đường
đến nhà nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Kính Hòa RFAÔng Trần Bắc Hà, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) bị bắt và bị khởi tố về tội danh vi phạm các qui định về hoạt động ngân hàng. Có nhiều nguồn tin nói ông bị bắt tại nước ngoài, sau khi có tin từ đầu năm nay ông đi chữa bệnh ở nước ngoài và không về nước.
Ông Trần Bắc Hà từng bị đồn đoán nhiều lần là sẽ bị bắt, và cũng đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người theo dõi sát sự việc này là nhà báo Phạm Chí Dũng cho Kính Hòa đài RFA cuộc trao đổi về nhiều tình tiết xung quanh nhân vật Trần Bắc Hà và vụ bắt giữ này.
Kính Hòa: Thưa ông Phạm Chí Dũng, Trần Bắc Hà là ai?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Trần Bắc Hà từng là Tổng giám đốc ngân hàng BIDV, một trong năm ngân hàng nhà nước hàng đầu của Việt Nam. Trước đây 100% vốn nhà nước, sau đó cổ phần hóa một phần.
Vấn đề là BIVD nhận được một chính sách rất ưu đãi, hàng đầu trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong suốt thời gian làm việc của ông ta, ông ta nổi tiếng về hai việc.
Trần Bắc Hà chỉ dưới một anh Ba X mà trên vạn người.
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.
Thứ nhất, ông ta là một đại gia ngân hàng, nhưng mà nhiều người cho rằng không phải Nguyễn Văn Bình là thống đốc ngân hàng thời đó mà Trần Bắc Hà mới là thống đốc ngân hàng.
Người ta đồn rằng trong một buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một bộ trưởng đến xin ý kiến ông Dũng thì Trần Bắc Hà chửi là mày đến xin ý kiến anh Dũng lúc này hay sao? Cút đi.
Đó là cái cách cho thấy rằng Trần Bắc Hà chỉ dưới một anh Ba X mà trên vạn người.
Thứ hai, Trần Bắc Hà được xem là tay hòm chìa khóa của nhà anh Ba X, tức là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trước Đại hội 12 người ta đã nói về một cái trục là Trần Bắc Hà – Nguyễn Văn Bình, nhưng cần phải nói thêm là cái trục đó kéo dài thêm hai cái tên nữa là Nguyễn Tấn Dũng và Trầm Bê.
Tháng 8/2017 Trầm Bê bị bắt, thì xôn xao tin đồn Trần Bắc Hà cũng sẽ bị bắt. Nhưng sau đó lại không thấy gì cả. Đến tháng 5/2018, lần đầu tiên cơ quan kiểm tra trung ương đảng họp, công bố chính thức rằng sai phạm của đồng chí Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng.
Khi nói rất nghiêm trọng có thể là sẽ bị cách chức, bị khai trừ đảng, hoặc có thể bị bắt.
Sau đó mọi chuyện tự nhiên lại lắng hẳn đi. Trong phiên tòa xử ông Phạm Công Danh của Ngân hàng xây dựng thì không có mặt ông Trần Bắc Hà, mặc dù hội đồng xét xử có triệu tập ông ta, nhưng ông ta lấy lý do bị bệnh phải đi điều trị ở Singapore.
Nhưng lại có một nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, vào thời điểm đó cho biết không thấy có sự xuất cảnh của Trần Bắc Hà. Như vậy ông ta vẫn ở Việt Nam.
Cho đến ngày hôm qua mới có một tin hoàn toàn ngoài lề, của một Facebook có nick là Phạm Việt Thắng cho biết rằng Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang, cựu Phó Tổng Giám đốc của BIDV, cùng bị bắt ở Cam Pu Chia.
Vụ này gợi chúng ta nhớ vụ bắt Dương Chí Dũng, cựu Tổng Giám đốc Vinalines, Công ty hàng hải Việt Nam, cũng ở Cam Pu Chia, vào năm 2012 khi mà Dương Chí Dũng được một “ông anh” trong ngành công an đưa trốn sang đó.
Kính Hòa: Tội danh người ta dùng để bắt Trần Bắc Hà là gì?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Vi phạm qui định về hoạt động ngân hàng và hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo điều 206 Bộ luật hình sự.
Theo tôi thì tội danh này chỉ là danh nghĩa thôi. Bắt giam cái đã, rồi sau đó trong quá trình điều tra sẽ mổ xẻ, phân tích, những tội danh khác.
Kính Hòa: Ông ấy có làm thất thoát, gây ảnh hưởng đến vốn nhà nước không?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Chuyện thất thoát thì cơ quan điều tra của Bộ Công an chưa chứng minh được điều đó.
Có một điều khá lạ lùng là thế này. Theo tôi biết thì vụ Trần Bắc Hà đã được điều tra từ năm 2016.
Từ đó cho đến giữa năm 2018, khi Ủy ban kiểm tra Trung ương của ông Trần Quốc Vượng, và sau này là ông Trần Cẩm Tú, kết luận mức độ rất nghiêm trọng, cơ quan điều tra lại đưa ra quan điểm là trong vụ Ngân hàng xây dựng, ông Trần Bắc Hà không có tội, chỉ vi phạm hành chính.
Ví dụ như là vào tháng 10/2017, cơ quan điều tra Bộ Công an có kiến nghị chỉ kiểm điểm và xử lý kỷ luật ông Trần Bắc Hà, cho rằng ông Trần Bắc Hà có sai phạm trong việc cho Phạm Công Danh vay tiền, nhưng BIDV không có thiệt hại, nên các cá nhân ở BIDV không vi phạm qui định cho vay.
Đó là một hiện tượng khá lạ. Và dựa vào kết luận của cơ quan điều tra Bộ Công an lúc đó, thì không có lý do gì để bắt Trần Bắc Hà.
Vậy sao bây giờ lại bắt? Đánh giá của cơ quan điều tra vào tháng 10/2017 là đúng hay sai?
Tôi nghĩ rằng bây giờ ông ta bị bắt thì chắc là có tội, hay nói chính xác là sau khi điều ra thì có tội. Mà con số thất thoát từ ngân hàng của Phạm Công Danh là đến 4700 tỉ chứ không ít.
Vậy cơ quan điều tra của công an lúc đó làm ăn như thế nào? Liệu có “vấn đề” gì đó giữa một số nhân vật cơ quan điều tra với ông Trần Bắc Hà hay không? Mà lại đưa ra một đánh giá gần như phủi tội cho Trần Bắc Hà như vậy?
Kính Hòa: Như vậy có nghĩa là ông Trần Bắc Hà đang lọt vào chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Chúng ta nên có một đánh giá thời sự, cập nhật hơn. Tức là một nhân vật nữa bị hồi tố từ thời ông Trần Đại Quang.
Chúng ta đặt câu hỏi thế này: Tại sao Trần Bắc Hà không bị bắt trước khi Trần Đại Quang chết?
Tại sao Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không bị bắt trước khi Trần Đại Quang chết?
Tại sao vụ tra xét đường dây đưa Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài không có ai bị bắt cả trước khi Trần Đại Quang chết?
Kính Hòa: Anh có đề cập Trần Bắc Hà có liên quan mật thiết với Nguyễn Văn Bình, vậy liệu nhân vật này sẽ bị gì không?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Đây là điều hết sức khó hiểu. Ông Nguyễn Văn Bình từ trước đại hội 12, cuối năm 2015, đã có những thông tin rằng sẽ bị loại ra khỏi Trung ương đảng.
Điều kỳ lạ là đến đại hội 12 thì Nguyễn Văn Bình nhảy thẳng đường hoàng vào Bộ chính trị, nắm Ban kinh tế trung ương và trụ đến ngày nay khá là vững chắc. Ngay cả khi Đinh La Thăng bị đưa về đó như kiểu bị nhốt quyền lực, rồi sau đó bị bắt, mà Nguyễn Văn Bình vẫn không sao cả.
Có nhiều người đặt dấu hỏi phải chăng là Nguyễn Văn Bình đã có những thành tích đặc biệt để giúp Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng?
Hay nói chính xác hơn là ông Bình có những thành tích đặc biệt, những hồ sơ đặc biệt của nhóm anh Ba X, cung cấp cho Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng “đả hổ diệt ruồi” đối với phe cánh chính trị của Nguyễn Tấn Dũng?
Kính Hòa: Lúc đầu anh có nói ngoài mối quan hệ Trần Bắc Hà – Nguyễn Văn Bình, còn mối quan hệ Trần Bắc Hà – Nguyễn Tấn Dũng nữa, vậy liệu việc này có làm cho chiến dịch chống tham nhũng lan tới dinh cơ ông Nguyễn Tấn Dũng không?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Đây là vấn đề cốt tử, vì nói cho cùng Trần Bắc Hà cũng chỉ là một chướng ngại trên con đường của Nguyễn Phú Trọng dẫn tới trước của nhà Nguyễn Tấn Dũng mà thôi.
Tới giờ này chúng ta thấy có những tay chân đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng như là Đinh La Thăng, như là Trầm Bê, và bây giờ là Trần Bắc Hà bị bắt. Điều đó cho thấy vòng vây đang siết chặt dần xung quanh nhà của Nguyễn Tấn Dũng.
Tôi nghĩ là Nguyễn Phú Trọng đang đi những nước đi khôn khéo, tỉa dần tay chân, tỉa cành rồi mới tới gốc.
Việc bắt Trần Bắc Hà có thể nói là nghiêm trọng không kém vụ bắt Trầm Bê. Vì có hai nhân vật được cho là kinh tài ghê gớm của Nguyễn Tấn Dũng, chưa kể Nguyễn Thanh Phượng con gái ông ấy, đó là Trầm Bê và Trần Bắc Hà.
Nhưng Trầm Bê coi như kinh tài thuần túy chứ không làm chính trị, còn Trần Bắc Hà theo nhiều đánh giá vừa là doanh nhân vừa làm chính trị.
Ông Bình có những thành tích đặc biệt, những hồ sơ đặc biệt của nhóm anh Ba X, cung cấp cho Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng “đả hổ diệt ruồi” đối với phe cánh chính trị của Nguyễn Tấn Dũng?
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.
Trần Bắc Hà có mối quan hệ rộng khắp và có ảnh hưởng chính trị rộng lớn. Như tôi kể lúc đầu, không phải tự nhiên mà Trần Bắc Hà có thể chửi một bộ trưởng và dùng từ mày tao. Thậm chí người ta còn kể Trần Bắc Hà đi làm việc ở tỉnh, tát tai Phó chủ tịch tỉnh đó mà không ai dám làm gì. Điều đó cho thấy Trần Bắc Hà có quyền thế chính trị lớn đến mức nào.
Thành ra theo tôi việc bắt Trần Bắc Hà đưa ra một tín hiệu sống động và kinh khủng hơn việc bắt Trầm Bê.
Nó mang một thông điệp là đừng nghĩ Nguyễn Tấn Dũng an toàn.
Đừng nghĩ rằng những chuyện từ đầu năm đến nay như là Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đến thăm Nguyễn Tấn Dũng, hay là Nguyễn Tấn Dũng được mời dự hội thảo này hội thảo kia, tất cả những cái đó có thể chỉ là một màn diễn thuần túy mà thôi. Trong thực chất là Nguyễn Tấn Dũng không an toàn.
Việc bắt một tay thủ hạ có thể nói là kinh tài thân tín, am hiểu thâm sâu nhất về gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, là Trần Bắc Hà, chính là một thông điệp cho thấy rằng “lò” đã tiến đến sát cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng lắm rồi.
Kính Hòa: Nếu chúng ta bỏ qua những chuyện phe phái nội bộ đấu đá nhau của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì liệu việc bắt Trần Bắc Hà, và trước đó là nhiều nhân vật trong ngành ngân hàng, thì liệu có phải đây là nhân vật cuối cùng bị bắt để có thể chỉnh đốn lại ngành ngân hàng mà bị cho là có quá nhiều bê bối không?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Không có nhân vật cuối cùng của ngành ngân hàng Việt Nam.
Cho tới nay chưa có ngân hàng nào phá sản, mà chỉ có những vụ bắt bớ lẻ tẻ bắt đầu từ năm 2016 mà thôi. Và anh hình hình dung là chuyện đó chỉ mới bắt đầu.
Trong những năm tới chuyện ngân hàng làm ăn lụn bại bao nhiêu thì chuyện bắt bớ sẽ dữ dội bấy nhiêu.
Đối với ngân hàng, tất cả chỉ mới bắt đầu mà thôi.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tran-bac-ha-and-nguyen-tan-dung-11292018095912.html
Quanh tin ông Trần Bắc Hà chính thức bị khởi tố
Tin cho hay ngày 29/11, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV.Bình luận về việc này với BBC Luật sư Phạm Công Út nói “việc bắt giữ ông Hà thì cũng khó nói là sẽ ảnh hưởng đến giới ngân hàng”.
Hôm 29/11, website của Bộ Công an cho biết đã ra quyết định và thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông Hà cùng ba bị can có liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
“Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang khẩn trương điều tra, thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của pháp luật,” website nêu trên cho hay.
Tuy nhiên, không có thông tin chia tiết về việc ông Hà bị bắt giữ ở đâu.
Bộ Công an Việt Nam chiều ngày 29/11 xác nhận đã bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà, 61 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đồng thời, ông Trần Lục Lang, cựu phó tổng giám đốc BIDV và Kiều Đình Hòa, cựu giám đốc BIDV Hà Tĩnh, cũng bị bắt.
Một người khác, Lê Thị Vân Anh, cựu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh, bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cả bốn người này đều bị Bộ Công an khởi tố bị can vì liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
Việt Nam xác nhận đã bắt ông Trần Bắc Hà
Ông Trần Bắc Hà bị bắt ở Campuchia?
‘Rất khó để dẫn giải ông Trần Bắc Hà’
Việt Nam: ‘Lãnh đạo ngân hàng dễ bị khép tội’
Vụ bắt ông Trầm Bê: Sẽ còn ai nữa?
Trả lời BBC hôm 29/11, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm, nói: “Nếu theo dõi diễn biến phiên toà đại án Phạm Công Danh (VNCB), người ta thấy ông Trần Bắc Hà tham gia tố tụng theo Quyết định xét xử của tòa án chỉ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, không phải là bị cáo.”
“Tháng 6/2018 ông Hà bị khai trừ Đảng do có vi phạm điều lệ, kỷ luật, do vi phạm quy chế dân chủ.”
“Bản án Phạm Công Danh kết thúc giai đoạn sơ thẩm vào tháng 8/2018, bản án này không hề cáo buộc về hành vi vi phạm nào đối với ông Hà. Nhưng có thể phiên phúc thẩm sắp tới, dự kiến trong tháng 12/2018 cũng khó làm xấu tình trạng pháp lý đối với ông Hà, vì không có kháng cáo, kháng nghị hoặc kiến nghị xử lý gì của toà án hoặc Viện kiểm sát cấp sơ thẩm đối với ông Hà.”
Vụ bắt giữ ông Hà thì cũng khó nói là sẽ ảnh hưởng đến giới ngân hàng, nếu sự việc không mở rộng quá xa và nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan tiến hành tố tụng.luật sư Phạm Công Út
”Do đó, tôi chưa thấy có mối liên hệ nào cả giữa việc ông Hà bị bắt giữ và nghi liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và VNCB.”
“Tuy nhiên, với vị thế của ông Hà thì dư luận nghi ngờ ông có mối quan hệ với việc làm thất thoát nhiều tỷ đồng vào tập đoàn Vinashin hoặc các tập đoàn dầu khí, trong khi các tập đoàn này có dấu hiệu sai phạm gây thất thoát lớn nhưng chưa được khởi tố.”
“Vì vậy dư luận đang nghiêng về những nghi ngờ ông Hà có thể bị bắt vì liên quan đến những vụ việc này.”
“Trước đây, trong số cáo buộc về các quan chức về những hành vi trong nhóm tội phạm có chức vụ, khá nhiều trong số đó bị khởi tố về hành vi “Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “Vi phạm các quy định về cho vay” trong các tổ chức tín dụng.”
“Nay thì với Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017, hai tội danh này đã được bãi bỏ, thay thế bằng các điều luật cụ thể hoá các hành vi luật định.”
“Tháng 01/2018 ông Hà đã thôi các chức vụ lãnh đạo tại BIDV kéo theo sự lao dốc trị giá cổ phiếu của BIDV, nhưng được biết hiện nay cổ phiếu BIDV có sự hồi phục mạnh mẽ.”
“Do vậy, dù không còn ông Trần Bắc Hà, vụ bắt giữ ông Hà thì cũng khó nói là sẽ ảnh hưởng đến giới ngân hàng, nếu sự việc không mở rộng quá xa và nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan tiến hành tố tụng,” Luật sư Phạm Công Út nói với BBC.
Vụ bắt Trầm Bê ‘thể hiện quyết tâm Tổng Bí thư’
Đảng CS: 12 đại án của năm 2017
Thêm một ‘đại gia ngân hàng’ bị mức án nặng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ‘giám sát kém’
‘Đại gia tài chính’
Cũng trong hôm 29/11, cây bút tự do Nguyễn An Dân nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh: “Ông Trần Bắc Hà làm tổng giám đốc BIDV từ 2003-2007 và là chủ tịch từ 2008-2016.”
“Vậy xét về ông thì xét trên cương vị này chứ không thể theo tin đồn là ông “đánh ông này hù bà kia” nên Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý ông Hà rồi giao cho công an điều tra xét xử.”
“Trong 13 năm ông làm lãnh đạo BIDV, ngân hàng này được nhiều tổ chức có tên tuổi đánh giá tốt. Đó là thành công.”
“Về sai phạm, thì đại án Phạm Công Danh là được cho là có liên quan đến ông Hà, thì việc ông bị bắt và điều tra là điều đương nhiên. Còn có tội đến đâu thì là việc khác.”
“Tuy nhiên bắt ông Hà là để xử ông Hà, chứ chẳng phải để bắt ông làm cái cớ để bắt thêm mấy ông ở trên ông.”
Dư luận Việt Nam hôm 28/11 xuất hiện tin nói ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV, bị Việt Nam bắt giữ khi ở Campuchia.
Ông Trần Bắc Hà có thời gian là lãnh đạo 1 trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, từng được xem là lãnh đạo quyền lực của giới tài chính.
Cuối tháng Sáu ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản khai trừ do sai phạm “nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng BIDV.
Trên mạng xã hội và trong dư luận Việt Nam trước đó ngày 28/11 nói ông Trần Bắc Hà bị bắt ở Campuchia.
Tuy nhiên, chiều ngày 29/11, cây bút Huy Đức viết trên Facebook rằng ông Hà bị bắt ở Lào.
Thông báo của Bộ Công an Việt Nam không nói ông Hà bị bắt giữ tại địa phương nào.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46367954
Tại sao cựu Bộ trưởng Bùi Quang Vinh bị kỷ luật?
Kính Hòa RFANgày 27/11/2018, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh bị Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Lý do để Đảng Cộng sản khiển trách ông Vinh là khi còn đương chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông đã thiếu trách nhiệm để xảy ra việc tập đoàn viễn thông của nhà nước Mobifone mua 95% cổ phần một công ty tư nhân tên là Tập đoàn nghe nhìn toàn cầu (viết tắt là AVG).
Việc mua bán này, xảy ra vào năm 2015, được cho là có khuất tất khi Mobifone mua AVG với giá cao hơn giá thị trường.
Báo chí nhà nước cũng nói rằng ông Bùi Quang Vinh đã phát hiện ra sự bất thường, quyết định dừng lại, nhưng việc mua bán lại do một bộ khác thực hiện là Bộ Thông tin và Truyền thông. Hai quan chức cao cấp là nguyên bộ trưởng và đương kim bộ trưởng bộ này là ông Nguyễn Bắc Son, và Trương Minh Tuấn cũng bị kỷ luật.
Ông Son bị cách chức Ủy viên Trung ương đảng, đồng thời bị tước bỏ chức vị nguyên bộ trưởng. Ông Tuấn bị mất chức bộ trưởng, và lại được chuyển hẳn về Ban tuyên giáo trung ương, cơ quan nắm giữ báo chí, và tuyên truyền của nhà nước, tương tự như chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông bên chính phủ. Ông Tuấn trước đó đã được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ định làm Phó Ban tuyên giáo trung ương.
Một nguồn tin thân cận với các giới chức Việt Nam nói với chúng tôi rằng ông Bùi Quang Vinh không có sai phạm gì cả, mà sai phạm là ở Bộ Thông tin và Truyền thông, với cáo buộc ăn hối lộ liên quan đến hai ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn.
Nói đến anh Vinh thì người ta nghĩ đến thời còn đương chức, anh ấy có những phát biểu mạnh mẽ, anh ấy hay nói chủ nghĩa xã hội là cái gì, nó không phải là cái gì cả, mà sao cứ đi tìm?
-Luật sư Trần Quốc Thuận.
Chúng tôi có hỏi ông Bùi Quang Vinh về vấn đề này, nhưng ông từ chối trả lời.
Ông Bùi Quang Vinh được xem như là một người có những quan điểm cải cách kinh tế và xã hội mạnh mẽ. Ông đã từng nói tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam vào năm 2013 rằng không nên đi tìm mô hình chủ nghĩa xã hội vì nó không tồn tại.
Luật sư Trần Quốc Thuận, từng giữ chức chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam, nhận xét về ông Bùi Quang Vinh:
“Nói đến anh Vinh thì người ta nghĩ đến thời còn đương chức, anh ấy có những phát biểu mạnh mẽ, anh ấy hay nói chủ nghĩa xã hội là cái gì, nó không phải là cái gì cả, mà sao cứ đi tìm? Phát biểu như vậy không phù hợp với quan điểm chính thống tại Việt Nam hiện nay.”
Ngoài việc phát biểu mạnh mẽ tại diễn đàn Quốc hội, ông Bùi Quang Vinh còn có một bài phát biểu quan trọng tại Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, đầu năm 2016, trong đó ông tán đồng ý kiến về cải cách mô hình kinh tế xã hội Việt Nam theo hướng cởi mở hơn.
Bài diễn văn của ông Bùi Quang Vinh lúc đó cũng được chính báo chí nhà nước Việt Nam đề cập tới một cách chính thức, xem như một sự cởi mở táo bạo.
Nhưng ngay sau đại hội đảng, cuối tháng 1/2016, một nhà quan sát chính trị Việt Nam là Giáo sư Vũ Tường, từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ nói với RFA rằng các nhân vật cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam không hề chú ý đến bài diễn văn này, vì nếu chú ý họ đã giữ ông Bùi Quang Vinh ở lại đảm nhiệm trọng trách trong đảng và chính phủ.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội tại Hà Nội, nhận xét về bản án kỷ luật khiển trách mà Đảng Cộng sản dành cho ông Bùi Quang Vinh:
“Khi phát hiện ra sai phạm ông ấy (ông Vinh) đã dừng lại, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng cứ muốn đánh cho ông ấy một cái. Trong đại hội đảng vừa rồi, ông ấy có một bài phát biểu quan trọng mà trong đó có nhiều điều không hợp ý với ông Trọng, thế thì phải dọa, phải đánh thôi.”
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem như một người kiên định chủ nghĩa cộng sản cứng rắn, với những phát biểu như là đặt chuyện suy thoái chính trị là đáng lo hơn suy thoái kinh tế, thậm chí ông còn đặt hiến pháp của quốc gia đứng sau cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong đại hội đảng vừa rồi, ông ấy có một bài phát biểu quan trọng mà trong đó có nhiều điều không hợp ý với ông Trọng, thế thì phải dọa, phải đánh thôi.
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng ông Bùi Quang Vinh là người trong guồng máy thì chắc chắn ông phải hiểu guồng máy đó, việc ông bị kỷ luật không có gì là oan ức cả. Nhà báo Mạnh Quân viết rằng:
AVG là vụ việc quá nghiêm trọng, một khối taì sản vài trăm tỷ bị thổi lên trên 8000 tỷ đồng để chia nhau là quá khủng khiếp. Nên ông Vinh có dính vào mà bị khiển trách thôi là mức quá nhẹ cho ông. Đừng nói không có trách nhiệm, một Bộ trưởng tầm cỡ như ông không thể không hiểu được nội tình vụ này, không thể không biết giá trị thực của AVG là bao nhiêu.
Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng hình thức kỷ luật ông Bùi Quang Vinh cũng chỉ là trách nhiệm chính trị và tinh thần mà thôi.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng nói là mức kỷ luật ông Vinh chỉ dừng lại ở đó, và đó là lời cảnh cáo cho các viên chức có khuynh hướng chính trị khác với ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Bắc Son thì bị kỷ luật nặng nhất, còn ông Trương Minh Tuấn, theo lời ông Nguyễn Quang A, nằm trong một nhóm thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng nên cũng không bị suy suyển gì, dù có bị mất chức bộ trưởng.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why_bui_quang_vinh-11282018123611.html
Việt Nam thí điểm hợp pháp hóa đánh bạc
Diễm Thi, RFATheo một bài viết trên tờ Nikkei hôm 28/11/2018, thì bắt đầu vào năm tới, công dân Việt Nam sẽ được phép đánh bạc tại một sòng bạc ở Phú Quốc trong một chương trình thí điểm kéo dài ba năm.
Sự kiện này mở đường cho nhiều dự án khác như đua xe, đua ngựa phục vụ cho nhu cầu cá cược, giải trí trong nước.
Tập đoàn Vingroup là đơn vị được chọn đầu tư vào dự án vì đây là doanh nghiệp duy nhất phát triển cơ sở hạ tầng có liên quan trên đảo. Dự án casino với vốn đầu tư hơn hai tỉ USD.
Người Việt và cờ bạc
Từ đầu năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 03/2017/NĐ-CP về kinh doanh casino, đồng ý thí điểm cho người Việt vào chơi casino tại Việt Nam trong 3 năm với nhiều quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, quy trình cấp giấy phép sòng bạc tại Việt Nam vấp phải một vài khó khăn nên tạm dừng lại.
Anh Tuấn, người từng làm việc tại một casino trong một khách sạn ở Sài Gòn cho biết:
“Gần như trong các khách sạn lớn đều có sòng bài nhưng chỉ dành cho người có quốc tịch nước ngoài chơi. Nếu người có quốc tịch Việt Nam đi theo một người có quốc tịch nước ngoài thì người Việt Nam đó cũng không được chơi bài. Chỉ một số ít người quốc tịch Việt Nam có quyền chức, có nhiều tiền mới được vô chơi bài mà thôi.
Thực tế thì người Việt Nam vẫn tham gia đánh bài, cá độ bất hợp pháp rất nhiều, nên đã nhiều lần em đặt câu hỏi với mấy người sếp trong sòng bài là tại sao không cho người Việt Nam tham gia đánh bài, hợp pháp hóa việc người Việt đánh bài thì sẽ thu được rất nhiều tiền. Nhưng các sếp nói “ở trên” không cho.”
Hoạt động đánh bạc đối với công dân Việt Nam là bất hợp pháp, vì thế từ khoảng những năm 2010, 2011, người Việt trong nước đã qua các casino ở Campuchia đánh bài. Nếu ai có hộ chiếu thì đi đường chính ngạch, còn không có hộ chiếu thì đi đường tiểu ngạch nhưng phải tốn tiền.
Thực tế thì người Việt Nam vẫn tham gia đánh bài, cá độ bất hợp pháp rất nhiều, nên đã nhiều lần em đặt câu hỏi với mấy người sếp trong sòng bài là tại sao không cho người Việt Nam tham gia đánh bài, hợp pháp hóa việc người Việt đánh bài thì sẽ thu được rất nhiều tiền. – Anh Tuấn
Anh Dũng, hiện làm quản lý tại sòng bài MGM ở Maryland, Hoa Kỳ nhận định rằng người Việt Nam rất thích đánh bài và họ đánh rất lớn:
“Người Việt Nam chơi đánh bài rất nhiều, nhất là bài cào. Họ không chơi poker. Họ chơi rất đông và đánh rất lớn, ví dụ thường người ta đánh hai, ba chục đô la thì họ đánh từ vài ba trăm đô đến năm ngàn đô la. Đa số là những người làm nail.”
Theo Nikkei, người Việt Nam muốn tham gia đánh bạc phải trên 21 tuổi, chứng minh thu nhập hàng tháng trên 10 triệu đồng và không có tiền án tiền sự. Người chơi cũng sẽ phải trả một khoản phí tham gia là 50 USD và mua giấy phép hàng tháng có giá 1.100 USD.
Hiện có 7 dự án casino tại Việt Nam đã được cấp phép hoạt động, nhưng chỉ có người nước ngoài được phép chơi. Đó là Đồ Sơn ở Hải Phòng; Aristo tại tỉnh Lào Cai; Hồ Tràm Strip thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Phoenix Club tại Bắc Ninh; Crown Club tại Đà Nẵng; Lợi Lai tại Quảng Ninh; Royal Club ở tỉnh Quảng Ninh.
Dự án Laguna Lăng Cô ở Huế, Nam Hội An ở tỉnh Quảng Nam và Corona Resort & Casino trên đảo Phú Quốc đang được xây dựng hoặc đang chờ cấp giấy phép hoạt động. Các dự án này đã thu hút các nhà đầu tư từ Canada, Úc, Hồng Kông, Ma Cao, Singapore và Việt Nam.
Nguồn lợi thực tế
Theo Nikkei, ngành công nghiệp cờ bạc ở Việt Nam bao gồm xổ số, máy đánh bạc, sòng bạc và các loại cá cược khác dự kiến sẽ là một nguồn đóng góp thuế ổn định nếu các hoạt động trên được hợp pháp hoá và kiểm soát chặt chẽ.
Theo Bộ tài chánh, trong năm 2014, lãnh vực xổ số báo cáo đạt doanh thu 64 nghìn tỷ đồng, đóng góp 20 nghìn tỷ đồng vào ngân sách quốc gia, các sòng bạc cũng đóng góp vào ngân sách quốc gia 336 tỷ đồng trên doanh thu 1,37 nghìn tỷ đồng.
Trong một cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển Bền vững Khu vực vào năm 2015, hơn 50% người được hỏi cho biết người Việt Nam đánh bạc trong nước sẽ tăng doanh thu thuế và loại bỏ nhu cầu đánh bạc ở nước ngoài. Theo báo cáo, Việt Nam mất khoảng 800 triệu USD ngoại tệ do người Việt mang qua Campuchia đánh bạc.
Giáo sư Hà Tôn Vinh, người có nhiều năm là Chuyên gia Tư vấn Cao cấp vùng Châu Á cho nhiều dự án của Ngân hàng Thế giới ở nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Philippines, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, trả lời với truyền thông trong nước rằng “Việc kiểm soát người Việt vào chơi tại sòng bài ở Phú Quốc không khó. Cũng không nên quá lo ngại việc cho người dân trong nước vào chơi casino sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Vì địa điểm mở casino là khu du lịch, cách xa khu trung tâm. Hơn nữa, chỉ những người có điều kiện đi du lịch thì họ vào chơi nên không ngại có người chơi sa đà quá mức.”
Casino hay các resort có mở ra, em chỉ mong đừng ảnh hưởng đến môi trường hay an ninh Phú Quốc thôi. Em ở đây gần chục năm thì thấy Phú Quốc thay đổi hàng ngày. Hồi xưa an ninh, bây giờ không còn được hồi xưa. – Người dân Phú Quốc
Một người dân đang kinh doanh nhỏ ở Phú Quốc thì nói với RFA rằng việc mở casino có thể ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại nơi anh sống, bởi Phú Quốc thay đổi từng ngày khi người dân nơi khác đến kinh doanh ngày càng nhiều:
“Thật ra vấn đề này em không có ý kiến, miễn là không ảnh hưởng đến môi trường của Phú Quốc. Em không khai thác nhiều trong những tour, tuyến đưa người đi đánh bài. Casino hay các resort có mở ra, em chỉ mong đừng ảnh hưởng đến môi trường hay an ninh Phú Quốc thôi. Em ở đây gần chục năm thì thấy Phú Quốc thay đổi hàng ngày. Hồi xưa an ninh, bây giờ không còn được hồi xưa.”
Anh nói thêm rằng làm gì thì làm, miễn sao anh để chiếc xe không bị mất là anh thấy an toàn.
Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Thể dục, Thể thao (sửa đổi) tại Quốc hội chiều 15/11/2018, ĐBQH Nguyễn Anh Trí kêu gọi chính phủ cho phép người dân được cá cược và đánh bạc, dĩ nhiên dưới sự quản lý của Nhà nước, để giảm bớt các hoạt động bất hợp pháp. Báo Dân Trí trích lời ông: “Xin đừng để việc các cược thể thao trong luật thì cấm, còn trong thực tế lén lút, bùng nổ. Nếu tổ chức tốt thì hạn chế được các mặt trái, mang lại lợi ích cho xã hội, thu được thuế cho ngân sách …”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-citizens-will-permit-to-gamble-in-casino-dt-11282018122121.html
Nhận xét
Đăng nhận xét