Tin khắp nơi – 28/09/2020
New York Times: Donald Trump ‘đóng 750 đôla thuế lợi tức liên bang’
New York Times nói Donald Trump chỉ đóng 750 đôla thuế lợi tức liên bang cho 2016, năm ông tranh cử tổng thống Mỹ và cho 2017, năm đầu tiên tại Nhà Trắng.
Tờ báo – cho biết đã thu được hồ sơ thuế của Trump và các công ty của ông trong hơn hai thập niên - cũng cáo buộc rằng ông không đóng đồng thuế lợi tức nào cho 10 trong 15 năm qua.
Hồ sơ cho thấy “các khoản lỗ kinh niên và nhiều năm tránh thuế”, New York Times viết.
Ông Trump gọi đây là “tin giả”.
“Thực ra tôi đã đóng thuế. Và bạn sẽ thấy điều đó ngay sau khi hồ sơ khai thuế của tôi – hiện đang được kiểm toán, hồ sơ thuế của tôi đã bị kiểm toán trong một thời gian dài,” ông nói với các phóng viên sau khi câu chuyện được đăng hôm Chủ nhật.
“[Sở thuế vụ] không đối xử tốt với tôi … họ đối xử với tôi rất tệ. Bạn có những người trong IRS – họ đối xử với tôi rất tệ”, ông nói.
Ông Trump đã phải đối mặt với những thách thức pháp lý vì từ chối không công bố tài liệu liên quan đến tài sản và công việc kinh doanh của mình. Ông là tổng thống đầu tiên kể từ thập niên 1970 không công khai hồ sơ khai thuế, mặc dù luật không bắt buộc phải làm thế.
New York Times nói thông tin trong bài viết của họ được “cung cấp bởi các nguồn có quyền truy cập hợp pháp vào những hồ sơ này”.
Bài báo được đưa ra chỉ vài ngày trước cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của Trump với đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden, và vài tuần trước cuộc bầu cử ngày 3/11.
Những cáo buộc chính là gì?
New York Times cho biết đã xem xét các bản khai thuế liên quan đến Tổng thống Trump và các công ty thuộc sở hữu của Trump Organization cho thập niên 1990, cũng như hồ sơ khai thuế cá nhân của ông trong năm 2016 và 2017.
Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà?
Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng
Jonathan London: ’2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’
Carl Thayer: ‘TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ’
Cử tri Mỹ ở Thái Lan: ‘đi bầu để bảo vệ nền dân chủ’
Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’
New York Times cho biết tổng thống chỉ đóng 750 đôla thuế lợi tức cho hai năm 2016 và 2017, và không đóng đồng thuế lợi tức nào cho 10 trong số 15 năm qua, “phần lớn là vì ông đã báo cáo tiền thua lỗ nhiều hơn tiền hơn ông kiếm được”.
Trước khi trở thành tổng thống, ông Trump được biết đến như một doanh nhân nổi tiếng và ông trùm địa ốc.
Nhưng bài báo nói hồ sơ khai thuế của Trump với IRS “miêu tả một doanh nhân thu về hàng trăm triệu đôla mỗi năm nhưng vẫn khai những khoản lỗ kinh niên mà ông tích cực sử dụng để tránh phải nộp thuế”.
Trong một hồ sơ được công bố, Tổng thống Trump khai ông kiếm được ít nhất 434,9 triệu đôla trong năm 2018. Tờ New York Times đặt câu hỏi về điều này, nêu cáo buộc rằng các bản khai thuế của Trump cho thấy tổng thống khai làm ăn thất bại, với khoản lỗ 47,4 triệu đôla.
Trump Organization cũng phủ nhận các cáo buộc trong bài báo.
Giám đốc pháp lý của công ty, Alan Garten, nói rằng “hầu hết, nếu không phải là tất cả, các sự kiện dường như không chính xác”.
Ông nói: “Trong thập kỷ qua, Tổng thống Trump đã trả hàng chục triệu đôla thuế cá nhân cho chính phủ liên bang, bao gồm cả việc trả hàng triệu đô la thuế cá nhân kể từ khi tuyên bố ra tranh cử vào năm 2015.
Tờ báo còn nói gì?
New York Times cũng tuyên bố rằng “hầu hết” các doanh nghiệp lớn nhất của Trump – chẳng hạn như các sân gôn và khách sạn của ông – “báo cáo lỗ hàng triệu, nếu không phải hàng chục triệu đôla, năm này qua năm khác”
“Phương trình đó là yếu tố chính trong phép thuật tài chánh của Trump: dùng tiền thu được sự nổi tiếng của mình để mua và hỗ trợ các doanh nghiệp rủi ro, sau đó sử dụng khoản lỗ của những doanh nghiệp đó để tránh thuế”. Bài báo viết.
Và thêm rằng tổng thống chịu trách nhiệm cá nhân cho hơn 300 triệu đôla tiền nợ, sẽ phải hoàn trả trong bốn năm tới.
Bài báo cũng cáo buộc rằng một số doanh nghiệp của Tổng thống Trump đã nhận tiền từ “các nhà vận động hành lang, các quan chức nước ngoài và những người khác đang tìm cách gặp mặt, tiếp cận hoặc muốn được ưu ái” từ tổng thống.
Tờ Times cho biết họ đã sử dụng hồ sơ thuế để tìm hiểu xem tổng thống kiếm được bao nhiêu thu nhập từ các công ty ở ngoại quốc, cáo buộc rằng ông đã kiếm được 73 triệu đôla từ nước ngoài trong hai năm đầu tiên làm việc tại Nhà Trắng.
Phần lớn trong số đó đến từ các sân gôn ở Ireland và Scotland, nhưng tờ Times cho biết Trump Organization cũng nhận được tiền “từ các giao dịch cấp phép dùng thương hiệu Trump ở các quốc gia có các nhà lãnh đạo nghiêng về độc tài hoặc có địa chính trị gai góc”.
Tờ Times cáo buộc rằng các hợp đồng cho phép dùng thương hiệu Trump thu về 3 triệu USD từ Philippines, 2,3 triệu USD từ Ấn Độ và 1 triệu USD từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Vẫn theo New York Times, Tổng thống Trump đã kiếm được 427,4 triệu đôla trong năm 2018 từ loạt phim The Apprentice, cũng như từ các giao dịch xây dựng thương hiệu mà các tổ chức đã trả tiền để sử dụng tên của ông. Ông cũng kiếm được 176,5 triệu đôla nhờ đầu tư vào hai tòa nhà trong năm đó.
Tuy nhiên, tờ Times cáo buộc rằng tổng thống hầu như không trả thuế cho những lợi tức này, vì ông đã báo cáo rằng các doanh nghiệp của ông bị thua lỗ đáng kể.
Bài báo cũng cho biết ổng thống Trump đã và đang sử dụng điều khoản của luật thuế lợi tức cho phép các chủ doanh nghiệp “chuyển các khoản lỗ tích lũy để giảm thuế trong những năm tới”.
Ví dụ, trong năm 2018, khu nghỉ dưỡng chơi gôn lớn nhất của Tổng thống Trump, Trump National Doral, gần Miami, khai lỗ 162,3 triệu đôla. Tương tự, hai sân gôn của ông ở Scotland và một ở Ireland, đã báo cáo tổng số tiền lỗ là 63,3 triệu đôla.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54314487
Mỹ : Donald Trump không đóng thuế trong 10 năm ?
Tú Anh
Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng thuế có đầy đủ hay không là nghi vấn được nói đi nói lại trong suốt 4 năm qua. New York Times, khắc tinh của chủ nhân Nhà Trắng, trong một cuộc điều tra đặc biệt tiết lộ tin chấn động : Donald Trump chỉ nộp cho sở thuế có 750 đôla, năm ông đắc cử. Trước đó 10 năm, ông không đóng một xu. Thực hư ra sao ?
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường thuật :
“Một doanh nhân tỷ phú, nhiều xí nghiệp thành công… Đối với New York Times, hình ảnh mà tổng thống Donald Trump phô trương về cá nhân mình hoàn toàn xa với thực tế.
Nhật báo Mỹ cho biết được xem các tờ giấy khai thuế của nhân vật từng là trùm đầu tư địa ốc trong 20 năm và khẳng định là nhiều công ty của tổng thống Donald Trump gặp khó khăn, trong số khoảng một trăm công ty của ông .
Mỗi năm, Donald Trump khai thua lỗ nhiều hơn là có lãi. Do vậy mà ông chỉ đóng thuế có 750 đôla trong năm 2016 và cũng 750 đôla trong năm 2017.
Và trước khi vào Nhà Trắng, Donald Trump không nộp một đô la nào cho liên bang trong suốt 10 năm.
Tin của New York Times bị tổng thống phủ nhận toàn bộ : « Tôi đóng thuế rất nhiều, tôi trả thuế thu nhập rất nhiều kể cả ở cấp bang nữa . Bang New York đánh thuế rất nhiều. Những cáo buộc đó là tin giả. New York Times tìm cách dựng chuyện… tờ báo này thử mọi cách ».
Từ khi đắc cử , khác với các tổng thống tiền nhiệm từ 1970, Donald Trump không chịu công bố hồ sơ khai thuế của ông.
Vụ việc này cũng là trọng tâm của một trận đấu pháp lý từ ba năm nay. New York Times hứa là sẽ tiết lộ thêm các chi tiết khác về tài chính của tổng thống Donald Trump trong những ngày tới.”
Lại nhầm, Biden nói
‘đã làm ở Thượng viện cách đây 180 năm’
Hải Lam
Ông Joe Biden hôm 27/9 tuyên bố rằng ông “đã làm ở Thượng viện cách đây 180 năm” khi phát biểu về chiến dịch tranh cử từ một căn phòng trong ngôi nhà ở Delaware của ông.
Sau khi nói nhầm, ông Biden đã cười nhẹ. Có thể việc ông mắc lỗi như vậy xuất phát từ việc máy nhắc từ xa bị trục trặc, hoặc đơn giản là ông Biden bị đọc sai màn hình trước mặt.
Việc nói nhầm như vậy đã đưa ứng viên tổng thống Joe Biden trở lại thế kỷ 19, vào năm 1840, khi ấy Tổng thống Martin Van Buren đang nắm quyền và Thượng viện Mỹ có 52 Thượng nghị sĩ.
Theo USSA News, trong thời gian gần đây, phát biểu trong chiến dịch tranh cử, ông Biden gần như đã được chuẩn bị sẵn kịch bản và ông chỉ việc nhìn vào máy nhắc để nói.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Joe Biden phát ngôn nhầm. Ông Biden từng nhiều lần trích dẫn nhầm số liệu. Vào tháng 6 năm nay, trong một chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ ở Pennsylvania, ông Biden nói rằng 120 triệu người ở Hoa Kỳ đã chết vì Covid-19.
Tờ Fox News của Mỹ ngày 10/9 đưa tin, trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ cho Đảng Dân chủ ở Warren, bang Michigan, ông Biden một lần nữa mắc lỗi trong bài phát biểu và trích dẫn sai số liệu về số quân nhân Mỹ tử vong trong dịch viêm phổi Vũ Hán. Ông Biden cho biết quân đội Mỹ đã xác nhận 118.984 trường hợp nhiễm bệnh và 6.114 người đã tử vong. Tuy nhiên, tính đến ngày 9/9, chỉ có 7 người trong quân đội Hoa Kỳ đã chết vì Covid-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/lai-nham-biden-noi-da-lam-o-thuong-vien-cach-day-180-nam.html
Ông Trump chỉ ra các sự cố
của hình thức bầu cử qua thư
Phương Đình
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ nhật (27/9) đã cung cấp dẫn chứng để chỉ ra những hạn chế của hình thức bầu cử qua thư cho các phóng viên tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng.
Ông Trump nói: “Chúng tôi vô cùng lo ngại về cuộc tấn công của đảng Dân chủ đối với tính toàn vẹn của cuộc bầu cử”.
Tổng thống Trump đã trích dẫn những số liệu để đặt vấn đề về tính toàn vẹn và ổn định của hình thức bỏ phiếu qua thư. Theo đó:
Ở Brooklyn có 25% số phiếu bầu qua thư đã được cho là không hợp lệ trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ vào tháng Sáu.
Trong một cuộc bầu cử ở New Jersey, gần 20% số phiếu bầu qua thư đã bị loại bỏ và 4 người đang bị truy tố vì tội gian lận bầu cử.
Trong một cuộc bầu cử sơ bộ ở Florida, hơn 35.000 lá phiếu gửi qua thư bị loại và hơn 100.000 lá phiếu như vậy đã bị từ chối ở California.
Trong cuộc bầu cử sơ bộ của bang Pennsylvania, một nửa số hạt vẫn đang kiểm phiếu một tuần sau cuộc bầu cử.
Câu chuyện về những lá phiếu của những lính Mỹ, trong số đó có nhiều lá phiếu bầu cho Tổng thống Trump, bị vứt bỏ ở hạt Pennsylvania, bang Virginia, là một trong những minh chứng cho sự thiếu an toàn của hình thức bỏ phiếu qua thư.
Ở Wisconsin phát hiện ba thùng phiếu bầu qua thư trong một con mương.
Ở Bắc Carolina, các cử tri cho biết đã nhận được hai phiếu bầu trong một bì thư
Tổng thống Trump cũng đề cập tới cuộc bầu cử qua thư tai tiếng của đảng Dân chủ, được thực hiện để chọn ra ứng viên tổng thống của đảng này. Cuộc bầu cử đó đã khiến đảng Dân chủ phải tổ chức các cuộc họp kín tại Iowa để giải quyết hậu quả.
“Họ vẫn không thực sự biết ai là người chiến thắng”, ông Trump nói về cuộc họp của đảng Dân chủ ở Iowa. “Tôi nghĩ cuối cùng thì họ cũng đã gọi cho ai đó nhưng rất nhiều tuần sau mới có [kết quả]”.
Tổng thống cho rằng cử tri vẫn có thể bỏ phiếu trực tiếp vào tháng 11. “Không có lời biện minh nào cho những thay đổi cực đoan này đối với luật bầu cử”, ông Trump nói, lưu ý rằng nếu cử tri đến điểm bầu cử với giấy tờ tùy thân có ảnh của họ, thì họ có thể bỏ phiếu trực tiếp.
Theo Breitbart
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-chi-ra-cac-han-che-cua-hinh-thuc-bau-cu-qua-thu.html
Hàng nghìn người quy tụ ở Washington
để ủng hộ Tổng thống Trump
Hải Lam
Hàng nghìn người đã tập trung tại công viên quốc gia National Mall ở thủ đô Washington hôm 26/9 để cầu nguyện và ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Theo AP, cuộc tuần hành kéo dài từ Đài tưởng niệm Lincoln đến Điện Capitol, được tổ chức vài giờ trước khi Tổng thống Trump chính thức công bố đề cử thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao.
Không nhiều người trong đám đông đeo khẩu trang. Một số đội mũ có dòng chữ “Hãy làm nước Mỹ thần thánh trở lại” (Let’s Make America Godly Again), một cách chơi chữ từ khẩu hiệu “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again) của ông Trump.
Phát biểu từ bậc của đài tưởng niệm, Phó Tổng thống Mike Pence cho biết ông đến để gửi tới mọi người “sự chào đón và biết ơn” của Tổng thống Trump và mong muốn họ cầu nguyện cho ứng cử viên mới của Tòa án Tối cao.
“Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần nói rằng Mỹ là đất nước của những người có đức tin”, ông Pence phát biểu. “Vì vậy, thay mặt tổng thống, tôi muốn gửi lời cảm ơn vì những lời cầu nguyện của mọi người”.
“Khi tôi và tổng thống đi khắp đất nước, những lời ngọt ngào nhất mà chúng tôi từng nghe – và nghe thấy rất nhiều – là khi mọi người giơ tay ra và đơn giản nói: “Tôi đang cầu nguyện cho bạn”, Phó Tổng thống Mỹ nói thêm. “Và vì vậy, chúng tôi muốn mọi người tiếp tục. Hãy cầu nguyện cho tất cả những người trong cơ quan hành pháp, các thành viên của Nghị viện Mỹ, các thẩm phán của chúng ta tại Tòa án Tối cao, trong đó có cả người phụ nữ nổi bật mà tổng thống sẽ đề cử”.
Nhiều người trong đám đông dường như là sinh viên của Đại học Liberty ở Virginia. Có người nói với Breitbart News rằng họ đã đến từ tận bang Florida ở cực nam và Ohio để tham gia cuộc tuần hành ở Washington.
“Điều đó thật tuyệt vời cho đất nước này. Chúng ta đang ở thời điểm mà đất nước đang bị chia rẽ, và chúng tôi cảm thấy đã đến lúc Chúa giúp gắn kết đất nước chúng ta trở lại”, một người tham dự tuần hành nói.
Cuộc tuần hành được tổ chức bởi mục sư Franklin Graham, một nhà truyền giáo nổi tiếng và là người ủng hộ ông Trump.
“Thưa cha, đất nước chúng con đang gặp khó khăn. Chúng con cần sự giúp đỡ của Ngài”, NBC Washington dẫn lời mục sư Graham cầu nguyện tại cuộc tuần hành. “Hôm nay chúng con cầu nguyện đặc biệt cho Tổng thống Donald J. Trump”.
Một góc nhìn người Việt từ Florida
trước thảo luận truyền hình Trump-Biden
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí
Vài ngày trước tranh luận truyền hình đầu tiên của các ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ vào ngày 29/09 giờ miền Đông Hoa Kỳ, các vấn đề hai đảng Cộng hòa và Dân chủ phải đối mặt đã được nêu ra.
Sau cuộc tranh luận lần đầu giữa ứng viên đảng Cộng hòa, đương kim tổng thống Donald Trump và ứng viên của đảng Dân chủ tối 29/09 ở Cleveland, Ohio, hai ông sẽ còn đối mặt thêm hai lần nữa, vào ngày 15/10 ở Miami, Florida và 22/10 ở Nashville, Tennessee.
Hai ứng viên phó tổng thống, đương kim phó tổng thống Mike Pence và thượng nghị sĩ Kamala Harris cũng sẽ có cuộc tranh luận truyền hình ngày 7/10 ở Salt Lake City, Utah.
Các cuộc tranh luận này đều được tổ chức vào 21:00-22:30 giờ miền Đông Hoa Kỳ (02:00-03:30GMT).
Các vấn đề được nêu ra là ‘thành tích’ của các ứng viên Donald Trump và Joe Biden, vai trò của Tối cao Pháp viện Liên bang, Covid-19, bạo loạn chủng tộc và kinh tế.
TS Phạm Đỗ Chí, thành viên của Nhóm TAPA (Vietnamese Americans for “Trump As President Again”) ủng hộ TT Donald Trump, trả lời BBC vì sao ông nghĩ ông Trump là ứng viên xứng đáng hơn ông Joe Biden:
BBC News Tiếng Việt:Thưa tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, trước khi đi vào các vấn đề lớn liên quan đến cuộc tranh luận đầu giữa hai ứng viên tổng thống, xin ông mô tả không khí tại Florida, nơi ông đang sống hiện ra sao?
Chỉ còn gần 5 tuần là đến ngày bầu cử trọng đại của nước Mỹ, tôi nhận thấy không khí nóng hực hẳn lên trong những cuộc tranh luận cá nhân hay trên các phương tiện truyền thông. Nhưng điểm đặc biệt nhất là vắng bóng các “signs” quảng cáo của hai ứng cử viên Tổng thống ở trên các bãi cỏ trước nhà, như trong các mùa tranh cử trước đây. Tôi thấy có thể giải thích là do không khí bạo loạn thiếu an ninh của nhiều thành phố Mỹ hiện nay, dân chúng cảm thấy cần “kín đáo” hơn về quan điểm chính trị, “pro” (ủng hộ) hay “against” (chống lại) các ứng cử viên năm nay.
Cũng xin kể luôn rằng nhân cuộc tranh luận bầu cử Tổng thống đầu tiên này, chúng tôi tóm tắt một số vấn đề quan trọng đang được đặt ra, theo quan điểm của của tôi và các cộng sự từ TAPA, tổ chức đã và đang đứng ra làm các hoạt động ủng hộ cho ông Donald Trump, thì có bốn điểm chính theo thứ hạng ưu tiên:
Một làluật pháp và trật tự phải được thiết lập lại với bốn năm nữa của TT Trump.
Hai là nền kinh tế PHẢI được lãnh đạo bởi TT Trump để thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay và thất nghiệp nặng nề do đại dịch gây ra.
Ba là về chính sách đối ngoại: Hoa Kỳ phải mạnh mẽ và quả quyết trở lại, để đảo ngược sự hung hăng của Trung Quốc (TQ) trong các vấn đề kinh tế (qua vấn đề thương mại không công bằng) và các hoạt động quân sự ở Biển Đông, đặc biệt đáng chú ý với việc chống lại Việt Nam, Đài Loan và Philippines.
Tương tự như vậy, hiện nay chúng tôi đã có nhận thức đầy đủ và mạnh mẽ chống lại sự “xâm lăng” từng bước của chủ nghĩa xã hội trong xã hội Mỹ, đặc biệt là trong giới trẻ.
Chính sách của TT Trump nhằm kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc cộng sản trên khắp châu Á: công khai lên án chủ nghĩa xã hội, bày tỏ sự thân thiện với Đài Loan, ủng hộ mạnh mẽ nền dân chủ ở Hong Kong, và phủ nhận yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, làm vươn lên hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả người dân Châu Á, những bạn bè và những người thân của chúng tôi.
Và bốn là an ninh biên giới: đây cũng là một vấn đề quan trọng vì chính quyền Biden sẽ dung túng cho người nhập cư bất hợp pháp, và các chi tiêu lớn cho giới này thông qua các chương trình “entitlements” ở các tiểu bang miền Tây, để sau này dễ mua thêm phiếu bầu ở cấp quốc gia và địa phương, như đã thấy trong những năm qua và có thể xảy ra qua các cuộc bầu cử sắp tới.
BBC News Tiếng Việt: Cuộc sống và kinh nghiệm của một người Mỹ gốc Á tại Hoa Kỳ có được khả quan hơn không kể từ khi ông Trump trở thành tổng thống?
Cuộc sống của người Mỹ gốc Á châu đã được cải thiện đáng kể dưới thời TT Trump với một nền kinh tế mạnh, cung cấp nhiều cơ hội kinh doanh và việc làm trước khi cơn đại dịch xảy ra. Và chúng tôi đặt hy vọng cùng niềm tin mạnh mẽ rằng chỉ với những chính sách đã tuyên bố của TT Trump mới có thể giúp tất cả chúng ta thoát khỏi cuộc suy thoái hiện tại một cách nhanh chóng.
Ngược lại, một chính quyền Biden với việc cổ xúy tăng thuế má, đặc biệt là đối với khu vực doanh nghiệp, sẽ kéo dài suy thoái này lâu hơn cho đến năm 2021 và xa hơn nữa.
Cá nhân chúng tôi, gồm công việc và đời sống kinh tế, được khả quan hơn dưới thời TT Trump trong ba năm rưỡi vừa qua. Quan trọng nhất, chúng tôi cảm thấy yên tâm với lương hưu của mình nhờ thị trường chứng khoán Mỹ đã lên mạnh mẽ và có dấu hiệu ổn định nếu TT Trump được tiếp tục trong nhiệm kỳ tới.
Xin chỉ đơn giản tóm tắt rằng đối với Người Mỹ gốc Á, nếu không phải là đúng cho cả Người Mỹ bản xứ, phương châm chính (“Moto”) cho cuộc bầu cử này là: Việc Làm và Lương Hưu. Bạn nên suy nghĩ lại, nếu bạn đã từng nghĩ đến việc thay đổi quan điểm, để ủng hộ cho ứng cử viên Biden.
BBC News Tiếng Việt: Ông nghĩ sao về những chỉ trích rằng ông Trump “bất xứng”, vì sự điều hành quốc gia, các phát biểu bất ổn về dịch Covid-19, về chủng tộc mà phe phê phán ông ấy nói là chỉ đổ dầu vào lửa cho tình hình xung khắc chủng tộc ở Mỹ?
Chúng tôi nghĩ rằng đây là một ngộ nhận to lớn gây ra bởi giới truyền thông thiên tả ở Hoa Kỳ từ ngày đầu của nhiệm kỳ TT Trump. Họ đã phủ nhận hoàn toàn các thành công to lớn của CP Trump cho nền kinh tế tăng trưởng cao (3%-4%), nạn thất nghiệp thấp kỷ lục (3.5% vào tháng 2/2020) trước đại dịch, đã giúp cho xã hội tương đối ổn định với công ăn việc làm cho các nhóm thiểu số v.v…
Khi nạn dịch COVID-19 bắt đầu vào tháng 1/2020, do sự dấu diếm nguồn gốc và các tin tức sai lệch (disinformation) của Trung Quốc, Tổng thống Trump đã ra các quyết định mạnh mẽ ngăn chặn lập tức các chuyến bay từ TQ, và sau đó từ Âu châu, bất chấp những phản đối ban đầu từ chính ông Biden và các lãnh tụ Đảng Dân chủ khác. Các chỉ trích về tuyên bố ban đầu của TT Trump, làm nhẹ bớt tình hình nguy hiểm của nạn dịch, là bất công. Vì ở cương vị một nhà lãnh đạo, ông không thể gây “panic” (hoảng loạn) có thể làm xáo trộn thị trường chứng khoán và nền kinh tế một cách vô ích và quá sớm.
Một thời gian ngắn sau, lúc nạn dịch đã được hiểu rõ hơn, Chính phủ Trump đã nhanh chóng quyết định các biện pháp ngăn chặn, như sản xuất các dụng cụ y tế phòng chống, xét nghiệm và chữa trị, mà khó một chính phủ Dân chủ tại chức có thể bì kịp. Không cần phải nói thêm, triển vọng gần về các loại vắc-xin phòng ngừa bệnh dưới sự thúc đẩy tích cực của Chính phủ Trump sẽ giúp ích cho tiến trình này.
Chỉ trích là TT Trump đã “đổ dầu vào lửa” cho những tuyên bố về xung khắc chủng tộc lại càng bất công hơm nữa bởi nhóm truyền thông thiên tả. Các bạo loạn liên tiếp xảy ra từ cái chết đáng tiếc của một người da màu không phải do lỗi của ông. Thái độ cương quyết lập lại trật tự và những tuyên bố cứng rắn trong vấn đề này của Tổng thống Trump dần được dân chúng ủng hộ mạnh mẽ. Chính ông Biden cũng nhận ra và đã phải thay đổi lập trường, từ khuyến khích biểu tình ban đầu đến kêu gọi chấm dứt bạo động.
BBC News Tiếng Việt: Tình hình chung hiện ra sao, ông thấy lo ngại điều gì và định làm gì? Nhất là trước cuộc tranh luận 29/09?
Trong thời gian ngắn còn lại trước bầu cử, tình hình chung là mọi người e ngại sự gian lậu trong bầu cử có thể xảy ra, do việc Đảng Dân chủ đòi hỏi và thúc dục việc bầu bằng thư thay vì ra phòng phiếu bầu trực tiếp—nhất là trong những tiểu bang có lãnh đạo thuộc Đảng này. Diễn biến mới nhất tạo sự e ngại như chính Tổng thống Trump nói là đã tìm thấy một số phiếu bầu trước qua đường bưu điện bỏ cho ông bị vứt trong thùng rác.
Cũng trong tinh thần này, việc TT Trump đề nghị gấp rút ứng cử viên Bà Amy C. Barrett thay thế Bà Ruth B. Ginsburg vừa mất để bổ sung kịp thời cho Tối Cao Pháp Viện Mỹ, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong trường hợp có khúc mắc gian lận hay chậm trễ xảy ra do đếm phiếu bằng thư gửi qua bưu điện, Tòa sẽ đóng vai trò quyết định ai là người thắng cử.
Trong phạm vi hoạt động của nhóm chúng tôi, TAPA đang tổ chức những buổi họp mặt cuối tuần, nhất là trong các tiểu bang “chiến trường” nơi có nhiều người Việt, khuyến khích người Mỹ gốc Việt đi bầu đông và trực tiếp, thay vì gửi phiếu bầu bằng thư.
BBC News Tiếng Việt: Các chính sách của TT Trump theo ông đã và đang tác động đến Việt Nam, Trung Quốc ra sao? Nếu tái đắc cử ông Trump sẽ làm gì?
Về phương diện chính sách đối ngoại trong quá khứ cũng như tương lai của Hoa Kỳ, chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ nhất thái độ cứng rắn của TT Trump với TQ qua việc siết chặt “Thế Cờ Vây Kinh Tế” như đã làm từ hai năm qua, cũng như các biện pháp quân sự quyết liệt ở Biển Đông từ vài tháng nay để bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải trong vùng.
Việc này cũng sẽ đóng vai trò tích cực cho việc bảo toàn lãnh thổ của Việt Nam chống lại sự hung hãn bành trướng của TQ, từ lâu đã công khai xây dựng bất hợp pháp các căn cứ quân sự trên lãnh hải VN, hay ngăn chặn quyền khai thác dầu khí và ngư nghiệp của Việt Nam. Sự ủng hộ của chúng tôi là tất yếu với TT Trump, vì sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quê hương xưa cũ của chúng tôi.
Chính thái độ rõ ràng này của TT Trump cũng khiến ông Biden phải thay đổi dần thái độ, mới đây cũng đã phải tuyên bố chính thức sẽ “cứng rắn với TQ”, vì ông hiểu dân chúng Mỹ từ nay đã rất cương quyết đề phòng chống lại Trung Quốc dù dưới bất cứ chính phủ mới nào. Từ chính sách thương mại bất công lợi dụng của Trung Quốc, không tôn trọng sở hữu trí tuệ, xâm nhập an ninh mạng và các hoạt động gián điệp, hay mới đây dấu diếm hay loan truyền tin thất thiệt về đại dịch COVID-19 đã gây tổn hại nặng nề về sinh mạng và kinh tế cho Mỹ…
Tuy nhiên chúng tôi vẫn không thể chấp nhận thái độ nửa vời của ông Biden với TQ, những tuyên bố mơ hồ ngây thơ với chính sách TQ (kiểu đại loại như “TQ là bạn tốt của Mỹ”…)…
Một chính quyền Biden sẽ thiên về Trung Quốc và giúp cho Trung Quốc mỗi ngày càng tăng ảnh hưởng trong đời sống của Hoa Kỳ, đó là tôi chưa đề cập đến nguy cơ của việc “mua ảnh hưởng hiện tại” của Trung Quốc trong các chính trị gia và giới truyền thông Mỹ.
Nhìn xa hơn nữa, chúng tôi e ngại sự xâm nhập của Chủ nghĩa Xã hội vào đất nước Hoa Kỳ, ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc qua các khía cạnh khác về xã hội, giáo dục và văn hoá, như bài diễn văn mới đây của Tổng thống Trump trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 75 đã nêu rõ.
Theo thiển ý, chỉ có Tổng thống Trump mới ngăn chặn được các xu hướng này cho 4 năm tới đây trong nhiệm kỳ mới có thể của ông.
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, Cựu Chuyên gia cao cấp IMF hiện sống tại Florida, Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54324557
Lo TQ tấn công Đài Loan –
Mỹ, Nhật Bản tập trận trong dịp bầu cử 3/11
Mỹ và Nhật Bản sẽ tập trận trước bối cảnh chuyên gia cảnh báo Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan trong cuộc bầu cử Mỹ tháng 11, theo Taiwan News.
Quân đội Mỹ thông báo sẽ tổ chức cuộc tập trận “Keen Sword” với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tại Nhật Bản vì lo ngại Trung Quốc có thể khai thác những phiền nhiễu do cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11 gây ra.
Trong bài xã luận ‘There may never be a better moment for China to strike than the week of Nov. 3.” đăng hôm 17/ 9, Seth Cropsey, một cựu sĩ quan hải quân và là thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Hudson, trụ sở tại Washington, đã cảnh báo về nguy cơ này.
Một tuần sau bài viết này, ngày 24/9, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thông báo sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung với tối thiểu 46.000 binh sĩ cùng với JSDF và Hải quân Hoàng gia Canada, bao gồm các cuộc đổ bộ lên một số hòn đảo của Nhật Bản bắt đầu từ ngày 26/10.
Bài viết của Seth Cropsey nhắc lại rằng kể từ khi virus Vũ Hán (COVID-19) lây lan ra toàn thế giới vào tháng Tư, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan (ADIZ), điều động tàu sân bay của họ qua eo biển Miyako, đồng thời có các cuộc tập trận lớn gần eo biển Đài Loan.
Seth Cropsey cảnh báo đây “không chỉ là một dạng tín hiệu chính trị phức tạp”, mà là sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Đài Loan, với mục tiêu “khuất phục đảo quốc này trước khi Mỹ và các đồng minh có thể đáp trả.”
Đài Loan mua tên lửa, thủy lôi của Mỹ để đối phó với TQ
Trung Quốc tập trận giữa lúc quan chức Mỹ thăm Đài Loan
Hiện tại, sự thù địch giữa hai đảng chính trị chính ở Hoa Kỳ về cuộc bầu cử tổng thống đang gia tăng, vì Tổng thống Donald Trump từ chối cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa. Ông Cropsey lập luận rằng nếu Hoa Kỳ bị lôi kéo vào cuộc chiến chuyển giao quyền lực do bầu cử gây ra, thì nước này sẽ ít sẵn sàng tham gia vào một “cuộc xung đột giữa các cường quốc cấp cao”.
Do đó, ông Seth Cropsey cho rằng, theo quan điểm của Trung Quốc, ‘có thể không bao giờ có thời điểm tốt hơn’ để tấn công vào Đài Loan hơn tuần lễ 3/11.
Việc quân đội Mỹ thông báo họ sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung trong tháng 10, từ 26/10 đến 5/11 với Nhật Bản và Canada, đang làm cho các tính toán của Bắc Kinh thêm phức tạp, Cropsey nhận định.
Theo báo cáo của Minaminihon Broadcasting (MBC), JSDF sẽ triển khai khoảng 37.000 binh lính, 20 tàu chiến và 170 máy bay trong cuộc tập trận chiến tranh cứ hai năm một lần. Phía Hoa Kỳ sẽ cử khoảng 9.000 người từ Hải quân, Thủy quân lục chiến, Lục quân và Không quân Hoa Kỳ, trong khi một tàu khu trục nhỏ lớp Halifax của Hải quân Hoàng gia Canada sẽ tham gia các cuộc tập trận trên biển.
Trong lúc tập trận, lực lượng Hoa Kỳ sẽ huấn luyện các đối tác Nhật Bản từ các căn cứ quân sự trên khắp lục địa Nhật Bản, tỉnh Okinawa và “vùng lãnh hải xung quanh của họ”.
Các mục tiêu của cuộc tập trận được liệt kê bao gồm đào tạo cho các tình huống thực tế, “tăng cường sự sẵn sàng, khả năng tương tác và xây dựng khả năng răn đe đáng tin cậy.”
Trong một diễn biến liên quan, vẫn theo Taiwan News, Bộ Quốc phòng Đài Loan (MND) trước đó bác bỏ tin cho rằng nước này thiếu nguồn cung cấp tên lửa để chống lại “cuộc tấn công bão hòa” của Trung Quốc.
Trong thông cáo báo chí phát đi hôm hôm 21/9, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói cuộc tập trận máy tính Han Kuang 36, được tổ chức từ ngày 14 – 18 tháng 9, “không chỉ đạt được đầy đủ các mục tiêu huấn luyện mà còn thu được các kết quả xác minh quan trọng.”
Đài Loan tuyên bố rằng quân đội Đài Loan được hướng dẫn theo nguyên tắc “không khiêu khích, không lùi bước” và “càng gần quấy rối, phản ứng càng tích cực.” Đài Loan cũng nhấn mạnh rằng nó đã xác định lại các quy tắc tham gia từ “cuộc tấn công đầu tiên” thành “quyền tự vệ”, có nghĩa là các lực lượng vũ trang sẽ chỉ nổ súng trước trong trường hợp có nguy cơ rõ ràng về các hành động của kẻ thù.
”Tấn công bão hòa” là một chiến thuật quân sự trong đó lực lượng tấn công tìm cách giành ưu thế bằng cách áp đảo khả năng trả đũa hiệu quả của lực lượng phòng thủ. Theo MND, khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phát triển nhanh chóng các loại vũ khí của mình trong thời gian gần đây, quân đội Đài Loan đã mô phỏng “kịch bản chiến đấu khắc nghiệt nhất, ‘tấn công bão hòa’, thông qua chiến tranh máy tính Hankuang”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54321847
Ông Pompeo: Mỹ đang đáp trả Trung Quốc
sau hàng thập niên phớt lờ mối đe dọa
Quý Khải
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ đang đẩy lùi các hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc gần Đài Loan và ở Biển Đông trong một buổi phỏng vấn với tờ Washington Times.
Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn và các cuộc xâm nhập bằng chiến đấu cơ mang tính khiêu khích gần Đài Loan nhằm đáp trả chuyến thăm chính thức hòn đảo này của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tuần trước. Quân đội Trung Quốc (PLA) đã bắn 4 tên lửa cảnh cáo xuống Biển Đông vào hai tuần trước, và trong tuần trước PLA cũng đã đăng một video mô phỏng chiến đấu cơ Trung Quốc thả bom xuống đảo Guam của Mỹ.
Khi được hỏi về những căng thẳng đang gia tăng giữa hai nước trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Washington Times, ông Pompeo đã đổ lỗi cho các chính sách [của các chính quyền khác] trong quá khứ mà ông cho là đã phớt lờ các hoạt động đe dọa của Bắc Kinh. Ông ám chỉ Washington cũng đã sẵn sàng mở rộng cuộc tấn công chống lại các doanh nghiệp internet Trung Quốc hoạt động ở Mỹ đồng thời tìm cách đóng cửa hoàn toàn mạng lưới Viện Khổng Tử vào cuối năm nay.
“Những gì nước Mỹ đã làm trong nhiều thập niên là chúng ta đã cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện các hành vi đe dọa hoặc gây rối, bao gồm các hoạt động kinh tế mang tính săn mồi, và họ vẫn tiếp tục mở rộng sức mạnh và nanh vuốt của mình tại đây”, ông nói. “Rủi ro lớn nhất khi giao thiệp với Đảng Cộng sản Trung Quốc là tiếp tục xoa dịu họ”.
Ông Pompeo đã trích dẫn phản ứng của Tổng thống Trump trước vấn đề này, rằng “Quá đủ rồi. Chúng ta sẽ không để điều này tiếp diễn”.
Vị ngoại trưởng cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cần phải nhìn thấy tính nghiêm túc của chính quyền Trump và cam kết của ông Trump trong việc đẩy lùi chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
“Chúng tôi theo dõi các hoạt động quân sự này và chúng tôi đang chuẩn bị”, ông Pompeo nói. “Tổng thống Trump đã nói rất rõ ràng: Chúng tôi không muốn xung đột với Trung Quốc. Họ nói rằng họ cũng không muốn xung đột với chúng tôi. Chúng tôi hy vọng họ sẽ giảm bớt những gì họ đang làm để tạo ra tình trạng căng thẳng này”.
Việc Trung Quốc gia tăng các lời lẽ đe nạt đã khiến một số quan chức Mỹ lo ngại, khi họ coi các hành vi này là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một số hành động quân sự nào đó. Tờ Thời báo Hoàn cầu – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – đã cảnh báo trong một bài xã luận vào tuần trước rằng một loạt các cuộc tập trận gần Đài Loan có thể là màn dạo đầu cho một cuộc tấn công vào hòn đảo này.
Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ Đài Loan trước sự tấn công của đại lục theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, đạo luật này cũng cho phép Mỹ bán vũ khí phòng thủ cho Đài Loan.
Chính quyền Trump gần đây đã chính thức bật đèn xanh cho thỏa thuận bán 66 máy bay phản lực F-16 mới cho Đài Loan trong một thỏa thuận đã bị trì hoãn từ lâu trị giá 8 tỷ USD. Theo báo cáo, các vũ khí bán bổ sung cho Đài Loan bao gồm một loại tên lửa tấn công cấp cao gọi là Tên lửa tấn công mặt đất chờ sẵn, hay SLAM-ER, một tên lửa hành trình phóng từ trên không có khả năng đánh trúng các mục tiêu ở Trung Quốc đại lục.
Đấu tranh cho tự do
Ông Pompeo cho biết Mỹ quyết tâm chống lại các hành vi bành trướng của Trung Quốc thông qua các biện pháp đáp trả trên các mặt kinh tế, ngoại giao và quân sự.
“Chúng tôi đã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông và các nơi khác theo những cách mà chưa có chính quyền nào làm được trước đây”, ông cho hay.
“Chúng tôi sẽ đứng lên đấu tranh cho tự do, cho quyền lợi của người Mỹ trong việc đảm bảo rằng chúng tôi có thể giao thương hàng hóa đến bất cứ nơi nào chúng tôi cần bằng các tuyến đường thủy quốc tế. Đó là những điều mà Tổng thống Trump đã yêu cầu, và tôi hy vọng ĐCSTQ sẽ nhìn nhận chúng theo đúng nghĩa của chúng: một lời tuyên bố rõ ràng về các quyền cơ bản của Mỹ và ý nguyện sẵn sàng của chúng tôi trong việc xây dựng một liên minh nhằm bảo vệ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Ông Pompeo cho biết việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, vốn luôn bị Trung Quốc coi là một phần thuộc địa của mình, là được phép theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan.
“Chúng tôi đang làm những điều này theo những cách thức để nhấn mạnh rằng trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hai nước, Trung Quốc và Hoa Kỳ, những cam kết mà chúng ta đã đưa ra, những lời hứa mà chúng ta đã nói, sẽ được thực hiện”, ông nói.
Ông Pompeo cho biết một trong những thách thức trong việc ngăn chặn Trung Quốc là Bắc Kinh “chưa bao giờ bị buộc phải chịu trách nhiệm cho những lần thất hứa của mình”.
“Hiện tại chúng ta đang thấy những lần thất hứa đó tiếp diễn. Họ đã hứa với Tổng thống Obama rằng họ sẽ không quân sự hóa Biển Đông. Họ vẫn làm vậy. Họ đã hứa với Hồng Kông rằng họ sẽ duy trì một hệ thống [tự trị] khác với đại lục trong vòng 50 năm và giờ họ đã phá vỡ lời hứa đó. Danh sách [những lần thất hứa] kéo dài”, ông cho hay.
Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là tạo sức ép buộc ĐCSTQ tuân theo những lời hứa và cam kết của mình.
“Điều này cũng áp dụng với trường hợp Đài Loan”, vị Ngoại trưởng cho hay.
Ông Pompeo cũng đề cập đến lệnh cấm gần đây của tổng thống Trump đối với hai ứng dụng phổ biến của Trung Quốc là TikTok và WeChat. Lệnh cấm này được ban hành vì lo ngại rằng tình báo Trung Quốc đang sử dụng các phần mềm này để thu thập dữ liệu cá nhân của người Mỹ. Vấn đề là Trung Quốc có thể ăn cắp dữ liệu của người dùng Mỹ trên Internet khi dữ liệu này đi qua các mạng lưới nằm trong quyền sở hữu của các công ty Trung Quốc.
Ông Pompeo nói, tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc phải chuyển tất cả thông tin cho “bộ máy an ninh quốc gia Trung Quốc”.
Bên cạnh WeChat, dịch vụ nhắn tin và giao dịch tài chính của Trung Quốc, chính phủ Mỹ cũng đang xem xét áp thêm lệnh cấm đối với một số ứng dụng khác của Trung Quốc.
Ông Pompeo nói: “Nhiệm vụ của chúng tôi không phải là từ chối các hoạt động thương mại của Trung Quốc, mà là bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ và thông tin cá nhân của người Mỹ.
Một thẩm phán liên bang ở California đã ban hành lệnh chặn tạm thời đối với quyết định cấm WeChat của chính quyền Trump. TikTok, một trang web chia sẻ video phổ biến với người dùng Internet trẻ tuổi, đang đàm phán bán một phần hoạt động kinh doanh cho các công ty Mỹ dưới áp lực của chính quyền Trump.
Trên WeChat, ông Pompeo nói: “Chúng tôi nghĩ rằng họ [thẩm phán California] đã làm sai luật và chúng tôi hy vọng rằng vấn đề an ninh trọng đại mang tính quốc tế này sẽ không được quyết định tại tòa. Đây là điều mà tổng thống có toàn quyền thực hiện, và chúng tôi hy vọng rằng cuối cùng chúng tôi sẽ giành ưu thế ở đó”.
Người Mỹ cần được đảm bảo rằng việc giao tiếp và tương tác trực tuyến trên mạng sẽ không khiến thông tin của họ bị các cơ quan tình báo Trung Quốc đánh cắp, ông nói thêm.
Đóng cửa Viện Khổng Tử
Hàng loạt Viện Khổng Tử đã được thành lập trên khắp thế giới trong hơn một thập niên qua để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, thông qua các lớp học và sách giáo khoa do viện này cấp. Cơ sở đầu tiên được thành lập tại Seoul, Hàn Quốc, năm 2004. Tính đến 2018, Trung Quốc đã thành lập 548 viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, phần lớn các cơ sở nằm trong khuôn viên các trường đại học hoặc các tổ chức ở nước ngoài, theo SCMP.
Nhiều quốc gia cho rằng mạng lưới các viện Khổng Tử là “công cụ quan trọng để Trung Quốc quảng bá hình ảnh và sức mạnh mềm của mình”. Một loạt các trường đại học Mỹ đã đóng cửa Viện Khổng Tử trong những năm gần đây, trong bối cảnh lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền giáo dục Mỹ. Các nước Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Thụy Điển cũng đóng cửa Viện Khổng Tử tại các nước này.
Ông Pompeo cho biết chính quyền Trump đang nỗ lực đóng cửa tất cả các viện này tại Mỹ, có thể sớm nhất là vào cuối năm nay.
“Chúng tôi bắt đầu bằng cách sửa lại cho đúng những gì mà chính quyền trước đó đã làm sai bằng cách chỉ điểm các tổ chức này rõ ra và thông báo cho các trường học và cơ sở giáo dục Mỹ có liên kết với chúng biết những rủi ro mà chúng gây ra cho họ”, ông nói.
Kết quả của nỗ lực này là, một số trong hơn 100 Viện Khổng Tử đã bị đóng cửa.
“Chúng tôi cũng đang xem xét các lựa chọn khác,” ông Pompeo nói. “Tổng thống đang xem xét các lựa chọn khác để có chắc chắn rằng không ai chịu ảnh hưởng của các Viện Khổng Tử này”.
Ông Pompeo nói, các Viện Khổng Tử tuyên bố chỉ dạy tiếng Quan Thoại hoặc văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, các viện này đã được sử dụng cho các hoạt động gây ảnh hưởng và đã được Bộ Tư pháp liên kết với ít nhất một trường hợp dính líu đến chương trình tuyển dụng tài năng công nghệ bất hợp pháp của Trung Quốc, ông nói.
“Chính quyền Trump sẽ không dung thứ cho điều này”, ông Pompeo cho hay.
Vị ngoại trưởng cho biết, quyết định gần đây của chính quyền Trump nhằm chặn thị thực của khoảng 1.000 sinh viên có liên quan đến “chương trình kết hợp quân sự-dân sự” của Trung Quốc và việc đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston là những ví dụ điển hình cho các hoạt động gián điệp công nghệ của Trung Quốc.
Tác động bầu cử
Ông Pompeo cũng cảnh báo rằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới là “một thách thức thực sự”.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr và Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe đã cảnh báo rằng Trung Quốc, cùng với Nga và Iran, đang cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sắp tới.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ hoạt động khác với các nước khác trong việc cố gắng tác động đến kết quả bầu cử của chúng ta,” ông Pompeo nói, “nhưng họ cũng không kém phần nghiêm túc trong ý định tác động, gây ảnh hưởng của họ, để thu được kết quả phù hợp với mục đích của Trung Quốc chứ không phải của những cử tri ở đây ở Hoa Kỳ”.
Phó Tổng thống Mike Pence cho biết hồi năm 2018 rằng Trung Quốc đã tiến hành một nỗ lực chưa từng có để can thiệp vào cuộc bầu cử trước đó và đang nhắm vào việc hạ bệ tổng thống Trump trong năm nay. Ông nói: “Trung Quốc muốn có một vị tổng thống Mỹ khác”.
Ông Pompeo cho biết ông tin tưởng rằng chính phủ Mỹ sẽ bảo vệ cuộc bầu cử và mang lại một cuộc bầu cử tự do, công bằng, an toàn vào tháng 11 tới.
“Tôi tin rằng chúng tôi sẽ làm được điều đó, nhưng ý định của Trung Quốc chắc chắn là can thiệp mạnh đến cuộc bầu cử của chúng tôi”.
Cựu giám đốc CIA: Gián điệp Angwang đã bị bỏ rơi,
New York là ổ điệp viên Trung Quốc
Đại Nghĩa
…Với hơn 100 sĩ quan tình báo Trung Quốc đang làm việc tại Sở cảnh sát New York.
Chính quyền Trung Quốc đang sử dụng tất cả những gì có thể để kiểm soát thế giới, đặc biệt là nước Mỹ. Vụ bắt giữ nghi phạm gián điệp Trung Quốc gần đây ngay tại Sở Cảnh sát thành phố New York có thể dẫn đến nhiều diễn biến mới trong quan hệ Mỹ – Trung.
New York Post dẫn lời James M. Olson, cựu giám đốc phản gián của CIA nói rằng chính quyền Trung Quốc đã tăng tốc các nỗ lực tuyển dụng điệp viên. Ông thận trọng ước tính rằng Trung Quốc có hơn 100 sĩ quan tình báo hoạt động trong thành phố New York vào bất kỳ thời điểm nào.
Ông Olson nói: “Chương trình gián điệp của họ rất lớn. Họ tích cực khai thác mạng xã hội và tìm kiếm những người Mỹ gốc Hoa có tình cảm với ‘đất mẹ Trung Quốc’”.
Đó là trường hợp của sĩ quan sở Cảnh sát New York (NYPD) Baimadajie Angwang. Là người gốc Tây Tạng đã nhập quốc tịch Hoa Kỳ, anh ta bị bắt hôm thứ Hai và bị tiết lộ là gián điệp cho Trung Quốc.
Từng là trung sĩ Thủy quân lục chiến, quân nhân dự bị của Quân đội Hoa Kỳ và là “Cảnh sát của Tháng” năm 2018, người đàn ông 33 tuổi này phải đối mặt với các cáo buộc bao gồm hoạt động bất hợp pháp với tư cách là đặc vụ của chính phủ nước ngoài, gian lận điện thoại và đưa ra các tuyên bố giả.
Hôm thứ Tư tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói với The Post rằng Lãnh sự quán New York của Trung Quốc đang được sử dụng như một trung tâm chính cho các nỗ lực gián điệp Hoa Kỳ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và nhiều khả năng sẽ có nhiều vụ bắt giữ hơn.
Olson mô tả Angwang là một “mỏ vàng” tiềm năng của chính quyền Trung Quốc.
“Cảnh sát, quân đội, phản gián là những mục tiêu rất lớn”, Olson, người dạy tình báo và phản gián tại Trường Bush về Dịch vụ Công và Chính phủ thuộc Đại học Texas A&M cho biết:
“Chính quyền Trung Quốc sẽ rất quan tâm đến ai đó của NYPD, người có thể lấy hồ sơ, cung cấp dấu vết, tìm ra ai đang bị điều tra. Họ có thể dùng một khoản tiền boa và tìm cách gần gũi”.
H. Keith Melton, đồng tác giả của “Các trang web gián điệp của thành phố New York” và một cố vấn lịch sử cho CIA cho biết: “Đối với quá trình tuyển dụng, cơ quan tình báo Trung Quốc là Bộ An ninh Nhà nước, sẽ bắt đầu liên lạc thông qua một người có quan hệ với cuộc sống trước đây của ‘đối tượng’ ở quê nhà. Họ mời ăn tối, có thể đưa anh ta đi xem opera và cuối cùng yêu cầu anh ta làm một việc vì lợi ích của chính quyền Trung Quốc”.
Ông Olson giải thích: “Mọi người tin rằng những gì họ đang làm sẽ không có hại cho lợi ích của Hoa Kỳ – mặc dù là như vậy”, ông nói, “Trung Quốc có nhiều đặc vụ làm việc trong một dự án cụ thể. Vì vậy, một người có thể nhận được những mẩu thông tin nhỏ, có vẻ không quan trọng, nhưng là một phần của kế hoạch lớn hơn”.
Với Angwang, Olson nhấn mạnh: “Họ sẽ sử dụng anh ta để tìm hiểu NYPD đang giám sát những gì, cơ sở dữ liệu mà họ có, những gì họ đang tìm hiểu về các đại diện Liên Hợp Quốc và các quan chức lãnh sự quán của Trung Quốc”.
Một thông tin quan trọng là Angwang đã nhiều lần trở về Trung Quốc mặc dù định cư ở Mỹ với tư cách là người xin tị nạn.
“Các đặc vụ cấp trên có thể đề nghị đặc vụ đến Trung Quốc để phỏng vấn, nhận tiền và các yêu cầu về thu thập thông tin tình báo. Điều đó sẽ cho phép họ gặp gỡ đặc vụ ngay trên sân nhà của họ, nơi anh ta có thể được đánh giá, khoản đãi, được đối xử như một khách VIP”, Olson nói. “Đặc vụ sẽ được coi là giúp đỡ đồng nghiệp Trung Quốc”.
Theo thông tin từ máy nghe lén, Angwang đã nói với một trong những người quản lý của anh ta về việc tham gia một kỳ thi NYPD để có thể thăng chức, rằng anh ta đang làm điều đó “vì những người ở quê nhà”.
“Nếu bạn có gia đình ở Trung Quốc – giống như Angwang có, gồm cả cha mẹ được cho là thành viên của ĐCSTQ – họ sẽ sử dụng điều đó làm đòn bẩy. Các thành viên trong gia đình có thể được ưu tiên hoặc không. Đó là một trò chơi tinh vi”, Olson nói. “Họ tìm ra loại hỗ trợ bạn cần, cho dù đó là thị thực để bạn có thể gặp gia đình hoặc học bổng hay tiền bạc”.
Olson, tác giả của cuốn “Để bắt một điệp viên: Nghệ thuật phản gián” nói rằng Angwang “có thể kiếm được hàng nghìn đô la mỗi tháng”. Theo đơn khiếu nại, anh ta “đã nhận được nhiều khoản tiền điện tử đáng kể” từ Trung Quốc.
Sỹ quan NYPD Baimadajie Angwang đã bị bắt và thông tin tiết lộ cho biết anh ta bị cáo buộc là một gián điệp Trung Quốc.
Trong khi các nhà chức trách không tiết lộ làm thế nào mà các hoạt động của Angwang bị phát hiện, Olson nói: “Có thể là anh ta vô kỷ luật; có thể anh ta khoe khoang với mọi người hoặc có thể anh ta tiêu tiền một cách bất cẩn”.
Và có vẻ như chính quyền Trung Quốc sẽ không đến giải cứu anh ta.
“Anh ta đã bị bỏ rơi. Nhưng đây là cái giá phải trả của việc làm này”, Olson giải thích dựa trên kinh nghiệm của mình. “Chế độ Trung Quốc có nhiều đặc vụ ở Hoa Kỳ đến nỗi họ có thể chấp nhận để mất một trong số đó”.
Một bài báo của Tân Hoa Xã – Hãng tin của chính quyền ĐCSTQ, cuối năm 2019 đã “khoe” rằng có tới hơn 3.000 cảnh sát gốc Á trong số 36.000 thành viên thuộc NYPD. Trong khi vào năm 1984 con số đó là chưa đầy 20.
Thẩm phán Mỹ
dừng lệnh cấm tải ứng dụng TikTok
Một thẩm phán Mỹ vừa ban hành phán quyết tạm ngăn lệnh cấm tải ứng dụng TikTok trong tương lai.
Ứng dụng này đã phải đối mặt với việc bị chặn khỏi App Store của Apple và Google Play của Android từ 23:59 theo múi giờ Bắc Mỹ.
Người đang dùng ứng dụng này ở Mỹ vẫn có thể tiếp tục sử dụng.
Nhưng họ sẽ không thể tải xuống lại ứng dụng nếu đã xóa nó khỏi điện thoại cũng như không được cập nhật các phiên bản mới của ứng dụng.
Thẩm phán Tòa án Liên bang Quận Columbia Carl Nicholas đã ra phán quyết tạm thời tối Chủ nhật theo yêu cầu của TikTok.
Phán quyết đã được niêm phong, đồng nghĩa với việc không có bất cứ lý do nào về quyết định này sẽ được công bố.
Trong một tuyên bố, TikTok cho biết họ hài lòng với quyết định này và hứa sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình.
“Chúng tôi rất hài lòng vì tòa án đã đồng ý với các lập luận pháp lý của chúng tôi và đưa ra lệnh ngăn việc thực hiện lệnh cấm ứng dụng TikTok”, tuyên bố nói.
TikTok khởi động cuộc chiến pháp lý chống lệnh cấm của Trump
Mỹ sẽ cấm TikTok và WeChat trong 48 giờ tới
TikTok lập luận rằng việc cấm ứng dụng này khỏi các kho ứng dụng iOS và Android sẽ vi phạm Tu chính án thứ Nhất và thứ Năm của Hiến pháp Hoa Kỳ.
TikTok nói rằng việc ngăn cản một số người dùng ứng dụng sẽ cản trở một cách bất hợp pháp quyền tự do ngôn luận của họ và quyền thủ tục tố tụng của công ty sẽ bị xâm phạm khi không được cho cơ hội thích hợp để tự biện hộ cho mình trước khi lệnh cấm được thi hành.
“Làm sao có thể hợp lý khi áp dụng lệnh cấm lên kho ứng dụng tối nay trong khi các cuộc đàm phán đang được tiến hành có thể khiến lệnh cấm trở nên không cần thiết?” một thành viên thuộc nhóm pháp lý của ứng dụng nói thêm.
Các luật sư của chính phủ Hoa Kỳ mô tả công ty mẹ của ứng dụng là “cơ quan ngôn luận” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Phán quyết được đưa ra một tuần sau khi một ứng dụng khác của Trung Quốc – WeChat – cũng phải đối mặt với lệnh cấm, được tòa án Hoa Kỳ hoãn thi hành vào phút cuối.
An ninh quốc gia
Số phận của TikTok ở Mỹ vẫn chưa được rõ. Hiện tại, TikTok thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc, Bytedance, nhưng hoạt động như một thực thể riêng biệt với Douyin – một phiên bản song song được người dùng Trung Quốc sử dụng.
Chính quyền Trump tuyên bố sự dính líu với Bytedance gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia không thể chấp nhận được, bởi vì họ sẽ phải tuân thủ yêu cầu ủng hộ việc “thu thập dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ” của ĐCSTQ.
Bytedance phủ nhận điều này, nói rằng dữ liệu người dùng của TikTok được lưu giữ ở Mỹ và Singapore, vì vậy không phải tuân theo luật pháp Trung Quốc.
Mặc dù vậy, sau khi bị đe dọa với lệnh cấm, tuần trước TikTok nói đã đồng ý một thỏa thuận để công ty cơ sở dữ liệu Oracle và gã khổng lồ bán lẻ Walmart nắm giữ 20% cổ phần trong pháp nhân độc lập mới có tên là TikTok Global trước khi bán cổ phiếu.
Nhưng Tổng thống Trump sau đó cho biết ông sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào không liên quan đến việc Bytedance nhượng lại quyền kiểm soát cho hai công ty Mỹ.
Tuyên bố của TikTok hôm thứ Hai cho thấy các cuộc đàm phán về thỏa thuận vẫn đang được xúc tiến.
“Chúng tôi cũng sẽ giữ vững các cuộc đối thoại liên tục với chính phủ để biến đề xuất của chúng tôi, mà Tổng thống đã phê duyệt sơ bộ vào cuối tuần trước, thành một thỏa thuận,” tuyên bố nói.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi Bắc Kinh vẫn chưa công bố có cấp phép cho Bytedance để đưa các thuật toán của TikTok vào bất kỳ thỏa thuận nào hay không.
Thuật toán điều khiển việc đề xuất của ứng dụng, quyết định video nào sẽ hiển thị cho từng người dùng, dựa trên cách họ đã tương tác trước đó với sản phẩm.
Thuật toán đáp ứng cao cho sở thích của mỗi người, nhanh chóng bắt kịp sự thay đổi trong hành vi và được ghi nhận là giúp cho ứng dụng trở nên phổ biến.
Nếu Trung Quốc từ chối để cho những thuật toán này vào thỏa thuận mua bán, các thương vụ sẽ không thành.
‘Hoãn thi hành án’ cho một hiện tượng xã hội
Phân tích của James Clayton
Phóng viên Công nghệ BBC Bắc Mỹ
TikTok thực sự đã trở thành một nền tảng cạnh tranh với Instagram và Facebook ở Châu Mỹ.
Việc Hoa Kỳ cấm một ứng dụng đơn giản chưa từng có tiền lệ. Và giờ đây, ứng dụng này lại được cho hoãn thi hành án.
Bây giờ tòa án sẽ dành thời gian để xem xét liệu đó có phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia hay không.
Một điều đáng chú ý trong các bằng chứng công khai được đưa ra không có bằng chứng nào thuyết phục.
Ông Trump ‘đồng ý về nguyên tắc’ vụ Oracle mua TikTok
TikTok từ chối Microsoft vào phút chót
Có rất nhiều khẳng định, ví dụ như Bytedance, chủ sở hữu của TikTok là “cơ quan ngôn luận” của chính phủ Trung Quốc, nhưng không có bằng chứng đáng tin cậy.
Những chậm trễ này khiến TikTok mất thêm nhiều thời gian cần thiết. Họ cần phải làm ba điều.
Chốt một thỏa thuận với Oracle và Walmart, kêu gọi Trump ủng hộ và sau đó yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấp thuận.
Và khi đồng hồ đang đếm ngược, TikTok thậm chí còn chưa hoàn thành được điều gì.
Giai đoạn ‘tăng trưởng quan trọng’
TikTok cho biết họ có hơn 100 triệu người dùng đang hoạt động ở Mỹ và khoảng 700 triệu trên toàn thế giới.
TikTok nói rằng ngay cả một lệnh cấm tạm thời sẽ đe dọa hoạt động kinh doanh của công ty này.
“Lệnh cấm sẽ khiến người dùng của chúng tôi ngưng trệ và sau đó suy giảm nhanh chóng”, ông chủ tạm thời Vanessa Pappas viết trong đơn gửi tòa án.
“Để TikTok duy trì tính cạnh tranh, sự tăng trưởng liên tục ở giai đoạn này trong quá trình phát triển của chúng tôi là rất quan trọng.”
Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành hai lệnh hành pháp nhắm vào TikTok. Trong khi lệnh cấm đầu tiên để ngăn TikTok được sử dụng qua Apple và Google, lệnh cấm thứ hai có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn.
Dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 12/11, lệnh cấm này được soạn để đóng hoàn toàn ứng dụng này ở Mỹ, nếu các mối lo ngại về an ninh quốc gia của tổng thống không được giải quyết.
Dòng thời gian của TikTok
Tháng 3 năm 2012: Bytedance được thành lập tại Trung Quốc và ra mắt Neihan Duanzi – một ứng dụng giúp người dùng Trung Quốc chia sẻ meme
Tháng 9 năm 2016: Bytedance ra mắt ứng dụng video ngắn Douyin ở Trung Quốc
Tháng 8 năm 2017: Phiên bản quốc tế của Douyin được ra mắt dưới thương hiệu TikTok ở một số nơi trên thế giới, nhưng không ở Mỹ vào thời điểm này
Tháng 11 năm 2017: Bytedance mua ứng dụng âm nhạc hát nhép Musical.ly
Tháng 5 năm 2018: TikTok tuyên bố trở thành ứng dụng không phải game trên iOS được tải xuống nhiều nhất thế giới trong ba tháng đầu năm, theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower
Tháng 8 năm 2018: Bytedance thông báo ngừng hoạt động Musical.ly và chuyển người dùng sang TikTok
Tháng 2 năm 2019: TikTok bị phạt ở Mỹ vì việc Musical.ly xử lý dữ liệu của trẻ dưới 13 tuổi
Tháng 10 năm 2019: Mark Zuckerberg của Facebook công khai chỉ trích TikTok, cáo buộc TikTok kiểm duyệt các cuộc biểu tình
Tháng 11 năm 2019: Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ mở cuộc điều tra an ninh quốc gia đối với TikTok
Tháng 5 năm 2020: TikTok tuyển giám đốc điều hành Disney Kevin Meyer trở thành giám đốc điều hành bộ phận và giám đốc điều hành của Bytedance
Tháng 6 năm 2020: Ấn Độ cấm TikTok trong số hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc
Tháng 7 năm 2020: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, và sau đó là Tổng thống Trump, nói rằng TikTok có thể bị cấm
Tháng 8 năm 2020: Microsoft và Oracle tiếp cận đối thủ để mua lại hoặc vận hành TikTok ở Mỹ và ba thị trường khác. Ông Meyer thông báo ông sẽ rời công ty vì “môi trường chính trị đã thay đổi mạnh mẽ”
Tháng 9 năm 2020: TikTok từ chối giá thầu của Microsoft, mở đường cho Oracle và Walmart đạt được thỏa thuận. Bộ Thương mại Hoa Kỳ gia hạn thêm một tuần so với thời hạn cấm ban đầu kho ứng dụng, nhưng vẫn có sự nhầm lẫn về các điều khoản của thỏa thuận trong khi thời hạn sắp đến
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54321136
Washington dọa đóng cửa đại sứ quán Mỹ tại Irak
Thu Hằng
Bất bình vì tòa đại sứ quán Mỹ ở Irak bị tấn công gần như hàng ngày, cách đây một tuần, ngoại trưởng Mike Pompeo dọa đóng cửa cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ tại thủ đô Bagdad. Theo khẳng định của nhiều nguồn tin được AFP trích dẫn ngày 27/09/2020, ông Pompeo còn dọa rút 3.000 quân nhân và nhân viên ngoại giao Mỹ tại Irak về nước.
Thông tín viên RFI Lucile Wassermann tường trình từ Bagdad :
“Hoa Kỳ không bực tức, mà là rất rất giận dữ”. Đó là lời khẳng định của một quan chức Irak với AFP. Hãng tin Pháp tiết lộ rằng vào tuần trước, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã dọa tổng thống Irak là sẽ đóng cửa đại sứ quán Mỹ và hồi hương quân nhân Mỹ nếu các cuộc tấn công không ngừng nhắm vào lợi ích của Hoa Kỳ.
Từ hơn một năm nay, cơ quan đại diện của Washington ở Bagdad và các căn cứ quân sự nơi quân nhân Mỹ được triển khai thường xuyên bị pháo kích. Gần đây, nhiều vụ tấn công sử dụng các thiết bị nổ ứng biến còn nhắm vào nhiều đoàn xe. Đối với ông Mike Pompeo, thế là quá đủ !
Về phía các quan chức Irak, đòn gây sức ép lần này của Washington dường như đã mang lại hiệu quả : rất nhiều nhân vật quan trọng, như Moqtada Sadr – thủ lĩnh rất có ảnh hưởng của hệ phái Shia, đã kêu gọi xác định danh tính những người phải chịu trách nhiệm về các vụ tấn công.
Tuy nhiên, những phản ứng trên liệu có mang lại hiệu quả mong muốn, tác động đến các phe vũ trang không ? Khó mà tin được, trong khi ông Mike Pompeo cuối cùng vừa tính đến việc mà các nhóm vũ trang này mong mỏi từ lâu : Quân đội Mỹ rút hết hẳn khỏi Irak ».
Ông Trump chỉ trích phe Dân chủ vì cách
tấn công ứng viên thẩm phán tối cao Barrett
Phương Đình
Trong cuộc họp báo ôm Chủ nhật (27/9), Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích đảng Dân chủ và giới truyền thông thiên tả vì biểu hiện thành kiến với Công giáo được thể hiện trong cách họ bình phẩm về ứng viên Thẩm phán Tối cao Amy Coney Barrett.
Theo AP, trong cuộc họp báo hôm 26/9 tại Nhà Trắng, ông Trump đã chính thức đề cử bà Amy Coney Barrett (48 tuổi) đảm nhận vai trò thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ, thay thế bà Ruth Bader Ginsburg vừa qua đời ít ngày trước.
Bà Barrett được biết đến là một người có quan điểm bảo vệ văn hóa truyền thống (Conservative). Bà phản đối gay gắt hành vi nạo phá thai, ủng hộ việc sở hữu súng để tự vệ, cũng như có quan điểm cứng rắn với vấn đề nhập cư trái phép. Nếu bà được Thượng viện Mỹ chấp thuận thì Tòa án Tối cao Mỹ sẽ có tới 6/9 thẩm phán có cùng quan điểm với bà.
Tòa án tối cao Mỹ là nơi đưa ra những phán quyết quan trọng trên nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội Mỹ, bao gồm những vấn đề nhạy cảm như sở hữu súng, phá thai, chăm sóc sức khỏe, những vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa những người ủng hộ đảng Cộng hòa và Dân chủ.
Việc Tổng thống Trump đề cử bà Barret khiến nữ cựu giáo sư luật tại Đại học Notre Dame ở bang Indiana trở thành tâm điểm tấn công mới của phe Dân chủ.
“Tôi nghĩ những gì họ đang làm thật kinh khủng. Họ đang chơi lá bài tôn giáo, và thành thật mà nói – họ đang nói về người Công giáo. Đó là một tôn giáo rất lớn ở đất nước chúng ta”, Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo hôm Chủ nhật.
Tổng thống Trump đặc biệt lưu ý thái độ của một bài bình luận trên New York Times nói rằng các nhà phê bình có lý khi nghi ngờ đức tin Công giáo của Barrett có thể ảnh hưởng tới nền dân chủ Mỹ.
Sau đó ông Trump đề cập tới cựu Thị trưởng Thành phố New York Rudy Giuliani và cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie, lưu ý rằng hai chính trị gia này cũng là những thành viên trong cộng đồng tín ngưỡng Công giáo.
“Rõ ràng là họ đang làm điều đó [công kích đức tin của Brrett”, ông Christie nói. “Cô ấy sẽ mạnh mẽ, cô ấy sẽ cứng rắn và cô ấy sẽ đứng lên vì những gì cô ấy tin tưởng”.
Trong khi đó, cựu Thị trưởng Thành phố New York Rudy Giuliani nói rằng một phần quan điểm của New York Times “cho thấy một thành kiến chống Công giáo rất mạnh”.
“Có thể nói điều đó thật kinh khủng”, ông Giuliani tiếp tục, và lưu ý bài báo của New York Times gán ghép rằng người Công giáo gặp khó khăn trong việc phân biệt các quy chuẩn công và tư.
“Tôi không gặp khó khăn khi phân biệt quy chuẩn công và tư”, ông Giuliani nói.
Ông Trump cho biết ông mong đợi nhiều giám mục Công giáo lên tiếng chỉ trích bất kỳ cuộc tấn công tôn giáo nào nhằm vào bà Barrett.
“Giáo hội Công giáo rất thống nhất về vấn đề này”, ông Trump nói. “Họ rất vui mừng khi Barrett được chọn”.
Theo Breibart
Sự kiện chưa từng có trong lịch sử
khi ứng cử viên Phó Tổng Thống Kamala Harris
tham gia phiên điều trần
phê chuẩn thẩm phán Tối Cáo Pháp Viện
Thượng nghị sĩ Kamala Harris đang đứng trước một vị trí chưa từng có trong lịch sử khi vừa là ứng cử viên phó tổng thống của Đảng Dân chủ vừa là thành viên Ủy ban Tư pháp Thượng viện chịu trách nhiệm về việc phê chuẫn những ứng cử viên cho Tối Cao Pháp Viện trước khi Thượng viện tổ chức bỏ phiếu.
Ông Joel Goldstein, một giáo sư tại St. Louis University, cho biết chuyện này chưa từng xảy ra trước đây. Vị giáo sư nói rằng thực tế là rất ít đề cử thẩm phán Tối Cao Pháp Viện diễn ra cùng lúc với các chiến dịch tranh cử tổng thống và việc một ứng cử viên thẩm phán Tối Cao Pháp Viện phải tham gia điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện là điều tương đối mới. Ngoài ra, có rất ít trường hợp mà một ứng cử viên phó tổng thống vừa là thượng nghị sĩ vừa là thành viên của ủy ban.
Nếu triệu tập một phiên điều trần trong trường hợp này, Ủy ban Tư pháp Thượng viện, do đồng minh của Tổng thống Trump là Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, dự kiến sẽ công khai chất vấn về ứng cử viên được Tổng thống Trump đề cử.
Các phiên điều trần thường kéo dài khoảng bốn ngày nhưng có thể được rút ngắn hoặc hủy bỏ hoàn toàn. Trước đó vào thứ bảy (ngày 26 tháng 9), Tổng thống Trump đã đề cử bà Amy Coney Barrett, chỉ một tuần sau khi cố thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời do bệnh ung thư. (BBT)
Tổng Thống Trump đề nghị giới hạn visa sinh viên
còn 2 năm đối với công dân của 59 quốc gia
Chính quyền Tổng thống Trump đã công bố một quy định mới nhằm giới hạn visa sinh viên xuống còn hai năm đối với công dân của 59 quốc gia, có khả năng khiến con đường lấy bằng đại học Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn đối với hàng chục nghìn sinh viên ngoại quốc.
Visa sinh viên tại Hoa Kỳ hiện có giá trị miễn là sinh viên còn ghi danh trong khóa học của họ. Nhưng quy định nói trên, do Bộ Nội An công bố, sẽ giới hạn thời hạn hiệu lực là hai năm đối với một số sinh viên nhất định theo lập luận rằng việc này sẽ giúp việc xác định các mối đe dọa an ninh và giám sát việc tuân thủ visa dễ dàng hơn.
Các quốc gia được nhắm mục tiêu là những quốc gia được chỉ định là quốc gia bảo trợ khủng bố và những quốc gia có tỷ lệ người đến Hoa Kỳ cao và cư trú quá hạn visa. Sau thời gian hai năm đó, sinh viên sẽ phải xin gia hạn.
Không rõ liệu các viên chức di dân có thể từ chối yêu cầu gia hạn của họ hay không ngay cả khi sinh viên cần đến bốn năm cho chương trình đại học hoặc 6 năm để học tiến sĩ. Điều đó có khả năng ngăn cản sinh viên ngoại quốc ghi danh vào các trường đại học Hoa Kỳ, vốn đang có sự sụt giảm về lượng sinh viên ngoại quốc – một nguồn nhân tài và học phí quan trọng.
Theo New American Economy, sinh viên ngoại quốc tạo ra doanh thu ước tính 32 tỷ mỹ kim hàng năm và hỗ trợ hơn 300,000 việc làm cho Hoa Kỳ. Không rõ liệu quy định này có được áp dụng hay không khi chính quyền Tổng thống Trump chỉ còn vài tháng để hoàn thiện nó trước tháng 1 năm 2021. (BBT)
Chủ tịch Hạ viện Mỹ hy vọng
đạt thỏa thuận cứu trợ COVID-19
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm 27/9 bày tỏ hy vọng đạt được một thỏa thuận cứu trợ COVID-19 với Nhà Trắng, đồng thời cho biết rằng các cuộc thương thảo vẫn tiếp diễn, theo Reuters.
“Chúng tôi đang có các cuộc trao đổi. Và khi tôi trao đổi với chính quyền, [tôi] có thiện chí”, bà Pelosi nói với kênh CNN, theo Reuters.
Bà nói tiếp: “Tôi tin tưởng Bộ trưởng [Tài chính] Mnuchin sẽ đưa ra một điều gì đó có thể dẫn tới một giải pháp. Và tôi tin rằng chúng tôi có thể đạt một thỏa thuận”.
Theo hãng tin Anh, các cuộc thảo luận chính thức giữa bà Pelosi, ông Chuck Schumer, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện, và Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows nhằm đạt được một gói ứng cứu.
Việc thương thảo đã đổ vỡ hôm 7/8 vì đôi bên khác biệt lớn về quan điểm. Kể từ đó, bà Pelosi và ông Mnuchin đã trao đổi qua điện thoại, theo Reuters.
Hãng tin này dẫn các nguồn tin cho biết rằng các nhà lập pháp Dân chủ bắt đầu soạn thảo một dự luật ứng cứu trị giá ít nhất 2,2 nghìn tỷ.
Bà Pelosi và ông Schumer thoạt đầu muốn có gói ứng cứu 3,4 nghìn tỷ, nhưng đã giảm bớt yêu cầu.
Theo Reuters, ông Meadows từng nói rằng Tổng thống Trump sẽ sẵn lòng ký một dự luật 1,3 nghìn tỷ.
Mỹ: 4 tiểu bang ghi nhận
số ca COVID-19 tăng kỷ lục một ngày
Bốn tiểu bang của Mỹ ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới kỷ lục một ngày hôm 25/9 trong bối cảnh tổng số mắc Corona ở Hoa Kỳ vượt mốc 7 triệu, theo Reuters.
Wisconsin, một trong các tiểu bang nơi số nhiễm tăng nhanh nhất, xác nhận 2.629 ca mới, vượt kỷ lục trước đó của chính bang này.
Theo hãng tin Anh, Minnesota, Oregon và Utah cũng ghi nhận các ca nhiễm kỷ lục hôm 25/9.
Trừ Ohio, tất cả các tiểu bang Trung Tây xác nhận thêm các trường hợp COVID-19 trong vòng bốn tuần qua so với bốn tuần trước đó. Hôm 24/9, Montana và South Dakota xác nhận tỷ lệ nhiễm kỷ lục một ngày.
Đầu tuần trước, theo Reuters, thống đốc Wisconsin tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế và kéo dài yêu cầu đeo khẩu trang tới tháng 11.
Số bệnh nhân phải nhập viện vì COVID-19 ở Wisconsin cũng lập kỷ lục ngày thứ sáu liên tiếp, tăng lên 543 hôm 25/9, từ mức 342 một tuần trước đó.
Tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 cũng tăng kỷ lục trong tuần vừa qua ở Missouri, Nebraska, North Dakota, South Dakota và Wyoming.
Theo Reuters, số ca tử vong vì Corona ở Mỹ mới vượt mốc 200 nghìn, và đây là tỷ lệ cao nhất trên thế giới.
Doanh nghiệp Mỹ có thể mất tiền tỷ
vì các vụ kiện ‘mang COVID-19 về nhà’
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ có nhân viên mắc bệnh COVID-19 đang phải đối mặt với mối đe dọa pháp lý mới từ các vụ kiện cho rằng viên nhân mang virus Corona về nhà và khiến cho người thân của họ bị lây nhiễm. Hôm 28/9, Reuters dẫn lời một công ty phân tích rủi ro cho biết những vụ kiện này có thể khiến người sử dụng lao động mất hàng tỷ đôla.
Con gái của bà Esperanza Ugalde ở Illinois đã đệ đơn vào tháng 8 mà theo đó các luật sư tin là đây là vụ kiện đầu tiên liên quan cái chết oan ức do “mang COVID-19 về nhà”, cáo buộc mẹ cô đã chết vì virus Corona do lây từ cha cô, người bị nhiễm bệnh tại nhà máy chế biến thịt của công ty Aurora Packing.
Ông Tom Gies, Luật sư lao động và việc làm của Crowell & Moring, bảo vệ cho doanh nghiệp sử dụng lao động, cho biết: “Các doanh nghiệp nên chú tâm về những trường hợp này”.
Trong vụ khởi kiện công ty Aurora, nguyên đơn cho rằng ông Ricardo Ugalde đã làm việc “cận kề” với các đồng nghiệp khác trong dây chuyền xử lý của công ty vào tháng 4 khi công ty Aurora biết có có đợt bùng phát COVID-19 tại nhà máy của họ và không cảnh báo nhân viên hoặc áp dụng bất kỳ biện pháp ngăn ngừa nào.
Theo Praedicat, công ty đánh giá rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm, có đến từ 7% đến 9% trong số khoảng 200.000 ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ cho đến nay được cho là do lây nhiễm do “mang COVID-19 về nhà” và các vụ kiện có thể khiến các doanh nghiệp thiệt hại lên tới 21 tỷ đôla nếu số người Mỹ tử vong lên tới 300.000 người.
Tư pháp Canada mở lại vụ xét
thủ tục dẫn độ giám đốc tài chính Hoa Vi sang Mỹ
Thu Hằng
Ngày 28/09/2020, Tư Pháp Canada mở lại phiên xét xử thủ tục dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính tập đoàn Hoa Vi (Huawei), sang Hoa Kỳ theo yêu cầu của Tư Pháp Mỹ.
Theo AFP, trong phiên xử dự kiến kéo dài một tuần này, các luật sư của bà Mạnh Vãn Châu sẽ phải chứng minh là tư pháp Mỹ đã nói dối Canada về các tội mà giám đốc tài chính của tập đoàn Hoa Vi bị cáo buộc, cụ thể là những cáo buộc của Mỹ là « sai » và « thiếu yếu tố bối cảnh ». Vì vậy, họ sẽ yêu cầu dừng ngay tiến trình xét xử về thủ tục dẫn độ.
Ngoài ra, đội ngũ luật sư của bà Mạnh Vãn Châu có thể sẽ chứng minh rằng chính quyền Canada và Mỹ đã câu kết với nhau để tập hợp bằng chứng và thẩm vấn thân chủ của họ trong vòng nhiều giờ khi trung chuyển ở sân bay Vancoucer mà không có luật sư. Bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giam từ ngày 01/12/2018 tại Vancouver (Canada), theo yêu cầu của tư pháp Mỹ với cáo buộc lách trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran.
TikTok vẫn được hoạt động tại Mỹ
Tương tự, TikTok, một hồ sơ căng thẳng Mỹ-Trung khác, vẫn chưa được định đoạt. Ngày 27/09, thẩm phán Carl Nicholas đã chặn lệnh của chính quyền tổng thống Mỹ loại ứng dụng này khỏi các kho ứng dụng, chỉ vài giờ trước khi quyết định có hiệu lực sau khi TikTok nộp đơn kháng cáo ngày 18/09. Như vậy, người sử dụng Mỹ vẫn có thể tải được ứng dụng, cũng như những cập nhật của TikTok.
Tuy nhiên, theo AFP, vị thẩm phán do tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm, từ chối đình chỉ lệnh cấm hoàn toàn ứng dụng TikTok, dự kiến có hiệu lực từ ngày 12/11, vì lý do an ninh quốc gia.
Covid-19 : Hơn một triệu người tử vong trên thế giới
Tú Anh
Chín tháng từ khi siêu vi corona chủng mới được phát hiện tại Trung Quốc, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của (1.000.009) một triệu lẻ chín người, theo thống kê tính đến Chủ Nhật 27/09/2020. Ngưỡng một triệu nạn nhân bị vượt qua vào lúc dịch bệnh có xu hướng gia tăng tại châu Âu, Trung Đông, Mỹ cũng như ở châu Á với Ấn Độ đứng đầu danh sách.
Tổng kết của AFP được công bố hôm nay 28/09/2020. Một triệu là con số « kinh khiếp nhưng thực tế có thể nhiều gắp đôi », theo bình luận của giám đốc đặc trách tình trạng khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, bác sĩ Michael Ryan.
Tương lai bi quan vì biểu đồ dịch bệnh tăng lên ở châu Âu, châu Á và Trung Đông.
Tại châu Á, số người chết mỗi ngày ít hơn 100 cho đến giữa tháng 4 nhưng đã tăng lên hơn 1000 từ đó đến nay và tiếp tục tiến gần ngưỡng 1500. Ấn Độ cũng đã vượt ngưỡng 6 triệu ca lây nhiễm với số người chết gần 100.000.
Trong số các nước được xem là ngăn chận hiệu quả Covid-19, Việt Nam ngày hôm qua cho biết có « 5 ca dương tính », tất cả đều đến từ Pháp.
Tại châu Âu, trong vòng một tuần lễ, số ca lây nhiễm tăng thêm 20%, số tử vong tăng 11% gây lo ngại một đợt dịch thứ hai sắp xảy đến trong mùa thu này. Những biện pháp vệ sinh dịch tễ của các chính phủ đề ra như đóng cửa nhà hàng, quán bar, hạn chế số người tham dự sự kiện thể thao, giải trí gặp phải sự bất bình ngày càng tăng trong dân chúng.
Cũng theo thống kê chính thức, từ khi khởi phát tại Vũ Hán, siêu vi đã lây nhiễm cho 32,9 triệu người trong số này hơn 25 triệu được chữa khỏi .
Hoa Kỳ vẫn đứng đầu danh sách bị Covid-19 hoành hành với 205.000 ca tử vong, tiếp theo là Brazil với 141.741 và Ấn Độ 94.503 tính đến Chủ Nhật.
Trái lại, châu Đại dương và châu Phi là hai nơi có số ca tử vong giảm dần.
Trung-Đài: Liên Âu giúp Đài Bắc
hóa giải một áp lực của Bắc Kinh
Tú Anh
Chính phủ Đài Bắc tỏ ra rất hài lòng và cám ơn Liên Hiệp Châu Âu can thiệp để một liên minh các thị trưởng thế giới thôi không gọi các thành phố Đài Loan là một bộ phận của Hoa lục. Trong bối cảnh bị sức ép của Bắc Kinh trên mọi lãnh vực, đây là một chiến thắng hiếm hoi của Đài Bắc.
Theo Reuters, Trung Quốc gây sức ép để các tập đoàn quốc tế ghi vào website và các văn kiện chính thức Đài Loan là lãnh thổ của Hoa lục. Điều này làm chính quyền và một phần dân chúng Đài Loan tức giận.
Cuối tuần qua, Đài Bắc đã phản đối mạnh mẽ sau khi Hiệp Hội Các Thị Trưởng vì Khí Hậu và Năng Lượng, trụ sở tại Bruxelles, sắp xếp tên của sáu thành phố của Đài Loan, trong đó có thủ đô Đài Bắc, vào trang mạng của tổ chức và ghi chú là những thành phố của Trung Quốc.
Thị trưởng của các thành phố này lập tức phổ biến thư phản đối. Cuối cùng hiệp hội sử dụng danh xưng « Trung Hoa-Đài Bắc » ghi sau tên mỗi thành phố của Đài Loan.
« Trung Hoa-Đài Bắc » là danh xưng của Đài Loan trong một số định chế quốc tế như Thế Vận Hội để không bị Bắc Kinh ngăn cản.
Theo tuyên bố của ngoại trưởng Ngô Chiêu Nhiếp với Quốc Hội, Đài Loan được sự ủng hộ của Liên Hiệp Châu Âu trong nỗ lực này và rất hài lòng. Cho dù nhiều người không vui với cụm từ « Trung Hoa-Đài Bắc » nhưng điều cốt lõi là Đài Loan được tham gia và không bị đặt dưới tên một nước khác, ngoại trưởng Đài Loan giải thích.
Washington lên án Tập Cận Bình nuốt lời hứa
Bộ Ngoại giao Mỹ tố cáo Trung Quốc vi phạm lời cam kết không quân sự hóa Biển Đông. Theo AP, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, Morgan Ortagus, trong tuyên bố hôm Chủ Nhật 27/09/2020, nhắc lại mấy lời cam kết của chủ tịch Trung Quốc. Khi viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 2015, ông Tập Cận Bình có minh xác: một là « không quân sự hóa » quần đảo Trường Sa và hai là không sử dụng các căn cứ tiền phương để đe dọa bất kỳ ai. Thế nhưng, Trung Quốc đã bồi đắp các đảo nhân tạo thành căn cứ quân sự, bố trí tên lửa phòng không, xây phi đạo và nhà chứa máy bay chiến đấu.
Phát ngôn viên Morgan Ortagus tố cáo Trung Quốc kiểm soát, áp đặt chủ quyền tại những vùng biển mà Trung Quốc không có tư cách chính đáng. Cụ thể, các căn cứ quân sự này là cơ sở hậu cần, là nơi tập trung hàng trăm tàu cá của dân quân biển cũng như tàu hải cảnh Trung Quốc để thường xuyên dọa nạt tàu đánh cá, tàu dân sự, tàu tuần tra của các nước láng giềng, không cho họ đánh bắt hải sản và khai thác dầu hỏa.
Biểu tình tại London
nhằm phản đối việc cách ly COVID-19
Tin từ London – Vào hôm thứ Bảy (26 tháng 9), những người biểu tình chống việc cách ly trung tâm London đã xô xát với cảnh sát. Cảnh sát cho biết 9 viên chức đã bị thương và 16 người bị bắt vì các tội danh bao gồm hành hung một cảnh sát và gây rối loạn.
Đây là vụ rắc rối thứ hai xảy ra vào cuối tuần trong một cuộc biểu tình chống lại các hạn chế xã hội của đại dịch. Nhóm biểu tình hô vang khẩu hiệu “Tự do” và mang theo các biểu ngữ “Chúng tôi không đồng tình” và “COVID 1984”.
Hàng ngàn người đã tập trung tại Quảng trường Trafalgar để phản đối việc cách ly. Một số người trả lời với các đài truyền hình rằng họ tin đại dịch chỉ là một trò lừa bịp do chính phủ tạo ra nhằm kiểm soát người dân. Cảnh sát đã ra lệnh giải tán cuộc biểu tình vì những người biểu tình đã không giữ khoảng cách xã hội hoặc đeo khẩu trang.
Một đoạn video cho thấy các cảnh sát đã sử dụng dùi cui để giải tán những người biểu tình. Cuộc biểu tình hôm thứ Bảy diễn ra sau một sự kiện tương tự vào cuối tuần trước, khi 32 người bị bắt. Trong tuần này, thủ tướng Boris Johnson đã thắt chặt các hạn chế COVID-19, yêu cầu mọi người làm việc tại nhà nếu có thể và yêu cầu các quán rượu và nhà hàng đóng cửa sớm, sau khi các ca nhiễm coronavirus bắt đầu tăng trở lại.
Anh Quốc đã ghi nhận 6,042 trường hợp nhiễm COVID-19 mới, và trong số những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này trong vòng 28 ngày qua, đã có 34 ca tử vong mới. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bieu-tinh-tai-london-nham-phan-doi-viec-cach-ly-covid-19/
Đảng Cộng sản Trung Quốc
luồn lách lũng đoạn nước Anh
Hương Thảo
ĐCSTQ cải trang thành các tổ chức cây nhà lá vườn sử dụng chính công dân nước sở tại nhằm thao túng quốc gia sở tại.
Cho đến gần đây, ở Anh Quốc, Trung Quốc vẫn được coi là một cơ hội kinh doanh và là một nguồn cung cấp hàng hóa giá rẻ và được chào đón. Nhưng nay, ngày càng có nhiều nhận thức rằng ĐCSTQ đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng, không chỉ đối với các giá trị của Vương quốc Anh mà còn đối với an ninh quốc gia nước Anh, theo The Epoch Times.
Trong khi hàng loạt tin tức gần đây về việc công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc tham gia vào mạng 5G của Vương quốc Anh mới thu hút sự chú ý đáng kể của giới truyền thông nước này, thì các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ ở Anh Quốc đã bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước.
Như đã được trình bày chi tiết trong cuốn sách “Bàn tay ẩn giấu: Vạch trần cách Đảng Cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới” của Clive Hamilton và Mareike Ohlberg, tổ chức gọi là Câu lạc bộ Nhóm 48 đã phát triển mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Anh Quốc và ĐCSTQ trong thời kỳ đầu những năm 1950. Mạng lưới CLB này hiện tự hào vì có các chính trị gia nổi tiếng của Anh trong hàng ngũ của mình, cũng như các hạng tinh tú khác trong giới kinh doanh và văn hóa.
Mặt trận thống nhất và các nhóm hữu nghị
Một nhóm có ảnh hưởng khác là Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương ĐCSTQ, bộ phận này báo cáo trực tiếp với Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Tác giả Hamilton nói với The Epoch Times, rằng: “Mười năm hoặc 15 năm trước đơn vị này có chút tù túng, nhưng bây giờ họ trở nên bao quát hơn, có quyền thế hơn rất nhiều trong chính phủ”, và “Ban Công tác Mặt trận Thống nhất là cơ quan chóp bu của bộ máy gây ảnh hưởng rộng lớn này trên khắp thế giới, cũng như ở chính Trung Quốc”.
Đơn vị này điều phối hàng nghìn nhóm để thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài, trấn áp các phong trào bất đồng chính kiến, thu thập thông tin tình báo và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ của các nước khác cho Trung Quốc, theo một báo cáo gần đây của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI).
Theo báo cáo, các sáng kiến về ảnh hưởng chính trị của đơn vị này nhắm vào tầng lớp tinh hoa nước ngoài, bao gồm các chính trị gia và giám đốc điều hành doanh nghiệp, và thường hoạt động bí mật. Các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài cũng là mục tiêu chính, với việc ĐCSTQ tìm cách kết nạp và kiểm soát các nhóm cộng đồng, hiệp hội kinh doanh, và các phương tiện truyền thông Hoa ngữ.
Công việc của Mặt trận Thống nhất ở nước ngoài chung quy là một kiểu “xuất khẩu hệ thống chính trị của ĐCSTQ”. Nỗ lực này của nó là để “xói mòn sự gắn kết xã hội, làm trầm trọng thêm căng thẳng chủng tộc, ảnh hưởng đến chính trị, làm tổn hại đến tính chính trực của các phương tiện truyền thông, tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp và tăng cường chuyển giao công nghệ mà không bị giám sát”, báo cáo nêu rõ.
Một trong những cơ chế được Mặt trận Thống nhất sử dụng là “các nhóm hữu nghị Trung Quốc”, là các tổ chức công dân được thành lập với vẻ bề ngoài là để thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc nhưng thực chất đây là bình phong cho ĐCSTQ, một báo cáo của Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược (CSBA), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, cho biết.
Các nhóm này thường cải trang, giả dạng thành các tổ chức “cây nhà lá vườn” do chính công dân của nước sở tại điều hành – thường là thành phần ưu tú lôi kéo được từ giới chính trị và cộng đồng doanh nghiệp của Châu Âu, CSBA cho biết. Những người ưu tú được kết nạp này đã “lặp lại một cách không suy nghĩ các luận điểm của ĐCSTQ, làm chệch hướng những câu chuyện có hại cho hình ảnh của Bắc Kinh, tổ chức các sự kiện công khai để trưng “tính ưu việt” của đảng, thúc đẩy thương mại và đầu tư, khuyến khích chuyển giao công nghệ và lên tiếng ủng hộ các chính sách nhằm tạo thuận lợi cho Trung Quốc”, báo cáo nêu.
“Ý niệm về tình bạn có ý nghĩa đặc biệt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng nó không như cách chúng ta nghĩ về tình bạn ở phương Tây”, tác giả Hamilton nói.
“Bất kỳ tổ chức nào có tên tình bạn, tình hữu nghị (friendship) hoặc người bạn (friend), bạn biết đấy, khắc đáng ngờ”, ông nói.
Truyền thông và văn hóa
Ban Tuyên giáo Trung ương của ĐCSTQ cũng tích cực tham gia vào các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài. Gần như tất cả các phương tiện truyền thông Hoa ngữ ở Vương quốc Anh đều nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, và thậm chí một số hãng truyền thông ở Anh cũng chịu ảnh hưởng của ĐCSTQ.
Trong hơn một thập kỷ, tờ Daily Telegraph đã đăng một phụ trang mang tên “China Watch” (nghĩa là quan sát Trung Quốc) trên các tờ báo và trang web của mình. Mục này được tài trợ bởi China Daily, một tờ báo chính thức của ĐCSTQ, và có đầy đủ các bài viết tuyên truyền ca ngợi vị thế của Trung Quốc trên thế giới. Tờ Daily Telegraph chỉ ngừng xuất bản phụ trương phải trả phí này vào tháng 4/2020 trước những lời chỉ trích và giám sát ngày càng tăng đối với các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ ở Anh, theo The Guardian.
Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ cũng tài trợ cho các Viện Khổng Tử, nơi đã bị cáo buộc quảng bá các tuyên truyền của ĐCSTQ trong khuôn viên các trường đại học ở Anh với vỏ bọc quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Có hàng nghìn Viện Khổng Tử kiểu như vậy trên khắp thế giới, bao gồm khoảng 30 viện tại các trường đại học và hơn 100 “lớp học Khổng Tử” ở các trường phổ thông ở Vương quốc Anh.
Cung cấp các khoản tài trợ và quỹ nghiên cứu là cách khác mà ĐCSTQ tác động ảnh hưởng đến các tổ chức của Vương quốc Anh. Các tổ chức nghệ thuật cũng bị lũng đoạn theo cái lối ấy.
“Một trong những điều khiến tôi bị sốc nhất trong quá trình này là cách thức mà trong đó Đảng Cộng sản Trung Quốc – vốn tai tiếng vì sự đàn áp thô bạo của nó đối với bất kỳ khuynh hướng văn hóa nào chệch ra khỏi dòng chính từ văn hóa Đỏ ở Trung Quốc – đã được phép gây ảnh hưởng đến các tổ chức văn hóa lớn ở phương Tây, để ra mệnh lệnh một cách hiệu quả cho các chương trình và kiểm duyệt các buổi biểu diễn nhất định”, ông Hamilton nói.
Lợi dụng đại dịch
Nước Anh cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch virus Vũ Hán. Một báo cáo công bố vào tháng Ba cho hay, Bắc Kinh khai thác đại dịch virus này để thúc đẩy các mục tiêu kinh tế và lấp đầy các tham vọng rộng lớn hơn của mình. Trong đoạn thời gian đại dịch, ĐCSTQ đã gửi một loạt các chuyên gia y tế và vật tư gồm khẩu trang và mặt nạ phòng độc đến các quốc gia khác đang có nhu cầu cấp bách, nhằm để cải thiện hình ảnh xuống cấp của mình, nhưng các thiết bị Bắc Kinh cung cấp thường bị lỗi, khiến các quốc gia không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ chối những sản phẩm không đạt chất lượng.
Nước Anh cũng đã chi trả 20 triệu đô la để mua các dụng cụ xét nghiệm kháng thể COVID-19 từ hai công ty Trung Quốc, nhưng sau đó họ nhận thấy rằng chúng hoạt động không chính xác và kém chất
lượng, theo tin tức hồi tháng 4. Tờ The Hill cho hay, chính phủ Anh thậm chí còn phải cố gắng đàm phán với Trung Quốc để tìm cách lấy lại ít nhất một phần số tiền mà họ đã bỏ ra.
Theo The Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-cong-san-trung-quoc-luon-lach-lung-doan-nuoc-anh.html
Hồ sơ Belarus trong chuyến công du Litva
của tổng thống Pháp
Thu Hằng
Kể từ khi lên làm tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron cho biết sẽ đi thăm tất cả các thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Hôm nay, 28/09/2020, nguyên thủ Pháp công du Litva và sau đó là Latvia.
Vòng công du kéo dài đến hết thứ Tư 30/09 được coi là một sự kiện quan trọng trong vùng Baltic, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng chính trị tại Belarus.
Thông tín viên Marielle Vitureau tại Vilnius cho biết thêm
« Lần cuối cùng quốc gia Litva thấy một tổng thống Pháp trên đường phố Vilnius, đó là tổng thống Jacques Chirac, vào năm 2001. Mười chín năm sau, tổng thống Emmanuel Macron tới thăm một nước Litva hoàn toàn khác. Quốc gia Baltic này giờ đây là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu và Tổ chức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO, nơi có quân nhân Pháp đồn trú trong khuôn khổ lực lượng đa quốc gia và là quốc gia dấn thân tranh đấu cho nền dân chủ cho các nước láng giềng.
Các vấn đề địa-chính trị hiện tại là trọng tâm các cuộc hội đàm giữa nguyên thủ hai nước. Paris và Vilnius có chung nhận định về Nga, nhưng cách tiếp cận thì hoàn toàn khác nhau. Nhiều nhà trí thức Litva đã gửi thư đến ông Macron đề nghị tổng thống Pháp dấn thân vì một nước Belarus dân chủ và tự do. Hiện tại, cuộc gặp với nhà đối lập Belarus Svetlana Tikahnovskaia đang có mặt tại Vilnus vẫn chưa được xác nhận.
Ngoài ra, các lãnh đạo các nước vùng Baltic sẽ thảo luận với tổng thống Pháp về vấn đề thông tin sai lệch và an ninh mạng, những chủ đề được cho là quan trọng ở trong vùng.
Nhưng giống như người tiền nhiệm Jacques Chirac từng làm, tổng thống Macron cũng sẽ tản bộ ở thủ đô Vilnus, và ngắm nhìn trên cao những tháp chuông theo phong cách baroc của thành phố ».
Covid-19 tại châu Âu:
Ý bất ngờ chặn được làn sóng thứ hai ?
Mai Vân
Vào lúc làn sóng Covid-19 thứ hai nổi lên tại châu Âu, bắt đầu đánh vào nhiều nước như Anh, Pháp hay Tây Ban Nha, quốc gia bị dịch bệnh đầu tiên và nặng nề nhất trong đợt 1 là Ý thì đang gây ngạc nhiên với số ca lây nhiễm ít hơn hẳn các láng giềng.
Trường hợp của Ý đặc biệt đến mức mà hôm 25/09/2020 vừa qua, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) đã phải lên tiếng khen ngợi. Giới quan sát dĩ nhiên đã lao vào tìm hiểu nhờ đâu lần này Ý lại có vẻ như tai qua nạn khỏi.
Các số liệu thống kê chính thức không thể chối cãi. Chỉ riêng hôm qua, 27/09, Pháp ghi nhận hơn 11 ngàn ca nhiễm, chính xác là 11.1123 ca trong vòng 24 giờ, một con số đã giảm đôi chút so với 14.412 ca ngày 26/09, 15.797 ca ngày 25/09 và kỷ lục 16.096 ca lây nhiễm mới ngày 24/09.
Tây Ban Nha có vẻ bị nhẹ hơn Pháp, nhưng cũng ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm mới mỗi ngày trong một tuần lễ gần đây, sau một thời gian bị đến hơn 10 ngàn ca. Anh Quốc cũng không kém, với hơn 6000 ca mỗi ngày từ gần một tuần nay
Còn tại Ý thì từ cuối tháng Tư đến nay, chưa bao giờ số ca nhiễm mới trong ngày vượt mức 2000 trường hợp (27/09: 1.766 ca; 26/09: 1.869 ca; 25/09: 1.912 ca; 24/09: 1786 ca)
Người Ý thận trọng và có kỷ luật hơn ?
Giải thích thế nào trường hợp có thể xem là ngoại lệ của Ý ? Trả lời hãng tin Pháp AFP, giáo sư Massimo Andreoni, chuyên gia nổi tiếng về bệnh truyền nhiễm thuộc bệnh viện Tor Vergata ở Roma, đã nêu lên “nhiều nguyên nhân”.
Trước hết, là quốc gia châu Âu bị Covid-19 tấn công sớm nhất, chính quyền Ý đã khẩn cấp đưa ra ngay một kế hoạch phòng chống rất nghiêm khắc với việc phong tỏa toàn bộ đất nước kéo dài nhiều tuần lễ. Việc dỡ bỏ phong tỏa sau đó chỉ được thực hiện dần dần và rất chậm, và hiện nay vẫn chưa chấm dứt.
Giáo sư Andreoni ghi nhận là hiện thời “các sân vận động vẫn phải đóng cửa, các hộp đêm cũng vây, một số trường học vẫn chưa mở lại trong lúc mà ngày nhập học chính thức bắt đầu từ 14/09”
Phong tỏa và ban hành các biện pháp phòng ngừa khác là một chuyện, nhưng việc người dân chấp hành lại là chuyện khác. Trên vấn đề này, giáo sư Andreoni không che giấu thái độ hài lòng: “Người Ý tôn trọng khá tốt các quy định. Khi xem hình ảnh tại các thành phố châu Âu khác, tôi thấy có nhiều người không đeo khẩu trang hơn là ở Ý. Tại Ý những biện pháp phòng chống khá được tôn trọng.”
Cảm nhận của du khách nước ngoài cũng như vậy. Một người Mỹ đến từ New York, mà phóng viên AFP gặp tại Roma, đã nhận xét: “Ở đây, mọi người đều đeo khẩu trang, và cảnh sát luôn nhắc nhở. Điều này rất quan trọng”. Một du khách khác người Thụy Điễn cũng cho rằng: “Tôi cảm thấy rất yên tâm ở Ý. Ở Thụy Điển không có những quy định về việc đeo khẩu trang”.
Theo AFP, người Ý thường bị chế nhạo là vô kỷ luật, với lề lối tổ chức bị đánh giá là rất lộn xộn và bộ máy hành chánh rất quan liêu. Thế nhưng trong đợt dịch đang diễn ra, họ đã cho thấy ý thức kỷ luật cao bất ngờ, giúp chính quyền kềm chế được việc virus lây lan.
Phi trường Roma -Fiumicino chẳng hạn, là phi trường đầu tiên trên thế giới được điểm tối đa 5 sao của cơ quan thẩm định Skytrax về cách thức ngăn ngừa dịch Covid-19.
Thủ đô Roma của Ý rất được hoan nghênh về việc kiểm tra thân nhiệt, bắt buộc đeo khẩu trang, phục vụ dung dịch sát trùng để rửa tay, yêu cầu tôn trọng các biện pháp giãn cách xã hội cũng như khống chế lượng người vào các cửa hàng.
Giacomo Rech, chủ nhà hàng Green Tea, ở ngay trung tâm Roma và phục vụ các món ăn Trung Hoa, giải thích với AFP: “Tôi nghĩ là người Ý cố gắng tôn trọng các quy định. Bên trong nhà hàng của chúng tôi, chúng tôi lấy nhiệt độ của mỗi khách hàng khi họ đến, họ phải rửa tay trước và để lại họ tên, địa chỉ, điện thoại để có thể liên lạc khi cần thiết. Khoảng cách an toàn giữa các bàn ăn được giữ kỹ và thục đơn bọc plastic được khử trùng sau mỗi khách hàng”.
Báo chí Ý: Cú sốc từ đợt 1
Báo chí Ý trong thời gian qua cũng thắc mắc về số liệu thấp “bất thường” của dịch Covid-19 tại nước họ so với châu Âu và tự hỏi là phải chăng trước con số hơn 35 ngàn người chết vì dịch bệnh mà người dân trở nên thận trọng hơn.
Theo ghi nhận của Alban Mikoczy, thông tín viên đài truyền hình Pháp France Télévisions tại Roma, người Ý nghiêm túc trong vấn đề đeo khẩu trang đến mức đáng ngạc nhiên, ở những nơi công cộng khép cũng như mở.
Một dấu hiệu rõ ràng được nhà báo Pháp ghi nhận là trái với Đức hay Pháp, thông điệp của phong trào chống đeo khẩu trang không có tác dụng tại Ý. Ngoài vấn đề đeo khẩu trang, ở mọi nơi, ở ngoài đường hay trong nhà ga, tại sân bay…, người Ý có một cố gắng thật sự tôn trọng giản cách xã hội.
Bà Vittoria Colizza, giám đốc nghiên cứu tại viện Inserm (Pháp), đồng thời là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhận xét: “Cho dù không có dữ liệu cụ thể nào trên vấn đề này, nhưng trải nghiệm vừa qua của người Ý về dịch bệnh đã ghi đậm dấu ấn, kể cả trong cách hành xử của người Ý”.
Đối với bà Colizza việc nước Ý ít bị dịch Covid-19 ảnh hưởng vào lúc này có thể là hệ quả nhiều biện pháp phối hợp, những biện pháp mà tất cả các nước châu Âu đều áp dụng, từ việc thực hiện các động tác ngăn ngừa lây nhiễm, đeo khẩu trang cho đến xét nghiệm, truy tìm người nhiễm virus…, nhưng mỗi nước một kiểu.
Tại Ý, một số người trong giới y tế, như ông Fabrizio Pregliasco, giám đốc cơ quan y tế Irccs Galeazzi tại Milano, cho rằng “Ý đã có phản ứng tốt trước đây và nay gặt hái kết quả của sự chọn lựa trong quá khứ”. Trong thời kỳ phong tỏa, các biện pháp áp dụng rất cứng rắn, nên hữu hiệu trong việc làm giảm đà lây lan dịch bệnh. Tại những vùng bị nặng nhất trong đợt đầu, như Lombardia chẳng hạn, một số thói quen vẫn tồn tại đến giờ.
Liệu còn ngăn chặn được lâu ?
Tình hình Ý rất khả quan, nhưng giới chuyên gia vẫn dè dặt trước sự gia tăng của các sinh hoạt tập hợp đông người trong bối cảnh dịch bệnh đang trỗi dậy tại các nước khác.
Theo giáo sư Andreoni: “Cần phải chờ xem tình hình ra sao trong 2 hay 4 tuần lễ tới đây, khi tất cả các trường học mở lại… Lúc đó mới biết được nước Ý có thể tiếp tục duy trì mức độ lây nhiễm thấp như hiện nay hay không, hay là lại bắt kịp Pháp và Tây Ban Nha.”
Một sự kiện khác có thể ảnh hưởng đến các số liệu khả quan hiện nay của Ý là các cuộc bầu cử tại 7 vùng, tức 20 triệu dân, trong 2 ngày 19 và 20/09 vừa qua. Một số nhân viên phòng phiếu ngay sau đó đã bị dương tính với virus corona.
Đó là chưa kể đến khả năng Covid-19 từ nước ngoài thâm nhập vào Ý trong bối cảnh dịch bệnh lan mạnh trở lại ở các láng giềng châu Âu.
Xung đột đẫm máu ở Thượng Karabakh:
Azerbaijan và Armenia bên bờ vực chiến tranh
Thanh Hà
Ít nhất 39 người thiệt mạng trong 24 giờ qua trong cuộc giao tranh giữa quân đội Azerbaijan và lực lượng ly khai tại vùng Thượng Karabakh do Armenia yểm trợ. Căng thẳng leo thang giữa Erevan và Baku. Cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên « ngừng bắn ngay lập tức » tránh dẫn đến chiến tranh trong vùng Kavkaz sát cạnh Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giao tranh đột ngột bùng lên trong ngày Chủ Nhật 27/09/2020 giữa phe ly khai tại vùng Thượng Karabakh với quân đội Azerbaijian, đôi bên thông báo có thiệt hại về nhân mạng nhưng cùng khẳng định đã « đẩy lui được quân thù » . Vùng lãnh thổ thuộc về Azerbaijan với đa số dân cư là người Armenia xung đột kéo dài từ đầu thập niên 1990 khi Liên Xô tan rã.
Chính quyền vùng Thượng Karabakh ghi nhận 32 lính thương vong. Erevan và Baku tố cáo lẫn nhau gây hấn trước. Căng thẳng giữa Baku và Erevan bùng lên trở lại từ mùa hè vừa qua, xung đột lần này khiến cộng đồng quốc tế lo ngại Azerbaijan với Armenia lâm vào chiến tranh, gây bất ổn cho toàn khu vực Kavkaz. Matxcơva kêu gọi hai nước liên quan « ngừng giao tranh »
Theo phân tích của thông tín viên đài RFI trong khu vực, Régis Genté, yếu tố chính trị nội bộ của cả hai phía là động lực chính dẫn tới xung đột leo thang :
« Cần biết là tình hình đã căng thẳng từ nhiều tháng qua. Hồi tháng 7 vừa rồi, đã xảy ra xung đột, nhưng không phải là ở Thượng Karabakh mà ở đường biên giới phía bắc giữa Armenia và Azerbaijan. Khi đó đã có khoảng một chục người thiệt mạng. Đụng độ trong ngày hôm qua dường như cho thấy phía Azerbaijan hết kiên nhẫn.
Tổng thống Ilham Aliev từng kỳ vọng đối thoại với Armenia bước vào một giai đoạn với Nikol Pachinian ở cương vị thủ tướng sau cuộc cách mạng nhung hồi mùa xuân 2018. Thế nhưng tình hình đã bế tắc.
Nhiều nhà ngoại giao có tiếp xúc với tổng thống Aliev cho biết là trái với mong đợi, Baku đánh giá là thủ tướng Armenia khai thác lá bài mị dân. Ông đã quá thường xuyên đến thị sát vùng Thượng Karabakh, giúp đỡ phe ly khai nâng cấp khả năng phòng thủ, trong lúc đối thoại với giữa hai nước không có tiến triển.
Có lẽ phải tính luôn cả yếu tố chính trị nội bộ của Azerbaijan: Tổng thống Aliev cai trị đất nước với một bàn tay sắt, gần như là một chế độ độc tài. Chính quyền thường xuyên bị tố cáo tham nhũng. Có thể là Baku bằng cách khơi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa và sử dụng ngôn ngữ chiến tranh để chinh phục công luận » .
Nga đau đầu vì cuộc đọ sức giữa Armenia
và Azerbaijan tại vùng Thượng Karabakh
Thanh Hà
Nền ngoại giao Nga đau đầu vì xung đột giữa Azerbaidjan và Armenia trong vùng Thượng Karabakh, Kavkaz. Vài giờ sau cuộc chạm súng trong ngày 27/09/2020 tổng thống Vladimir Putin kêu gọi đôi bên « chấm dứt giao tranh, dừng các hành động thù nghịch ». Matxcơva có nhiều lý do để tránh biến vùng Thượng Karabakh thành một ngòi nổ đe dọa an ninh tại miền nam Kavkaz.
Trước hết Thượng Karabakh là một tỉnh thuộc về Armenia, nhưng năm 1921, lãnh đạo Liên Xô Joseph Staline cho sáp nhập vào Azerbaijan. Từ khi Liên Xô sụp đổ, Erevan và Baku lao vào một đọ sức không hồi kết để giành lại quyền kiểm soát Thượng Karabakh, nơi đại đa số dân cư là người Armenia. Năm 1994 Azerbaijan và Armenia ký thỏa thuận đình chiến sau khi Baku thất bại ê chề, để mất 13 % lãnh thổ. Nhưng từ đó tới nay xung đột vẫn âm ỉ làm hơn 30.000 người thiệt mạng giữa một bên là quân đội Azerbaijan và bên kia là phe ly khai ở Thượng Karabakh được Armenia yểm trợ. Hai bên thường xuyên quy trách nhiệm cho nhau đổ thêm dầu vào lửa, làm cho tình hình căng thẳng.
Azerbaidjan có đường biên giới với Nga. Matxcơva là nhà cung cấp vũ khí cho quân đội của cả Azerbaijan lẫn Armenia. Căn cứ quân sự duy nhất của Nga ở phía nam dãy Kavkaz được đặt tại Guioumri, trên lãnh thổ Armenia.
Trong bối cảnh đó, việc điện Kremlin nhanh chóng phản ứng kêu gọi Erevan và Baku hạ nhiệt tình hình là điều dễ hiểu : Matxcơva không muốn xung đột giữa Azerbaijan và Armenia đe dọa ổn định trong vùng Kavkaz. Lợi ích của nước Nga là duy trì một mối quan hệ tốt với cả Erevan lẫn Baku. Có điều từ 2016 căng thẳng liên tục bùng phát giữa hai quốc gia thù nghịch trong khu vực này. Hơn một trăm người thiệt mạng trong cuộc đụng độ đẫm máu ở Thượng Karabakh vào năm 2016. Gần đây hơn mùa hè vừa qua, tình hình trọng khu vực cũng đã nóng lên.
Bài toán đối với Matxcơva thêm phức tạp. Khủng hoảng kinh tế dầu hỏa và khí đốt mất giá khiến mất mãn trong công luận Azerbaijan đối với chế độ của tổng thống Ilham Aliev dâng cao. Do vậy, theo giới quan sát, rất có thể Baku khai thác lá bài chinh phục lại một phần lãnh thổ đã mất ở Thượng Karabakh để tô điểm lại hình ảnh và uy tín của mình với công luận trong nước. Không dễ để chính quyền của tổng thống Aliev lùi bước. Dấu hiệu rõ rệt nhất là Baku vừa ban hành « thiết quân luật » còn Erevan thì thông báo « tổng động viên
Thách thức sau cùng đối với Matxcơva là yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ. Laurence Broers giám đốc Chương trình nghiên cứu về vùng Kavkaz thuộc Viện Nghiên Cứu Hoàng Gia Anh, Chatham House, nhận định, sở dĩ tổng thống Aliev mạnh dạn trên hồ sơ Thượng Karabakh là nhờ có sự yểm trợ của chính quyền Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ láng giềng sát cạnh Armenia nhưng lại mạnh mẽ yểm trợ Azerbaijan. Tổng thống Erdogan ngay từ hôm qua đã trực tiếp quy trách nhiệm cho chính quyền Armenia « gây trở ngại cho hòa bình trong khu vực ».
Nói cách khác, nếu căng thẳng không nhanh chóng giảm cường độ giữa Armenia và Azerbaijan thì có nguy cơ Thượng Karabakh lôi kéo nhiều quốc gia khu vực khác vào một cuộc đối đầu « nguy hiểm hơn, dài hơi hơn » như ghi nhận của giám đốc nghiên cứu viện Chatham House. Khi đó, bắt buộc Nga phải lên tiếng và chọn đứng về phe nào. Quan hệ giữa Matxcơva với Ankara vốn đã rất phức tạp giờ đây có nguy cơ càng trở thành một mối đau đầu đối với tổng thống Vladimir Putin nếu như khủng hoảng tại Thượng Karabakh không nhanh chóng tìm ra ngõ thoát.
Giới phân tích lo ngại là Thượng Karabakh có thể trở thành ngòi nổ cho một cuộc đọ sức về mặt địa chính trị với những hậu quả khó lường, giữa một bên là Erevan vốn đã có một thỏa ước phòng thủ với Matxcơva và bên kia là mối quan hệ gắn bó giữa Thổ Nhĩ kỳ và Azerbaijan. Đó là chưa kể đến lập trường của Iran có đường biên giới bọc ở phía nam với cả Armenia lẫn Azerbaijan và Teheran đã đứng về phía Erevan.
Nhật Bản bỏ lệnh cấm du lịch đến Việt Nam
và 9 nước khác
Nhật Bản có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm du lịch nước ngoài đối với khoảng 10 quốc gia bắt đầu từ tháng tới, hy vọng rằng bước đi như vậy sẽ thúc đẩy các quốc gia khác dỡ bỏ lệnh cấm du lịch đối với người Nhật, Reuters đưa tin hôm 28/9, dẫn nguồn từ hãng tin Nikkei.
10 quốc gia này bao gồm Úc, New Zealand, Việt Nam hoặc những quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 mới ở mức thấp, Nikkei cho biết.
Nhưng tin cho biết quyết định về việc có tiếp nhận du khách từ Nhật hay không là còn phụ thuộc vào các chính phủ đó.
Theo Cổng thông tin chính phủ Việt Nam, hồi đầu tháng Chín, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết đã có văn bản báo cáo lên chính phủ về việc mở lại các đường bay quốc tế với Nhận Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc từ ngày 15/9.
Trong diễn biến liên quan, hôm 26/9, Tân Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga cho biết rằng ông quyết tâm tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo vào mùa hè tới như là “bằng chứng cho thấy nhân loại đã đánh bại đại dịch”, theo AP.
Trước đó, Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 bị hoãn lại vì dịch bệnh lây lan trên toàn thế giới và có nhiều người nghi ngờ về tương lai của Thế vận hội.
Thủ tướng Suga cho biết trong một bài phát biểu được thu hình sẵn tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng ông sẽ “không tiếc công sức để chào đón quý vị đến với Thế vận hội chu đáo, an toàn.”
https://www.voatiengviet.com/a/nhat-bo-cam-du-lich-den-viet-nam-va-9-nuoc-khac/5600393.html
Eo biển Đài Loan nóng lên: 2 máy bay ném bom
B-1B của Mỹ tiến gần khu vực tranh chấp
Tâm Thanh
Gần đây, hành động khiêu khích Đài Loan của máy bay quân sự Trung Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí vượt qua ranh giới đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, theo The Epoch Times.
Ngược lại với tình hình quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi trên mọi phương diện thì quan hệ Mỹ – Đài đang ngày càng gần gũi hơn.
Ngày 25/9, hai máy bay ném bom B-1B của Mỹ đã cất cánh từ đảo Guam và bay theo hướng Đài Loan, điểm đến có thể là Biển Hoa Đông hoặc Biển Đông.
Tài khoản Twitter “Phi cơ canh gác” (Aircraft Spots) ghi lại động tĩnh của máy bay quân sự hôm 25/9, hai máy bay ném bom B-1B của Không quân Hoa Kỳ cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen (Andersen AFB) ở đảo Guam, bay về phía tây bắc và có thể bay đến Biển Hoa Đông hoặc Biển Đông. Theo đó là hai máy bay tiếp dầu trên không KC-135R của Không quân Mỹ cung cấp nhiên liệu.
Tài khoản “Airplane Watch” đã đăng tải một nhãn dán trên Twitter cho thấy hai chiếc B-1B đang bay theo hướng về phía Đài Loan. Truyền thông Đài Loan cũng cho biết, oanh tạc cơ B-B1 bay về hướng Đài Loan”.
Ngoại giới tin rằng, quân đội Hoa Kỳ đã triển khai máy bay ném bom chiến lược để uy hiếp ĐCSTQ và ra tín hiệu ủng hộ Đài Loan.
Kể từ khi Thứ trưởng Mỹ Keith Krach đến thăm chính thức Đài Loan từ ngày 17/9 đến 19/9, máy bay quân sự của Trung Quốc đã 7 lần liên tiếp xâm nhập Vùng Nhận dạng Phòng không Đài Loan từ ngày 16/9 đến ngày 24/9. Riêng ngày 18/9 và 19/9, hàng chục máy bay quân sự Trung Quốc đã bay qua đường trung tuyến eo biển Đài Loan.
Đặc biệt, hôm 21/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai tuyên bố không có cái gọi là “đường trung tuyến eo biển”, điều này càng làm trầm trọng thêm khủng hoảng ở eo biển Đài Loan và thậm chí tiềm ẩn nguy cơ nổ súng.
Ngoài việc Lực lượng Không quân Đài Loan điều động khẩn cấp máy bay chiến đấu bay lên không theo dõi và giám sát tên lửa phòng không để ứng phó, và sử dụng radio phát sóng để xua đuổi máy bay quân sự ĐCSTQ, thì lực lượng không quân của các căn cứ quân sự khác nhau trên khắp Đài Loan cũng đã tổ chức “Cuộc tập trận vòng bay liên hợp” quy mô lớn vào ngày 22/9 để đối phó với sự đe dọa của ĐCSTQ.
Đồng thời, quân đội Hoa Kỳ cũng liên tục đáp trả các hành động khiêu khích của ĐCSTQ.
Theo thông tin trên trang Weibo “Chương trình nhận biết tình hình Chiến lược Biển Đông” thuộc Đại học Bắc Kinh, trong các ngày 22/9 và 23/9, có 4 máy bay Mỹ gồm: 1 máy bay trinh sát điện tử EP-3E (AE1D8A), 1 máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C (AE1D5B), 1 máy bay trinh sát tên lửa RC-135S (AE01D6), 1 máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8A (AE6875) đã đến Biển Đông, Hoàng Hải và các vùng biển khác tiến hành do thám sự di chuyển của quân đội ĐCSTQ.
Từ ngày 23/9 đến ngày 25/9, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Hamilton đã đi qua eo biển Malacca để tiến vào hoạt động ở biển Đông.
Đồng thời, từ ngày 14/9 đến ngày 25/9, cuộc tập trận quân sự quy mô lớn hai năm một lần “Lá chắn dũng cảm” (Valiant Shield) của Mỹ đã được tổ chức tại vùng biển gần các đảo Guam và Mariana ở Tây Thái Bình Dương.
Tham gia cuộc diễn tập bao gồm các tàu sân bay USS Ronald Reagan, tàu đột kích USS America, tàu vận chuyển USS New Orleans, tàu đổ bộ USS Germantown cùng hơn 100 máy bay chiến đấu trong đó có máy bay ném bom B -B1 và 11.000 binh lính.
Hiện tại, quân đội Mỹ đã đồn trú ít nhất 8 máy bay ném bom B-1B ở đảo Guam. Mỗi chiếc B-1B có thể mang 24 tên lửa liên hợp không đối đất (JASSM) AGM-158, với tầm bắn hơn 1.000 km.
Nhà bình luận chính trị Thẩm Châu (Shen Zhou) cho biết, máy bay ném bom B-1B cất cánh từ đảo Guam, trong vòng vài giờ có thể đến khu vực Biển Đông nếu xảy ra xung đột.
Ngoại trưởng Trung Quốc dự tính công du Nhật
”thăm dò” tân thủ tướng Suga
Thu Hằng
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) có thể đến thăm Nhật Bản vào tháng 10/2020. Theo trang NHK ngày 27/09, ông Vương Nghị sẽ hội đàm với đồng nhiệm Nhật Bản Motegi Toshimitsu và dự kiến tiếp kiến tân thủ tướng Yoshihide Suga.
Chuyến thăm của ngoại trưởng Trung Quốc là bước tiếp theo sau cuộc điện đàm giữa thủ tướng Nhật Bản và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 25/09. Hai nhà nhà lãnh đạo nhấn mạnh đến việc duy trì trao đổi ở cấp cao nhất và hợp tác chặt chẽ hơn.
Theo phân tích của trang Nikkei ngày 28/09, chuyến công du sắp tới của ngoại trưởng Trung Quốc còn nhằm mục đích đánh giá lập trường của tân thủ tướng Nhật Bản. Dù ông Suga coi liên minh Nhật-Mỹ là trụ cột trong chính sách đối ngoại, nhưng ông cũng cho biết muốn tiếp tục đối thoại với Trung Quốc để giải quyết căng thẳng song phương, như tranh chấp quần đảo Senkaku/Điều Ngư, cũng như thảo luận về luật an ninh quốc gia mới ở đặc khu hành chính Hồng Kông…
Có thể chuyến đi của ngoại trưởng Trung Quốc sẽ diễn ra sau chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cũng dự kiến vào đầu tháng 10 để tham gia diễn đàn ngoại trưởng bộ tứ « Quad », gồm Nhật Bản, Mỹ, Úc, Ấn Độ, do Tokyo tổ chức. Vấn đề Trung Quốc có thể sẽ được nêu trong diễn đàn trên với nhiều hồ sơ như Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, tình hình chính trị ở Hồng Kông và các vấn đề liên quan đến an ninh kinh tế.
Vẫn theo nhận định của Nikkei, chính phủ của thủ tướng Suga có ý định hội đàm với các đồng minh trước tiên để hình thành một mặt trận thống nhất, sau đó cân bằng vị thế ngoại giao với Trung Quốc trong cuộc gặp song phương.
Chuyến công du Nhật Bản của chủ tịch Tập Cận Bình, bị hoãn vô thời hạn vì dịch Covid-19, không được đề cập đến trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo.
Tiếp tục làm giả video tập trận,
Trung Quốc xứng đáng cường quốc hàng giả
Phụng Minh
Trong vòng chưa đầy 1 tuần, quân đội Trung Quốc đã bị bắt gặp làm giả 2 video phô diễn sức mạnh quân sự.
Khi tình hình ở eo biển Đài Loan ngày càng căng thẳng, chính quyền Trung Quốc thường xuyên tập trận quân sự, nhưng các vụ bê bối liên tục bị phanh phui. Vào ngày 24/9, phương tiện truyền thông quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát hành một đoạn video về vụ bắn thử tên lửa, tuyên bố đó là vụ nổ 10 tên lửa đạn đạo Đông Phong, nhưng vụ phóng thử lại bị tố là giả.
Người dùng mạng phát hiện ra rằng một số đoạn phim trong đó tương tự như đoạn phim đã được quân đội Trung Quốc sử dụng trong video bắn thử tên lửa ở sa mạc Gobi cách đây 4 năm. Nó bị nghi ngờ là đã chỉnh sửa từ video “Tập trận quân sự của Lực lượng tên lửa” do CCTV phát hành vào năm 2016.
Theo Soundofhope, Weibo chính thức của “Nhật báo Quân Giải phóng” của ĐCSTQ đã phát hành một đoạn video dài 1 phút 13 giây về quá trình huấn luyện chiến đấu thực tế của Lực lượng Tên lửa tại Chiến khu phía Đông. Có thể thấy 10 tên lửa Đông Phong – 11 đã được phóng cùng lúc, phá hủy đường băng sân bay và nhà chứa máy bay, có ý tứ đe dọa Đài Loan rất lớn.
Đoạn phim được tuyên bố là “một lữ đoàn tên lửa của Binh chủng Tên lửa ở Chiến khu phía Đông, trên bãi tập thực chiến, tiến hành huấn luyện chiến đấu thực tế”, nhưng không nói rõ thời gian, địa điểm.
Nhiều cảnh trong phim tập trận quân sự mới công bố giống với video “Cuộc tập trận quân sự của Lực lượng Tên lửa” do CCTV phát hành vào tháng 12/2016. Ảnh trên là trong video mới công bố, ảnh dưới là trong video công bố cách đây 4 năm. (Ảnh chụp màn hình video)
Tuy nhiên, có những cư dân mạng tinh mắt đã tìm được một thước phim giống với cảnh quân đội ĐCSTQ bắn thử tên lửa ở sa mạc Gobi 4 năm trước. Trong các đoạn video này, có thể thấy dấu vết của việc chỉnh sửa bằng cách so sánh kỹ các bức hình.
Trước đó, quân đội ĐCSTQ đã bị bắt gặp làm giả video phô diễn sức mạnh quân sự. Tài khoản Weibo chính thức của lực lượng không quân ĐCSTQ tên “Không quân tại tuyến” đã đăng tải một đoạn video vào ngày 19/9 với tựa đề “Chiến Thần oanh tạc – 6K, xuất kích!” với nội dung mô phỏng một cuộc tập kích đường không của oanh tạc cơ – máy bay ném bom vào căn cứ quân sự trên đảo Guam của Mỹ.
Tuy nhiên, sau khi đoạn phim ra mắt đã bị cư dân mạng tinh mắt phát hiện, nhiều cảnh trong video chính là được lấy từ phim điện ảnh Mỹ.
Về điều này, nhà lập pháp Đài Loan Trần Đình Phi nói rằng, ngay cả phim tên lửa cũng có thể bị làm giả, vậy thì còn có gì Đảng Cộng sản Trung Quốc không làm giả đây?
Theo Yue Wenxiao, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch
Những trải nghiệm kinh hoàng
khi dùng WeChat của người Hoa
Phụng Minh
Tự do ngôn luận ở trên WeChat có nghĩa là cảnh sát có quyền tự do tới bắt bạn chỉ vì bạn đã chia sẻ một bài báo nước ngoài…
Đối với người Hoa ở Trung Quốc đại lục, WeChat kiểm soát hầu hết mọi thứ: Ngoài trò chuyện và liên lạc, nó còn có thể thanh toán hóa đơn; người Hoa ở nước ngoài sử dụng nó để chuyển tiền, liên hệ với người thân ở Trung Quốc hoặc thành lập “nhóm liên lạc” ở nước ngoài. Tuy nhiên, đằng sau tất cả những điều này là sự giám sát và tuyên truyền mạnh mẽ chưa từng có của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cô Lý (Joanne Li), một Hoa kiều, đã tận mắt chứng kiến điều này.
Cô Lý, người trở về từ Canada hai năm trước, đã đăng lại một bài báo của Đài Á Châu Tự do trên WeChat vào đầu năm nay, trong đó nói về sự xấu đi của quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Canada liên quan đến chủ đề bị kiểm duyệt. Ngày hôm sau, 4 cảnh sát xuất hiện trong căn hộ nơi gia đình cô sống, họ mang theo súng và khiên chống bạo động.
“Mẹ tôi đã vô cùng hoảng sợ”, cô Lý nói. “Bà tái mặt đi khi nhìn thấy họ (cảnh sát)”.
Tờ New York Times ngày 4/9 đưa tin, cảnh sát Trung Quốc đã tịch thu điện thoại di động và máy tính của cô Lý về đồn cảnh sát địa phương. Họ khóa chân cô vào một thiết bị gọi là “ghế hổ” và liên tục thẩm vấn về bài báo này và các liên hệ ở nước ngoài của cô trên WeChat, sau đó giam cô trong xà lim một đêm, và sau đó tra khảo cô nhiều lần.
Trớ trêu hơn, cô Lý nói rằng một cảnh sát ĐCSTQ thậm chí còn khăng khăng rằng Trung Quốc “bảo vệ quyền tự do ngôn luận”. Cô ấy nói, “Tôi không nói gì cả. Tôi chỉ nghĩ, quyền tự do ngôn luận là gì? Có phải là tự do kéo tôi xuống đồn cảnh sát và khiến tôi mất ngủ để tra khảo tôi không?”
Cuối cùng, cảnh sát buộc cô ấy phải viết lời thú tội và tuyên thệ ủng hộ ĐCSTQ, sau đó trả tự do cho cô.
Joanne Li. Sau khi cô chia sẻ một bài báo trên WeChat, 4 cảnh sát đã xuất hiện tại căn hộ của gia đình cô, mang theo súng và khiên chống bạo động. (Ảnh: Chụp màn hình The New York Times).
Khi WeChat trở nên phổ biến, nó đã trở thành một công cụ kiểm soát xã hội mạnh mẽ của ĐCSTQ. Các nhà chức trách của ĐCSTQ giám sát và định hướng người dân về những gì họ nói, những ai họ nói chuyện cùng và những gì họ xem.
Tháng trước, một công dân đại lục đã bị giam giữ và bị phạt chỉ vì chế giễu bằng câu “nhóm hỗ trợ chính là để nâng cao thành tích chính trị” trong nhóm WeChat. Gần đây, ngày càng có nhiều vụ việc kiểu này xảy ra ở đại lục và sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với lời nói của người dân đại lục đang leo thang, theo Soundofhope.
Theo tin tức vào ngày 14/8, một công dân của thành phố Y xuân, tỉnh Hắc Long Giang, đã thảo luận về “đội y tế địa phương đã được cử đến để hỗ trợ Hiếu Cảm, Hồ Bắc” trong một nhóm WeChat. Dưới bức ảnh của đội hỗ trợ, anh ta đã gửi một câu: “Tôi đã ở đó và tôi sẽ được thăng chức khi tôi trở lại”. Đoạn tin nhắn được khen ngợi trong nhóm WeChat, nhưng một người đã ngay lập tức để lại lời nhắn rằng: “Người huynh đệ, anh phải có trách nhiệm với những gì mình nói”.
Sau đó, công dân nói trên bị giam giữ trong 5 ngày và bị phạt 200 nhân dân tệ. Cư dân mạng bình luận rằng có thể có “mạng lưới cảnh sát chìm” trong nhóm WeChat.
John Demers, Trợ lý Bộ trưởng An ninh Quốc gia của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, gần đây đã tham dự một sự kiện trực tuyến của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Think Tank (CSIS) nói rằng WeChat được ĐCSTQ sử dụng như một công cụ giao tiếp để đảm bảo lòng trung thành của các sinh viên du học Trung Quốc đối với nó.
Ông nói rằng WeChat là “một cách để ĐCSTQ giao tiếp với người Trung Quốc tại Hoa Kỳ”. ĐCSTQ sẽ sử dụng WeChat để truyền tải một số thông điệp đến sinh viên Trung Quốc tại Hoa Kỳ để đảm bảo rằng họ không bị tiếp xúc với “các ý tưởng về tự do, dân chủ hoặc tự do tôn giáo”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp vào ngày 6/8, cấm các cá nhân và thực thể Mỹ thực hiện bất kỳ giao dịch nào với Tencent, công ty mẹ của WeChat. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực sau 45 ngày.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro ngày 31/8 tuyên bố rằng ngoài việc hạn chế TikTok và WeChat, chính quyền Trump cũng sẽ nhắm mục tiêu đến nhiều ứng dụng của Trung Quốc hơn.
Ông Navarro cho biết: “Nó sẽ được sử dụng để đánh cắp mật khẩu của bạn, và thậm chí trong một số trường hợp, nó sẽ được sử dụng để vơ vét tài sản và lừa bịp bạn. Đất nước này (Hoa Kỳ), tổng thống này (Donald Trump) sẽ không dung thứ cho điều đó”.
Nhận xét
Đăng nhận xét