Tin khắp nơi – 27/09/2020

 Tin khắp nơi – 27/09/2020

Cuộc thăm dò ý kiến của Reuters/Ipsos cho thấy ông Joe Biden đang dẫn trước Tổng Thống Trump trên toàn quốc

Tin từ New York – Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters/Ipsos, mặc dù cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc cho thấy ông Joe Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump, nhưng kết quả tại các tiểu bang chiến trường lại cho thấy ông Biden chỉ dẫn trước đối thủ một cách suýt soát.

Các cuộc thăm dò trực tuyến tại các tiểu bang, được tiến hành trước đó vào tháng 9 và được công bố trong tuần này, cho thấy ông Biden và Tổng thống Trump nhận được sự ủng hộ gần như ngang nhau trong số các cử tri ở Florida và North Carolina.

Ông Biden dẫn đầu với 1 điểm phần trăm ở Arizona, 3 điểm ở Pennsylvania và 5 điểm ở Wisconsin và Michigan. Cả sáu tiểu bang này đều rất quan trọng để xác định ai sẽ thắng trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, dựa trên quy mô dân số và khả năng đổi người ủng hộ của họ. Ở mỗi tiểu bang, khoảng cách giữa hai ứng cử viên là gần hoặc nằm trong sai số của cuộc thăm dò, có nghĩa là không ứng cử viên nào có lợi thế rõ ràng.

Trên toàn quốc, cuộc thăm dò vừa được thực hiện vào thứ hai và thứ ba (ngày 21 và 22 tháng 9) của Reuters/Ipsos cho thấy ông Biden dẫn đầu 8 điểm phần trăm so với Tổng thống Trump trong số tất cả các cử tri.

Tổng hợp lại, các cuộc thăm dò ý kiến cấp tiểu bang và quốc gia cho thấy cuộc bầu cử năm 2020 có thể kết thúc với kết quả như năm 2016, với đảng Dân chủ nhận được đa số phiếu phổ thông nhưng đảng Cộng hòa giành được phiếu Đại cử tri đoàn.

Mặc dù ông Biden có lợi thế trong việc giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu phổ thông toàn quốc, Tổng thống Trump có cơ hội gần như tương tự để giành chiến thắng ở các tiểu bang chiến trường và nhờ đó ông sẽ giành được đủ số phiếu đại cử tri cho nhiệm kỳ thứ hai. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cuoc-tham-do-y-kien-cua-reuters-ipsos-cho-thay-ong-joe-biden-dang-dan-truoc-tong-thong-trump-tren-toan-quoc/

 

Bầu cử 2020: Cập nhật kết quả thăm dò

cuộc đua giữa Trump và Biden

Cử tri Mỹ sẽ quyết định vào ngày 3/11 liệu Donald Trump có được ở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa hay không.

Vị tổng thống đảng Cộng hòa đang bị thách thức bởi ứng cử viên Joe Biden, đảng Dân chủ, người được biết đến nhiều nhất với tư cách là phó tổng thống của Barack Obama, nhưng đã tham gia chính trường Hoa Kỳ từ thập niên 1970.

Ngày bầu cử lừng lững đến gần, và các công ty thăm dò ý kiến đang ráo riết tìm cách đánh giá tâm trạng của quốc gia, bằng cách hỏi cử tri xem họ thích ứng cử viên nào hơn.

BBC theo dõi những cuộc thăm dò này, và cố gắng tìm ra những gì thăm dò ý kiến có thể và không thể cho chúng ta biết ai sẽ là người đắc cử.

Kết quả thăm dò toàn quốc hiện giờ ra sao?

Thăm dò quốc gia là một hướng dẫn tốt về mức độ được ủng hộ của một ứng cử viên trên toàn quốc, nhưng không nhất thiết là cách tốt để dự đoán kết quả cuộc bầu cử.

Ví dụ, năm 2016, Hillary Clinton dẫn đầu trong các cuộc thăm dò toàn quốc và giành được hơn Donald Trump gần ba triệu phiếu bầu, nhưng bà vẫn thất cử – bởi vì Hoa Kỳ sử dụng hệ thống cử tri đoàn. Vì vậy việc giành được nhiều phiếu phổ thông nhất không phải lúc nào cũng giúp ứng cử viên đắc cử.

Bỏ cảnh báo này qua một bên, trong gần như hầu hết năm nay, Joe Biden luôn dẫn trước Donald Trump trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tỷ lệ ủng hộ của ông dao động quanh mức 50% trong những tuần gần đây, và có lần dẫn đầu Donald Trump đến 10 điểm.

Ai đang dẫn trước trong thăm dò?

Tổng hợp thăm dò của BBC theo dõi các thăm dò toàn quốc trong 14 ngày qua, tạo ra đường xu hướng theo số trung bình.

Ngược lại, vào năm 2016, các cuộc thăm dò không rõ ràng hơn nhiều và hai ứng cử viên Donald Trump chỉ cách nhau một vài phần trăm ở một số thời điểm khi ngày bầu cử gần đến.

Đảng Cộng hòa của Trump: Không thể trì hoãn bầu cử 2020

Bầu cử 2020: Giải thích hệ thống chính trị Mỹ

Những tiểu bang nào sẽ quyết định cuộc bầu cử?

Như bà Clinton khám phá ra vào năm 2016, số phiếu ứng cử viên giành được ít quan trọng hơn việc giành những phiếu này ở đâu.

Hầu hết các tiểu bang gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng, có nghĩa là trên thực tế chỉ có một số tiểu bang mà cả hai ứng cử viên đều có cơ hội chiến thắng. Đây là những nơi diễn ra cuộc bầu cử quyết định ai thắng ai bại, và được biết đến như là những tiểu bang ”chiến địa”.

Theo hệ thống cử tri đoàn mà Hoa Kỳ dùng để bầu tổng thống, mỗi tiểu bang được cấp một số phiếu cử tri dựa trên dân số. Tổng cộng nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, vì vậy một ứng cử viên cần đạt được 270 phiếu để giành chiến thắng.

Như bản đồ trên cho thấy, một số tiểu bang ”chiến địa” có số phiếu đại cử tri đoàn hiều hơn những tiểu bang khác, vì vậy các ứng cử viên thường dành thời gian để vận động ở những nơi này nhiều hơn.

Ai đang dẫn đầu ở các tiểu bang ”chiến địa”?

Hiện tại, kết quả các cuộc thăm dò ở các tiểu bang ”chiến địa” có vẻ tốt cho Joe Biden, nhưng còn khá lâu mới đến ngày đi bầu, và mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt khi liên quan đến Donald Trump.

Các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden đang dẫn đầu ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin – ba tiểu bang công nghiệp mà đối thủ Đảng Cộng hòa của ông giành được với tỷ số hơn bà Clinton chỉ dưới 1% trong năm 2016.

Mức trung bình của thăm dò mới nhất ở các tiểu bang chiến điạ

Nhưng những tiểu bang chiến trường nơi ông Trump thắng lớn năm 2016 là nơi nhóm vận động tranh cử của ông lo lắng nhất. Tỷ lệ thắng của ông ở Iowa, Ohio và Texas ở vào khoảng từ 8-10% vào thời điểm đó, nhưng hiện tỷ lệ ủng hộ của Trump đang kề vai sát cánh với ông Biden trong cả tiểu bang kỳ bầu cử này.

Kết quả thăm dò này có thể giúp giải thích tại sao ông Trump quyết định thay thế người quản lý chiến dịch tái tranh cử vào tháng Bảy, và các lời bình thường xuyên của ông về “các cuộc thăm dò giả”.

Tuy nhiên, thị trường cá cược chắc chắn vẫn chưa hoàn toàn bỏ rơi ông Trump trong lúc này. Tỷ lệ cược mới nhất cho Trump cơ hội thắng là 50% vào ngày 3/11. Điều này cho thấy một số người nghĩ là tình hình sẽ thay đổi nhiều trong vài tuần tới.

Nhưng các nhà phân tích chính trị không mấy được thuyết phục về cơ hội tái đắc cử của ông Trump.

FiveThirtyEight, một trang web phân tích chính trị, nói rằng ông Biden được “yêu chuộng” để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, trong khi The Economist nói rằng ông “có khả năng” đánh bại ông Trump.

Nhược điểm của Trump làm đối thủ yếu Biden trông mạnh

Bầu cử 2020: Quan tâm hàng đầu của cử tri gốc Việt so với cử tri Mỹ

Covid có ảnh hưởng đến con số của Trump?

Đại dịch virus corona là đề tài thống trị các tờ báo ở Mỹ kể từ đầu năm và phản ứng trước các hành động của Tổng thống Trump thì như được dự đoán, theo đường lối của đảng.

Cách tiếp cận virus corona của Trump được ủng hộ đến đỉnh điểm vào giữa tháng Ba, sau khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cung cấp 50 tỷ đôla cho các bang để ngăn chặn sự lây lan của virus. Tại thời điểm này, 55% người Mỹ tán thành hành động của ông, theo dữ liệu từ Ipsos, công ty thăm dò ý kiến hàng đầu.

Nhưng bất kỳ sự ủng hộ nào dành cho ông từ đảng Dân chủ đã biến mất sau đó, trong khi đảng Cộng hòa tiếp tục ủng hộ tổng thống của họ.

Đến tháng 7, dữ liệu cho thấy những người ủng hộ Trump đã bắt đầu đặt câu hỏi về phản ứng của ông trước đại dịch – nhưng có một sự tăng nhẹ vào cuối tháng 8.

Đại dịch virus corona này có khả năng chiếm ưu thế trong tâm trí cử tri và một mô hình hàng đầu do các chuyên gia tại Đại học Washington đưa ra dự đoán số người chết sẽ tăng lên khoảng 260.000 người vào ngày bầu cử.

Ông Trump có thể hy vọng Chiến dịch Warp Speed, sáng kiến vaccine của chính quyền ông, có thể tạo ra một “bất ngờ tháng 10″ – một sự kiện vào phút cuối có thể đảo ngược cuộc bầu cử.

Cố vấn khoa học chính của sáng kiến này nói rằng việc một loại vắc-xin có thể sẵn sàng được phân phối trước ngày 3 tháng 11 là “cực kỳ khó nhưng không phải là không thể”.

Có thể tin vào kết quả thăm dò?

Thật dễ dàng để bác bỏ kết quả các cuộc thăm dò và nói rằng thăm dò đã sai vào năm 2016, và đó là điều Tổng thống Trump thường xuyên làm. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.

Hầu hết các cuộc thăm dò quốc gia năm 2016 đều cho thấy Hillary Clinton dẫn trước vài phần trăm, nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc thăm dò này sai, vì Hillary đã thực sự giành được nhiều hơn đối thủ ba triệu phiếu bầu.

Nhưng những cơ quan thăm dò ý kiến đã có một số vấn đề năm 2016 - đặc biệt là không đại diện được cho những cử tri không có bằng đại học – có nghĩa là lợi thế của ông Trump ở một số tiểu bang ”chiến địa” quan trọng đã không được phát hiện cho đến cuối cuộc đua. Hầu hết các cơ quan thăm dò ý kiến giờ đây đã điều chỉnh khiếm khuyết này.

Nhưng năm nay thậm chí còn có nhiều bất ổn hơn bình thường do đại dịch virus corona và ảnh hưởng của nó đối với cả nền kinh tế lẫn cách mọi người sẽ bỏ phiếu vào tháng 11, vì vậy tất cả kết quả các cuộc thăm dò nên được xem với một chút hoài nghi, đặc biệt là vì hiện giờ còn đang cách xa ngày bầu cử.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53674640

 

Các viên chức quận của tiểu bang Pennsylvania

cho biết nhân viên hợp đồng đã ném vài lá thư

chứa phiếu bầu Tổng Thống Trump vào thùng rác

Theo quản trị viên quận Luzerne, sự kiện về một vài bức thư chứa phiếu bầu bị loại bỏ ở Pennsylvania khiến Bộ Tư pháp phải điều tra và thu hút sự chú ý của tổng thống Trump bắt nguồn từ lỗi hành chính của một nhân viên làm hợp đồng của Cơ quan bầu cử quận Luzerne. Ông cũng cho biết các viên chức quận không biết các bức thư đó chứa phiếu bầu cho ai, cho đến khi Bộ Tư pháp công khai thông tin vào đầu tuần này.

Hôm thứ Sáu (25 tháng 9), giám đốc quận Luzerne, C. David Pedri nói rằng một nhân viên hợp đồng được giao nhiệm vụ phân loại thư tại văn phòng bầu cử đã phạm lỗi khi bỏ các bức thư đó vào thùng rác phiếu bầu của quân đội và cử tri nước ngoài.

Hôm thứ Năm (24 tháng 9), Văn phòng Biện lý Liên bang ở quận Trung tâm của Pennsylvania cho biết 9 lá phiếu đã được tìm thấy trong một thùng rác bên cạnh tòa nhà bầu cử, với 7 lá phiếu bầu tổng thống Trump và 2 lá phiếu còn lại vẫn chưa được mở. Theo ông Pedri, nhân viên hợp đồng này bắt đầu làm việc tại văn phòng bầu cử từ ngày 14/09/2020, và sai lầm đã được Giám đốc bầu cử quận Luzerne, Shelby Watchilla phát hiện ra hai ngày sau đó.

Theo luật bầu cử Pennsylvania, các bức thư chứa phiếu bầu không được phép mở ra cho đến khi cuộc vận động tranh cử đang tiến hành. Ngoài ra quận Luzerne cùng với Sở Ngoại giao Pennsylvania lên kế hoạch đào tạo thêm cho tất cả nhân viên, và lắp đặt một camera an ninh trong văn phòng bầu cử để tích cực giám sát và bảo đảm mọi nhân viên đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-vien-chuc-quan-cua-tieu-bang-pennsylvania-cho-biet-nhan-vien-hop-dong-da-nem-vai-la-thu-chua-phieu-bau-tong-thong-trump-vao-thung-rac/

 

Tìm thấy người ném phiếu bầu cho TT Trump

vào thùng rác

Giới chức bang Pennsylvania, Mỹ hôm 25/9 cho biết đã phát hiện một nhân viên bầu cử thời vụ đã vứt 9 lá phiếu gửi qua thư vào thùng rác, trong đó 7 phiếu bầu cho TT Trump.

Ông David Pedri người đứng đầu ủy ban bầu cử hạt Luzerne, bang Pennsylvania cho hay: “Một nhân viên ký hợp đồng thời vụ với cơ quan bầu cử được giao nhiệm vụ phân loại phiếu bầu qua thư đã loại bỏ sai quy trình một số phiếu bầu dạng UMOVA vào thùng rác”.

UMOVA được dùng để chỉ phiếu bầu của các quân nhân và cử tri Mỹ ở nước ngoài. Họ thường bỏ phiếu sớm bằng cách gửi phiếu bầu qua thư trước khi cuộc bầu cử diễn ra.

Trước đó, Phòng Công tố quận Middle, bang Pennsylvania, ngày 24/6 cho biết 9 lá phiếu này được tìm thấy trong thùng rác cạnh tòa nhà của ủy ban bầu cử hạt Luzerne. Trong số này có 7 lá phiếu bầu cho Trump và hai lá phiếu nằm trong phong bì chưa được bóc.

Luật bầu cử của Pennsylvania quy định không được mở các phong bì chứa phiếu bầu như vậy khi các hoạt động vận động tranh cử vẫn đang diễn ra. Ông Pedri cho biết hạt Luzerne “sẽ nỗ lực liên hệ các cử tri liên quan và xử lý phiếu bầu của họ”. Ngoài ra, hạt Luzerne lên kế hoạch đào tạo thêm cho tất cả nhân viên và lắp camera an ninh ở ủy ban bầu cử để “tích cực giám sát và đảm bảo tất cả nhân viên tuân thủ nghiêm ngặt với các thủ tục, quy trình”.

Huy Vũ

https://etviet.com/chuyen-de/tim-thay-nguoi-nem-phieu-bau-cho-tt-trump-vao-thung-rac.html

 

Tính cách các Tổng thống Hoa Kỳ

qua thói quen ăn uống

Bình luậnMinh Sang

Tính cách của một người có thể được thể hiện qua thói quen ăn uống. Chúng ta cũng có thể tiên đoán tính cách của các Tổng thống Hoa Kỳ thông qua thói quen ăn uống của họ…

Thomas Jefferson: sành ăn và yêu quê hương

Thomas Jefferson được mệnh danh là Tổng thống sành ăn tiên phong của nước Mỹ. Ông có niềm đam mê đặc biệt với ẩm thực Pháp sau thời gian làm công sứ Mỹ tại Pháp trong những năm 1780. Khi quay trở về Hoa Kỳ, TT Jefferson thậm chí còn mang theo nhiều công thức chế biến và một người chuyên nấu các món Pháp.

Nhưng ông cũng là người rất yêu quý các món ăn quê hương Virginia của mình, đặc biệt là các loại rau tươi của vùng Virginia. Tổng thống Jefferson đã từng trồng ngô ngọt, các loại rau của quê hương mình ngay tại Paris. Rất thích ăn các món Pháp, cũng như rất sành rượu, nhưng ông không bao giờ quên hương vị của cá, cua, sò, hay giăm bông vùng Virginia.

Ulysses S. Grant: cứng rắn nhưng đầy đau khổ

Khi còn là một vị tướng, Ulysses S. Grant, đã từng chỉ huy và chứng kiến nhiều trận đánh kinh hoàng nhất trong lịch sử của nước Mỹ.

Vì thế khi trở thành Tổng thống, ông luôn bị ám ảnh bởi những cảnh đổ máu. Nó khiến vị Tổng thống thứ 18 của Hoa Kỳ đã gần như suy kiệt. Nỗi ám ảnh đó lớn đến mức những thức ăn được chế biến từ thịt luôn được ông yêu cầu làm “chín kỹ”, có khi đến mức thành than. Khi đó, Ulysses S. Grant mới dám thưởng thức chúng.

Theodore Roosevelt: say mê và yêu thích thịt gà và nước dùng

Theodore Roosevelt là vị Tổng thống đam mê hoạt động ngoài trời nhất của nước Mỹ. Điều này phần nào thể hiện niềm mơ ước của ông khi còn nhỏ, Theodore Roosevelt đã từng là một đứa trẻ ốm yếu và thiếu sức sống.

Món yêu thích của Theodore Roosevelt cũng rất khác người: gà rán tẩm nước thịt. Đây là món duy nhất mà mẹ của Theodore có thể giúp con trai mình ăn được gà rán thời thơ ấu.

Woodrow Wilson: khiêm tốn và bình dân

Wilson giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1913 đến 1921. Mặc dù Tổng thống này có học thức cao và rất thành đạt, nhưng ông rất khiêm tốn như những người dân quê hương ông, vùng Virginia. Ông cũng từng đoạt giải Nobel Hòa bình.

Tổng thống Wilson đã từng chia sẻ về các món bình dân của mình “Tôi rất thích món thịt băm đồng quê, cốc đào, bơ và sữa bơ, trứng tươi, bánh quy nóng, kem tự làm và bánh trắng đơn giản”. Điều mà vô số người Mỹ ngày nay sẽ trả lời: Ồ, quá giản dị nhưng ngon tuyệt.

Richard Nixon: đơn giản và không quá màu mè

Tổng thống thứ 37 của Mỹ rõ ràng rất thích những món ăn đến từ quê hương California và Florida: trái cây (bơ, bưởi), rau tươi và các món ăn nguội như gazpacho, rau mousses, và hải sản. Đôi khi, ông có thể dùng cá hồi luộc nguội trong những tháng mùa hè ẩm ướt ở thủ đô Washington D.C.

Theo một bài báo vào tháng 1 năm 1969 trên tờ Washington, Tổng thống cũng rất thích tương cà với pho mát. Bài báo còn cho biết món ăn yêu thích của ông là bánh mì kẹp thịt.

Bill Clinton: trung dung và là fan cuồng của fastfood

Trong nhiều năm, bữa ăn yêu thích của Bill Clinton là bánh mì kẹp pho mát với tất cả các loại nhân. Và khi còn là thống đốc thì ông yêu thích các thương hiệu thức ăn nhanh tại doanh nghiệp địa phương ở Little Rock, Ark. Khi đã trở thành là Tổng thống, (1993 đến 2001) thì ông đặc biệt thích McDonald’s.

Tổng thống Bill Clinton cũng rất nhanh nhẹ và ưu tiên hàng đầu việc thúc đẩy và thông qua các đạo luật nâng cấp giáo dục, hạn chế bán súng ngắn, củng cố các quy định về môi trường và bảo vệ việc làm cho các cá nhân cần nghỉ thai sản hoặc nghỉ bệnh.

George W. Bush: cứng rắn và mê ‘bánh pizza nhân phô mai’

Sinh ra ở Connecticut nhưng là cư dân Texas lâu năm, George W. Bush rất mê bánh mì kẹp thịt bản xứ. Ông đặc biệt thích món mà đầu bếp Nhà Trắng Cristeta Comerford gọi là “bánh pizza phô mai”.

Vào năm 2007, Comerford tiết lộ rằng tổng thống Bush thích món ăn này vì nó bao gồm “mọi thành phần của một chiếc bánh mì kẹp phô mai bên trên chiếc bánh pizza Margherita”.

Và truyền thống cũng luôn là cách Tổng thống ứng dụng trong việc điều hành nước Mỹ. Ông đã ký ban hành nhiều điều luật bao gồm cắt giảm thuế, Đạo luật Yêu nước, Đạo luật Giáo dục cho Mọi Trẻ em, Đạo luật Cấm Phá Thai và một số đạo luật khác.

Barack Obama: thích thể thao và nguyên tắc

Có một câu chuyện thường được lặp đi lặp lại rằng món ăn khuya yêu thích của Obama là chính xác 7 quả hạnh nhân rang muối. Nguyên tắc trong chế độ ăn giúp mình khỏe mạnh và tươi trẻ. Nhưng lại buông lỏng trong lời hứa của mình, dễ dàng trong chính sách đi ngược lại truyền thống như ủng hộ nạo phá thai hay chính sách đồng tính luyến ái…

Donald Trump: nhanh, gọn, sạch, và tiết kiệm

Tổng thống Trump nổi tiếng với sở thích ăn những món ăn của Mc. Donald’s. Ông cũng rất thích uống Coca. Nhưng đáng chú ý trong thói quen ăn uống của đương kim Tổng thống là không bao giờ chạm tay vào thực phẩm.

Các chính sách của Tổng thống Trump cũng như thế, tập trung vào kết quả và quyền lợi của người Mỹ. Ngân sách quốc gia được chi tiêu hợp lý và hết sức tiết kiệm. Kể cả trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông cũng rất tiết kiệm mà vẫn không phải phụ thuộc nhiều vào các chính khách.

Thói quen ăn uống có thể phản ánh phần nào lối sống và cách suy nghĩ của một tổng thống, nhưng nó không hoàn toàn đúng. Hãy xem cách họ làm cho đất nước hơn cách mà họ hứa.

Minh Sang

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/tinh-cach-cac-tong-thong-hoa-ky-qua-thoi-quen-an-uong-76641.html

 

Gần 90% người Mỹ có cùng suy nghĩ

về cách ứng xử với Trung Quốc

Tâm Thanh

Dù cử tri hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa của Hoa Kỳ có sự khác biệt lớn trong nhiều vấn đề, nhưng riêng với cách ứng xử của chính phủ với Trung Quốc, họ đều có chung một nhận thức.

Các cuộc thăm dò mới nhất tại Hoa Kỳ cho thấy mặc dù cử tri trong các đảng Dân chủ và Cộng hòa có cái nhìn khác nhau về việc liệu Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có phải là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ hay không, nhưng gần 90% cử tri Hoa Kỳ đồng tình về chính sách đối với Trung Quốc, họ đều có một nhận thức chung: rằng các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền phải bị trừng phạt.

Cuộc thăm dò mới nhất do Hội đồng Các vấn đề Toàn cầu Chicago (chicago council on global affairs) công bố cho thấy, có sự khác biệt rõ ràng về quan điểm giữa hai đảng ở Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại

và mối đe dọa chính của đất nước. Nhưng khi nói đến chính sách đối với Trung Quốc thì các cử tri Mỹ đều có một trình độ nhận thức chung.

Cuộc thăm dò này đã thực hiện một cuộc khảo sát mẫu đối với 2.111 cử tri Hoa Kỳ vào tháng 7/2020 và phạm vi sai số là cộng hoặc trừ 2,3%. Cuộc khảo sát cho thấy cử tri Hoa Kỳ của cả hai đảng đều có một nhận thức chung hiếm thấy về một số chính sách đối với Trung Quốc.

Xếp hạng thứ nhất là “các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền”, với 87% cử tri Đảng Cộng hòa và Dân chủ ủng hộ, và 85% cử tri độc lập ủng hộ, tỷ lệ ủng hộ trung bình là 86%.

Xếp thứ hai là “Hoa Kỳ nên đàm phán với Trung Quốc để đạt được thỏa thuận kiểm soát vũ khí”, tổng số ủng hộ là 75%.

Đứng thứ ba là “Cấm các công ty Mỹ bán các sản phẩm công nghệ cao nhạy cảm cho Trung Quốc”, với tỷ lệ ủng hộ là 74%.

Thứ tư là “Hợp tác với Trung Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu”, đạt 72% cử tri ủng hộ.

Vị trí thứ năm là “Cấm các công ty công nghệ Trung Quốc thiết lập mạng lưới truyền thông tại Hoa Kỳ”, với 69% ủng hộ.

Tuy nhiên, cử tri của hai đảng có sự khác biệt về chính sách thuế quan và trao đổi học thuật.

70% đảng viên Đảng Cộng hòa ủng hộ việc tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi chỉ 39% đảng viên đảng Dân chủ ủng hộ.

65% đảng viên Đảng Cộng hòa ủng hộ việc “hạn chế số lượng sinh viên Trung Quốc đến Mỹ”, trong khi chỉ có 32% đảng viên Đảng Dân chủ ủng hộ điều này.

Khi được hỏi mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Hoa Kỳ là gì, Đảng Cộng hòa tin rằng những mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ theo thứ tự là: Trung Quốc trở thành cường quyền thế giới, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, dân nhập cư và dân tị nạn, chủ nghĩa khủng bố ở biên giới, vũ khí hạt nhân Iran, phát triển kinh tế quốc tế đình trệ và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Những người thuộc đảng Dân chủ đưa ra danh sách 7 mối đe dọa đối với Hoa Kỳ. Đầu tiên và nguy hiểm nhất đó là đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), sau đó là biến đổi khí hậu, bình đẳng chủng tộc, sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử, sự phát triển kinh tế không đồng đều ở Hoa Kỳ, kinh tế quốc tế phát triển đình trệ và sự đối lập chính trị ở Hoa Kỳ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/gan-90-nguoi-my-co-cung-suy-nghi-ve-cach-ung-xu-voi-trung-quoc.html

 

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ muốn

lệnh cấm Wechat được áp dụng ngay lập tức

Bình luậnVăn Thiện

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đang tìm cách để lệnh cấm đối với việc tải xuống WeChat trong các cửa hàng ứng dụng của Apple và Google được áp dụng ngay lập tức vì bộ này cho rằng dịch vụ nhắn tin do Trung Quốc sở hữu là mối đe dọa đối với an ninh nước Mỹ.

Tuần trước, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cấm WeChat khỏi các cửa hàng ứng dụng của Hoa Kỳ nhưng hôm thứ Bảy, Thẩm phán Laurel Beeler ở California đã đồng ý trì hoãn các hạn chế của Hoa Kỳ, và nói rằng lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến quyền của người dùng nhắc trong Tu chính án thứ nhất.

Tuy nhiên, trong một đơn đệ trình hôm thứ Sáu, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã yêu cầu Beeler cho phép lệnh cấm áp dụng ngay lập tức trong khi vụ việc được xem xét thông qua tòa án.

Bộ Tư pháp giải thích rằng WeChat cho phép chính phủ Trung Quốc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân về người Mỹ để thúc đẩy lợi ích của chính họ. Đơn của bộ này cũng nêu rõ WeChat có khoảng 19 triệu người dùng hoạt động hàng ngày ở Hoa Kỳ với nhiều định dạng, bao gồm văn bản, hình ảnh, video và âm thanh.

Bộ Tư pháp lập luận rằng Hoa Kỳ sẽ bị tổn hại không thể khắc phục được, cả về thực chất và thủ tục, nếu tòa án không giữ nguyên quyết định cấm ngay lập tức.

WeChat là một ứng dụng tập trung vào nhắn tin phổ biến với nhiều người Mỹ nói tiếng Hoa, đóng vai trò quan trong trong các mối quan bạn bè, gia đình, khách hàng và kinh doanh ở Trung Quốc. Ứng dụng thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent.

Hiện tại, chính quyền của Tổng thống Trump đang nhắm mục tiêu đến WeChat và một ứng dụng khác thuộc sở hữu của Trung Quốc, TikTok, vì những lo ngại về an ninh quốc gia và quyền riêng tư dữ liệu, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh.

Văn Thiện

Theo New York Post

https://www.ntdvn.com/the-gioi/bo-tu-phap-hoa-ky-muon-lenh-cam-wechat-duoc-ap-dung-ngay-lap-tuc-76395.html

 

New York đang có hơn 100 gián điệp Trung Quốc?

Bình luậnNguyễn Sơn

Một cựu quan chức CIA ước tính có khoảng hơn 100 gián điệp của Trung Quốc hoạt động tại thành phố New York.

James M. Olson, người từng đứng đầu cơ quan chống tình báo thuộc CIA, hiện là giáo sư tại Đại học A&M Texas có cuộc phỏng vấn với New York Post hôm 26/9. Ông Olson nhận định thành phố New York “đang bị tấn công chưa từng thấy” khi chính quyền Trung Quốc tăng cường tuyển các gián điệp tại đây.

Cựu quan chức CIA ước tính số gián điệp Trung Quốc hoạt động tại thành phố New York có thể hơn 100 người.

“Chương trình gián điệp của họ rất lớn. Họ khai thác mạnh mẽ mạng xã hội và tìm kiếm những người Mỹ gốc Trung vẫn còn lưu luyến với Trung Quốc”, ông Olson đánh giá.

Bình luận về vụ bắt giữ một sĩ quan cảnh sát New York gần đây bị buộc tội làm gián điệp cho Bắc Kinh, ông Olson đã gọi người này là một “mỏ vàng” tiềm năng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Cảnh sát, quân đội và các nhân viên chống tình báo là những mục tiêu lớn của nước này. ĐCSTQ có sự quan tâm lớn đến sĩ quan cảnh sát trên, người có thể đã nhận các hồ sơ, cung cấp dấu vết và xác định ai là người đang bị điều tra”, cựu quan chức này nhận định.

Cố vấn của CIA H. Keith Melton cho rằng trong quá trình tuyển chọn gián điệp, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc thường nhắm đến các công dân Mỹ gốc Trung và liên lạc với họ qua 1 người có mỗi liên hệ với cuộc sống trước đó của họ ở Trung Quốc.

“Những người này được thuyết phục rằng những điều họ đang làm sẽ không gây tổn hại cho các lợi ích của Mỹ mặc dù điều đó không như vậy. ĐCSTQ có nhiều gián điệp làm việc trong những dự án cụ thể. Vì thế, một gián điệp có thể chỉ nhận được một phần nhỏ thông tin, vốn có vẻ không quan trọng, nhưng lại là một phần trong kế hoạch lớn hơn”, ông Olson cho biết.

Về vụ việc của sĩ quan cảnh sát New York trên, ông Olson nhận định, cơ quan tình báo Trung Quốc có lẽ đã sử dụng sĩ quan này để “xem những điều Phòng Cảnh sát New York đang giám sát, các dữ liệu mà họ có và những điều họ biết về các đại diện của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cũng như các quan chức ngoại giao của nước này”.

Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với trang New York Post, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng, Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố New York đã “vượt qua giới hạn của hoạt động ngoại giao thông thường”, đồng thời miêu tả cơ quan này là một “điểm nóng” gián điệp ở Mỹ.

Trong khi đó, cựu quan chức CIA Daniel Hoffman cũng có nhận định rằng Hoa Kỳ đang ‘bị bao vây’ bởi gián điệp Trung Quốc. Ông Daniel Hoffman giải thích rằng các điệp viên Trung Quốc đang nhắm vào các học giả, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và quan chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/new-york-dang-co-hon-100-gian-diep-trung-quoc-76550.html

 

Quan chức Mỹ: Trung Quốc có thể tấn công

Đài Loan ngay cả khi không có cơ hội chiến thắng

Vũ Dương

Gần đây, Bắc Kinh không ngừng gia tăng áp lực quân sự đối với Đài Loan đã làm dấy lên lo ngại rằng liệu Giải phóng quân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có sử dụng vũ lực đối với Đài Loan hay không.

Theo thông tin do Bộ Quốc phòng Đài Loan công bố, kể từ ngày 17/9 đến ngày 24/9, máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay vào không phận của Đài Loan ít nhất 46 lần, trong đó 7 lần đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phía tây nam của Đài Loan, đặc biệt ngày 18 – 19/9 đã có nhiều máy bay chiến đấu bay qua đường trung tuyến trên eo biển thuộc địa phận Đài Loan, theo VOA.

Căng thẳng không ngừng leo thang ở eo biển Đài Loan đã làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc về vấn đề an ninh của Đài Loan và các nước láng giềng trong khu vực.

Trong báo cáo mới nhất được Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề Trung Quốc Chad Sbragia đưa ra gần đây cho hay, với khả năng quân sự của Trung Quốc, liệu Giải phóng quân ĐCSTQ có khả năng chiếm đóng Đài Loan hay không? Nếu lãnh đạo cấp cao ra lệnh cho họ phải đánh chiếm Đài Loan, liệu họ có nghĩ rằng họ đã sẵn sàng cho cuộc chiến này hay chưa?

Ông Chad Sbragia trả lời rằng, về phía Trung Quốc mà nói, vấn đề không nhất định liên quan đến việc Giải phóng quân có biết hay không, hoặc có thể thực hiện bất kỳ hành động cưỡng chế nào hay không. Ông nói: “Về vấn đề này, phía quân đội Trung Quốc đã nhiều lần nói trước mặt chúng tôi rằng họ có thể bị buộc phải bảo vệ lợi ích quốc gia của mình để ngăn lợi ích của quốc gia họ bị đánh mất vĩnh viễn, dù họ có thể thực sự thành công hay không”.

Ông Chad Sbragia cho biết thêm: “Tất nhiên sẽ có một số tình huống sẽ khiến Trung Quốc sử dụng vũ lực, ngay cả khi họ biết rằng họ có thể không đủ tự tin để đạt được thành công trong tất cả các mục tiêu chính trị mang tính chiến lược, bởi vì có nhiều điều kiện hoặc mục tiêu khác liên quan trong đó. Về vấn đề quan trọng này, ít nhất nó có thể liên quan đến độ tin cậy hoặc tính hợp pháp của cấp lãnh đạo ĐCSTQ”.

Về sự xâm nhập thường xuyên vào không phận gần Đài Loan của Giải phóng quân ĐCSTQ, ông John Supple – phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, trong email gửi tới Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hôm thứ Năm cho biết: “Hoa Kỳ đã duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng và không chính thức với Đài Loan trong hơn 40 năm. Giải phóng quân ĐCSTQ hùng hổ hăm dọa và có những hành động gây bất ổn, điều này phản ánh ý đồ liên tục thay đổi hiện trạng và viết lại lịch sử của nó. Đây là một ví dụ khác về việc ĐCSTQ đang ngày càng tăng cường sử dụng quân đội của mình như một công cụ để bắt nạt Đài Loan và các nước láng giềng khác”.

Ông nói: “An ninh của Đài Loan và khả năng của người dân trong việc xác định tương lai mà không phải chịu sự bắt nạt, đó là lợi ích to lớn của Hoa Kỳ và là điều không thể thiếu đối với an ninh khu vực”.

Về phần Đài Loan, sau khi thị sát Căn cứ Không quân Bành Hồ vào hôm thứ Ba, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã tweet: “Không quân Đài Loan sẽ không khuất phục trước những lời đe dọa hoặc khiêu khích quân sự. Những người đàn ông và phụ nữ của chúng tôi có ý chí và năng lực trong việc bảo vệ Đài Loan, không bị dọa sợ trước việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xâm phạm không phận của chúng tôi. Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Khi đăng lại dòng tweet của bà Thái Anh Văn, Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng cho biết, “Không quân Trung Hoa Dân Quốc sẽ không khiêu khích, nhưng sẽ đáp trả các hành động có ý thù địch. Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Đừng đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ đất nước của chúng tôi”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-my-trung-quoc-co-the-tan-cong-dai-loan-ngay-ca-khi-khong-co-co-hoi-chien-thang.html

 

Hoa Kỳ trì hoãn các lệnh

trừng phạt nhân quyền nhắm vào

Cxinjiang Production and Construction Corps

Bộ Tài chính Hoa Kỳ thông báo hoãn hai tháng đối với các lệnh trừng phạt nhân quyền nhắm vào Xinjiang Production and Construction Corps (XPCC), một tổ chức bán quân sự của Trung Cộng ở khu vực Tây Bắc Tân Cương bị cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở đó.

Các công ty Hoa Kỳ ban đầu được ra hạn chót đến ngày 30 tháng 9 để ngừng kinh doanh với XPCC, nhưng với 5 ngày còn lại cho đến thời hạn đó, bộ cho biết họ sẽ gia hạn đến ngày 30 tháng 11 để “cắt giảm hoạt động”.

Tân Cương đóng một vai trò lớn trong chuỗi cung ứng bông và dệt may của thế giới, và XPCC – còn được gọi là Bingtuan – kiểm soát nhiều trang trại bông và các thành phần khác của ngành dệt may trong khu vực, từ chế biến bông thô đến bán máy thu hoạch bông do Hoa Kỳ sản xuất.

Các chuyên gia cho rằng việc kinh doanh với ngành công nghiệp dệt và bông của Trung Cộng mà không tương tác với XPCC là bất khả thi. Các nhóm nhân quyền cho rằng XPCC chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm nhân quyền trong khu vực, bao gồm cả việc sử dụng lao động cưỡng bức trong các ngành công nghiệp dệt và bông.

Chính phủ Trung Cộng bác bỏ những cáo buộc đó và tuyên bố rằng XPCC đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Tân Cương. Việc trì hoãn, sẽ kéo dài thời gian gia hạn cho các công ty cho đến sau cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ vào tháng 11, được đưa ra trong bối cảnh các nhóm thương mại kêu gọi gia hạn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-tri-hoan-cac-lenh-trung-phat-nhan-quyen-nham-vao-cxinjiang-production-and-construction-corps/

 

Mỹ hạn chế bán công nghệ

cho nhà sản xuất vi mạch lớn nhất Trung Quốc

Thùy Dương

Cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung lại sang một chặng mới. Nhật báo Mỹ The Wall Street Journal hôm qua 26/09/2020 cho biết Washington đã yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ phải có giấy phép thì mới được cung cấp công nghệ bán dẫn cho Semiconductor Manufacturing International Corp. (Smic), tập đoàn sản xuất vi mạch lớn nhất của Trung Quốc.

Bộ Thương Mại Mỹ hôm qua thông báo cho các nhà sản xuất chip điện tử của Mỹ là họ phải xin giấy phép trước khi bán một số công nghệ cho nhà sản xuất thiết bị bán dẫn chính của Trung Quốc. Theo thông báo của bộ Thương Mại, các công nghệ bán dẫn mà các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu cho Smic hoặc các công ty con của tập đoàn này có thể được sử dụng cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc.

The Wall Street Journal trích dẫn các nguồn thạo tin theo đó Washington đặc biệt nghi ngờ tập đoàn Smic hỗ trợ cho bộ Quốc Phòng Trung Quốc và chính quyền Donald Trump ngày càng lo ngại về việc Bắc Kinh dựa vào giới doanh nghiệp tư nhân để đạt được các mục tiêu quân sự.

Smic không chỉ là tập đoàn sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất của Trung Quốc, mà còn là một trong những doanh nghiệp trọng yếu mà Bắc Kinh dựa vào để thực hiện tham vọng tự chủ về công nghệ bán dẫn. Bắc Kinh đang tìm cách đưa Trung Quốc thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nhà sản xuất chip điện tử của nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp Mỹ, nhà cung cấp lớn nhất cho Trung Quốc trong lĩnh vực này. Bộ Thương Mại Mỹ từ hồi tháng 05/2020 đã có ý định ngăn cản các doanh nghiệp sản xuất thiết bị bán dẫn nước ngoài mua công nghệ của Mỹ.

Thông báo của bộ Thương Mại Mỹ liên quan đến Smic được đưa ra trong bối cảnh việc tải ứng dụng chia xẻ video TikTok của tập đoàn Trung Quốc ByteDance, vốn bị cáo buộc làm gián điệp cho Bắc Kinh, trên nguyên tắc sẽ bị cấm sử dụng kể từ tối nay 27/09.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200927-my-congnghe-vimach-trungquoc

 

Đại sứ Mỹ tại Lisboa lên án

Bồ Đào Nha làm lợi cho Trung Quốc

Một ngày trước chuyến thăm Bồ Đào Nha của thứ trưởng Kinh Tế Mỹ, trong bối cảnh đối đầu Mỹ – Trung, đại sứ Mỹ tại Lisboa cáo buộc Bồ Đào Nhà làm lợi cho Trung Quốc. Trong bài trả lời phỏng vấn đăng ngày 26/09/2020, đại sứ Mỹ đề nghị nước này nên từ bỏ các dự án đầu tư của Bắc Kinh.

Từ Lisboa, thông tín viên đài RFI, Marie-Line Darcy tường trình:

« Đối với Georges Glass, sự việc rất rõ ràng, Bồ Đào Nha phải chọn lựa giữa Phương Tây và Phương Đông, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhà ngoại giao khi trả lời phỏng vấn của tuần báo Expresso đề cập đến hồ sơ mạng 5G mà Bồ Đào Nha dự tính hợp tác một phần với tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc.

Nhưng gây quan ngại nhất là hồ sơ thương mại quốc tế với việc gọi thầu xây dựng một cầu cảng mới tại cảng biển Sines, cách thủ đô 170 km về phía nam. Nhiều công ty Trung Quốc nộp đơn dự thầu cho cảng này vốn sở hữu một cảng do người Hoa Singapore khai thác.

Đại sứ Mỹ nhắc lại rằng Hoa Kỳ không có cơ sở cảng biển tại châu Âu, và cảng Sines, cảng nước sâu gần với lãnh thổ Hoa Kỳ nhất, có một vai trò quan trọng, nhất là trong việc giao khí ga hóa lỏng.

Georges Glass là đại sứ Mỹ ở Lisboa từ ba năm nay. Ông không phải là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp nhưng là một doanh nhân do chính Donald Trump trực tiếp bổ nhiệm. Đại sứ Mỹ, khi hối thúc chính quyền Bồ Đào Nha phải chọn bạn và đồng minh, không ngần ngại nhắc đến những đòn trả đũa về mặt quốc phòng và an ninh.

Ngoại trưởng Bồ Đào Nha, Santos Silva, đáp trả rằng “chúng tôi là chủ nhà mình” ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200927-hoa-ky-bo-dao-nha-trung-quoc-dau-tu

 

Mỹ: 4 tiểu bang ghi nhận

số ca COVID-19 tăng kỷ lục một ngày

Bốn tiểu bang của Mỹ ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới kỷ lục một ngày hôm 25/9 trong bối cảnh tổng số mắc Corona ở Hoa Kỳ vượt mốc 7 triệu, theo Reuters.

Wisconsin, một trong các tiểu bang nơi số nhiễm tăng nhanh nhất, xác nhận 2.629 ca mới, vượt kỷ lục trước đó của chính bang này.

Theo hãng tin Anh, Minnesota, Oregon và Utah cũng ghi nhận các ca nhiễm kỷ lục hôm 25/9.

Trừ Ohio, tất cả các tiểu bang Trung Tây xác nhận thêm các trường hợp COVID-19 trong vòng bốn tuần qua so với bốn tuần trước đó. Hôm 24/9, Montana và South Dakota xác nhận tỷ lệ nhiễm kỷ lục một ngày.

Đầu tuần trước, theo Reuters, thống đốc Wisconsin tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế và kéo dài yêu cầu đeo khẩu trang tới tháng 11.

Số bệnh nhân phải nhập viện vì COVID-19 ở Wisconsin cũng lập kỷ lục ngày thứ sáu liên tiếp, tăng lên 543 hôm 25/9, từ mức 342 một tuần trước đó.

Tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 cũng tăng kỷ lục trong tuần vừa qua ở Missouri, Nebraska, North Dakota, South Dakota và Wyoming.

Theo Reuters, số ca tử vong vì Corona ở Mỹ mới vượt mốc 200 nghìn, và đây là tỷ lệ cao nhất trên thế giới.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-4-ti%E1%BB%83u-bang-ghi-nh%E1%BA%ADn-s%E1%BB%91-ca-covid-19-t%C4%83ng-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-m%E1%BB%99t-ng%C3%A0y/5599507.html

 

Mỹ: Một thành phố Texas cảnh báo

về vi khuẩn não chết người trong nước

Cư dân của Lake Jackson được yêu cầu phải đun sôi nước trước khi uống

Dân cư ở Lake Jackson, Texas, được cảnh báo về việc sử dụng nước máy sau khi một vi khuẩn ăn não chết người được tìm thấy trong nguồn cung cấp nước công cộng của thành phố.

Các thử nghiệm đã xác nhận sự hiện diện của Naegleria fowleri trong hệ thống nước. Đây là loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng não, thường gây tử vong.

Rất hiếm thấy trường hợp nhiễm trùng này ở Mỹ, với chỉ 34 trường hợp được báo cáo từ năm 2009 đến 2018.

Các quan chức ở thành phố Lake Jackson nói họ đang khử trùng nguồn cung cấp nước, nhưng không biết việc này sẽ mất bao lâu mới xong.

Ban đầu, tám cộng đồng tại Texas đã được thông báo tối thứ Sáu rằng không được sử dụng nguồn cung cấp nước cho bất kỳ lý do gì ngoại trừ việc xả bồn cầu. Cảnh báo này được dỡ bỏ hôm thứ Bảy đối với mọi nơi, trừ Lake Jackson, một thành phố với hơn 27.000 cư dân.

Giới chức trách ở Lake Jackson sau đó nói rằng mọi người có thể bắt đầu sử dụng nước, nhưng phải đun sôi trước khi uống. Người dân cũng được yêu cầu thực hiện các biện pháp khác, bao gồm không để nước lên mũi khi tắm rửa.

Thành phố Lake Jackson cảnh báo rằng trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu là những đối tượng “đặc biệt dễ bị tổn thương”.

Các quan chức nói họ đang súc rửa hệ thống nước và sau đó sẽ xúc tiến các xét nghiệm để đảm bảo nước an toàn để sử dụng.

Một cuộc điều tra về nguồn cung cấp nước của thành phố đã bắt đầu sau khi một cậu bé sáu tuổi nhiễm vi khuẩn này chết vào đầu tháng, Giám đốc thành phố Lake Jackson, Modesto Mundo, nói với các phóng viên.

Naegleria fowleri xuất hiện tự nhiên trong nước ngọt và được tìm thấy trên khắp thế giới. Nó thường lây nhiễm sang người khi nước bị ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua mũi và sau đó di chuyển lên não.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) nói nhiễm trùng thường xảy ra khi người ta đi bơi hoặc lặn ở “những nơi nước ngọt ấm”.

CDC nói rằng mọi người không thể bị nhiễm bệnh khi nuốt phải nước bị ô nhiễm, và nó không thể truyền từ người này sang người khác.

Những người bị nhiễm Naegleria fowleri có các triệu chứng bao gồm sốt, buồn nôn và nôn mửa, cũng như cứng cổ và đau đầu. Hầu hết chết trong vòng một tuần.

Một trường hợp nhiễm trùng được xác nhận trước đó ở tiểu bang Florida của Mỹ vào đầu năm nay. Vào thời điểm đó, các quan chức y tế ở đây khuyến cáo dân địa phương tránh để mũi tiếp xúc với nước từ vòi và các nguồn khác.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54313909

 

Canada ký hợp đồng mua

tổng cộng khoảng 300 triệu liều vaccine

từ một số công ty dược phẩm lớn.

Tin từ TORONTO/MONTREAL, Canada – Vào hôm thứ Sáu (25/9), hai tỉnh đông dân nhất của Canada quyết định giảm bớt các cuộc tụ tập xã hội nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm coronavirus thứ hai.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, tổng số ca bệnh của quốc gia  này đạt hơn 150,000 trên toàn quốc. Ontario ra lệnh đóng cửa các quán bar và nhà hàng từ nửa đêm đến 5 giờ sáng, ngoại trừ việc mang đi và giao hàng, đồng thời cho biết các câu lạc bộ thoát y sẽ phải đóng cửa từ hôm thứ Bảy (26/9).

Thủ hiến Doug Ford, với chính phủ từng cắt giảm quy mô các cuộc tụ tập được phép trong nhà và ngoài trời, lặp lại nỗi lo của ông rằng phần lớn các trường hợp mới là ở những người dưới 40 tuổi. Các viên chức y tế ở Canada đưa ra những bình luận ngày càng ảm đạm trong những ngày gần đây.

Bà Theresa Tam, giám đốc y tế, thông báo với các phóng viên vào hôm thứ Sáu rằng một số bệnh viện địa phương có thể bị tràn ngập trừ khi làn sóng dịch bệnh được kiểm soát.

Tại Quebec, Bộ trưởng Bộ Y tế Christian Dube kêu gọi người dân cắt giảm các tương tác xã hội. Ontario và Quebec chiếm 79% trong số 150,140 ca bệnh được báo cáo ở Canada cho đến nay và 93% trong số 9,249 trường hợp tử vong.

Ông Trudeau cho biết Canada ký kết một thỏa thuận với AstraZeneca PLC để mua tới 20 triệu liều vaccine COVID-19 của họ. Đây là một trong những ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đua toàn cầu để chế tạo vaccine. (BBT)

https://www.sbtn.tv/canada-ky-hop-dong-mua-tong-cong-khoang-300-trieu-lieu-vaccine-tu-mot-so-cong-ty-duoc-pham-lon/

 

Châu Âu chọn đứng về phía Mỹ,

quay lưng lại với Trung Quốc

Ngày 25/9, Hội đồng châu Âu đã mạnh mẽ chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc tại Tân Cương và Hồng Kông, đồng thời kiên quyết yêu cầu Bắc Kinh thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo sân chơi bình đẳng cho các công ty nước ngoài.

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu – ông Charles Michel cũng tái khẳng định mối quan hệ chặt chẽ của EU với Mỹ, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn cản các nước phương Tây chọn phe nào, trong cuộc cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ – Trung.

Ông nói: “Chúng tôi không chia sẻ các giá trị mà hệ thống chính trị và kinh tế ở Trung Quốc đặt cơ sở”. Về quan hệ với Mỹ, ông Michel khẳng định: “Chúng tôi có mối quan hệ sâu sắc với Hoa Kỳ. Chúng tôi chia sẻ những lý tưởng, giá trị và tình cảm lẫn nhau đã được củng cố qua những thử thách của lịch sử”.

Dù vẫn nhìn nhận Trung Quốc là một đối tác quan trọng trong việc giải quyết các thách thức chung, như sự nóng lên toàn cầu, Covid-19, ông vẫn khẳng định quyết tâm “tái cân bằng mối quan hệ này theo hướng có đi có lại nhiều hơn và cạnh tranh công bằng hơn”.

Trước đó, một thành viên của EU, Pháp cũng lên án hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh và hành vi “bá quyền” của nó trong bài phát biểu của TT Pháp Emmanuel Macron trước Đại hội đồng. Ông cũng kêu gọi phái bộ quốc tế đến Tân Cương để xem xét lại cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ.

Huy Vũ

https://etviet.com/theatlantic/chau-au-chon-dung-ve-phia-my-quay-lung-lai-voi-trung-quoc.html

 

Trung sĩ cảnh sát bị bắn chết

tại đồn cảnh sát ở Luân Đôn

Một cảnh sát Anh Quốc bị bắn chết vào đầu giờ hôm thứ Sáu bởi một người đàn ông đang bị giữ tại đồn cảnh sát ở nam Luân Đôn.

Cảnh sát cho biết sự việc xảy ra vào khoảng 2 giờ 15 sáng trong khi người đàn ông đang bị giam giữ tại Trung tâm Giám sát Croydon, nơi giải quyết các nghi can bị bắt. Cảnh sát này được điều trị tại hiện trường nhưng qua đời trong bệnh viện. Sau đó, nghi can 23 tuổi được cho là tự bắn vào mình để tự tử. Anh được đưa đến bệnh viện với vết thương do đạn bắn và đang trong tình trạng nguy kịch. Các cảnh sát không nổ súng.

Cảnh sát trưởng Cressida Dick của Luân Đôn cho biết sự việc này “thực sự gây chấn động” nhưng không bị xem là khủng bố. Trước đó, bà cho biết những dấu hiệu ban đầu cho thấy nghi can tự bắn vào mình để tự tử.

Phía cảnh sát cho biết nạn nhân là ông Matt Ratana, 54 tuổi, một trung sĩ giám sát đến từ khu vực Vịnh Hawke của New Zealand. Từng là cầu thủ bóng bầu dục người Ireland gốc Luân Đôn, ông gia nhập lực lượng cảnh sát Luân Đôn từ năm 1991.

Sự việc này được chuyển đến Văn phòng Ứng xử Cảnh sát Độc lập (IOPC), nơi cho biết nghi can bị bắt vì tàng trữ ma túy và đạn dược. Họ tuyên bố rằng người đàn ông bị còng tay sau lưng trước khi được chở đến Croydon Custody Suite trong một chiếc xe cảnh sát nơi anh được hộ tống vào tòa nhà. IOPC cho biết anh vẫn bị còng tay trong khi các cảnh sát chuẩn bị khám xét anh bằng máy dò kim loại. Tại thời điểm đó, các phát súng được bắn ra. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-si-canh-sat-bi-ban-chet-tai-don-canh-sat-o-luan-don/

 

Covid-19 : Giới bác sĩ Pháp cảnh báo

nguy cơ làn sóng thứ hai

Thanh Phương

Nếu không có thay đổi gì trong cách phòng chống, nước Pháp sẽ đối đầu với một « đại dịch toàn diện » trong suốt nhiều tháng, với một hệ thống y tế « không thể đáp ứng mọi yêu cầu ». Đó là cảnh báo từ chủ tịch hội đồng toàn quốc của Y sĩ đoàn tại Pháp ngày 26/09/2020.

Trả lời phỏng vấn tờ Le Journal du Dimanche, ông Patrick Bouet tuyên bố « làn sóng thứ hai đến nhanh hơn là chúng chờ đợi », trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 đang tăng vọt tại Pháp. Hôm qua, nước Pháp lại ghi nhận thêm 14.412 ca nhiễm Covid-19, gần bằng với mức kỷ lục ca nhiễm mới mỗi ngày (16.096) trong tuần này. Theo cơ quan Y tế Công cộng Pháp, tỷ lệ dương tính với virus corona thì vẫn tăng đều đặn, hôm qua đã lên tới 7,2%.

Chủ tịch hội đồng toàn quốc của Y sĩ đoàn Pháp Patrick Bouet nói : « Nếu không có gì thay đổi, trong 3 hoặc 4 tuần nữa, nước Pháp sẽ phải đối đầu với một đại dịch toàn diện trên toàn lãnh thổ của mình trong suốt nhiều tháng mùa thu và mùa đông ». Theo ông Bouet, lúc đó nước Pháp sẽ không có một « hậu cứ » để huy động nhân sự tăng viện, hệ thống y tế sẽ « không thể đáp ứng mọi yêu cầu ».

Trong một diễn đàn cũng được đăng trên tờ Le Journal du Dimanche, một tập thể bác sĩ Pháp đã yêu cầu ban hành ngay từ cuối tuần này « các biện pháp gắt gao » để tránh một làn sóng dịch thứ hai sẽ khó xử lý hơn rất nhiều so với đợt dịch đầu tiên đối với các bệnh viện và các khoa hồi sức.

Những bác sĩ này cảnh báo : « Tây Ban Nha, Israel, Anh Quốc, Ý từ gần 15 ngày qua đã thi hành các biện pháp nghiêm ngặt đến mức đã phong tỏa trở lại một số nơi. Tình hình y tế ở Pháp không khác gì các nước đó. Cho nên ngay từ bây giờ phải hành động nhanh và mạnh ».

Họ nhấn mạnh là các quán bar và nhà hàng phải tuân thủ nghiêm chỉnh giờ đóng cửa theo quyết định của chính phủ và phải áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp ngăn ngừa : khách phải đeo khẩu trang liên tục, trừ lúc ăn uống.

Để tránh cho dịch Covid-19 trở nên không thể kiểm soát được, trong tuần này chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp nghiêm ngặt hơn tại các thành phố lớn, trong đó có Paris. Đa số các thành phố này kể từ nay bị xếp là « vùng báo động tăng cường » và « vùng báo động tối đa ».

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200927-covid19-phap-canh-bao-dich-benh

 

Tấn công tại Paris : Nghi can thừa nhận

muốn nhắm vào Charlie Hebdo

Thanh Phương

Phẫn nộ về các bức biếm họa tiên tri Mohamed, nghi can chính trong vụ tấn công bằng dao khiến hai người bị thương tại Paris đã muốn nhắm vào tờ báo trào phúng Charlie Hebdo. Ngày 26/09/2020, thanh niên Pakistan 18 tuổi Hassan A. đã thừa nhận như trên khi trả lời thẩm vấn trong lúc bị tạm giữ, theo một nguồn tin từ các nhà điều tra được hãng tin AFP trích dẫn.

Hôm thứ Sáu 25/09, nghi can này đã tấn công bằng dao, khiến hai người bị thương nặng tại đường Nicolas-Appert, quận 11, Paris, nơi có trụ sở cũ của tờ Charlie Hebdo. Hai nạn nhân là nhân viên của hãng tin Premières Lignes đang đứng hút thuốc trước cổng cơ quan.

Sau vụ tấn công khủng bố Hồi Giáo cực đoan tháng Giêng năm 2015, sát hại gần như toàn bộ ban biên tập, Charlie Hebdo đã dời trụ sở đến một nơi được giữ bí mật. Nhưng Hassan A. đã tưởng rằng trụ sở của tờ báo này vẫn nằm trên đường Nicolas – Appert.

Cũng theo nguồn tin nói trên, thanh niên Pakistan đã hành động một mình. Bị bắt ngay chiều thứ Sáu tại quảng trường Bastille, cách không xa nơi tấn công, Hassan A. không thuộc diện cần theo dõi về cực đoan hóa và chỉ nói chút ít tiếng Pháp.

Cho đến tối hôm qua, 8 người khác vẫn còn bị tạm giữ trong khuôn khổ cuộc điều tra do Viện công tố quốc gia chống khủng bố tiến hành. Ngay sau vụ tấn công, một người Algérie 33 tuổi cũng đã bị câu lưu gần hiện trường vụ án, nhưng đến tối đã được thả vì không có liên hệ gì với Hassan A, mà trái lại đã dũng cảm chạy theo để cố chặn bắt hung thủ.

Nghi can vụ tấn công ở Paris đã đến Pháp cách đây 3 năm khi còn là vị thành niên. Được cơ quan xã hội tại tỉnh Val-d’Oise, ngoại ô Paris, nuôi cho đến khi trưởng thành, Hassan không hề có biểu hiện cực đoan hóa, và đã dự định theo học nghề xây dựng, theo tin từ Hội đồng tỉnh Val d’Oise.

Vụ tấn công lần này diễn ra trong bối cảnh ban biên tập Charlie Hebdo nhận được những lời đe dọa mới kể từ khi tờ báo này đăng lại các bức biếm họa Mohamed hôm 02/09. Đây chính là ngày mở phiên xử những người đã hỗ trợ hậu cần cho những kẻ gây ra các vụ khủng bố năm 2015. Phiên xử theo dự kiến sẽ kéo dài cho đến ngày 10/11.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200927-paris-tan-cong-charlie-hebdo-xa-hoi

 

Macron :

Tổng thống Belarus Loukachenko phải ra đi

Thùy Dương

Tổng thống Belarus Alexandre Loukachenko phải chấp nhận logic dân chủ và từ bỏ quyền lực, nguyên thủ quốc gia Pháp Emmanuel Macron hôm qua 26/09/2020 phát biểu như trên khi trả lời phỏng vấn tuần báo Pháp Le Journal du Dimanche.

Tổng thống Pháp gọi những gì đang xảy ra tại Belarus là một cuộc khủng hoảng quyền lực, một thứ quyền lực độc đoán, chuyên quyền bằng cách sử dụng võ lực. Ông Macron nhấn mạnh : « Rõ ràng là Loukachenko phải ra đi » và Nga có vai trò trong việc này.

Trong khi đó, ngoại trưởng BelarusVladimir Makei, trong bài phát biểu qua video gửi đến Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tố cáo các thế lực phương Tây đang tìm cách gieo rắc tình trạng « hỗn loạn và vô chính phủ » với « ý đồ gây bất ổn » cho quốc gia này. Ông Makei còn nói rằng sự can thiệp của các nước Tây phương vào công việc nội bộ của Belarus, các lệnh trừng phạt và các biện pháp hạn chế khác có thể sẽ có tác dụng ngược và gây hại cho tất cả.

Trước đó, hôm thứ Năm 24/09, Liên Hiệp Châu Âu đã khẳng định không thừa nhận tính chính đáng của ông Alexandre Loukachenko. Bruxelles tố cáo cuộc bầu cử tổng thống vừa qua ở Belarus là « không tự do và không công bằng ». Dựa theo nhiều nguồn tin, Reuters cho biết Mỹ, Anh và Canada đã tính đến việc áp dụng các lệnh trừng phạt nhắm vào những quan chức Belarus đã gian lận trong bầu cử và đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình của dân chúng.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200927-macron-phap-belarus-loukachenko

 

Covid-19 và Võ Thuật : Ai sẽ thắng ?

Tú Anh

Từ ngày 11/07/2020, các môn thể thao chiến đấu, nhất là Judo Nhu đạo, Karaté Không thủ đạo và quyền Anh được phép sinh hoạt trở lại tại Pháp, trừ hai tỉnh là Mayotte và đảo Guyane.

Nhưng cho dù  biện pháp cách ly phòng dịch Covid được giảm thiểu, các câu lạc bộ, các võ đường than phiền bị « bản án » kép : vừa bị cấm thi đấu vừa không được tiếp xúc nhau khi đối luyện.

Khó khăn cụ thể ra sao ? Giới võ sư thích nghi như thế nào ? Và chính phủ có giúp gì về tài chính khi các võ đường ngưng sinh hoạt trong thời gian khá dài ? Võ nghệ và siêu vi corona, ai sẽ thắng ai ? RFI đặt câu hỏi với Võ sư Phan Toàn Châu, 8 đẳng Võ Cổ Truyền Việt Nam, chưởng môn Tây Sơn Võ Đạo.

Võ sư Phan Toàn Châu : « …Về dịch Covid, thì từ ngày 15 tháng Ba cho đến tháng 07, chính phủ cấm tất cả những bộ môn thể thao, võ thuật thành ra mình cũng phải thích nghi với hoàn cảnh. Trong thời gian đó, mình dạy võ trên internet, Facebook, Skype nhưng môn sinh không theo. Võ cũng là một sự giao lưu xã hội thành ra có rất nhiều người không thích dạy võ qua internet.

Đầu tháng Bảy, chính phủ chỉ cho mở lại võ đường với 10 môn sinh tối đa. Cả nước Pháp, họ tính chỉ có khoảng 20% người trở lại thôi. Bị cấm thì đương nhiên có những vụ mở lậu…. chính phủ biết thì phạt nặng lắm.

Vì thi lên đai, thi đấu đều bị cấm, thi bằng huấn luyện viên, giáo sư cũng bị cấm mà tới bây giờ cũng chưa mở lại nữa thành ra không có đai đen mới, đai nâu mới, không có huấn luyện viên mới.

Võ đường dù lớn cách mấy, phòng tập chỉ được 10 người. Mỗi buổi tập phải tẩy trùng, tay chân tập xong cũng phải khử trùng. Có môn sinh ghi tên mà mình không thu nhận được, phải để họ đứng ngoài nhìn vô. Rồi chừng nửa giờ, cho môn sinh đang tập đi ra để những người khác vào.

Judo thì họ dùng hình nộm, khử trùng, đối luyện… Tôi nghĩ nếu không có vắc-xin thì sống về nghề võ khó lắm… »

Tennis Roland-Garros khai mạc

Cúp quần vợt Roland-Garros, Paris, lẽ ra diễn ra trong tháng Sáu mỗi năm nhưng vì siêu vi corona chủng mới nên theo số phận của các đại hội thể thao khác dời lại đến tháng 9.

Trong hai tuần lễ thi đấu từ 26/09 đến 11/10 của các cây vợt tài danh, giới mộ điệu cũng có một câu hỏi « ai sẽ thắng ai » : Rafael Nadal hay Novak Djokovic ?

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200927-covid19-vo-thuat-the-thao-phap

 

22 người thiệt mạng khi máy bay quân sự

 chở các học viên không quân bị rơi ở Ukraine

Tin từ KYIV, Ukraine – Các viên chức cho biết vào tối hôm thứ Sáu (25/9), một máy bay vận tải quân sự chở các học viên của lực lượng không quân bị rơi và bốc cháy gần đường xa lộ ở đông bắc Ukraine, khiến ít nhất 22 người trên máy bay thiệt mạng.

Tổng tham mưu các lực lượng quân sự Ruslan Khomchak tuyên bố máy bay Antonov An-26 bị rơi khi đang cố gắng hạ cánh trong một cuộc tập trận, đồng thời cho biết thêm rằng ít nhất 2 người nữa khác thương nặng.

Video do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Anton Gerashchenko đăng tải trên Facebook cho thấy chiếc máy bay bốc cháy nằm gần một con đường và khói bốc cuồn cuộn trên bầu trời đêm. Đoạn phim được quay sau đó cho thấy các nhân viên cấp cứu đang kiểm tra đống đổ nát bốc khói gần thị trấn Chuhuiv. Một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn được tiến hành.

Theo Interfax Ukraine, ông Oleksiy Kucher, thống đốc vùng Kharkiv, cho biết một phi công báo cáo lỗi động cơ bên trái của chiếc máy bay hai động cơ, đồng thời cho biết thêm rằng đây sẽ không phải là tình huống nguy cấp đối với một phi công có kinh nghiệm.

Trích dẫn thông tin sơ bộ, ông Kucher cho biết rằng một số người trên máy bay nhảy ra khỏi máy bay khi nó ở gần mặt đất. Một nhân chứng đang lái xe dọc theo con đường về phía Chuhuiv thông báo với Reuters rằng ông nhìn thấy một người đàn ông bốc cháy chạy khỏi máy bay sau khi nó rơi. Sở khẩn cấp nhà nước của Ukraine tuyên bố rằng vụ tai nạn xảy ra khoảng 2 km (1,2 dặm) từ một phi trường quân sự. Họ cho biết 27 người có mặt trên máy bay. (BBT)

https://www.sbtn.tv/22-nguoi-thiet-mang-khi-may-bay-quan-su-cho-cac-hoc-vien-khong-quan-bi-roi-o-ukraine/

 

Belarus: Cảnh sát bắt ít nhất 53 người biểu tình

Cảnh sát Belarus hôm 27/9 bắt ít nhất 53 người trên cả nước, trong khi người người biểu tình tiếp tục xuống đường phản đối cuộc bầu cử tổng thống diễn ra tháng trước, theo Reuters.

Hãng tin Anh cho biết rằng hàng chục nghìn người đã đổ về thủ đô Minsk trong ngày cuối tuần thứ bảy liên tiếp.

Tin cho hay, người biểu tình tiếp tục kêu gọi Tổng thống Alexander Lukashenko từ chức.

Reuters dẫn lời nhân chứng cho biết rằng cảnh sát chống bạo loạn kéo nhiều người khỏi đám đông và tống họ vào xe tải.

Belarus rơi vào khủng hoảng chính trị sau khi ông Lukashenko tuyên bố giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử hôm 9/8 mà phe đối lập nói là có gian lận.

Tuy nhiên, nguyên thủ kỳ cựu bác bỏ cáo buộc này và nói rằng có các quốc gia nước ngoài hậu thuẫn các cuộc biểu tình.

Ông Lukashenko nhậm chức nhiệm kỳ thứ sáu hôm 23/9 trong buổi lễ không được thông báo trước, gây ra thêm các cuộc biểu tình và sự lên án của Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Anh.

Nga nói rằng quyết định của EU, không công nhận ông Lukashenko là tổng thống hợp pháp, trái với luật quốc tế và không khác gì chuyện can thiệp vào nội bộ của Belarus, theo Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/belarus-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-b%E1%BA%AFt-%C3%ADt-nh%E1%BA%A5t-53-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-/5599537.html

 

Azerbaijan và Armenia đụng độ vũ trang

tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh

Các cuộc đụng độ đã nổ ra giữa lực lượng Armenia và Azerbaijan trong khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, với ít nhất một trực thăng Azerbaijan bị bắn hạ.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết Azerbaijan đã dùng không kích và pháo binh.

Cả Armenia và Azerbaijan đều từng thuộc Liên Xô trước năm 1991.

Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và đàm phán để ổn định tình hình.

Trong bốn thập niên, hai nước đã vướng vào một cuộc xung đột chưa được giải quyết về vùng Nagorno-Karabakh, nơi được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan nhưng do người Armenia kiểm soát.

Giao tranh ở biên giới vào tháng Bảy đã giết chết ít nhất 16 người và dẫn đến cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm ở thủ đô Baku của Azerbaijan với lời kêu gọi tổng động viên để tái chiếm khu vực này.

Azerbaijan cho biết họ đang đáp trả các cuộc pháo kích trên toàn mặt trận. Cả hai bên đều nói có thường dân thiệt mạng.

Xung đột kéo dài đã bùng phát trở lại trong những tháng gần đây.

Hai bên nói gì?

Bộ Quốc phòng Armenia cho biết một cuộc tấn công nhằm vào các khu định cư dân sự, bao gồm cả thủ phủ Stepanakert của khu vực, bắt đầu lúc 08:10 sáng giờ địa phương.

Bộ này cho biết họ đã bắn rơi hai trực thăng và ba máy bay không người lái, và phá hủy ba xe tăng.

“Phản ứng của chúng tôi sẽ ở mức tương xứng và lãnh đạo quân sự-chính trị của Azerbaijan phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình hình,” bộ này nói trong một tuyên bố.

Người phát ngôn Shushan Stepanyan sau đó cho biết một phụ nữ và một trẻ em thiệt mạng và có thông tin khác về thương vong đang được xác minh.

Nhà chức trách ở khu vực ly khai đã ban bố tình trạng thiết quân luật và “tổng động viên quân đội”.

Trong khi đó Azerbaijan tuyên bố “chiến dịch phản công của quân đội chúng tôi trên toàn mặt trận nhằm trấn áp hoạt động giao tranh của lực lượng vũ trang Armenia và đảm bảo an toàn cho dân thường”.

Các cuộc pháo kích dữ dội vào một số làng đã khiến dân thường thiệt mạng hoặc bị thương, và thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ sở hạ tầng, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết.

Bộ này nói thêm rằng một máy bay trực thăng đã bị mất tích nhưng phi hành đoàn vẫn sống sót, và 12 hệ thống phòng không của Armenia đã bị phá hủy và phủ nhận những thiệt hại khác do Armenia đưa ra.

Căng thẳng bùng phát thành xung đột lần cuối là vào năm 2016, với việc hai nước đụng độ trong 4 ngày do tranh chấp lãnh thổ.

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) bấy lâu nay đã cố gắng làm trung gian hòa giải xung đột, với các nhà ngoại giao từ Pháp, Nga và Hoa Kỳ – thành lập Nhóm OSCE Minsk – nhằm cố gắng có được một lệnh ngừng bắn.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54315592

 

TT Iran cho phép các tỉnh phong tỏa chống Covid-19

Thùy Dương

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Iran ngày càng trở nên đáng lo ngại. Số ca tử vong vì virus corona đã vượt ngưỡng 25.000 người, còn số ca lây nhiễm tính đến thứ Sáu 25/09/2020 đã lên đến gần 440.000 người.

Phát biểu trên truyền hình tối ngày 26/09, tổng thống Hassan Rohani thông báo các biện pháp mới để phòng chống dịch, đặc biệt cho phép các địa phương triển phong tỏa một số nơi, nếu cần.

Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi cho biết chi tiết :

« Tổng thống Hassan Rohani đã yêu cầu phải có những biện pháp nhắm vào những người không đeo khẩu trang. Ông Rohani cũng cho phép lãnh đạo các tỉnh có các biện pháp phong tỏa tại một số nơi mà tình hình đã trở nên nghiêm trọng, nhất là tại Teheran, các tỉnh Qom và Ispahan.

Cuối cùng, tổng thống Iran thông báo là các nghi lễ tôn giáo đều bị cấm trên toàn quốc trong ngày giỗ thứ 40 của Imam Hussein, người kế vị thứ ba của nhà tiên tri được người Hồi giáo phái Shia tôn sùng.

Số người nhiễm virus corona tại Iran đã tăng mạnh trong những ngày qua. Nhà chức trách đưa ra những cảnh báo cho dân chúng trong bối cảnh số ca tử vong vì dịch bệnh đã vượt quá 25.000 người.

Thủ đô Iran đặc biệt bị tác động, bởi vì có đến hơn 60% số ca nhập viện vì Covid-19 là ở thủ đô. Iran là nước bị dịch bệnh nặng nhất vùng Cận Đông. Việc người dân không tôn trọng quy định giãn cách xã hội và không chịu đeo khẩu trang càng làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng. »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200927-iran-phong-toa-dich-benh-covid19

 

Ông Abe tiết lộ từng ‘rủ’ ông Trump

chống lại mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc

Tâm Thanh

Mới đây, cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã nhận lời phỏng vấn độc quyền của tờ Nikkei.

Ngày 17/11/2016, chỉ ít hơn chục ngày sau khi ông Trump trúng cử Tổng thống, ông Abe đã đến Mỹ để hội đàm lần đầu với ông Trump tại nhà riêng.

Trong buổi hội đàm, ông đã giải thích với ông Trump về mối đe dọa đối với hai nước đồng minh đến từ việc Trung Quốc thúc đẩy lực lượng quân sự của mình. Những biểu hiện sau đó của ông Trump đã chứng minh rằng, nỗ lực thuyết phục của ông Abe Shinzo đã phát huy tác dụng.

Ông Abe nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức đồng minh Mỹ-Nhật

Bốn năm trước, ông Abe đã gặp ông Trump tại Tháp Trump ở New York, Mỹ, trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới đến thăm Tân Tổng thống Hoa Kỳ.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Trump đã hỏi ông Abe, khi nào thì ĐCSTQ bắt đầu tăng kinh phí quốc phòng? Họ đã gia tăng với tốc độ như thế nào?

Thủ tướng Abe trả lời, Trung Quốc đã mất gần 30 năm để tăng chi tiêu quốc phòng lên khoảng 40 lần. Trên thế giới, không có bất kỳ quốc gia nào tăng chi tiêu quốc phòng với tốc độ chóng mặt như vậy. Sau khi nghe ông Abe trả lời, ông Trump đã tỏ ra rất ngạc nhiên.

Ông Abe cũng lấy số lượng tàu ngầm cụ thể mà ĐCSTQ sở hữu làm ví dụ minh họa cho quan điểm của mình. Mục tiêu của các tàu ngầm này là Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đóng tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây không chỉ là vấn đề của Nhật Bản mà còn là vấn đề của Mỹ. Ông bày tỏ hy vọng rằng Mỹ có thể duy trì sự hiện diện trong khu vực.

Sau đó, Nhật Bản và Hoa Kỳ cùng nhau mở ra ý tưởng về một “khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Ý tưởng này đã được Úc, Ấn Độ, Anh và Pháp ủng hộ.

Ông Abe nói rằng, ông Trump thường nói với ông rằng Triều Tiên là vấn đề trong ngắn hạn, nhưng Trung Quốc mới là vấn đề trong dài hạn.

Thủ tướng Abe khi đó đã nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, kiên quyết chống lại sự bành trướng của ĐCSTQ trong khu vực và tích cực mở rộng vai trò của Nhật Bản trong các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế.

Hạm đội 7 của Hoa Kỳ có mối quan hệ gì với Nhật Bản?

Hạm đội 7 của Hoa Kỳ (United States Seventh Fleet) là một trong những hạm đội hoạt động tại khu vực biển xa của Hải quân Mỹ, có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản, với nhiều đơn vị đóng gần Hàn Quốc và Nhật Bản cùng một số nơi khác như Singapore và Philippines. Hạm đội 7 được đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương trực thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Nhiệm vụ chính của Hạm đội 7 bao gồm: đe dọa các quốc gia kẻ thù, hợp tác với các đồng minh để bảo vệ các tuyến đường biển, hỗ trợ bảo vệ lãnh thổ các nước đồng minh của Mỹ và sử dụng vũ lực khi cần thiết, đồng thời đóng vai trò là hạm đội di động khi Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động quân sự ở nước ngoài.

Hoa Kỳ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực quan trọng

Hồi tháng 8 năm ngoái, Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ, Đại học Sydney, Úc đã công bố một báo cáo khảo sát, tiết lộ rằng kho vũ khí tên lửa bất thường của Bắc Kinh đe dọa các căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ và các đồng minh. Báo cáo cho biết, chỉ trong vòng vài giờ sau khi nổ ra xung đột, các thiết bị và căn cứ quân sự này sẽ bị phá hủy bởi các đòn tấn công cực kỳ chính xác.

ĐCSTQ đã nghiên cứu năng lực và sức chiến đấu của Mỹ, đồng thời đưa ra các sách lược hữu hiệu nhằm làm suy yếu các nguồn sức mạnh quân sự truyền thống của Hoa Kỳ, đặc biệt là nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ – lực lượng chiến đấu chủ chốt của quân đội Mỹ.

Báo cáo cũng cho biết, hệ thống chống can thiệp của ĐCSTQ đã phá hủy khả năng điều động quân đội đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và đặt ra thách thức đối với Mỹ trong việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho các nước đồng minh.

Báo cáo nói rằng, Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực quan trọng như thu thập thông tin tình báo, phòng thủ tên lửa đạn đạo và các máy bay chiến đấu thế hệ mới. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có thể đoàn kết với các đồng minh của mình ở châu Á và châu Âu.

Báo cáo: ĐCSTQ có nhiều hành vi khiêu khích quân sự, tiềm ẩn nhiều đe dọa khác

Ngày 21/5 năm nay, Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo dài 20 trang về “Các chiến lược của Mỹ đối với ĐCSTQ”. Bản báo cáo đã phê bình toàn diện các chính sách kinh tế và chính trị của ĐCSTQ, bành trướng quân sự và các hoạt động truyền bá thông tin sai lệch. ĐCSTQ đã vi phạm những cam kết của mình, mở rộng quân sự trên quy mô lớn và thực hiện các hành động uy hiếp như: khiêu khích quân sự, cưỡng chế quân sự cùng các thủ đoạn quân sự khác.

Cùng ngày báo cáo dài 20 trang được công bố, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã chỉ ra, ĐCSTQ là một chính quyền tàn bạo. Ông cho biết, Trung Quốc đã bị cai trị bởi một chính quyền cộng sản tàn bạo kể từ năm 1949. Hoa Kỳ đã từng hy vọng thay đổi chế độ này thông qua thương mại và giao thiệp, nhưng hy vọng này không trở thành hiện thực. Mà ngược lại, dịch bệnh lần này đã đẩy nhanh nhận thức ngày càng rõ nét của Mỹ trước một ĐCSTQ hung hăng.

“Chúng tôi đã đánh giá quá thấp sự thù địch của Bắc Kinh trên hình thái ý thức và chính trị đối với xã hội tự do. Cả thế giới đều đang thấy rõ sự thật này”, báo cáo có đoạn.

Sách trắng Quốc phòng của Nhật: ĐCSTQ không che giấu tham vọng bành trướng quân sự của mình

Ngày 19/5, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã công bố “Sách Xanh Ngoại giao” năm 2020, đề cập đến việc Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng chi tiêu quốc phòng. Rằng Trung Quốc đã nhanh chóng tăng cường thực lực quân sự một cách bí mật.

Ngày 20/5, bản dự thảo “Sách trắng Quốc phòng” của Nhật Bản được công bố, cho biết ĐCSTQ đã tích cực “hình thành một trật tự quốc tế có lợi cho bản thân và không hề che giấu tham vọng mở rộng ảnh hưởng của mình” trong đại dịch. Nhật Bản sẽ coi đây là vấn đề mang tính chất an ninh quốc gia.

Bản dự thảo cũng đề cập rằng, mặc dù dịch bệnh đã tác động đến các cuộc diễn tập liên hợp Nhật-Mỹ, nhưng “các quan chức cấp cao của quân đội Mỹ tuyên bố rằng khả năng phản ứng nhanh và điều động quân đội của Mỹ không bị ảnh hưởng”.

Abe Shinzo trở thành thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử

Ngày 20/11/2019, ông Abe Shinzo đánh dấu ngày làm việc thứ 2.887 trên cương vị Thủ tướng, theo đó chính thức trở thành vị Thủ tướng Nhật Bản tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử.

Với cột mốc này, ông Abe – 65 tuổi – đã vượt qua kỷ lục do ông Taro Katsura thiết lập hơn một thế kỷ trước. Ông Taro từng có 3 nhiệm kỳ giữ cương vị Thủ tướng Nhật Bản trong giai đoạn 1901-1913.

Thủ tướng Abe cũng đồng thời là nhà lãnh đạo tại nhiệm lâu thứ hai trong số các nhà lãnh đạo của Nhóm các nền kinh tế phát triển (G7) chỉ sau Thủ tướng Đức Angela Merkel, người nhậm chức từ năm 2005.

Ngày 28/8, do chứng viêm loét đại tràng tái phát, ông Abe tuyên bố rằng, ông sẽ từ chức.

Ngày 16/9, ông Abe chính thức từ chức Thủ tướng và ông Suga Yoshihide được kế nhiệm làm tân Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, đảng nắm quyền trong chính phủ, từ đó trở thành Tân thủ tướng của Nhật.

Tổng thống Mỹ Trump cũng đã gửi lời khen ngọi ông Abe Shinzo là “nhà lãnh đạo xuất sắc nhất trong lịch sử Nhật Bản” cho đến nay.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-abe-tiet-lo-tung-ru-ong-trump-chong-lai-moi-de-doa-quan-su-tu-trung-quoc.html

 

Bắc Triều Tiên cảnh cáo hải quân Hàn Quốc

Thanh Phương

Hôm nay, 27/09/2020, Bình Nhưỡng yêu cầu hải quân Hàn Quốc ngưng xâm nhập vào lãnh hải Bắc Triều Tiên, vào lúc Seoul đang tìm kiếm thi hài của một viên chức Hàn Quốc bị lính Bắc Triều Tiên bắn chết trên biển.

AFP dẫn các nguồn tin báo chí chính thức Bắc Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng sẽ tiến hành tìm kiếm thi hài của viên chức nói trên, và cảnh báo là việc phía Hàn Quốc cũng tham gia tìm kiếm có thể khiến căng thẳng giữa hai miền gia tăng.

Hôm thứ Ba (22/9), một viên chức của ngành ngư nghiệp Hàn Quốc đã bị lính biên phòng Bắc Triều Tiên bắn hạ trên biển. Đây là lần đầu tiên trong vòng một thập niên một người thuộc thành phần dân sự Hàn Quốc bị giết. Seoul hôm thứ Sáu, 25/09, cho biết là chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã xin lỗi về vụ việc này, một cử chỉ hiếm hoi từ phía lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng, có lẽ nhằm xoa dịu dư luận Hàn Quốc, rất phẫn nộ về cái chết của viên chức nói trên. Tuy nhiên, báo chí chính thức Bắc Triều Tiên vẫn không hề đề cập đến lá thư xin lỗi của ông Kim Jong Un.

Theo hãng tin AFP, các lãnh đạo quân sự Hàn Quốc khẳng định là nạn nhân đã bị tra hỏi khi đang ở dưới nước và dường như đã tỏ ý muốn đào thoát, trước khi bị giết « theo lệnh cấp trên ». Họ cho biết thêm là lính biên phòng Bắc Triều Tiên đã đổ xăng vào viên chức Hàn Quốc và đã thiêu chết người này.

Hôm qua, Seoul đã yêu cầu Bình Nhưỡng mở điều tra cặn kẽ hơn về hoàn cảnh xảy ra vụ án mạng này và tuyên bố muốn yêu cầu tiến hành điều tra chung nếu cần thiết.

Vụ sát hại viên chức Hàn Quốc xảy ra vào lúc quan hệ liên Triều, cũng như đàm phán hạt nhân giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ đang gặp bế tắc.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200927-bac-trieu-tien-han-quoc-hai-quan-canh-cao

 

Vỡ đập gần trung tâm hạt nhân của Triều Tiên

Bình luậnNguyễn Sơn

Con đập gần tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên bị vỡ do ảnh hưởng của bão, gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho hoạt động của lò phản ứng.

Trang 38 North, tổ chức theo dõi và phân tích Triều Tiên có trụ sở tại Mỹ, công bố ảnh chụp vệ tinh ngày 21/9 tại cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên cho thấy đã xảy ra vỡ đập tại một hồ trữ nước.

Khu phức hợp hạt nhân Yongbyon, tỉnh Bắc Pyongan, cách thủ đô Bình Nhưỡng hơn 100 km về phía bắc.

Hãng tin Yonhap cũng cho biết mực nước trong hồ giảm mạnh khiến hai trạm bơm hỗ trợ các lò phản ứng hạt nhân “khô khốc” và làm lộ ra các cửa xả nước.

“Việc không thể duy trì mực nước trong hồ chứa trên đập ổn định – bất chấp điều kiện thời tiết – có khả năng gây ra vấn đề cho các hoạt động liên tục của lò phản ứng” – trang 38 North đưa ra cảnh báo.

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon là nơi Triều Tiên đặt lò phản ứng hạt nhân 5 megawatt. Đây là nguồn sản xuất plutonium được làm giàu đến cấp độ vũ khí cho chương trình tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Bằng cách tái chế các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng ở lò phản ứng Yongbyon, Bình Nhưỡng có thể thu được lượng plutonium đủ cho một quả bom hạt nhân. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy lò phản ứng 5 megawatt đang hoạt động.

Các chuyên gia nhận định những tòa nhà trong Yongbyon không thiệt hại đáng kể, nhưng công sự dọc dòng sông đã có thiệt hại rõ rệt.

Yongbyon bắt đầu được xây dựng vào năm 1961 sau khi Triều Tiên ký hai thoả thuận hạt nhân với Liên Xô. Sông Kuryong chảy xuyên qua khu liên hợp này và nước của nó được dùng để làm mát các lò phản ứng gần đó.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên đầu tháng này đưa tin đất nước chịu thiệt hại diện rộng do các trận bão gần đây, khiến lãnh đạo Kim Jong-un phải xem xét lại các dự án lớn được lên kế hoạch cho năm nay. Hình ảnh vệ tinh hồi tháng 8 cũng cho thấy nước lũ đe dọa nhà máy hạt nhân Yongbyon.

Trong tháng 9 này, Triều Tiên liên tiếp phải hứng chịu 3 cơn bão, mới đây nhất là bão Haishen đổ bộ các vùng phía Đông nước này. Trước đó, cơn bão Maysak đã cuốn trôi hơn 2.000 ngôi nhà, phá hủy 60 km mét đường sá, 59 cây cầu sập đổ và hệ thống đường sắt cũng bị hư hại nặng nề.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/vo-dap-gan-trung-tam-hat-nhan-cua-trieu-tien-76533.html

 

Trung Quốc dùng ‘Tuần lễ Vàng’

để kích cầu du lịch hậu Covid-19

Sự phục hồi của Trung Quốc từ Covid-19 được cho là nhờ hoạt động xét nhiệm và truy vết diện rộng.

Ngành du lịch của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có tới hơn 600 triệu chuyến đi trong Tuần lễ Vàng trong tháng 10, giảm 20% so với năm trước, trong phép thử về nhu cầu người tiêu dùng sau khi kiểm soát thành công Covid-19.

Kỳ nghỉ hàng năm, bắt đầu vào ngày 1/10, là dịp du lịch nội địa đông đúc nhất.

Nền tảng đặt tour du lịch Ctrip ước tính hơn 600 triệu chuyến đi sẽ được thực hiện trong kỳ nghỉ kéo dài 8 ngày, kết hợp giữa Ngày Quốc khánh và Tết Trung thu, vào khoảng 80% số chuyến đi được thực hiện trong cùng kỳ năm ngoái, khi ngành du lịch tạo ra doanh thu 65 tỷ nhân dân tệ (9,5 tỷ USD), theo Financial Times.

Đáng ngạc nhiên nhất là sự phục hồi trong hoạt động du lịch ở Vũ Hán, nơi bùng phát Covid-19.

Disneyland Thượng Hải, vốn mở cửa trở lại vào tháng Năm. cũng là điểm được cho sẽ thu hút đông khách.

Covid-19: Anh có thể phải thắt chặt kiểm soát ‘trong sáu tháng’

Virus corona: ‘Khả năng hai triệu người chết’ ngay cả khi có vaccine

Virus corona: Sự trở lại bí ẩn của Covid-19 ở Việt Nam

Covid-19: Sai lầm chết người về cách ‘đọc’ những con số

Covid-19: Thăm dò của BBC cho thấy phân chia rõ rệt giữa các nước giàu và nghèo

Các ca nhiễm Covid-19 mới tại Trung Quốc là khoảng dưới 100 ca/ngày kể từ tháng Năm, mức thấp nhất tính theo đầu người đối với bất kỳ nước lớn nào.

Việc đi lại giữa các thành phố lớn lại trở nên phổ biến. Du khách đến các thành phố được yêu cầu trình ứng dụng điện thoại thông minh hiển thị tín hiệu màu xanh lá cây nếu người dùng chưa ra nước ngoài hoặc đến một trong những nơi vẫn còn dịch bệnh ở trong nước trong vòng hai tuần.

Sự phục hồi của Trung Quốc từ Covid-19 được cho là nhờ hoạt động xét nhiệm và truy vết diện rộng.

Nhưng Covid-19 đã thay đổi hành vi của một số du khách Trung Quốc, với nhiều người đã chuyển sang các chuyến đi quãng đường ngắn hơn để giảm thời gian di chuyển và tiếp xúc với những người khác trên máy bay hoặc tàu hỏa đông đúc.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-54317913

 

Trung Quốc hành động quyết liệt

với Đài Loan do thiếu lương thực?

Trung Quốc được cho là đang trên bờ vực nạn thiếu lương thực trầm trọng, điều có thể gây ra một cạnh tranh chiến lược về an ninh lương thực, có tiềm ngăn gây rắc rối cho Đài Loan và các khu vực khác, theo tạp chí The Economic Times.

Trong năm nay, Trung Quốc đã gặp phải một loạt cơn bão thiên tai tàn khốc . Bên cạnh sự đảo lộn đời sống do đại dịch COVID-19, những trận mưa xối xả đã gây lũ lụt thảm khốc ở lưu vực sông Dương Tử, khu vực nông nghiệp lớn nhất Trung Quốc.

Tình hình ngày càng phức tạp hơn do dịch châu chấu và sâu bọ phá hoại mùa màng ở các khu vực khác, nơi các cánh đồng bị trơ trọi, và ba cơn bão lớn tháng trước kéo vào vùng đông bắc Trung Quốc.

Trích một bài xã luận trên The Taipei Times, The Economic Times cho biết nước lũ ước tính đã phá hủy mùa màng trên 6 triệu ha đất nông nghiệp.

Covid-19: Vì sao không cần hoảng sợ lo thiếu lương thực?

Bắc Hàn: 11 triệu người cần cứu trợ nhân đạo

Virus corona: Thế giới đối mặt với nạn đói ghi trong Kinh Thánh

Dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy giá thực phẩm tăng 13% trong tháng 7, trong đó giá thịt lợn tăng 85%. Cũng có báo cáo về việc nông dân tích trữ sản phẩm, dự trù giá sẽ bị đẩy cao hơn nữa.

Sau khi thoạt đầu tung hô là “vụ mùa bội thu”, truyền thông nhà nước Trung Quốc chuyển từ che đậy sự thật sang kiểm soát hành vi, quảng cáo chiến dịch quốc gia “Ăn sạch đĩa” chống lãng phí thực phẩm, theo bài xã luận.

Tháng trước, ông Tập đã kêu gọi công chúng Trung Quốc “trau dồi thói quen tiết kiệm và thúc đẩy một môi trường xã hội nơi lãng phí là điều đáng xấu hổ và tiết kiệm là điều đáng hoan nghênh.”

Thiếu lương thực có vẻ không chỉ là một vấn đề ngắn hạn. Trong tình trạng Trung Quốc trở nên giàu có hơn, chế độ ăn – và vòng eo của người dân – đã nới rộng, gây căng thẳng cho cung và cầu. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ước tính rằng nguồn cung cấp gạo, lúa mì và ngô của Trung Quốc gạo, sẽ thấp hơn nhu cầu khoảng 25 triệu tấn vào cuối năm 2025. Điều này đặt ra câu hỏi, làm thế nào Trung Quốc có thể nuôi sống 1,4 tỷ người của họ trong dài hạn?An ninh lương thực, do đó, có thể sẽ trở thành một mặt trận chiến lược mới.

Trong vài năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp của châu Phi như một phần của chiến lược rộng lớn hơn, nhằm khuyến khích các tập đoàn thực phẩm Trung Quốc sản xuất cho thị trường nội địa trên đất thuê ở nước ngoài.

Nếu tình trạng thiếu lương thực trở nên nghiêm trọng, Trung Quốc sẽ phải đối phó với việc phải chia khẩu phần ăn, hoặc thậm chí nạn đói. Ông Tập lúc đó sẽ cần tìm cách đánh lạc hướng quần chúng – và một cuộc chiến tranh biên giới nhỏ với Ấn Độ có lẽ sẽ không đủ. Bài viết trên The Taipei Times lập luận.

Máy bay quân sự Trung Quốc hầu như hàng ngày đều thăm dò vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Ông Tập có thể đang tìm cách khiêu khích Đài Loan vào tình trạng phải có cuộc xung đột quân sự đầu tiên. Một điểm nguy hiểm đáng kể đối với Đài Loan là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Do sự phân cực của Mỹ. chính trị, kết quả có thể sẽ bị tranh cãi gay gắt. Tạp chí này viết.

Nếu Mỹ rơi vào tình trạng hỗn loạn với một tranh chấp kéo dài tại tòa để giải quyết kết quả bầu Tập Cận Bình có thể coi đây là cơ hội chỉ có một lần trong thế hệ để giải quyết “vấn đề Đài Loan”.

Thêm vào đó, ngày 31 tháng 7 năm sau đánh dấu 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Với việc bị người dân trong nước ngày càng bất mãn vì vô số thất bại trong chính sách, ông Tập liệu có cần một cái gì đó để lôi kéo sự quan tâm của họ qua hướng khác? The Economic Times đặt câu hỏi.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54313758

 

Trung Cộng bị phương Tây chỉ trích

về vấn đề Hồng Kông và Tân Cương

tại diễn đàn về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Vào hôm thứ Sáu (25/9), các cường quốc phương Tây kêu gọi Trung Cộng khôi phục các quyền pháp lý căn bản ở Hồng Kông và cho phép giám sát khu vực Tân Cương hẻo lánh, nơi có hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ.

Những lời chỉ trích Trung Cộng hiếm hoi được đưa ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nơi Liên minh châu Âu, Anh Quốc, Úc và Canada nằm trong số những quốc gia bày tỏ sự lo ngại về cả hai lĩnh vực. Ông Abdulxukur Abdurixit, một người Duy Ngô Nhĩ, thúc giục hội đồng chỉ định một điều tra viên của Liên Hiệp Quốc về khu vực quê hương của ông, đồng thời tuyên bố rằng một tội ác diệt chủng đang được thực hiện chống lại người dân của ông.

Một nhà ngoại giao Trung Cộng bác bỏ “những cáo buộc vô căn cứ” của các phái đoàn phương Tây. Trung Cộng phủ nhận việc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ và cho biết các trại này đào tạo nghề và là cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Anh Quốc kêu gọi Trung Cộng duy trì các quyền và sự tự do được bảo đảm trong Tuyên bố chung Trung Cộng – Anh Quốc về Hồng Kông, và duy trì sự độc lập của cơ quan tư pháp tại thuộc địa cũ của Anh Quốc. Ông Lord Tariq Ahmad của Anh Quốc cho biết luật an ninh mới do Bắc Kinh áp đặt đối với Hồng Kông “được thực hiện với mục đích rõ ràng là loại bỏ bất đồng chính kiến”.(BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-bi-phuong-tay-chi-trich-ve-van-de-hong-kong-va-tan-cuong-tai-dien-dan-ve-nhan-quyen-cua-lien-hiep-quoc/

 

Vân Nam cũng bùng phát dịch hạch,

địa phương khởi động cơ chế ứng phó khẩn cấp

Tâm Thanh

Sau khu tự trị Nội Mông Cổ, gần đây Vân Nam, Trung Quốc cũng đã xuất hiện bệnh dịch hạch. Theo báo cáo, khu vực địa phương đã khởi động cơ chế ứng phó cấp 4 đối với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, đồng thời kiểm tra toàn diện những bệnh nhân có biểu hiện sốt, theo Epoch Times.

Bộ chỉ huy Phòng chống bệnh dịch hạch của huyện Mãnh Hải, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc thông báo hôm 25/9: Một con chuột chết không rõ nguyên nhân đã được phát hiện ở thôn Biên Viễn, làng Tây Định, huyện Mãnh Hải. Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh cùng sở phòng và trị bệnh địa phương đã đến kiểm tra, và đến ngày 21/9 đã đưa ra chuẩn đoán rằng, bệnh dịch hạch đã khởi phát ở Tây Định. Sau đó, một đứa trẻ 3 tuổi được chẩn đoán nghi mắc bệnh dịch hạch.

Thông báo cho biết khu vực địa phương đã kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp cấp 4, và bắt đầu một cuộc điều tra toàn diện đối với các bệnh nhân bị sốt, đồng thời cách ly các bệnh nhân bị nghi mắc bệnh.

Tháng trước, Nội Mông vừa bùng phát bệnh dịch hạch và liên tiếp có những ca tử vong. Ngày 6/8, một bệnh nhân ở Đạt Mậu Kỳ, thành phố Bao Đầu, khu tự trị Nội Mông đã tử vong vì mắc bệnh này. Chỉ hai ngày sau, một người khác cũng tử vong vì bệnh dịch hạch ở Urad Qianqi, thành phố Bayannur, Nội Mông.

Trên thực tế, nhiều nguồn thông tin khác nhau cho thấy, từ cuối năm ngoái, bệnh dịch hạch liên tục bùng phát ở một số tỉnh, thành phố tại Trung Quốc đại lục. Nhưng có rất ít thông báo từ phía chính phủ và nếu có thì cũng mang tính giảm nhẹ hơn rất nhiều.

Lấy ví dụ, vào tháng 11/2019, thông báo của phía chính quyền cho biết Bắc Kinh và Nội Mông đã xác nhận các trường hợp mắc bệnh dịch hạch. Tuy nhiên, có tin tức tiết lộ, vào thời điểm đó, mức độ lây lan thực tế của dịch bệnh vượt xa phạm vi này. Hơn 300 ngôi làng ở các tỉnh phía bắc như Nội Mông, Cam Túc, Ninh Hạ, Tân Cương, Liêu Ninh và Cát Lâm đã bị phong tỏa hoàn toàn để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Thông tin liên lạc trong làng đều bị cắt đứt và cảnh sát vũ trang đã tới đóng quân ở các khu vực này.

Epoch Times đã thu thập được “Thông báo tình hình dịch bệnh ngày 13/4/2020” từ “Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Toàn diện Khu vực Tự trị Nội Mông” tiết lộ, các đợt bùng phát bệnh dịch hạch đã được phát hiện tại 21 điểm dịch ở 4 thành phố và 10 huyện ở khu tự trị Nội Mông. Nói cách khác, trong tổng cộng 12 địa khu cấp tỉnh ở Nội Mông, có đến 1/3 số thành phố đã bùng phát dịch bệnh.

Bệnh dịch hạch hay còn gọi là Cái chết đen có đặc điểm là phát bệnh nhanh, tử vong cao, lây lan nhanh. Triệu chứng chính của bệnh là sốt cao, ớn lạnh, đau đầu dữ dội cùng một số triệu chứng khác. Trong các ca nặng, bệnh nhân có thể tụt huyết áp, mất ý thức trong giai đoạn đầu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/van-nam-cung-bung-phat-dich-hach-dia-phuong-khoi-dong-co-che-ung-pho-khan-cap.html

 

Bị phơi bày ảnh trại tập trung Tân Cương,

Bắc Kinh nói đây là khu dân cư 5 sao

Tâm Thanh

Phát hiện mới hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của các lãnh đạo Trung Quốc về việc người Duy Ngô Nhĩ đã tìm được việc làm và các trại tập trung đã trống không.

Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) do Bộ Quốc phòng Úc; Đại sứ quán Nhật Bản tại Úc; Văn phòng Đài Loan tại Úc; Lockheed Martin và Hệ thống Hàng không Vũ trụ Anh tài trợ thành lập, gần đây đã tiết lộ vị trí của các trại tập trung ở Tân Cương. Tuy nhiên, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Uông Văn Bân (Wang Wenbin), hôm 25/9 tuyên bố rằng, đây là “một khu dân cư 5 sao”.

Hôm 24/9, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đã công bố một báo cáo nghiên cứu thống kê các trại tập trung được xây mới hoặc mở rộng kể từ năm 2017. Có 380 trại tập trung ở Tân Cương, mức độ an ninh được chia thành 4 cấp. Báo cáo cho thấy rõ vị trí của trại tập trung thông qua biểu thị bản đồ, thậm chí công bố ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, theo Aljazeera.

ASPI cũng đề cập rằng, từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2020, có ít nhất 61 trại tập trung được xây dựng và mở rộng, bao gồm ít nhất 14 cơ sở vẫn đang được xây dựng trong năm 2020.

ASPI đăng trên Twitter: “Hôm nay ASPI ra mắt ‘Dự án Dữ liệu Tân Cương’ lập bản đồ hệ thống giam giữ của Tân Cương với 380 địa điểm trại cải tạo, trung tâm giam giữ và nhà tù bị nghi ngờ đã được xây dựng hoặc mở rộng từ năm 2017…”

Tài khoản người dùng Twitter bằng tiếng Trung này đăng tin: “Một tổ chức tư vấn của Úc đã phát hiện qua vệ tinh rằng các trại tập trung ở Tân Cương vẫn đang được mở rộng! Không giống như tuyên bố của Vương Nghị rằng “Người Duy Ngô Nhĩ đã tìm được việc làm và các trung tâm giáo dục đã trống trơn”.

Phản hồi lại thông tin của ASPI, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Uông Văn Bân chủ trì một cuộc họp báo thường kỳ vào hôm 25/9, đã tuyên bố rằng “báo cáo liên quan chỉ là tin đồn và vu khống”.

Ông Uông phủ nhận có các trại tạm giam ở Tân Cương và khẳng định: “Địa chỉ của những cái gọi là trại tạm giam ở Tân Cương mà ASPI công bố là một số khu công nghiệp điện tử, thậm chí là một khu dân cư được khen ngợi – 5 sao”.

Theo Aljazeera, Bắc Kinh gần đây đã xuất bản sách trắng bảo vệ các chính sách của mình ở khu vực bán tự trị, rằng tại đây đã triển khai các chương trình đào tạo, kế hoạch làm việc và giáo dục tốt hơn có nghĩa là cuộc sống đã được cải thiện.

Hôm thứ Năm (24/9), Thời báo Hoàn cầu đã đưa tin rằng hai học giả người Úc Clive Hamilton và Alex Joske đã bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc. Hamilton là giáo sư tại Đại học Charles Sturt ở Canberra, trong khi Alex Joske là nhà phân tích tại ASPI chuyên về quân đội Trung Quốc và ảnh hưởng quốc tế của ĐCSTQ.

Joske, tuyên bố rằng lệnh cấm là “hành động mới nhất trong một loạt các nỗ lực của ĐCSTQ nhằm trừng phạt những người soi mói hoạt động của đảng này”.

Do sự đàn áp và bức hại lâu dài của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Hoa Kỳ gần đây đã tuyên bố rằng, họ sẽ cấm nhập khẩu các sản phẩm được sản xuất ở Tân Cương. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích việc ĐCSTQ đàn áp Tân Cương là một trong những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất.

Tuy nhiên, vào ngày 24/9, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Uông Văn Bân cũng đã lớn tiếng hô hào rằng, chính quyền ĐCSTQ “rất chú trọng đến việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền”, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc không chấp nhận những lời giáo huấn của các “giáo sư về nhân quyền”, theo Soundofhope.

Cái gọi là không chấp nhận “giáo sư nhân quyền” của ĐCSTQ là những gì Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nói khi đáp lại lời chỉ trích của các nhà lãnh đạo liên minh EU về vấn đề Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông và các vấn đề nhân quyền khác của Trung Quốc.

Về thái độ ngạo mạn của ĐCSTQ trước sự lên án của cộng đồng quốc tế về các vấn đề nhân quyền, giáo sư chính trị học Lý Dậu Đàm (Li Youtan) của Đài Loan trước đó đã nói: “Chỉ khi bạo quyền Trung Quốc sụp đổ, mới có thể coi trọng nhân quyền”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bi-phoi-bay-anh-trai-tap-trung-tan-cuong-bac-kinh-noi-day-la-khu-dan-cu-5-sao.html

 

Video: Trực thăng Trung Quốc rơi

khiến 3 người thiệt mạng

Tâm Thanh

Vào ngày 26/9, một chiếc trực thăng màu trắng đã bị rơi gần huyện Hắc Thủy, châu tự trị A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Truyền thông nhà nước cho biết, có 3 người tử vong tại hiện trường, theo Soundofhope.

Đoạn video phát trực tiếp trên mạng cho thấy một chiếc trực thăng màu trắng rơi xuống đất trong suốt quá trình bay. Khói bốc lên từ phía ven đường, các bộ phận của máy bay vỡ rơi rải rác khắp mặt đường, một số chỗ vẫn còn đang bốc cháy, một số bộ phận khác của máy bay rơi vào gần hồ chứa nước.

Dựa trên các báo cáo tổng hợp từ Tin tức Bắc Kinh và các phương tiện truyền thông khác, Cục Quản lý Khẩn cấp Quận Hắc Thủy đã thẩm tra xác minh có 3 người tử vong trong vụ rơi trực thăng này.

Theo lời kể của ông Trần, một người dân ở huyện Hắc Thủy, ông nghe thấy tiếng trực thăng rơi xuống lúc hơn 12h. Máy bay trực thăng đã bay thấp khoảng một giờ trước khi rơi. “Rõ ràng là chiếc máy bay này bay từ phía Thị trấn Sắc Nhĩ Cổ xuống và có xu hướng lao về phía quang đãng hơn. Điều kiện thời tiết ở Thị trấn Sắc Cổ Nhĩ không tốt lắm, bên trên có nhiều mây và sương mù”.

Một nhân chứng khác nói rằng, chiếc trực thăng bị nghi va vào sườn đồi khi đang bay xuống, rồi rơi ngay xuống hẻm núi. Hiện tại, tại hiện trường tìm thấy 3 người rơi từ máy bay xuống, 1 người nằm gần đống đổ nát của máy bay trực thăng, 1 người nằm ven đường gần hồ chứa nước, một người khác rơi vào trong hồ chứa. Cả 3 người này đều không có dấu hiệu của sự sống.

Hiện tại, phía chính quyền vẫn chưa tiết lộ thêm thông tin.

Theo Soundofhope

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/video-truc-thang-trung-quoc-roi-khien-3-nguoi-thiet-mang.html

 

Evergrande – ‘gã khổng lồ bất động sản’ Trung Quốc

 nợ hơn 120 tỷ USD, đối mặt khủng hoảng hệ thống

Bình luậnLê Minh

Tổng nợ chính thức không bao gồm tài chính ngầm của lĩnh vực bất động sản (BĐS) Trung Quốc lên tới 1,8 ngàn tỷ USD, trong đó tập đoàn phát triển BĐS lớn nhất là Evergrande vừa đệ đơn xin trợ giúp của Chính phủ vì có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Khủng hoảng hệ thống ngân hàng và BĐS có thể nổ ra từ những vụ việc như thế này.

Các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu và trái phiếu của China Evergrande Group 3333.HK vào thứ Sáu (ngày 25/9) sau khi một tài liệu bị rò rỉ cho thấy nhà phát triển BĐS lớn thứ hai quốc gia này đã tìm kiếm sự trợ giúp của chính phủ để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt tiền mặt.

Tài liệu cho thấy Evergrande đã yêu cầu chính quyền địa phương hỗ trợ kế hoạch niêm yết cửa hậu (việc một công ty không niêm yết trở thành công ty niêm yết do hệ quả của việc thâu tóm quyền kiểm soát công ty niêm yết) ở Thâm Quyến trước ngày 31/1, nếu không họ sẽ cần hoàn trả hơn 130 tỷ nhân dân tệ (19,05 tỷ USD) đã huy động được để niêm yết, điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của họ.

Evergrande trở thành tập đoàn mắc nợ nhiều nhất thế giới

Tập đoàn Evergrande của Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin giữa các chủ nợ vì đã cho nhà BĐS “mắc nợ nhiều nhất thế giới” này vay hơn 120 tỷ USD.

Những nghi ngờ âm ỉ từ lâu về “sức khỏe tài chính” của gã khổng lồ bất động sản này đã bùng nổ vào thứ Năm (ngày 24/9), sau khi có báo cáo rằng họ đã gửi một bức thư cho các quan chức Trung Quốc cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tiền mặt tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro hệ thống.

Tin tức này đã làm dấy lên một “cuộc di cư” của trái chủ tiếp tục vào thứ Sáu (ngày 25/9), khiến giá của trái phiếu nhân dân tệ của Evergrande kỳ hạn 2023 giảm 28% xuống mức thấp kỷ lục. Khoản lỗ trong trái phiếu bằng USD của công ty lan sang khoản nợ có lợi suất cao trên khắp châu Á.

Evergrande cho biết trong một tuyên bố rằng những tin đồn và tài liệu lan truyền trực tuyến là “bịa đặt” và “hoàn toàn là phỉ báng”, mà không bình luận trực tiếp về việc liệu điều này có cảnh báo các quan chức về khả năng khủng hoảng tiền mặt hay không.

Công ty BĐS này, do tỷ phú Hui Ka Yan kiểm soát, cho biết họ đã tạo ra 400 tỷ nhân dân tệ từ việc bán dự án trong 8 tháng đầu năm nay và duy trì hoạt động lành mạnh. Một nguồn tin cho biết Evergrande đã giành được sự chấp thuận của sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong để tách đơn vị quản lý tài sản của mình ra, mở đường cho việc huy động vốn cần thiết.

Tuy nhiên, điều đó không làm bình ổn tâm lý nhà đầu tư khi cổ phiếu của Evergrande giảm 9,5% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020 khi đóng cửa giao dịch tại Hong Kong.

Nỗi lo lớn nhất trong ngắn hạn của thị trường liên quan đến một thỏa thuận mà Evergrande đã ký với một số nhà đầu tư lớn nhất của mình. Evergrande cho họ quyền đòi lại tiền nếu công ty không giành được sự chấp thuận niêm yết cửa hậu trên sàn chứng khoán Thâm Quyến vào ngày 31/1.

Khoản hoàn trả có thể lên tới 130 tỷ nhân dân tệ (19 tỷ USD), tương đương khoảng 92% tiền và các khoản tương đương tiền của Evergrande. Ít nhất một trong những nhà đầu tư đã báo hiệu rằng họ sẽ không muốn gia hạn thời hạn.

Các ngân hàng có nguy cơ gặp khủng hoảng từ vụ việc của Evergrande

Trong một dấu hiệu gia tăng mối quan tâm giữa các chủ nợ, ít nhất năm ngân hàng Trung Quốc và hai công ty tín thác đã tổ chức các cuộc họp khẩn cấp vào tối thứ Năm (ngày 24/9) để thảo luận các vấn đề của Evergrande và khả năng tiếp cận tài sản thế chấp. Trong số đó có Tập đoàn Ngân hàng Trung Quốc Minsheng, với số tiền tiếp xúc với Evergrande vượt quá 29 tỷ nhân dân tệ. Ngân hàng Minsheng từ chối bình luận.

Ít nhất hai trong số các ngân hàng đã tổ chức các cuộc họp về Evergrande đã quyết định cấm công ty rút các hạn mức tín dụng không sử dụng. Công ty BĐS này có hạn mức tín dụng là 503 tỷ nhân dân tệ tính đến ngày 30/6, trong đó có 302 tỷ nhân dân tệ chưa được sử dụng.

“Bất kể tính xác thực của bức thư, chúng tôi nghĩ rằng tình hình có thể có tác động tiêu cực kéo dài. Nó làm tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư và ngân hàng khác nhau và do đó làm tăng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và tái cấp vốn”, theo các nhà phân tích tín dụng tại Citigroup Inc. là Manjesh Verma và Stella Li viết trong một báo cáo.

Evergrande từ lâu đã được coi là điển hình cho các công ty có đòn bẩy tài chính cao ở Trung Quốc, nơi nợ công ty đã tăng lên mức kỷ lục 205% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2019 và có khả năng còn tăng cao hơn nữa trong năm nay khi các công ty tăng cường vay nợ để vượt qua đại dịch.

Evergrande đã khai thác các ngân hàng, công ty cho vay chợ đen và thị trường trái phiếu trong những năm gần đây để mở rộng ra ngoài ngành bất động sản sang các lĩnh vực kinh doanh từ ô tô điện đến

bệnh viện và công viên giải trí – những lĩnh vực phù hợp với ưu tiên chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Mặc dù không rõ lý do tại sao Evergrande vẫn chưa nhận được sự chấp thuận cho kế hoạch niêm yết của mình, một số nhà phân tích đã suy đoán nó có thể liên quan đến nỗ lực của Trung Quốc trong việc chế ngự giá nhà cao ngất ngưởng và hạn chế việc gây quỹ của các nhà phát triển.

Các cơ quan quản lý đã sử dụng một loạt các đòn bẩy chính sách kể từ năm 2016 để ngăn chặn người mua đầu cơ, kiềm chế giá đất đắt đỏ và hạn chế cho vay đối với các nhà xây dựng khu dân cư.

Evergrande cho biết họ sẽ không huy động vốn mới thông qua việc niêm yết ở Thâm Quyến, nhưng giao dịch này có thể cho phép công ty đạt được mức định giá cao hơn và do đó dễ dàng tiếp cận nguồn vốn trong tương lai hơn. Việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược vào năm 2017 định giá khoảng 425 tỷ nhân dân tệ cho đơn vị nắm giữ phần lớn tài sản bất động sản của Evergrande.

Con số này cao hơn gần ba lần so với giá trị thị trường được đề xuất bởi cổ phiếu hiện có của nhà phát triển ở Hong Kong. Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc giao dịch ở mức trung bình khoảng 12 lần thu nhập dự kiến ​​ở Thượng Hải và Thâm Quyến, so với khoảng 5 lần ở Hong Kong.

Gánh nặng nợ đến hạn

Các kỳ hạn trái phiếu sắp tới của Evergrande đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư

Nguồn: Bloomberg (màu đen: trái phiếu USD, màu hồng: trái phiếu Hong Kong, màu xanh: trái phiếu NDT)

Một câu hỏi lớn chưa được trả lời xung quanh Evergrande là liệu các nhà chức trách có can thiệp để hỗ trợ nhà phát triển BĐS này nếu họ gặp khó khăn trong việc trả nợ cho các chủ nợ hay không, khi mà chính phủ Trung Quốc có lịch sử lâu dài trong việc cứu trợ các công ty quan trọng về mặt hệ thống để duy trì sự ổn định tài chính.

Là một phần trong nỗ lực kiềm chế rủi ro tài chính, các nhà chức trách đã kiểm soát các tập đoàn mắc nợ bao gồm HNA Group Co., Anbang Insurance Group Co. và Tomorrow Group. Họ cũng đã đưa ra các quy tắc mới cho các công ty nắm giữ tài chính, bao gồm Evergrande, áp đặt các yêu cầu về vốn tối thiểu và các hạn chế khác nhằm giảm mối đe dọa từ các “vụ nổ hệ thống”.

S&P Global Inc. đã giảm triển vọng xếp hạng tín dụng B+ của Evergrande xuống mức tiêu cực (từ mức ổn định) vào thứ Năm (ngày 24/9), nhưng hạ thấp mối đe dọa về sự suy giảm thanh khoản. Công ty xếp hạng lưu ý rằng Evergrande đang cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư chiến lược ở lại và họ là một công ty “giàu tài sản” với nhiều kênh gây quỹ.

Evergrande đã tuyên bố sẽ tăng doanh số bán hàng như một phần trong nỗ lực đáp ứng mục tiêu xóa nợ tích cực – cắt giảm khoản vay khoảng 150 tỷ nhân dân tệ mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2022, hoặc khoảng một nửa số nợ hiện tại.

Dù vậy, cho đến nay công ty vẫn không đạt được cam kết. Tổng nợ của Evergrande tăng 4% trong nửa đầu năm lên 835 tỷ nhân dân tệ, trong khi nợ ngắn hạn gần như gấp ba lần các khoản tương đương và các khoản đầu tư ngắn hạn cộng lại.

Lê Minh

https://www.ntdvn.com/kinh-te/evergrande-ga-khong-lo-bat-dong-san-trung-quoc-no-hon-120-ty-usd-doi-mat-khung-hoang-he-thong-76540.html

 

Có bao nhiêu bệnh viện tại Trung Quốc

liên quan đến cướp mổ nội tạng người? (Phần 1)

Bình luậnNgọc Trân

“Đợi người hiến gan trong vòng 1 tuần”, “Đảm bảo trong thời gian ngắn nhất sẽ tìm được thận khỏe mạnh”, “Lâu quá cũng không quá 1 tháng là có thể tìm được người ghép. Nếu có vấn đề gì thì trong vòng 1 tuần lại tiến hành phẫu thuật”. Rốt cuộc vì sao những bệnh viện cấy ghép tạng ở Trung Quốc lại có thể cung cấp nội tạng trong thời gian chờ đợi ngắn như vậy?

Năm 2000 là năm đánh dấu bước nhảy vọt của ngành công nghiệp ghép tạng tại Trung Quốc. Ông Hà Hiểu Thuận, Phó viện trưởng của bệnh viện Trung Sơn trong một cuộc phỏng vấn với tờ Southern Weekly đã tiết lộ rằng, “Số ca ghép gan toàn quốc [Trung Quốc] năm 2000 tăng gấp 10 lần so với năm 1999 và gấp 3 lần so với năm 2005”.

Luật sư nhân quyền Canada David Matas cho biết “[Ở Trung Quốc Đại lục] số ca cấy ghép nội tạng tăng mạnh trùng khớp với khoảng thời gian đàn áp môn tu luyện Pháp Luân Công”. Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành đàn áp môn tu luyện này từ ngày 20/7/199. Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân vì ghen tỵ và lo sợ số lượng học viên Pháp Luân Công nhiều hơn số lượng đảng viên

của ĐCSTQ, nên đã hạ lệnh dốc toàn lực đàn áp môn tu luyện này bằng cách thực thi chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” đối với các học viên Pháp Luân Công.

Năm 2006, ngành công nghiệp cướp mổ nội tạng đen tối của ĐCSTQ bị phơi bày trước cộng đồng quốc tế. Trong 14 năm qua, quốc tế đã có rất nhiều các báo điều tra và nghị quyết cáo buộc rằng có một ngân hàng nội tạng sống khổng lồ ở Trung Quốc và nguồn cung chủ yếu đến từ các học viên Pháp Luân Công.

Vậy thì, có bao nhiêu bệnh viện ở Trung Quốc liên quan đến mổ cướp nội tạng sống?

Bệnh viện Thành Đô thuộc Lực lượng Không quân Tứ Xuyên

Thời gian điều tra: 28/4/2006

Người điều tra: Phóng viên của Đài phát thanh Hy Vọng quốc tế

Người điều tra nhấn mạnh muốn người trẻ tuổi khỏe mạnh, tốt nhất là của học viên Pháp Luân Công, liệu có cơ hội này không?

Tiến sĩ y học Hứa Á Hoành: Có

Người điều tra: Có à?

Hứa Á Hoành: Có cơ hội này, là thế này, bệnh viện của chúng tôi sẽ liên hệ lại sau ngày 15/5.

Bệnh viện Trung Sơn thuộc Đại học Thượng Hải

Thời gian điều tra: 16/3/2006

Người điều tra: Tổ chức Quốc tế điều tra bức hại Pháp Luân Công

Hỏi: Xin chào, đây là bệnh viện Trung Sơn phải không?

Đáp: Đúng rồi, đây là phòng cấy ghép

Hỏi: Có phải trung tâm cấy ghép gan không?

Đáp: Đúng vậy, có chuyện gì?

Hỏi: Tôi muốn được tư vấn một chút

Đáp: Đợi chút

Bác sĩ: Alo, alo!

Hỏi: Ông là bác sĩ à, có thể làm phẫu thuật cấy ghép không?

Bác sĩ: Có thể làm

Hỏi: Phải đợi bao lâu?

Bác sĩ: Trong khoảng 1 tuần là có thể làm được.

Hỏi: Có nguồn của [học viên] Pháp Luân Công không, nghe nói loại này rất tốt.

Bác sĩ: Chỗ chúng tôi đều là loại này.

Hỏi: Ồ, người luyện Pháp Luân Công đều có thân thể tốt, hàng tươi mới trong khoảng mấy giờ?

Bác sĩ: Trong khoảng 24 giờ đều có thể. Nhưng chúng tôi thường kiểm soát chỉ 10 giờ thôi.

Hỏi: Ông có thể cung cấp cho tôi thông tin để tôi biết có thể liên hệ ở đâu không?

Bác sĩ: Cái này liên hệ với bộ phận toà án.

Hỏi: Các ông phải tìm ở khu vực khác hay là địa phương chỗ ông cũng có?

Bác sĩ: Cả hai nơi đều có

Hỏi: Ở địa phương cũng có mà bên ngoài địa phương cũng có đúng không?

Bác sĩ: Ừ

Bệnh viện trực thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải

Thời gian điều tra: 16/3/2006

Người điều tra: Tổ chức Quốc tế điều tra bức hại Pháp Luân Công

Hỏi: Bệnh viện trực thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, tôi muốn biết trung tâm cấy ghép gan, số điện thoại của họ là bao nhiêu?

Người nghe điện thoại: Chuyển tiếp

Bác sĩ: Tôi nói cho anh biết là, anh có thể ghép gan được

Hỏi: Tôi phải đợi trong bao lâu?

Bác sĩ: Người hiến có, hôm nào cũng có. Hôm nay chúng tôi cũng làm

Hỏi: Không phải, ông hiện tại không phải nói là hàng mới, người còn sống sao….

Bác sĩ: Đều là sống, đều là sống hết

Hỏi: Thật sao?

Bác sĩ: Đều là sống, hàng của chúng tôi là tốt nhất.

Hỏi: Thế bên các ông đã làm việc này trong bao nhiêu lâu rồi? Tôi muốn hỏi về mặt kỹ thuật một chút.

Bác sĩ: Chúng tôi làm 5,6 năm rồi, làm loại phẫu thuật này 5,6 năm nay rồi.

Hỏi: Thế một tháng có thể làm được bao nhiêu?

Bác sĩ: Có thể làm được 400, 500 ca

Hỏi: 400, 500 cơ à?

Bác sĩ: Đúng vậy

Hỏi: Thế một năm có thể làm được 400, 500 ca à?

Bác sĩ: Không phải, tết năm nay chúng tôi mới bắt đầu làm. Đã làm cho 20, 30 ca rồi. Mỗi năm đều làm 100, 200 ca.

Hỏi: Rất nhiều. Người hiến phải là người khoẻ, nhất định phải khỏe mạnh đấy.

Bác sĩ: Sau khi anh đến tôi sẽ cho anh thỏa mãn…

Hỏi: Có loại …luyện công không… sức khỏe [họ] rất tốt?

Bác sĩ: Có, chúng ta nói qua điện thoại không thể nói rõ ràng được.

Hỏi: Nếu tìm được loại này tôi sẽ đến sớm.

Bác sĩ: Có thể chứ, đến đi.

Sau khi ngành công nghiệp ghép tạng đen tối của ĐCSTQ bị đưa ra ánh sáng, cả thế giới đã không ngừng lên án

Cộng đồng quốc tế lên án ĐCSTQ cưỡng ép mổ cướp nội tạng sống

Ngày 23/6/2016, Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết nhất trí thông qua nghị quyết 343, yêu cầu ĐCSTQ phải lập tức chấm dứt hoạt động thu hoạch nội tạng từ tất cả các tù nhân lương tâm và học viên Pháp Luân Công.

Nhà văn người Anh Mal Mitchell, đồng thời cũng một thành viên của Ủy ban Anh quốc trong Liên minh quốc tế chấm dứt lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc (International Coalition to End Transplant Abuse in China, ETAC), gần đây đã phát biểu trên các kênh truyền thông rằng “Mổ cướp nội tạng người sống là một thủ đoạn kiếm tiền, tra tấn, giết người trên quy mô lớn được ĐCSTQ chấp thuận. Việc đưa sự thật này được biết đến rộng rãi và áp dụng các hành động quốc tế khẩn cấp hiệu quả, là nhiệm vụ cấp bách hiện nay”.

Ngày 20/7/2020 đánh dấu kỷ niệm 21 năm các học viên Pháp Luân Công phản bức hại. Trước đêm 20/7, đã có ít nhất 35 nhà lập pháp của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ gửi thư lên tiếng ủng hộ các học viên Pháp Luân Công, đồng thời lên án cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công và yêu cầu lập tức chấm dứt cuộc bức hại này.

Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ, ông Ken Calvert viết trong thư ủng hộ rằng: “21 năm trước, ĐCSTQ  bắt đầu đàn áp môn tu luyện và tín ngưỡng tinh thần Pháp Luân Công. Kể từ đó đến nay, các học viên Pháp Luân Công luôn phải chịu ngược đãi, cực hình, bỏ tù phi pháp và thủ đoạn cướp mổ nội tạng [sống] cực kỳ tàn ác. Cuộc bức hại tàn bạo như vậy tuyệt đối không thể dung thứ và phải lập tức chấm dứt”.

Ngọc Trân

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/co-bao-nhieu-benh-vien-tai-trung-quoc-lien-quan-den-cuop-mo-noi-tang-nguoi-phan-1-76201.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?