Vụ án Ðồng Tâm và sự cưỡng đoạt đất đai tại Việt Nam – Nguyễn Bá Lộc
Vụ án Đồng Tâm được đưa ra xử ngày 4 tháng 9 vừa qua và kết thúc sau bốn ngày. Đây là một trong những vụ án tàn độc loại “công lý XHCN”. Dư luận trong và ngoài nước rất phẩn nộ và cực lực lên án chế độ CSVN. Vụ án có liên quan đến nhiều mặt. Nhưng căn nguyên chánh yếu đầu tiên là khía cạnh kinh tế . Đó là sự sai trái và sự lạm dụng quyền sở hữu đất đai. Tình trạng cưởng chế đất đai đã xẩy ra trong hàng chục năm qua.
1.Vụ án Đồng Tâm và căn nguyên quyền sở hữu đất đai
Trước khi trình bày sự lạm quyền của đảng và chánh quyền CS cướp đoạt đất đai của dân, tôi tóm tắt vụ án Đồng Tâm . Ngoài khía canh đạo đức chánh trị, công lý, Đồng Tâm còn là vấn đề lớn về mặt kinh tế.
Nguồn gốc của vụ án là từ sự việc chánh quyền cưởng chiếm 59 mẫu đất của người dân Đồng Tâm, ngoại ô Hà nội. Chánh quyền thu hồi đất nầy để trả lại cho quân đội (đất quốc phòng). Sau đó, Bộ Quốc phòng sẽ giao phần đất nầy cho Tập đoàn Viettel, một đại công ty điện thoại truyền thông của quân đội. Những người dân đang sinh sống trên . Bản đồ mới mà chánh quyền dựa vào đó đề yêu cầu họ phải trả đất lại là không đúng. Họ đã ở trên khu đất nầy từ nhiều đời qua. Chánh quyền thì cho là người dân chiếm đất bất hơp pháp.
Sự tranh chấp đã xấy ra từ mấy năm trước. Cho tới 2017, thì sự việc trở nên nhiều gây cấn . Dân làng cương quyết bám đất, Chánh quyền đàn áp lấy đất. Và cuối cùng vào tháng giêng 2020, chánh quyền đưa khoảng 3.000 công an vào tấn công khu dân độ 50 chục dân. ở đây vào ban đêm. Một tai họa thảm khốc xảy ra: Một dân làng, ông Lê đình Kình , 80 tuổi, là thủ lảnh tinh thần cúa nhóm dân tranh đấu . Ba công an tử thương. Nội vụ ra tòa ngày 4 tháng 9 vừa qua , xử tất cả 29 người dân với tội danh “chống đối người thi hành công vụ và tội giết người. Sau 4 ngày xét xử cho có lệ, Tòa tuyên án tử hình hai người, con trai ông Lê đình Kình, một người bị chung thân, và những người còn lại chịu án nhiều năm tù.
Dư luận trong và ngoài nước rất công phẩn, tố cáo chế độ CSVN quá tàn ác, các phiên tòa không làm đủ thủ tục, không có công lý.
Vụ Đồng Tâm một trong hàng ngàn vụ cưởng chiếm đất của chánh quyền CS từ hàng chục năm nay. Vụ án nầy cũng như nhiều vụ án đất đai khác từ mấy chục năm trước và xảy ra thường xuyên, nói lên sự sai trái quá trầm trọng về hai mặt của chế độ đất đai của CSVN. Thứ nhứt là hủy bỏ quyền tư hữu đất đai, một quyền tối thượng có từ hàng ngàn năm trước tại mọi nơi.Thứ hai là chánh quyền lạm dụng lấy đất dân nhằm trục lợi cho cán bộ có quyền.
Vụ án có nhiều mặt. Tôi chỉ nói đến khía cạnh kinh tế của quyền sở hữu đất đai. quyền tư hữu đất đai.
2.Tóm tắt luật lệ quyền sở hữu đất đai tại VN
Vài khái niệm
Sở hữu đất đai là quyền hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân từ ngàn xưa và từ khắp mọi nơi. Cho nên sự bảo vệ , sự cưởng đoạt đất đai của mỗi người , của người nầy với người khác, hay từ một chánh quyền là một xung đột đôi khi tàn khốc. Ngoài ra đất đai còn là một trong các thành tố chánh yếu cho sự phát triển kinh tế.
Vì vậy tất cả mọi quốc gia đều coi trọng Quyền sở hữu đất đai. Có luật lệ khá đầy đủ về đất đai.
Quan niệm về sở hữu đất đai tương đối đầy đủ và rõ ràng trên tuyệt đại đa số các nước. Đất đai là một phần tài sản quan trong đi liền với mỗi con người. Như trong bản tuyên ngôn Độc lập của Hoa kỳ , trong diễn văn nầy của Tổng thống Jefferson có nói “ Live, Liberty, and Estates , which I call by the general name, Property”.
Hiền pháp của tất cả môi nước, trừ nước CS, đều có ghi quyền sở hữu đất đai là thuộc về cá nhân. Ví dụ trong Hiền pháp Hoa kỳ có nói về Tài sản (Property) là căn bản của mọi thứ quyền mà chúng ta có”. Dất đai là phần quan trọng của tài sản (Propert).
Về quyền sở hữu đất đai có hai loại: Tư hữu, mỗi cá nhân hay cơ sở tư nhân có “Quyền tư hữu”. Đất đai loại công sản thuộc sở hữu Nhà nước, “chế độ công hữu”.
Quyền sở hữu có hai quyền đương nhiên đi theo là “Quyền sử dụng “ , “Quyền buôn bán ” “Quyền chuyển nhượng/ cầm cố”.
Ở nước có chế độ Dân chủ tự do thì chế độ “tư hữu” là căn bản là quan trọng. Còn chế độ CS thì chế độ công hữu” là quan trọng , là tuyệt đối.
Dù quyền tư hữu đất đai đưoợc tuyệt đối tôn trọng, như hầu hết các nước dề có luật cho phép chánh quyền có quyền trung thu trưng dụng đất tư nhân vì công ích hay an ninh quốc phòng.
VN là một nước CS, luật lệ và sự thực thi luật lệ về đất đai hoàn tòan khác chế độ tự do dân chủ.
Luật lệ “Quyền sở hữu đất đai” của VN
Căn nguyên chánh yếu của vấn nạn đất đai tại VNCS là từ nguyên tắt của chủ nghĩa Cộng sản với “chế độ công hữu” tuyệt đối . Tình trạng càng ngày càng có nhiều tai họa hơn từ khi CSVN theo đuổi nền kinh tế “Thị trường định hướng XHCN” (từ 1986).
Trước khi nói về “đại họa đất đai”, tức là những vụ cưởng chiếm đất ở VN, chúng ta cần biết qua Luật lệ về đất đai và nhữ sự lạm quyền trong khi thi hành luật lệ nầy từ sau khi CS chiếm miền Nam.
a/Các qui định của luật pháp về quyền đất đai
Trong Hiến pháp VN 2013 (căn bản là từ Hiến pháp 1992) :
Điều 53 qui định: “đất đai… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu và thống nhất quản lý…”
Điều 54 xác định:
1.”Đất đai là là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
2. Tổ chức cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất dược quyền chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”.
Luật đất đai 1993: Sau 1975, CSVN ban hành bộ luật đất đai tương đối đầy đủ. Mà trước đó ở ngoài Bắc và sau khi chiếm miền Nam hơn 10 năm thì hệ thống luật lệ còn quá nhiều thiếu sót, sự áp dụng luật lệ đối với dân chúng chánh yếu là do các nghi quyết của đảng, trong đó có luật nhà đất. Đây là thời gian hổn loạn và nhiều lạm dụng về đất đai.
Cho tới nay luật lệ về đất đai vẫn dựa trên Hiến pháp và luật 1993 với một số bổ sung sau nầy.
Ngoài hai điều qui định của luật Hiền pháp nêu trên, có thể tóm tắt một số qui định chánh của luật đất đai như sau:
Về sở hữu chủ đất đai của người dân thì không có một cá nhân nào hay tổ chức nào, là chủ miếng đất mình đang ở hay đang xử dụng khai thác. Hai đối tượng nầy được Nhà nước cấp cho chứng chỉ “Quyền sử dụng miếng đất” bằng một “Chứng chỉ”. Những người nầy có quyền trồng trọt, xây cất, hay quyền chuyển nhượng cho người khác, và cũng có quyền dùng chứng chỉ nầy để cầm cố vay tiền.
Về quyền hạn của Nhà nước trong lảnh vực đất đai có các điểm chánh: Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai (thực sự là Nhà nước là sở hữu chủ) . Đất công hay tư và các loại tài sản trên đất đều là thuộc quyền Nhà nước. Từ đó Nhà nước có rất nhiều quyền hạn về đất đai và các viên chức chánh quyền lợi dụng chức quyền để tham nhũng và làm nhiều điều sai trái khác.
Nhà nước có các quyền từ quản lý đất đai:
Quyền qui hoạch đất đai trong phạm vi lảnh thổ, khu gia cư, khu công nghiệp, khu canh tác…
Quyền lấy đất địa chủ chia lại cho từng đối tượng nông dân, với ưu tiên cho thương binh liệt sĩ (khi mới chiếm miền Nam).
Quyền cấp Chứng chỉ quyền sử dụng đất (Land user Certificate).
Quyền thu hồi đất. Chánh quyền lấy lại đất của người dân khi có nhu cầu. Đây là quyền quan trọng nhứt và xảy ra sự chống đối của dân nhiều nhứt. Vì chánh quyền các cấm lạm dụng và mưu sĩ bằng nhiều trò gian manh để chiếm đất dân qua các vụ thu đất. Luật lệ chánh quyền về mục đích thu hồi dất, tức là phải có nhu cầu hạp pháp và chánh đáng. Về mục tiêu thu hồi theo luật 1993 thi vì lý do “công ích hay an ninh quốc phòng”. Lấy đất tư để xây đường xá trường học, bịnh viện hay cơ sở quân sự, điều nầy dễ hiểu nhiều nước đã có qui định như vậy, nhưng phải rõ ràng minh bạch để tránh lạm dụng. Nhưng ở VN sự lạm dụng và lợi dụng là điều thường xảy ra. Khi luật bổ sung (2003 và 2013) thì mục tiêu thu hồi đất lại được mở rộng thêm là “vì mục tiêu phát triển kinh tế”, rồi lại thêm mục tiêu nữa “ lợi ích kinh tế xã hội công cộng”. Đó là mục đích khá mơ hồ, dễ bị lạm dụng.
Chánh quyền còn lạm dụng trong trường hợp lấy đất dân, nhứt là đất đang canh tác , để bán lại cho tư doanh làm công ty sản xuất hàng hóa hay dịch vụ thông thường hay thu hồi , chánh quyền ép giá , tức bồi thường quá thấp , rồi “ bán” lại tư doanh giá rất cao mà lại không đúng dự án cho công ích như sân golf, hí viện..
Chánh quyền có quyền phân chia đất đai những khu đất tịch thu, hay khu mới khai hoang.. cho cá nhân hay công ty tư nào có liên hệ gia đình hay “tư sản đỏ” cấu kết.
Viên chức chánh quyền còn còn bán hay giao cho tư doanh dất và nhà của công cách chuyền tay thẳng hay qua hình thức công tư hợp doanh, rồi thời gian ngắn sau chuyển hết cho tư doanh, mà không có đấu thầu công khai. Dĩ nhiên các viên chức thẩm quyền tham nhũng lớn trong vụ như vậy.
Mà toàn bộ đất đai là thuộc Chánh quyền quản lý. Nghĩa là Nhà nước là chủ điền, và dân chúng là tá điền đã được luật lệ qui định như nói ở phần trên. Trong mối tương quan đó, đưa đến các hệ luận như sau:
Chánh quyền có quyền “thu hồi” quyền sử dụng mà người dân đã được ban bố trong bất cứ mọi trường hợp kể cả đất mà mấy đời trước để lại cho con cháu đang cư trú và canh tác sanh sống.
Chánh quyền có quyền định “giá bồi thường”. Giá bồi thường rất thấp so với giá thị trường.
Chánh quyền có thể chuyển đất canh tác sang đất công nghiệp hay sang khu đất để xây dựng khu giải trí, sân thể thao..
Nhà nước còn sở hữu và quản lý đất đai , nhà cửa công sản. Nghĩa là chánh quyền có quyền sang nhượng hay cho thuê dài hạn các loại tài sản công nầy cho tư nhân. Ở VN phần lớn đều là mờ ám và sai phạm.
Ngoài ra, luật lệ đất đai VN còn có những biệt lệ có thể nói là không có nước nào như vậy trừ trường hợp là nước CS. Đó là Nhà nước giao đất đai cho quân đội, gọi là đất quốc phòng. Đây là sự lạm dụng quan trong và nhiều tai hại về kinh tế lẫn xã hội.
Biệt lệ khác là quyền sữ dụng đất đai chco các nhà đầu tư thuê đất 50 năm. Hay chánh quyền dự trù thời hạn cho thuê lên tới 99 năm tại ba Đặc khu kinh tế Vân đồn , Vân phong và Phú quốc, dù đến nay chưa ban hành luật nầy.
Trên đây là các qui định về quyền sở hữu đất đai ở VN. Cái quyền thiêng liêng và lâu đời là quyền tư hữu đất đai đã không còn trong chế độ CS. Và chề độ nầy đã lạm dụng quyền công hữu về đất đai gây ra nhiều tai họa và tệ trang xã hội, mà vụ án Đồng Tâm là một trong hàng ngàn vụ như vậy. Đó là phần tiếp theo dưới đây.
b. Nguyên do sai phạm và lạm quyền đất đai
Sai phạm về luật đát đai của VN bắt nguồn tư những nguyên nhân chánh sau đây:
Trước hết là do lý thuyết và chế độ CS. Lý thuyết chánh trị Mác Lê chủ trương xóa bỏ quyền tư hữu tài sản sản xuất. mà đất đai là một tài sản quan trọng nó đi liền với con người từ ban sơ.
Từ ngàn xưa các vua chúa cũng công nhận quyền sở hữu đát đai. CS công hữu hóa là vì mục tiêu chống bóc lột. Theo CS, khi đất đai và tài nguyên thiên nhiên nằm trong tay Nhà nước thì sự sử dụng phương tiện sản xuất công bằng hơn, dễ dàng hơn và hữu hiệu hơn cho kế hoạch phát triền kinh tế. Nhưng thực tế nguyên tắc và quan điểm trên là sai và gây nhiều hậu quả tai hại. CSVN đã lạm dụng quyền công hữu ngay từ khi nắm quyền ở ngoài Bắc và khi kéo vào chiếm đoạt miến Nam
Nguyên do thứ hai là bản chất và cơ chế của bộ máy cầm quyền CS không có tự do dân chủ. Người dân không được bầu các người làm ra luật, và bầu các lảnh đạo đất nước. Tự trong đảng suy cử ra. Mà những đảng viên đã được nhồi sọ sự căm thù tư bản, căm thù địa chủ. Và nhứt là lòng tham tham quá lớn của đảng viên khi lạm dụng và lợi dụng quyền sở hữu đất đai là cơ hội quá tốt để bọn họ làm giàu nhanh và dễ dàng , và không bị sự kiểm soát của dân. Người dân không có quyền tự do phát biểu hay binh vực quyền lợi chánh đáng của mình. Dân chúng bị dồn vào đường cùng nhiều khi phải liều mạng chống lại chánh quyền chỉ vì để bảo vệ quyền lợi chánh đáng của mình.
Nguyên nhân thứ ba là luật lệ đất đai có quá nhiều sơ hở cách cố ý tạo ra nhiều cơ hội lạm quyền. Trong bộ máy Hành chánh công quyền thì từ một nguồn gốc độc quyền đảng trị nên có sự bao che và cấu kết từ trên xuống dưới. Những vụ phanh phui tham nhũng về đất đai đưa ra trong mấy năm gần đây chỉ thể hiện sự tranh giành quyền lực trong đảng. Còn hàng chục ngàn vụ khiếu kiện về đất đai khắp cả đất nước từ hành chục năm nay đều không được chánh quyền giải quyết mà còn ngược lại người dân tranh đấu còn bị nhiều đàn áp và trừng phạt tàn nhẫn. Vụ Đồng Tâm là một điển hình.
Lý do thứ tư là do thị trường nhà đất gia tăng mạnh trong những năm từ 2000 về sau khi tư doanh phát triển, nhứt là loại tư sản đỏ cấu kết với đảng viên cao cấp để được giao cho những miếng đất rất quí giá. Và khi tư nhà đầu tư ngoại quốc vào VN nhiều, nhu cầu thuê đất đai lớn. Đặc biệt là khi người Tàu từ Trung quốc qua đầu tư mạnh ở VN, họ mua nhà và xây các khu tĩnh dưỡng, những nơi đẹp và quan trọng. Nhu cầu nhà đất gia tăng thì sự thu hồi đất, chiếm đất tư nhân càng nhiều.
Thứ năm sự sai phạm và lạm quyền càng nhiều và lộ liểu là do VN không có hệ thống pháp luật từ dân và cho dân. Không thể có công lý trong một chế độ không tôn trọng nhân quyền. Hệ thống tư pháp không công minh thì không thể có sự giảm bớt tham nhũng.
3.Thực trạng lạm quyền và sự cưởng đoạt đất đai
Các nguyên do đưa tới lạm quyền và sự cưởng chiếm đất đai qua nhiều chục năm càng ngày càng tăng, càng thảm khốc. Dưới đây là những trường hợp cụ thể điển hình của sự cưởng đoạt đất đai.
a/Các trường hợp lạm quyền và cưởng chế đất đai
Xin tóm tắt một số vụ sai phạm điển hình
Thực hiện nguyên tắc “công hữu hóa” đất đai. Điều nầy sai với luật quốc tế mà hầu hết các quốc gia công nhận quyền tư hữu. CSVN tịch thu hết các loại đất đai. Những trường hơp lớn và tàn ác như là “Cải cách ruộng đất” của địa chủ ở Bắc hồi 1956. Vụ “đánh tư sản”, chánh quyền tịch thu nhà đất của địa chủ và tư sản, và viên chức chánh quyền cao cấp hồi năm 1975 ở miền Nam, bằng hành động vô luật lệ. Đây là những vụ cướp đoạt lớn nhứt trong lịch sử VN.
Thực hiện “Qui hoạch” đất đai, từ lấy của tư nhân qua công, rồi dần từ của công chuyển qua tư ( bà con đảng viên).Qui hoạch là cơ hội có tiền.
Thực hiện chánh sách “thu hồi đất” cho mục đích công ích và rồ đến mục đích kinh tế xã hội, như vụ Thủ Thiêm, vụ Đà nẵng chánh quyền bán công ốc đất đai cho tư nhân không có đấu giá, vụ Lộc hưng (quận 6), vụ Đồng Tâm, Vụ khu đất vàng quận I và 2 TP HCM , các khu đất quí ở Hà nội cấu kết giao cho tư sản đỏ, chánh quyền bán tài sản công không qua đấu thầu cán bộ bỏ túi nhiều tiền. Các vụ nầy gây thiệt hại cho ngân sách hàng trăm triệu đô mỗi vụ. Trong lúc đó các cống rảnh ở thành phố bị ngập lụt không tiền sửa chửa. Các tham nhũng lớn bị truy ra, do các phe trong đảng đáng nhau mới lòi ra. 80% các vụ nầy liên hệ nhà đất.
Một mối nguy hiểm là trong gần đây người Tàu qua VN trú ở càng ngày càng đông. Họ tìm cách mua nhà đất. Vấn đề Hoa kiều sẽ nguy hiểm nhiều hơn trước 1975.
Một hình thức chiếm hữu dất đai rồi giao cho quân đội. Tình trạng tràn lan sau 1975. Mà chánh quyền thì sợ quân đội. Quân đội lạm lạm dụng đất đai , thay vì cho mục đích an ninh quốc phòng,
Quân đội đi giao đất cho tư doanh làm dịch vụ như sân golf, câu lạc bộ, khách sạn, quán ăn.. Điển hình là Phi trường Tân sơn nhứt bị xẻ thịt cho tư nhân kinh doanh. Phi trường cần bành trướng, nhưng chánh quyền không lấy lại được từ tay quân đội. Hiện quận đội làm kinh tế rất nhiều. Thu nhập không bỏ vào ngân sách. Và cũng không ai biết trạng thực sự thế nào.Chế độ công hữu của CS là thế.
b/ Hậu quả của sự lạm quyền và sai trái về đất đai
Về mặt tư tưởng. Đảng viên cán bộ coi đất đai là của công, thực tế không ai là chủ , không ai có trách nhiệm. Còn dân thì xem mảnh đất như là miếng ruộng vườn đi thuê. Làm sao đời nầy qua đời kia đươc, làm sao giữ mãi được, nghĩa là tạm bợ.
Về mặt kinh tế. Quyền tư hữu là quyền căn bản nhứt trong các quyền tự do và dân quyền. Khi có quyền tư hữu thì mỗi người cố gắng làm việc có hiệu quả hơn. Mặt khác khi đất đai và tài nguyên khác đều nằm trong tay nhà nước, mà lại là một chánh quyền độc tài, không hiệu năng, không vì dân, lại quá tham nhũng , quá gian trá thì tài sản đó không thể được sử dụng tốt và mang lại lợi ích kinh tế tốt cho người dân, cho nền kinh tế quốc gia.
Ngân sách thất thu. Có nhiều trường hợp thu hồi đất xong bỏ hoang hay hay chương trình xây dựng bị ngưng trệ, miếng đất đó không có hoa lợi thì số thu cho ngân sách sẽ không có. Các vụ bán đất và cơ sở công sản không qua đấu thầu gây thiệt hại cho công quỹ.
Về mặt xã hội. Tham nhũng gia tăng rất cao. Tham nhũng liên hệ đất đai chiếm tỷ lệ rát cao trong tham nhũng ở VN. Các vụ khiếu kiện về đất đai cũng là có số cao nhứt và không được giải quyết cũng nhiều nhứt. Đau khổ của dân nghèo nhiều nhứt cũng là từ đát đai. Người dân mất tin tưởng ở chế dộ.
Về mặt quốc tế. Các chiếm đoạt đất đai của dân, đánh đập dân sát hại dân vì đất đai là một vi phạm nhân quyền trầm trọng. Các cơ quan nhân quyền và nhiều chánh phủ từ lâu đã lên tiếng , đã đánh giá thấp CSVN. Từ đó có những tai hại khác trên bình diện quốc tế.
Trên mặt bang giao quốc tế, VN lệ thuộc TQ rất sâu. Chánh quyền CSVN bị TQ ép phải nhượng đất , nhựơng đảo, là một trọng tội với Tổ quốc, với tiền nhân.
Chúng tôi vừa trình bày tóm lược luật lệ và sự lạm quyền quản lý đất đai tại VN. Vụ án Đồng Tâm nói lên sự tàn độc của CS. Và đất đai là một trong những đau thương lớn nhứt của dân chúng VN dưới chế độ XHCN.
Cali tháng 9- 2020
Nguyễn Bá Lộc
Nhận xét
Đăng nhận xét