Tin khắp nơi – 30/09/2020

 Tin khắp nơi – 30/09/2020

Trước tranh luận Trump-Biden:

cử tri Mỹ có lập trường ra sao?

Trước thềm cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa ông Donald Trump và ông Joe Biden, hầu hết cử tri Mỹ, trong đó có cử tri gốc Việt, đã xác định rõ lập trường của mình trên các vấn đề chủ chốt như ghế thẩm phán tối cao, đại dịch Covid, kinh tế và tính trung thực của cuộc bầu cử.

Hiện hầu hết các cử tri Mỹ có lẽ đã chắc chắn lập trường của mình trong cuộc cạnh tranh cử giữa Tổng thống Donald Trump và cựu phó Tổng thống Joe Biden – chủ yếu là vì họ biết chắc liệu họ có muốn bầu lại đương kim Tổng thống hay không.

Trong một cuộc khảo sát của New York Times/Siena College được công bố hôm 27/9, hơn 3/4 số cử tri có thể đi bầu trên toàn quốc gọi đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong đời họ, phản ánh tình cảm mạnh mẽ của cả hai bên.

Tuy nhiên, vẫn còn một số đông trong số hàng triệu người đón theo dõi cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên diễn ra vào tối 29/9 vẫn chưa có quyết định. Có đến 10% cử tri trong cuộc vấn ý Times/Siena không bày tỏ ý kiến ủng hộ ai hoặc nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên thứ ba.

Liệu ông Trump hay ông Biden có thể tranh thủ đủ số phiếu bầu còn do dự đó để tạo ra khác biệt lớn trong cuộc đua?

Chris Wallace, người dẫn chương trình của kênh Fox News sẽ là người điều phối cuộc tranh luận đầu tiên tối ngày 29/9. Ông đã công bố sáu chủ đề chính của cuộc tranh luận: Tòa án Tối cao, dịch virus corona, tính trung thực của cuộc bầu cử, nền kinh tế, vấn đề sắc tộc và bạo lực ở các thành phố và hồ sơ chính trị tương ứng của ông Trump và ông Biden.

Dưới đây là những gì cuộc thăm dò cho biết về lập trường của người dân Mỹ đối với những vấn đề này và sự nhìn nhận của họ đối với mỗi ứng viên trên từng vấn đề, theo tổng hợp của tờ New York Times.

Ghế trống ở Tòa án Tối cao

Sau khi Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg vừa qua đời, ông Trump ngay lập tức tìm người kế nhiệm. Ông đã chọn Thẩm phán Amy Coney Barrett với có lập trường bảo thủ kiên quyết – bao gồm việc bà từng chống đối Đạo luật Chăm sóc Y tế giá phải chăng.

Các cuộc thăm dò được tiến hành ngay trước khi cái tên Barrett được công bố cho thấy cử tri muốn người chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới sẽ đề cử thẩm phán mới để thay thế cho bà Ginsburg, tức là làm theo tiền lệ được đặt ra cách đây 4 năm, khi Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo khối đa số Cộng hòa tại Thượng viện, khi đó đã từ chối tổ chức các phiên điều trần về đề cử của Tổng thống Barack Obama dành cho Merrick B. Garland trong năm bầu cử.

Năm mươi sáu phần trăm cử tri muốn vậy trong cuộc thăm dò của Times/Siena, so với 41% nói rằng ông Trump nên xúc tiến tìm người vào Tòa án Tối cao ngay bây giờ. Hai cuộc khảo sát của NBC News/Marist College ở Michigan và Wisconsin được công bố hôm 27/9 cũng cho thấy rằng đa số mong manh các cử tri ở các bang lừng chừng này cũng cho rằng ai làm Tổng thống vào tháng 11 tới sẽ có quyền đề cử cho ghế thẩm phán này.

Nhưng giờ đây do Thẩm phán Barrett đã được đề cử, cả hai ứng cử viên Tổng thống đã nói rõ rằng cuộc tranh luận này còn mở rộng ra hơn tiền lệ trước đây ở Thượng viện. Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm 27/9, ông Trump tuyên bố rằng nếu Thẩm phán Barrett được đưa vào Tối cao Pháp viện, ‘chắc chắn có thể’ phán quyết mang tính bước ngoặt năm 1973 vốn đã hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc sẽ được đảo ngược.

Một kết quả như vậy sẽ đi ngược lại ý nguyện của số người dân Mỹ ủng hộ cho phép phá thai. Trong cuộc thăm dò của Times/Siena, có nhiều hơn hai trong số ba cử tri cho biết rằng sẽ ít có khả năng họ ủng hộ ông Trump nếu ông chỉ định thẩm phán để đảo ngược phán quyết về quyền phá thai. Với cách biệt 20 điểm phần trăm, các cử tri cho biết trong cuộc thăm dò của Kaiser Family Foundation trong tháng này rằng họ tin tưởng ông Biden trên các vấn đề phá thai và kế hoạch hóa gia đình hơn là tin ông Trump.

Trong khi đó, ông Biden, người có thái độ không nhất quán trong quá khứ về quyền phá thai, đã đặt trọng tâm cấp bách hơn vào Đạo luật Chăm sóc Sức khoẻ giá phải chăng, còn được gọi là Obamacare, và đã trở nên ngày càng được sự ủng hộ của người dân ngay trong nhiệm kỳ của ông Trump. Theo nhiều cuộc thăm dò khác nhau, người Mỹ hiện có xu hướng ủng hộ Obamacare. Trong cuộc khảo sát của Times/Siena, chỉ riêng nhóm cử tri độc lập đã ủng hộ đạo luật này với tỷ lệ hơn gấp đôi người không ủng hộ. Và trong cuộc thăm dò của Kaiser, số cử tri nói ủng hộ ông Biden hơn ông Trump trong việc quyết định tương lai của Obamacare đã áp đảo hơn bên kia 13%.

Chính quyền Trump hiện đang ủng hộ một vụ kiện lên Tòa án Tối cao để tìm cách hủy bỏ Obamacare, và ông Biden đã lập luận rằng việc đưa bà Barrett vào Tối cao Pháp viện có thể đồng nghĩa với khai tử đạo luật này.

Đại dịch virus corona

Ông Biden cũng nhiều lần nhắc đi nhắc lại các hiểm họa sức khỏe của đại dịch Covid-19. “Chúng ta vẫn đang ở giữa cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua, cuộc khủng hoảng đã cướp đi trên 200.000 sinh mạngngười dân Mỹ – mỗi ngày mất đi từ 750 đến 1.000 sinh mạng,” ông Biden nói hôm 27/9. “Ấy vậy mà chính quyền Trump đang yêu cầu Tòa án Tối cao ngay bây giờ, khi tôi đang phát biểu, loại bỏ toàn bộ đạo luật Chăm sóc Y tế giá phải chăng.”

Kể từ tháng 5, đại dịch Covid là một thách thức về mặt chính trị đối với ông Trump.

Với cách biệt 15 điểm phần trăm, những người được vấn ý trong cuộc khảo sát của Times/Siena cho biết họ không tán thành cách ông Trump phản ứng với virus corona – trong số này có 50% cử tri da trắng, vốn thường nghiêng về ủng hộ ông Trump. Theo một cuộc thăm dò của NPR/PBS NewsHour/Marist College trong tháng này, 65% người Mỹ cho biết họ có xu hướng không tin vào những gì ông Trump nói về virus. Từ cuộc thăm dò này đến cuộc thăm dò khác, các cử tri luôn nhất quán nói với cách biệt hai con số rằng họ nghĩ ông Biden sẽ làm tốt hơn trong việc xử lý đại dịch.

Kinh tế

Nếu có lĩnh vực nào đó mà ông Trump có được lợi thế so với ông Biden, thì đó là kinh tế. Ngay cả khi đại dịch đã khiến các doanh nghiệp trên khắp đất nước đóng cửa hàng loạt, làm cho hàng triệu người Mỹ mất việc làm, đa số cử tri vẫn bày tỏ sự tán thành đối với cách ông Trump xử lý các vấn đề kinh tế.

Với cách biệt 12 điểm, những người được Times/Siena khảo sát đã cho ông Trump điểm cộng về thành tích kinh tế. Trong cuộc khảo sát của NPR/PBS/Marist, người ủng hộ ông Trump về cách xử lý nền kinh tế nhiều hơn người ủng hộ Biden 7 điểm phần trăm.

Ông Trump dường như có sức mạnh cho tới lúc ông có thể nhắc nhở cử tri về tình hình kinh tế trước tháng 3, trước khi dịch bùng phát. Tuy nhiên, khi kinh tế đụng với virus corona, mọi thứ trở nên khó khăn hơn.

Theo cuộc thăm dò của Times/Siena, 55% cử tri cho biết ông Trump ít nhất phải chịu một phần trách nhiệm cho suy thoái kinh tế – điều này cho thấy nhiều người Mỹ đã thất vọng như thế nào khi ông Trump không muốn điều phối một phản ứng quốc gia trước đại dịch. Bốn mươi chín phần trăm nói rằng chính phủ liên bang đã không làm đủ để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, trong khi chỉ 9% cho rằng chính phủ đã làm quá nhiều.

Và trong một dấu hiệu cho thấy người dân muốn được cứu trợ hơn nữa, 72% cử tri nói rằng họ nghĩ Quốc hội nên thông qua gói kích thích mới trị giá 2 nghìn tỷ USD sau khi thương thảo giữa hai Đảng ở Quốc hội về gói cứu trợ này đã đổ vỡ.

An ninh bầu cử

Ông Trump ngày càng đưa ra nhiều câu chuyện để gây nghi ngờ về tiến trình bầu cử – cho dù đó là nghi vấn về tính an toàn của việc bỏ phiếu qua thư hay gợi ý khuyến khích những người ủng hộ ông ở North Carolina bỏ phiếu hai lần, vốnlà một trọng tội. Ông cũng đã hạ thấp mối đe dọa mà các chính phủ nước ngoài đặt ra, nhất là Nga, vốn đang tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Năm mươi mốt phần trăm người Mỹ cho biết trong cuộc thăm dò của NPR/PBS/ Marist rằng họ nghĩ rằng ông Trump đang khuyến khích can thiệp bầu cử, so với chỉ 38 phần trăm nói rằng ông đang làm việc để làm cho cuộc bầu cử an toàn hơn. Trong một cuộc thăm dò của CNN vào tháng trước, 51% người Mỹ không tán thành cách Tổng thống xử lý các vấn đề an ninh bầu cử, trong khi chỉ có 40% tán thành.

Tuy nhiên, việc ông Trump gieo rắc nghi ngờ có thể đã mang lại hiệu quả như ông mong muốn: người Mỹ nói chung đã mất niềm tin vào tiến trình bầu cử. Trong cuộc thăm dò của CNN, chỉ có 22% nói rằng họ rất tự tin tất cả các phiếu bầu sẽ kiểm đếm đầy đủ, giảm 13 điểm so với hồi năm 2016.

Ít nhất về mặt lý thuyết, các cử tri tiếp tục ủng hộ việc mở rộng phương cách bỏ phiếu. Khi được hỏi liệu có ủng hộ tiểubang của họ cho phép phổ cập quyền bỏ phiếu qua thư vào mùa thu này hay không, 73% người Mỹ cho biết họ ủng hộ,theo cuộc thăm dò của Washington Post/Đại học Maryland vào tháng trước.

Hồ sơ của Trump và Biden

Một phần của cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên sẽ tập trung vào hồ sơ của mỗi ứng cử viên và cả hai sẽ có cơ hội để tấn công đối thủ về quá khứ.

Đối với ông Trump, đây có thể là khoảnh khắc mà công chúng sẽ săm soi hồ sơ thuế của ông và ông Biden có thể nhắc đến trong đòn công kích.

56% số người được vấn ý nói với Pew Research Center hồi tháng Sáu rằng ông Trump có nghĩa vụ công bố hồ sơ khai thuế của ông.

Còn đối với ông Biden, sự nghiệp trải dài 36 năm tại Thượng viện là đề tài dồi dào cho Tổng thống Trump tấn công – từ sự ủng hộ của ông Biden đối với dự luật tội phạm hồi năm 1994 đến việc ông bỏ phiếu phê chuẩn cuộc chiến Iraq. Nhưng ông Trump dường như có chủ ý khắc họa ông Biden là công cụ của phe cực tả, vốn phần lớn đi ngược lại những gì mà ông Biden đã thể hiện ở Thượng viện.

Ví dụ, khi người Mỹ được Pew vấn ý trong tháng này liệu họ có cho rằng ông Biden đã lên tiếng ủng hộ việc cắt bớt ngân quỹ cho cảnh sát hay không (thực ra là không), chỉ hơn một phần tư trả lời có.

Sắc tộc và bạo lực

Ông Trump đã chụp lấy các cuộc biểu tình đòi công lý cho người da màu trên khắp đất nước – và các cuộc xung đột thỉnh thoảng bùng phát – để thuyết phục cử tri rằng nếu họ bỏ phiếu cho ông Biden sẽ rất nguy hiểm.

Nhưng trong khi sự ủng hộ của công chúng đối với phong trào Black Lives Matter trong mùa hè này không còn ‘nóng bỏng’ như hồi mùa xuân, ông Trump dường như không thu được gì từ cuộc tấn công này. Khi được hỏi tin tưởng ai hơntrong việc xử lý tội phạm, các cử tri gần như đã chia đôi trong hầu hết các cuộc thăm dò. Trong cuộc thăm dò của NPR/PBS/Marist, 47% nói rằng ông Biden sẽ xử lý tội phạm tốt hơn, trong khi 44% chọn ông Trump.

Và trong cuộc thăm dò ý kiến của Đại học Monmouth vào tháng này, 61% nói rằng họ nghĩ cách ông Trump xử lý các cuộc biểu tình đã làm cho tình hình tồi tệ hơn, trong khi chỉ 24% nói rằng ông ấy đã làm mọi thứ tốt hơn. Trong khi đó, 45% cho rằng ông Biden sẽ xử lý tình huống tốt hơn và chỉ 28% có ý kiến ngược lại.

‘Nghe và kiểm chứng’

“Tôi chỉ mong muốn nghe các ứng viên trình bày cách xây dựng nền tảng cho quốc gia Hoa Kỳ được thịnh vượng và đời sống người dân được ấm no cũng như đảm bảo tất cả các quyền sống và nhân quyền của người dân,” một cử tri Mỹ gốc Việt từ New York chia sẻ với VOA trong lúc nôn nóng chờ đợi cuộc tranh luận Trump-Biden diễn ra vào tối 29/9.

Ông Nguyễn Văn Tánh, cũng là Chủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ, cho biết hiện giờ trong đầu ông ‘đã có một chút đường hướng sẽ bầu cho ai’ nhưng ông sẽ đợi nghe hết phiên tranh luận mới có quyết định dứt khoát.

“Mấy ông trình bày như thế nào thì chúng tôi lắng nghe và tìm hiểu những dữ kiện, lời nói có chính xác hay không và có đúng với việc làm của các ông hay không,” ông Tánh nói.

Hiện giờ tổ chức cộng đồng do ông làm chủ tịch đang ‘vận động thành viên ở các tiểu bang kêu gọi người gốc Việt đi bầu đông đảo để nói lên chính kiến của mình’, ông cho biết và cũng lưu ý rằng ông ‘không vận động bầu cho bất cứ ứng viên nào cả’.

Ông Tánh cho biết ‘rất đau lòng’ về sự chia rẽ và công kích giữa hai phe người Việt ủng hộ ông Trump và ông Biden trong thời gian gần đây.

“Dù gì đi chăng nữa, mỗi người chúng ta đều có quyền có ý kiến của riêng mình, có quyền bất đồng chính kiến, có quyền đi biểu tình nói lên tiếng nói của mình,” ông giãi bày. “Không nên có những lời nói hay hành động thô bỉ chỉ gây tác hại cho đất nước mà thôi.”

Ông Tánh tin tưởng rằng dù ai thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 ‘cũng phải lo cho người dân và tuân thủ Hiến pháp Mỹ’.

https://www.voatiengviet.com/a/tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-tranh-lu%E1%BA%ADn-trump-biden-c%E1%BB%AD-tri-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-l%E1%BA%ADp-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ra-sao-/5602540.html

 

Ông Trump đối mặt ông Biden

trong vòng tranh luận đầu tiên

Ken Bredemeier

Tổng thống Cộng hòa Donald Trump và đối thủ Dân chủ, cựu phó Tổng thống Joe Biden, sẽ tranh luận vào tối thứ Ba 29/9, năm tuần trước cuộc bầu cử 3/11. Đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong 3 cuộc đối mặt tay đôi dự trù trong tháng tới.

Sự kiện tại thành phố Cleveland, Ohio, diễn ra trong lúc ông Biden vẫn giữ lợi thế 7 điểm phần trăm so với ông Trump trong nhiều tuần thăm dò trên toàn quốc, đe dọa biến ông Trump thành Tổng thống thứ ba trong 4 thập niên qua thất cử trong nhiệm kỳ thứ nhì tại Tòa Bạch Ốc.

Tuy nhiên cuộc chạy đua đang khít khao tại một số tiểu bang chiến trường quan trọng, nêu lên khả năng là ông Trump có thể lại thua phiếu phổ thông như hồi 2016 trước ứng viên Dân chủ Hillary Clinton- nhưng vẫn thắng phiếu cử tri đoàn của những tiểu bang rất quan trọng để tuyên bố thắng lợi.

Dự trù có khoảng 100 triệu người Mỹ xem hai đối thủ tranh cử Tổng thống đối đầu trong 90 phút trong một sự kiện được truyền hình và đưa lên mạng rộng rãi. Hai ứng viên Tổng thống sẽ trả lời những câu hỏi của nhà báo kênh Fox News Chris Wallace với khoảng 100 người chứng kiến trực tiếp. Cho đến nay hai ứng cử viên chưa bao giờ xuất hiện cùng nhau.

Ông Wallace nói ông sẽ đưa ra những câu hỏi về 6 đề tài mỗi 15 phút: thành tích của ứng cử viên; đại dịch virus corona đã giết chết hơn 204.000 người Mỹ nhiều nhất thế giới; việc ông Trump đề cử thẩm phán bảo thủ Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện; kinh tế Mỹ suy sụp vì đại dịch; tính trung thực của cuộc bầu cử; và vấn đề “chủng tộc và bạo động” tại các thành phố Mỹ.

Một đề tài cuối cùng quan trọng chắc chắn cũng là trọng tâm: tờ New York Times ngày 17/9 loan tin tỉ phú Trump chỉ trả 750 đô la tiền thuế liên bang trong năm 2016, năm ông tranh cử Tổng thống và năm 2017 năm đầu tiên ông đảm nhận chức vụ.

Bản tin nêu chi tiết cách thức ông Trump, người thường khoe khả năng kinh doanh, đã khai lỗ hàng triệu đô la.

Ông Trump gọi tường trình của New York Times “hoàn toàn là tin thất thiệt,” nhưng chiến dịch của ông Biden ngày 27/9 nhấn mạnh đến điểm này để lập luận rằng ông Trump thiếu đồng cảm với người lao động Mỹ, những người mà ông tuyên bố tranh đấu cho họ.

Vài giờ trước cuộc tranh luận, ông Biden và bà Jill vợ ông, đã công bố bản khai thuế năm 2019 cho thấy hai ông bà đóng gần 300.000 đô la tiền thuế.

Ông Trump chưa công bố hồ sơ khai thuế, nói rằng ông đang bị kiểm toán.

Trong những chiến dịch tranh cử trước đây, các cuộc tranh luận Tổng thống thỉnh thoảng chứng tỏ có vai trò trọng yếu đối với kết quả chung cuộc, nhưng năm nay có như vậy hay không vẫn còn là câu hỏi chưa được giải đáp. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy 90% cử tri đã quyết định và không có ý thay đổi lựa chọn.

Bỏ phiếu sớm đã bắt đầu tại nhiều tiểu bang, thỉnh thoảng có những dòng người xếp hàng dài chờ bỏ phiếu. Hàng triệu người khác yêu cầu hay đã được gởi phiếu bầu qua bưu điện để giãn cách xã hội trong Ngày Bầu cử giữa đại dịch virus corona.

Ông Trump đã tuyên bố, nhưng không đưa ra bằng chứng, là việc bỏ phiếu bằng đường bưu điện gia tăng trong năm nay sẽ đưa đến bầu cử “gian lận” chống lại ông, và ông từ chối cam kết về một cuộc chuyển quyền ôn hòa trong ngày tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào tháng 1/2021 nếu ông Biden đắc cử.

Những đề tài ông Wallace chọn cho cuộc tranh luận phản ánh tin tức trong ngày tại Mỹ, dù những người chỉ trích cho rằng mô tả của ông Wallace về chủng tộc và bạo động tại Mỹ phản ánh lập luận của ông Trump là biểu tình chống cảnh sát bạo hành sắc dân thiểu số trong những tháng gần đây được lãnh đạo bằng “những tay côn đồ,” những kẻ bạo loạn và vô chính phủ.

Phe Dân chủ ủng hộ ông Biden nói rằng thay vào đó, cuộc tranh luận nên nhắm vào nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống tại Mỹ và sự công nhận ở nội địa về các mối quan hệ chủng tộc. Các mối quan hệ này trở thành tâm điểm chú ý từ cái chết của một người đàn ông da đen tên George Floyd trong lúc ông này bị cảnh sát khống chế tại Minneapolis, Minnesota, hồi tháng 5, và cái chết của những người da đen khác trong tay cảnh sát.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-trump-%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-%C3%B4ng-biden-trong-v%C3%B2ng-tranh-lu%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn/5602946.html

 

Trump bảo Biden: ‘Joe, tôi làm trong 47 tháng

hơn ông làm trong 47 năm’

Triệu Hằng

Biden: “Ông là tổng thống tệ nhất nước Mỹ”, Trump: “Ô này, Joe, để tôi bảo ông biết, trong 47 tháng tôi đã làm được nhiều hơn những gì ông đã làm trong 47 năm”.

Đoạn hội thoại trên xuất hiện trong đêm tranh luận tổng thống Mỹ vào hôm thứ Ba (giờ Mỹ) giữa đương kim tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và ứng viên Dân chủ Joe Biden. Tờ Western Journal bình luận, điều ông Trump nói với ông Biden là “một trong những câu đáng nhớ nhất của Trump” trong vòng tranh luận đầu tiên giữa hai người. Phản pháo của ông Trump được đưa ra sau khi ông Biden cáo buộc ông Trump là tổng thống tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Câu nói của ông Trump nhanh chóng được lan tỏa và được giới quan sát xem đây là một pha ghi điểm của Trump.

Trong lúc hai người đang tranh luận về hướng tốt nhất cho nền kinh tế và Biden hứa hẹn kế hoạch của ông sẽ tái sinh nền kinh tế với việc tập trung vào người lao động và sẽ bao gồm việc loại bỏ các chính sách cắt giảm thuế của Trump.

“Nhưng tại sao ông không làm điều đó trong 25 năm qua”, Trump hỏi.

“Bởi vì lúc đó ông chưa phải là tổng thống để làm rối tung mọi thứ”, Biden nói, và thêm rằng: “ông là tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ từ trước đến nay”.

“Ô này, Joe, để tôi bảo ông biết, Joe, trong 47 tháng tôi đã làm được nhiều hơn những gì ông đã làm trong 47 năm”, Trump trả lời.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trump-bao-biden-joe-toi-lam-trong-47-thang-hon-ong-lam-trong-47-nam.html

 

Ông Trump phản pháo Biden về đại dịch Covid

 trong cuộc tranh luận đầu tiên

Lục Du

Tổng thống Trump và đối thủ Joe Biden đã có màn “đấu khẩu” kịch tính trong cuộc tranh luận đầu tiên vào tối thứ Ba (29/9, giờ Mỹ) trước khoảng 80 cử tọa ở Đại học Case Western ở Cleveland, Ohio trong khuôn khổ chương trình tranh cử tổng thống Mỹ 2020.

Hai ứng cử viên đã công kích nhau trên nhiều vấn đề từ chính sách kinh tế đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Về đại dịch Covid, ông Trump nói rằng “Chúng tôi đã xây dựng nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử, [nhưng] chúng tôi [phải] đóng cửa nó vì bệnh dịch ở Trung Quốc”, ông Trump nói.

Biden đã đặt câu hỏi về sự lãnh đạo của Tổng thống Trump về đại dịch Covid, đã giết chết hơn 200.000 người Mỹ, nói rằng ông Trump đã hoảng sợ và không bảo vệ được người Mỹ vì ông quan tâm nhiều hơn đến nền kinh tế.

“Rất nhiều người đã chết và nhiều người nữa sẽ chết trừ khi ông ta trở nên thông minh hơn, nhanh hơn rất nhiều”, Biden nói.

Ông Trump phản đối Biden bằng cách sử dụng từ “thông minh”. “Ông tốt nghiệp thấp nhất hoặc gần như thấp nhất trong lớp. Đừng bao giờ dùng từ thông minh với tôi. Đừng bao giờ sử dụng từ đó”.

Ông Trump bảo vệ cách tiếp cận của mình đối với đại dịch và nói “chúng tôi đã làm rất tốt”. “Nhưng tôi nói với ông, Joe, ông có thể không bao giờ làm được điều mà chúng tôi đã làm. ông không có nó trong máu của mình”.

Tổng thống Trump nói rằng Hoa Kỳ đạt được các “kỷ lục trong kinh doanh” và cáo buộc Biden lấy cơ đại dịch để đóng cửa đất nước một lần nữa. “Ông ta sẽ phá hủy đất nước này”, ông Trump nói.

Ông Trump nói rằng hàng triệu người sẽ chết nếu Biden thực hiện các biện pháp ứng phó với đại dịch theo kiểu của mình. Ông nói rằng Biden gọi việc cấm các chuyến bay từ Trung Quốc là hành động bài ngoại, nhưng thực chất lệnh cấm này đã cứu sống hàng nghìn người.

Hôm 22/9 (giờ Mỹ) Tổng thống Trump đã có bài phát biểu trực tuyến hơn 7 phút tại phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong bài phát biểu này ông cũng dành nhiều thời lượng để nói về đại dịch Viêm phổi Vũ Hán.

Ông cho biết: “Tại Mỹ, chúng tôi đã thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ nhất kể từ sau Thế chiến II. Chúng tôi đã sản xuất nhanh số lượng máy thở kỷ lục, tạo ra nguồn cung dồi dào để chia sẻ với bạn bè và đối tác trên thế giới. Chúng tôi đi tiên phong trong các phương pháp điều trị cứu người, giảm tỷ lệ tử vong 85% kể từ tháng 4”.

“Nhờ nỗ lực của chúng tôi, ba loại vắc xin đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng. Chúng tôi đang sản xuất hàng loạt để có thể phân phối ngay lập tức khi hoàn tất”, Ông Trump cho biết thêm.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/ong-trump-phan-phao-biden-ve-dai-dich-covid.html

 

Đang làm rõ cáo buộc gian lận bầu cử

của nghị sĩ Đảng Dân chủ Hoa Kỳ

Tâm Thanh

Sở cảnh sát Minneapolis ở bang Minnesota đang điều tra một cáo buộc do tổ chức tin tức cánh hữu Project Veritas đưa ra, cho rằng những người có liên hệ với Nghị sĩ đảng Dân chủ Ilhan Omar đang tham gia thu thập phiếu bầu bất hợp pháp trước thềm bầu cử, theo Washington Times.

“Sở Cảnh sát Minneapolis đã biết về cáo buộc thu thập phiếu bầu. Chúng tôi đang điều tra tính xác thực của những cáo buộc này. Hiện chưa có thêm thông tin nào về việc này”, cảnh sát cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai (28/9).

Video mới nhất của tổ chức Project Veritas về việc thu gom phiếu bầu bất hợp pháp đã lan truyền trên mạng xã hội. Video này cho thấy một người đàn ông nói tiếng Somali nói với một người đàn ông khác cách điền vào biểu mẫu đăng ký cử tri hoặc đơn xin bỏ phiếu vắng mặt, sau đó trả cho anh ta 200 đô la “tiền tiêu vặt”.

Chủ tịch Dự án Veritas, James O’Keefe nói rằng ông đã nhận được cảnh quay bí mật, nhưng chưa xác định được nguồn gốc. Video mới nhất cũng bao gồm một cuộc trò chuyện được ghi lại với một người đàn ông được xác định là người thu hoạch phiếu, người này nói rằng anh ta được trả 800 đô la cho lá phiếu của mình và nói thêm, “chúng tôi không quan tâm nếu [nó] bất hợp pháp”.

Anh và một người đàn ông được xác định là thành viên Đảng Dân chủ-Nông dân-Lao động Minnesota nói rằng những người thu hoạch phiếu bầu sẽ đi cùng cử tri vào gian hàng dưới vỏ bọc là người phiên dịch, sau đó chỉ cho họ cách bỏ phiếu hoặc tự đánh dấu vào các lá phiếu.

Liban Mohamed, anh trai của Ủy viên hội đồng thành phố Minneapolis mới được bầu là Jamal Osman, đã khoe khoang trên Snapchat về việc có 300 lá phiếu của những người không đi bầu được trong xe của anh ấy, như trong video.

Hai trong số những người trên video cho biết hoạt động được điều hành bởi một thành viên hàng đầu trong chiến dịch của bà Ilhan Omar, trong khi phía Omar phủ nhận các hành vi sai trái, nói rằng “việc khuếch đại một chiến dịch phối hợp của cánh hữu để vô hiệu hóa một cuộc bầu cử tự do và công bằng vào mùa thu này, làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta”.

Thu hoạch phiếu bầu – việc thu thập và vận chuyển các lá phiếu của người vắng mặt – là hợp pháp ở Minnesota, nhưng giới hạn là mỗi người chỉ được cầm 3 lá phiếu của cử tri vắng mặt. Việc điền phiếu bầu cho người khác và trả tiền mua phiếu bầu là bất hợp pháp theo luật liên bang. Nhưng theo một báo cáo của Fox9, Tòa án Tối cao của bang này gần đây đã bỏ phiếu thông qua trong tháng 9 rằng, không có hạn chế về số lượng phiếu bầu mà bất cứ cá nhân nào thu gom được.

Chỉ còn 5 tuần nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, dự kiến tỷ lệ vắng mặt và số phiếu bầu được gửi qua đường bưu điện ​​sẽ tăng vọt.

Tổng thống Trump đã kêu gọi Bộ Tư pháp điều tra những cáo buộc này, bao gồm cả cáo buộc lấy tiền mặt để đổi lấy phiếu bầu. Luật pháp liên bang nghiêm cấm chi tiền để kêu gọi mọi người bỏ phiếu hoặc đăng ký bỏ phiếu cũng như đe dọa cử tri.

Hôm Chủ nhật (27/9), Tổng thống Trump cho biết: “Điều này là hoàn toàn bất hợp pháp. Tôi hy vọng rằng công tố viên liên bang của Minnesota sẽ tiến hành thẩm tra nghiêm túc vấn đề này và nhiều hành vi sai trái khác của cô ta (Ilhan Omar). Tại sao cần phải làm điều này? Bởi vì chúng tôi sẽ giành được thắng lợi ở Minnesota nhờ hành vi của cô ta và việc thực thi pháp luật của chúng tôi. Chúng tôi đã bảo vệ thành phố Minneapolis và vùng Iron Range”.

Đoạn video của Project Veritas cho biết lãnh đạo cộng đồng địa phương, ông Omar Jarmal – Chủ tịch Tổ chức Quan sát Somali, thành phố Minneapolis đã tiết lộ hành vi dính líu đến tham nhũng của Ilhan Omar.

Ông Omar Jamal nói: “Đây là một bí mật đã được công khai. Cô ta (Ilhan Omar) sẽ cố gắng hết sức để có thể được bầu, và cô ấy có hàng trăm người đang làm những điều này trên đường phố”.

Ông nói thêm: “Nếu bạn coi thường các quy định của pháp luật, để tham nhũng và gian lận trở thành bình thường, như thế sẽ rất không hay, bởi Hoa Kỳ cũng sẽ không còn là Hoa Kỳ nữa”.

Ngoài ra còn có một đoạn video được đăng tải cho thấy một người thu gom phiếu bầu nói rằng có người đã cho anh ta tiền bảo anh ta đi thu gom phiếu bầu. Một người thu gom phiếu bầu khác thì khoe rằng anh ta đã thu gom được cho một quan chức địa phương tổng cộng lên đến 300 phiếu bầu.

Tổ chức Project Veritas cũng tuyên bố rằng, họ biết được từ một cựu nhân viên công tác chiến dịch tranh cử rằng, nhóm vận động của Ilhan Omar đã trả tiền cho cử tri để đổi lấy phiếu bầu. Người này cũng cho biết, trước cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Minnesota ngày 8/8, những người thu gom phiếu đã lấy đi mỗi một lá phiếu từ khu chung cư dành cho người cao tuổi ở thành phố Minneapolis.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-lam-ro-cao-buoc-gian-lan-bau-cu-cua-nghi-si-dang-dan-chu-hoa-ky.html

 

Nhân viên chiến dịch Biden bang Texas

thông đồng giả mạo các phiếu bầu qua thư

Hương Thảo

Gian lận bỏ phiếu qua thư đến từ chính những nhân viên chiến dịch tranh cử của ông Biden.

Trong những công bố tuyên thệ gây sốc, một cựu nhân viên FBI và một cựu cảnh sát tiết lộ rằng giám đốc chính trị bang Texas của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, ông Dallas Jones và những người dưới quyền của ông đã giả mạo các lá phiếu bằng cách tự mình điền vào chúng, theo National File ngày 28/9.

Hai cựu quan chức thực thi pháp luật đóng vai trò là điều tra viên tư nhân, tuyên bố có tài liệu, video và nhân chứng, bằng chứng về việc giả mạo phiếu bầu sử dụng danh tính người chết, người vô gia cư và cư dân viện dưỡng lão.

Một phần trong bản tuyên thệ của Mark A. Aguirre có đoạn:

“Tôi là một đội trưởng đã về hưu của Sở Cảnh sát Houston, tôi hiện là một điều tra viên tư nhân”.

“Tôi hiện đang tham gia vào một cuộc điều tra liên quan đến một kế hoạch thu hoạch phiếu bầu gian lận trên phạm vi rộng ở Quận Harris nhằm mục đích làm hỏng các cuộc bầu cử trong khu vực Quận Houston/Harris. Kế hoạch này liên quan đến việc gian lận cử tri trên quy mô lớn”.

“Dựa trên các cuộc phỏng vấn, xem xét tài liệu và thông tin khác, tôi đã xác định được các cá nhân phụ trách kế hoạch thu thập phiếu bầu. Những cá nhân này bao gồm nhà tư vấn chính trị Dallas Jones, người gần đây đã được chiến dịch của Joe Biden thuê để giám sát sáng kiến ​​của họ ở Hạt Harris”.

“Thượng nghị sĩ bang Texas quận 13 Borris Miles, người tiếp tay cho Jones, cố vấn chính trị Gerald Womack, và Ủy viên quận 1 Harris Rodney Ellis. Một trong những công ty mà các cá nhân này đang sử dụng làm bình phong cho hoạt động này là AB Canvassing, mặc dù còn có những người khác đã được xác định mà chúng tôi đang điều tra”.

“Tôi có trong tay những cuộc phỏng vấn băng ghi âm bằng video của các nhân chứng xác thực những người nói trên đã huy động những nhóm người tiến hành điền hàng nghìn lá phiếu vắng mặt để gửi qua đường bưu điện, bao gồm cả việc điền lá phiếu cho những người đã qua đời”;

“[Họ] đi vào viện dưỡng lão một cách trái phép, với sự đồng lõa của nhân viên viện, để điền và giả mạo chữ ký của những người cư trú trong viện dưỡng lão; đăng ký cho những người vô gia cư bỏ phiếu sử

dụng địa chỉ của người thu thập phiếu bầu, sau đó điền vào lá phiếu và giả mạo chữ ký của người vô gia cư”.

“Hai nhân chứng nói với tôi rằng có hai cá nhân làm việc tại Văn phòng Thư ký Quận Harris, những người biết về các lá phiếu bất hợp pháp, đã giúp tạo điều kiện và che giấu việc xử lý các lá phiếu bất hợp pháp và trộn chúng vào cùng các lá phiếu hợp pháp”, một điều tra viên cho biết.

Bản tuyên thệ đã được nộp riêng lên Tòa án Tối cao Texas vào ngày 28/9 và là một phần của vụ kiện tập thể chống lại Quận Harris và tiểu bang của Texas do một số công dân, bao gồm MD Steven Hotze đệ trình.

Một điều tra viên tư nhân khác, ông Charles F. Marler, trước đây làm việc cho FBI với tư cách là Chuyên gia Điều tra thực hiện các hoạt động bí mật nhằm vào các mục tiêu gián điệp và khủng bố.

Bản tuyên thệ của ông Marler cho biết:

“Vào tháng 12/2019, có hai người từng chứng kiến ​​hoạt động thu thập phiếu bầu bất hợp pháp ở Hạt Harris đã tiếp cận tôi. Kể từ thời điểm đó, tôi đã điều tra hoạt động thu thập phiếu bầu bất hợp pháp.… Một nhân viên của Ủy ban Ellis, Tyler James, đã khoe khoang rằng ông ta có thể đảm bảo rằng, hoạt động thu thập phiếu bầu bất hợp pháp, với sự trợ giúp của các lá phiếu gửi hàng loạt qua thư, có thể thu thập hơn 700.000 lá phiếu trong số đó”.

Những bất thường đối với các lá phiếu gửi qua thư là rất nhiều, liên quan đến một số khu vực của đất nước và được quy cho Đảng Dân chủ như trong trường hợp này.

Một báo cáo gần đây của Dự án Veritas tiết lộ rằng nữ dân biểu cánh tả Ilhan Omar của bang Minnesota cũng viện đến phương thức thu thập phiếu bầu bất hợp pháp.

Ngoài ra, họ mang các trợ lý từ những nơi khác đến để bỏ phiếu ở bang Minnesota, những người cuối cùng sẽ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, dưới sự kiểm soát gần như không tồn tại của các quan chức bầu cử.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-vien-chien-dich-biden-bang-texas-thong-dong-gia-mao-cac-phieu-bau-qua-thu.html

 

CDC: Số ca nhiễm COVID trong giới trẻ Mỹ tăng

Các ca nhiễm COVID trong giới trẻ tăng đều đặn tại Mỹ trong những tuần gần đây trong lúc các trường đại học tái mở cửa. Điều này chứng tỏ nhóm này cần có nhiều biện pháp hơn để ngừa lây lan COVID, một cơ quan y tế Mỹ nói.

Các trường đại học muốn mở cửa trở lại cho học trực tiếp cần phải thi hành những bước giảm thiểu như mang khẩu trang và giãn cách xã hội để chặn virus lây lan trong người trẻ, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nói trong phúc trình.

Từ ngày 2/8 đến 6/9, các ca COVID hàng ngày trong số những người tuổi từ 18 đến 22 tăng 55,1%.

Khu vực đông bắc báo cáo tăng 144% các ca COVID, trong khi các ca ở miền trung tây tăng 123,4%, phúc trình nói.

Việc gia tăng số ca nhiễm không chỉ do xét nghiệm tăng mà có thể liên kết với việc một số trường đại học tái tục học trực tiếp, các nhà nghiên cứu CDC nói. Họ cho biết lây nhiễm cũng có thể xảy ra trong số người trẻ không học đại học.

Các phúc trình trước xác nhận người trẻ ít tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, báo cáo của CDC nói.

https://www.voatiengviet.com/a/cdc-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-covid-trong-gi%E1%BB%9Bi-tr%E1%BA%BB-m%E1%BB%B9-t%C4%83ng/5602974.html

 

Dân New York sẽ bị phạt nếu không mang khẩu trang

Thành phố New York sẽ phạt tiền những ai không chịu mang khẩu trang trong lúc tỉ lệ xét nghiệm dương tính COVID vượt quá 3% lần đầu tiên sau nhiều tháng, thị trưởng Bill de Blasio tuyên bố ngày 29/9.

Ngoài New York, 28 tiểu bang khác cũng chứng kiến các ca nhiễm mới gia tăng trong hai tuần qua, và số người nhập viện vì COVID đang gia tăng tại một vài tiểu bang trung tây.

Giới chức thành phố New York thoạt đầu sẽ phát khẩu trang miễn phí cho những ai bị bắt gặp không mang khẩu trang tại nơi công cộng. Nếu người đó từ chối sẽ bị phạt một số tiền, thị trưởng cho biết.

Quy định mới áp dụng rộng trên toàn thành phố. Văn phòng thị trưởng chưa cho biết lực lượng nào sẽ thực thi lệnh phạt và tiền phạt là bao nhiêu.

Tỉ lệ xét nghiệm dương tính với virus corona hàng ngày trên toàn thành phố là 3,25%, theo dữ liệu tạm thời, lần đầu tiên vượt quá 3% kể từ tháng 6.

Vào tháng 4, khi thành phố là trung tâm đại dịch toàn cầu, hơn 5.000 người xét nghiệm dương tính mỗi ngày so với một vài trăm hiện nay dù lúc này xét nghiệm được thực hiện rộng rãi hơn.

Thành phố cho biết sẽ lại đóng cửa trường học nếu tỉ lệ nhiễm trung bình bảy ngày là 3% trở lên.

Kế hoạch cho phép 25% thực khách ăn uống trong nhà hàng vẫn được tiến hành như dự định từ ngày 30/9, thị trưởng cho biết.

Tại những nơi khác, trong 7 ngày qua, Missouri, Nebraska, North Dakota, South Dakota và Wisconsin báo cáo số bệnh nhân COVID phải nhập viện tăng cao kỷ lục.

https://www.voatiengviet.com/a/d%C3%A2n-new-york-s%E1%BA%BD-b%E1%BB%8B-ph%E1%BA%A1t-n%E1%BA%BFu-kh%C3%B4ng-mang-kh%E1%BA%A9u-trang/5602962.html

 

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích

hồ sơ tôn giáo của Trung Quốc ở Rome

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 30/9 công kích hồ sơ tự do tôn giáo của Trung Quốc trong chuyến thăm Rome mà Reuters nhận định là đã bị phủ bóng bởi việc ông từng chỉ trích Vatican theo đuổi mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh.

Hãng tin Anh dẫn lời ông Pompeo nói tại một sự kiện do Đại sứ quán Mỹ ở Vatican tổ chức rằng “không nơi nào mà tự do tôn giáo bị tấn công nhiều hơn là ở Trung Quốc”.

Ngoại trưởng Mỹ được Reuters dẫn lời nói thêm rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách “dập tắt ngọn đèn tự do… trên quy mô kinh hoàng”.

Tin cho hay, ông Pompeo cũng lên án cách Bắc Kinh đối xử với người Hồi giáo Uighur thiểu số, và nói rằng tất cả các nhóm tôn giáo đều đối mặt với sự đàn áp.

Theo Reuters, Trung Quốc đã nhiều lần bảo vệ hồ sơ nhân quyền của nước này và bác bỏ bất kỳ sự đối sử tệ bạc nào đối với người Uighur.

Hãng tin Anh cũng đưa rằng các quan chức Vatican tuần trước bày tỏ bất ngờ vì trước chuyến thăm dự kiến tới Rome, ông Pompeo đã đăng một bài viết trên một tạp chí Công giáo mà hãng này nói là “bảo thủ”, chỉ trích Vatican có kế hoạch làm mới một thỏa thuận kéo dài hai năm với Bắc Kinh.

Ông Pompeo dự kiến ngày 1/10 sẽ hội đàm với Hồng y Pietro Parolin, nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican. Giáo hoàng Francis gặp Pompeo khi ông đến Ý năm ngoái nhưng không có cuộc gặp nào như vậy được lên lịch vào khoảng thời gian này.

https://www.voatiengviet.com/a/ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-m%E1%BB%B9-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-h%E1%BB%93-s%C6%A1-t%C3%B4n-gi%C3%A1o-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-%E1%BB%9F-rome/5603433.html

 

Cơ quan Di trú Mỹ lập kế hoạch thực thi pháp luật

 nhắm vào người nhập cư bất hợp pháp

Triệu Hằng

Chính quyền Trump đang chuẩn bị cho một loạt các hoạt động thực thi an ninh di trú nhắm vào nhập cư bất hợp pháp tại ít nhất ở 3 thành phố “trú ẩn”, Fox News dẫn nguồn thạo tin cho biết hôm 29/9.

Theo Fox News, hoạt động của cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) sẽ tiến hành ở các bang California, Denver và Philadelphia, và nhiều khả năng bao gồm các thành phố và khu vực khác trên toàn quốc.

Tờ Bưu điện Washington đưa tin đầu tiên về các hoạt động này, có thể chúng sẽ diễn ra ngay trong tuần này tại California. Quyền Bộ trưởng An ninh nội địa Chad Wolf có thể đi đến ít nhất một trong những khu vực đó, tờ báo nói.

“Chúng tôi không bình luận về bất kỳ vấn đề nhạy cảm nào của việc thực thi pháp luật có thể gây tác động bất lợi tới các viên chức và công chúng”, một đại diện phát ngôn của ICE nói trong một tuyên bố. “Tuy nhiên, hàng ngày, như một phần của các hoạt động thường lệ, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ nhắm mục tiêu và bắt giữ những người nước ngoài phạm tội và những cá nhân vi phạm luật nhập cư quốc gia”, Fox News dẫn lời.

Các thành phố “trú ẩn” (sanctuary city) hạn chế hoặc cấm cơ quan thực thi pháp luật địa phương hợp tác với các quan chức nhập cư liên bang, và đặc biệt là các lệnh giam giữ của ICE (ICE detainer)

Những người ủng hộ chính sách như vậy cho rằng nó giữ an toàn cho cộng đồng bằng cách khuyến khích sự hợp tác giữa những người nhập cư bất hợp pháp và cảnh sát. Tuy nhiên, những người phản đối

cho rằng, nó dẫn đến kết quả là những người nhập cư bất hợp pháp phạm tội lại được trả tự do, và nêu ra những ví dụ về những người nhập cư bất hợp pháp phạm tội.

Tổng thống Trump đã đưa vấn đề thực thi an ninh nhập cư trở thành một phần quan trọng trong chiến dịch năm 2016 của mình, và cả tình trạng nhập cư bất hợp pháp ở biên giới cũng như ở trong chính nước Mỹ đã được trấn áp.

Đầu tháng này, ICE thông báo rằng họ đã bắt giữ hơn 2.000 người nhập cư bất hợp pháp từ 20 quốc gia trong một loạt các hoạt động vào tháng 7 và tháng 8. Đại đa số người bị bắt giữ có tội danh hoặc tiền án. ICE cho biết, khoảng 85% người nhập cư bị bắt trong các hoạt động thực thi pháp luật kéo dài từ ngày 13/7 đến 20/8 là những người có án tích hoặc là những tội phạm đang chờ xử lý vì các tội như ngộ sát, tấn công, bạo lực gia đình, tống tiền, cướp giật, tội phạm tình dục với trẻ vị thành niên và các tội phạm khác.

https://www.dkn.tv/the-gioi/co-quan-di-tru-my-lap-ke-hoach-thuc-thi-phap-luat-nham-vao-nguoi-nhap-cu-bat-hop-phap.html

 

New York Times từ chối công bố

tài liệu cáo buộc ông Trump trốn thuế

Quý Khải

New York Times đã từ chối công khai các tài liệu chứng minh cho cáo buộc Tổng thống Donald Trump không đóng thuế trên 10 trong tổng số 15 năm qua và chỉ trả 750 USD tiền thuế cho cả hai năm 2016 và 2017, theo the BL.

Hãng tin này tuyên bố đã thu thập được thông tin khai thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp của Tổng thống Trump trong hai thập niên qua, và họ cho biết tổng thống đã trả rất ít hoặc gần như không đóng thuế trong suốt 15 năm qua do liên tục báo cáo thua lỗ.

Alan Garten, một luật sư của Trump Organization đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc của NY Times, nói rằng câu chuyện “có nhiều điểm không chính xác”.

“Trong một thập niên qua, Tổng thống đã trả hàng chục triệu đô la tiền thuế cá nhân cho chính phủ liên bang”, ông Garten nói trong một tuyên bố. “Trong khi chúng tôi cố gắng giải thích điều này với NY Times, họ đã từ chối lắng nghe và từ chối yêu cầu lặp đi lặp lại của chúng tôi về việc đưa ra các tài liệu  chứng minh cho tuyên bố của mình”.

Tờ NY Times cho biết họ đã từ chối công bố các tài liệu để bảo vệ các nguồn thông tin của họ vốn họ cho biết là “có quyền truy cập hợp pháp” các thông tin về thuế thu nhập của ông Trump.

Tổng thống Trump hôm thứ Hai (28/9) cho biết các thông tin “được thu thập một cách trái phép” và ông “đã trả nhiều triệu đô la tiền thuế nhưng cũng được hưởng quyền khấu hao tài sản cố định và tín dụng thuế như những người khác”.

“Bên cạnh đó, nếu các bạn nhìn vào các tài sản tuyệt vời thuộc sở hữu của tôi, mà các kênh truyền thông TIN GIẢ (FAKE NEWS) không có, thì tôi có đòn bẩy tài chính cực thấp — tôi có rất ít nợ so với tổng tài sản”, ông Trump viết trên Twitter cá nhân.

“Phần lớn thông tin này đã có trong hồ sơ, nhưng từ lâu tôi đã nói rằng tôi có thể [nhưng không nhất định phải] công khai … các báo cáo tài chính cá nhân, từ thời điểm tôi tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống, trong đó liệt kê tất cả các khoản tài sản và nợ. Đó là một bản báo cáo tài chính rất ẤN TƯỢNG, và nó cũng cho thấy rằng tôi là vị Tổng thống duy nhất trong lịch sử dám quyên góp toàn bộ 400.000 USD Lương Tổng thống [cho mục đích từ thiện]!”, ông Trump viết.

Giám đốc Truyền thông Chiến dịch Tranh cử Trump, Tim Murtaugh đã gọi câu chuyện của NY Times là “một đòn tấn công trước cuộc tranh luận [tổng thống đầu tiên] chỉ nhằm mục đích giúp Joe Biden”.

Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Kevin Brady, thành viên Ủy ban Tài chính và Thuế vụ, đã kêu gọi điều tra phương thức thu thập thông tin khai thuế của ông Trump của NY Times.

“Trong khi nhiều nhà phê bình đặt câu hỏi về tính xác thực của bài báo, điều đáng lo ngại không kém là viễn cảnh một trọng tội đã được thực thi khi [NY Times] công khai tiết lộ thông tin khai thuế cá nhân — trong trường hợp này là của Tổng thống”, ông Brady nói trong một tuyên bố.

“Để đảm bảo tất cả người dân Mỹ được bảo vệ trước việc bị tiết lộ bất hợp pháp các thông tin khai thuế vì lý do chính trị, tôi kêu gọi một cuộc điều tra vào nguồn gốc và tiến hành khởi tố nếu luật bị vi phạm [trong trường hợp này]”.

Dân biểu Cộng hòa Mike Kelly, một thành viên khác của ủy ban, cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Ông nói rằng việc rò rỉ “một cách phi đạo đức, có lẽ là trái phép” thông tin khai thuế của một người Mỹ là một “sự phá vỡ nghiêm trọng đối với lòng tin của công chúng”.

“Việc này được nhìn nhận như vậy cho dù nó xảy đến với Tổng thống Trump hay ai khác. Tác phẩm chính trị chung [bài báo] giữa tờ New York Times và Đảng Dân chủ chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử cho thấy Tổng thống Trump không làm gì sai nhưng chính việc này lại khiến người Mỹ tự hỏi liệu thông tin khai thuế cá nhân của họ có thể bị vũ khí hóa để chống lại họ vì mục đích chính trị hay không”, ông viết.

“Cần phải tiến hành một cuộc điều tra để xem ai đã chuyển hồ sơ thuế mật của ông Trump [nếu có] cho báo chí để xác định xem liệu phải chăng luật đã bị vi phạm trong trường hợp này”, vị dân biểu Đảng Cộng hòa đề nghị.

https://www.dkn.tv/the-gioi/new-york-times-tu-choi-cong-bo-tai-lieu-cao-buoc-ong-trump-tron-thue.html

 

Các nhà khoa học tuyên bố

phát hiện nhiều hồ nước trên Sao Hỏa

Một toán các nhà khoa học nghiên cứu dữ liệu từ một vệ tinh bay trên quỹ đạo Sao Hỏa loan báo phát hiện bằng chứng cho thấy có một vài hồ mà họ tin là nước lỏng và mặn bên dưới bề mặt của cực nam hành tinh này.

Phát hiện, được nêu chi tiết trong cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Astronomy, mở rộng một phát hiện vào năm 2018 vốn dựa trên dữ liệu từ vệ tinh Mars Express của Cơ quan Không gian Châu Âu.

Dụng cụ radar tên là MARSIS lúc đó trưng ra bằng chứng mà các nhà thiên văn học tin là một hồ nước mặn rộng lớn dưới lớp băng nam cực Sao Hỏa, một phát hiện mà có người vui có người ngờ.

Kể từ đó, toán khoa học gia này xem xét dữ liệu hình ảnh radar trong 10 năm được các phi thuyền gởi về và tìm thấy không những thêm bằng chứng xác nhận hồ nước mặn đó mà còn đủ bằng chứng cho ít nhất thêm ba hồ nữa nằm dưới bề mặt Sao Hỏa.

Xác nhận sự hiện hữu của nước lỏng trên Sao Hỏa rất quan trọng, vì nước có thể cung cấp môi trường sống khả dĩ.

Bằng chứng mới đựơc đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu xem xét hơn một trăm hình ảnh radar được vệ tinh chụp từ năm 2010 đến 2019.

Các nhà khoa học nhìn thấy dường như là một vài hồ nước đóng băng có kích cỡ đường kính từ dưới 5km tới trên 19 km.

Nhiệt độ trung bình trên Sao Hỏa khoảng âm 26 độ C, quá lạnh để nước duy trì trạng thái lỏng trên bề mặt. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tin là các hồ này duy trì trạng thái lỏng nhờ độ muối đậm đặc.

Một số nhà khoa học tin là Sao Hỏa từng một thời là một thế giới nóng ẩm và có thể có những hình thức của sự sống vào một thời điểm nào đó trong giai đoạn sớm của lịch sử. Tuy nhiên qua thời gian, bầu khí quyền của hành tinh bị mất đi vì thiếu từ trường như Trái Đất, làm cho Sao Hoả dường như là môi trường không thể cư trú được.

Phát hiện mới nhất cho thấy một số túi trên bề mặt Sao Hỏa có thể cư trú được và có thể chứa một số dạng thức của đời sống vi khuẩn, những vi khuẩn thoát ra từ bề mặt băng giá của hành tinh và cư trú trong nước ở bên dưới.

https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%A1c-nh%C3%A0-khoa-h%E1%BB%8Dc-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-ph%C3%A1t-hi%E1%BB%87n-nhi%E1%BB%81u-h%E1%BB%93-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-tr%C3%AAn-sao-h%E1%BB%8Fa-/5602553.html

 

Các luật sư của Huawei tìm kiếm

cáo buộc mới để chống lại lệnh dẫn độ

sang Hoa Kỳ của tòa án Canada

Tin từ Vancouver – Hôm thứ Hai (28 tháng 9), giám đốc tài chính của Huawei, Meng Wanzhou đã trở lại tòa án Canada để chống lại việc dẫn độ bà sang Hoa Kỳ. Các luật sư của bà nói rằng bà chỉ muốn đưa ra bằng chứng để bổ sung cáo buộc mới về việc Hoa Kỳ can thiệp vào quá trình xét xử.

Phiên điều trần dự kiến sẽ kéo dài đến thứ Tư (30 tháng 9) và sẽ giúp thẩm phán ra phán quyết cuối cùng rằng có sự can thiệp vào việc lựa chọn bồi thẩm đoàn hay không, hoặc khả năng những cáo buộc của bà Meng có hợp lệ, và cho phép bên bào chữa tranh luận về cáo buộc bổ sung.

Bà Meng, 48 tuổi đã bị bắt vào tháng 12/2018 theo lệnh của Hoa Kỳ, bà bị cáo buộc lừa đảo ngân hàng HSBC vì cung cấp thông tin sai lệch về các giao dịch kinh doanh của Huawei tại Iran, khiến ngân hàng này vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Ông Scott Fenton, luật sư của bà Meng, nói rằng phiên điều trần không nhằm mục đích “đánh giá chi tiết” cáo buộc, mà chỉ xem liệu có “khả năng” duy trì nó hay không. Ông Fenton nói rằng bằng chứng rõ ràng nhất là bà Meng và Huawei đã không nói dối và thay vào đó đã cung cấp cho HSBC tất cả thông tin cần thiết để đánh giá rủi ro, trái với tuyên bố của Hoa Kỳ.

Từ lâu Huawei đã tuyên bố Skycom Tech là một đối tác kinh doanh địa phương tách riêng ở Iran, nhưng cáo trạng của Hoa Kỳ cáo buộc Huawei kiểm soát Skycom và sử dụng nó để vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-luat-su-cua-huawei-tim-kiem-cao-buoc-moi-de-chong-lai-lenh-dan-do-sang-hoa-ky-cua-toa-an-canada/

 

Giám đốc Huawei Mạnh Vãn Châu đeo khẩu trang

 ‘made in Taiwan’ thay vì ‘made in China’

Đại Nghĩa

Các sản phẩm “Made in China” vẫn chưa thể lọt vào mắt xanh của giới tinh tú Trung Quốc.

Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu đã bị bắt gặp đeo khẩu trang “Sản xuất tại Đài Loan (Made in Taiwan)” khi dự phiên tòa tại Canada hôm thứ Hai (28/9). Mạnh Vãn Châu, con gái nhà người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, đang phải nỗ lực chống lại lệnh dẫn độ của Mỹ vì vi phạm lệnh cấm vận của nước này với Iran, theo Taiwan News.

Huawei là một tập đoàn công nghệ cao có liên hệ mật thiết với ĐCSTQ. Tập đoàn này đã lọt danh sách đen của Mỹ vì gây nguy hiểm an ninh quốc gia.

Sự cố đeo khẩu trang có thể bị coi là “đáng xấu hổ” này của cô Mạnh có thể không phải là lần đầu. Cả Nhậm  và con gái ông trước đây đều từng bị bắt gặp sử dụng các sản phẩm của Apple, thay vì các sản phẩm tương tự của Huawei.

Sau khi bị bắt tại Canada, một bài báo trên Bloomberg cho biết trong hồ sơ tòa án tiết lộ lúc bị bắt trong đồ đạc của Mạnh có bao gồm cả bộ sản phẩm của Apple gồm iPhone 7 Plus, iPad Pro và MacBook Air, chỉ có một sản phẩm duy nhất của Huawei mà Mạnh mang theo là chiếc smartphone Mate 20.

Khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát, ĐCSTQ được cho là đã lợi dụng tình hình để bán các bộ thử nghiệm, máy thở, khẩu trang và quần áo bảo hộ không đạt chuẩn hoặc bị lỗi cho nhiều nước.

Trong khi đó Đài Loan cũng tham gia vào chiến dịch “ngoại giao mặt nạ” nhưng có thể cung cấp cho thế giới hàng triệu khẩu trang chất lượng cao, cũng như dây chuyền sản xuất mặt nạ, theo Taiwan News. Nổi tiếng về độ an toàn và chất lượng, khẩu trang do Đài Loan sản xuất đã được nhiều quan chức Nhà Trắng sử dụng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/giam-doc-huawei-manh-van-chau-deo-khau-trang-made-in-taiwan-thay-vi-made-in-china.html

 

Khủng hoảng Belarus : Canada và Anh

ban hành các biện pháp trừng phạt

Thanh Phương

Căng thẳng do khủng hoảng Belarus đã tăng thêm một nấc hôm qua, 29/09/2020, với việc Canada và Anh Quốc ban hành các biện pháp trừng phạt và tổng thống Nga lên án « áp lực bên ngoài mạnh chưa từng có ».

Theo hãng tin AFP, hôm qua chính phủ Anh đã thông báo các biện pháp trừng phạt, được ban hành với sự phối hợp của Canada, nhắm vào 8 lãnh đạo của Belarus, trong đó có tổng thống Alexandre Loukachenko, do việc chính quyền Minsk đàn áp phong trào phản kháng tại nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này.

Tại Litva, sau khi gặp nhà đối lập Belarus Svetlana Tikhanovskaïa, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhắc lại là Liên Hiệp Châu Âu cũng đang chuẩn bị ban hành các biện pháp trừng phạt chế độ Loukachenko. Trước đó, nguyên thủ Pháp tuyên bố ông ủng hộ « toàn bộ xã hội dân sự » ở Belarus

chống tổng thống Loukachenko, vốn không được Liên Hiệp Châu Âu, Canada và Hoa Kỳ công nhận, nhưng được Matxcơva ủng hộ.

Ông Macron đã yêu cầu Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu làm trung gian để tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mới tại Belarus, dưới sự giám sát của quốc tế, sau cuộc bầu cử bị phe đối lập và các nước Tây phương xem là có nhiều gian lận.

Trong khi đó, cũng vào hôm qua, tổng thống Nga Vladimir Putin cho là Belarus hiện đang trong « tình thế khó khăn » do phải đối đầu với « một áp lực bên ngoài mạnh chưa từng có ». Lãnh đạo điện Kremlin tuyên bố Matxcơva luôn sẵn sàng đứng bên cạnh Minsk, đồng thời đã hứa trợ giúp Belarus về mặt an ninh và cấp 1,5 tỷ đôla tín dụng cho nước này.

Về tình hình tại chỗ, chính quyền Minsk hôm qua đã ra quyết định đình bản trang mạng Tut.by trong 3 tháng, kể từ ngày 01/10. Trang thông tin độc lập có rất nhiều ảnh hưởng này vẫn tường thuật nhiều về phong trào phản kháng chống tổng thống Loukachenko. Lý do mà bộ Thông Tin Belarus đưa ra là trang Tut.by đã phổ biến những thông tin bị cấm, nhưng bộ này lại không nói rõ đó là những thông tin gì.

Hiện đang sống lưu vong ở Litva, nhà đối lập Tikhanovskaïa đã kịch liệt chỉ trích quyết định đình bản trang Tut.by, xem đây là một hành động tước bỏ quyền « được biết sự thật » của người dân Belarus.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200930-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-belarus-canada-v%C3%A0-anh-ban-h%C3%A0nh-c%C3%A1c-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t

 

Thượng Karabakh:

Liên Hiệp Quốc kêu gọi chấm dứt ngay chiến sự

Trọng Nghĩa

Trong bối cảnh chiến sự bùng lên dữ dội từ nhiều ngày qua giữa lực lượng ly khai ở vùng Thượng Karabakh được Armenia hậu thuẫn với quân đội Azerbaijan, vào hôm nay 30/09/2020, thủ tướng Armenia Nikol Pachinian cho rằng vẫn còn quá sớm để mở hòa đàm với Azerbaijan, dưới sự bảo trợ của Nga – cường quốc khu vực. Tuyên bố dè dặt của lãnh đạo Armenia được đưa ra một hôm sau khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố kêu gọi các bên đình chỉ ngay các trận đánh.

Theo hãng tin Nga Interfax, trả lời báo chí Nga, thủ tướng Armenia Nikol Pachinian xác định: “Nói đến một hội nghị thượng đỉnh ba bên Armenia-Azerbaijan-Nga không thích hợp chút nào khi các cuộc giao tranh dữ dội đang diễn ra”. Đối với ông Pachinian, “để đàm phán, cần phải có bầu không khí và điều kiện thích hợp”.

Kể từ Chủ Nhật 27/09, lực lượng vùng ly khai Thượng Karabakh, được Armenia hỗ trợ về mặt chính trị, quân sự và kinh tế, đã giao tranh dữ dội với quân chính phủ Azerbaijan, khiến ít nhất 100 người thiệt mạng.

Armenia vào hôm qua 29/09 cho biết một chiến đấu-oanh tạc cơ của Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ cho quân đội Azerbaijan đã bắn hạ một máy bay quân sự của Armenia, điều Ankara và Baku phủ nhận ngay lập tức. Một sự can thiệp quân sự trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn, có nguy cơ kéo Nga vào vòng chiến.

Tình hình chiến sự tại khu vực Thượng Karabakh đã khiến quốc tế hết sức lo ngại và Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào hôm qua, 29/09/2020, đã yêu cầu các bên “chấm dứt ngay” xung đột.

Thông tín viên RFI, Carrie Nooten, tường thuật từ New York :

Chiến sự leo thang giữa lực lượng ly khai vùng Thượng Karabakh và quân lính Azerbaïjan gây lo ngại ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vì bùng lên ở một vùng then chốt, nơi mà các ống dẫn dầu trọng yếu đối với các thị trường dầu hỏa và khí đốt thế giới đi qua.

Nước Nga, từ lâu nay đã bán vũ khí cho cả 2 phe, được kêu gọi khuyến khích các bên ngưng chiến, trong lúc mà Ankara, phe hỗ trợ cho Azerbaïdjan, bị tình nghi là đã gởi lính đánh thuê từ Syria qua tham chiến. Vào hôm qua, Thổ Nhĩ Kỳ bị tố cáo là đã bắn hạ một máy bay của Không Quân Armenia. Ngay lập tức Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ nhận điều này. Các nhà ngoại giao ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc biết rõ là tình hình căng thẳng có nguy cơ leo thang rất nhanh, điều mà họ từng thấy nhiều lần ở Syria hay Libya, và đã quyết định hành động ngay lập tức.

Bản tuyên bố chung ghi rõ : “Các thành viên Hội Đồng Bảo An lên án nghiêm khắc việc sử dụng vũ lực và lấy làm tiếc về thiệt hại nhân mạng của thường dân, theo lời khẳng định của đại sứ Niger Abdou Abarry, chủ tịch Hội Đồng Bảo An. Hội Đồng Bảo An ủng hộ lời kêu gọi của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc yêu cầu cả hai phe lâm chiến ngưng ngay lập tức các trận đánh, giảm căng thẳng và nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán mang tính xây dựng”.

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cũng khẳng định “hoàn toàn ủng hộ” Mỹ, Nga và Pháp, các đồng chủ tịch của Nhóm Minsk thuộc Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu OSCE, và cam kết làm việc trực tiếp với các nhà ngoại giao của Azerbaïjan và Armenia ở New York, nếu tình hình không được cải thiện.y

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200930-th%C6%B0%C6%A1%CC%A3ng-karabakh-li%C3%AAn-hi%C3%AA%CC%A3p-qu%C3%B4%CC%81c-k%C3%AAu-go%CC%A3i-ch%C3%A2%CC%81m-d%C6%B0%CC%81t-ngay-chi%E1%BA%BFn-s%E1%BB%B1

 

Covid-19 : Số ca nhiễm tại Ấn Độ

có thể đã vượt ngưỡng 60 triệu

Thanh Phương

Hôm qua, 29/09/2020, cơ quan đặc trách phòng chống Covid-19 của Ấn Độ cho biết có thể đã có hơn 60 triệu người ở nước này bị nhiễm virus corona chủng mới, tức là nhiều gấp 10 lần số liệu chính thức.

Theo các số liệu chính thức, trên tổng số 1,3 tỷ dân Ấn Độ, hiện có khoảng hơn 6,1 triệu người bị nhiễm Covid-19, nhiều nhất thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Nhưng theo hãng tin AFP, trong cuộc họp báo hôm qua, tổng giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cho biết, theo kết quả một cuộc điều tra dựa trên các xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể, trong tháng 8, 1/15 số người trên 10 tuổi ở Ấn Độ đã nhiễm  virus corona. Như vậy, số ca nhiễm trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều so với số liệu chính thức và có thể đã vượt quá 60 triệu.

Còn nước Pháp hôm qua đã ghi nhận thêm 8.051 ca nhiễm Covid-19 và 85 ca tử vong. Số bệnh nhân phải vào phòng hồi sức tiếp tục tăng, với thêm 815 ca trong vòng 7 ngày qua.

Tại Đức, hôm qua thủ tướng Angela Merkel thông báo sẽ giới hạn số người tham gia các lễ hội nơi công cộng – không được quá 50, cũng như nơi riêng tư – không nên quá 25 người, để ngăn chặn đà lây lan trở lại của virus corona.

Trong khi đó, hôm qua, Ngân hàng Thế giới WB đã yêu cầu Hội đồng Quản trị tháo khoán thêm 12 tỷ đôla để giúp các nước nghèo mua và phân phối vac-xin ngừa Covid-19. Về phần Liên minh vì các vac-xin, tổ chức này thông báo đã đặt thêm 100 triệu liều vac-xin cho các nước nghèo để giúp các nước này phòng chống Covid-19.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200930-covid-19-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-t%E1%BA%A1i-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%C4%91%C3%A3-v%C6%B0%E1%BB%A3t-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-60-tri%E1%BB%87u

 

Quan hệ Bruxelles-Budapest căng thẳng sau lời

tố cáo Hungary là “nền dân chủ bệnh hoạn”

Trọng Nghĩa

Ủy Ban Châu Âu ngày hôm qua 29/09/2020 bày tỏ thái độ “hoàn toàn tin tưởng” vào phó chủ tịch Ủy Ban, bà Vera Jourova, người đang bị thủ tướng Hungary đòi phải từ chức vì đã gọi thành viên Liên Hiệp Châu Âu này là “một nền dân chủ bệnh hoạn”.

Trong một phỏng vấn dành cho nhật báo Đức Der Spiegel số ra cuối tuần trước, bà Jourováv, phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, đồng thời là ủy viên châu Âu đặc trách Nhà Nước Pháp Quyền, tố cáo thủ tướng Hungary Viktor Orban là đã xây dựng ở xứ ông “một nền dân chủ bệnh hoạn”.

Trong một động thái hiếm hoi, thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 28/09 viết một lá thư cho chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen để tuyên bố cắt đứt mọi liên lạc với bà Jourova và đòi nhân vật này phải từ chức.

Vụ việc trên đây nằm trong một loạt các vụ đối đầu giữa Hungary và Liện Hiệp Châu Âu từ khi nhân vật cực đoan Viktor Orban lên cầm quyền tại Budapest, về các vấn đề án tử hình, quyền tỵ nạn, giáo dục, truyền thông … Hungary luôn có những tuyên bố và hành động đi ngược lại truyền thống châu Âu.

Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Pierre Benazet, phân tích :

Dân chủ, chống tham nhũng, tự do đối với truyền thông, hôm nay Ủy Ban Châu Âu lần đầu tiên công bố một báo cáo đầy đủ về tình trạng Nhà nước pháp quyền của từng nước trong số 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu.

Chương nói về các quốc gia Đông Âu được cho là sẽ khó được các chính quyền như Ba Lan và Hungary « nuốt trôi ». Bà Vera Jourova, ủy viên đặc trách Nhà Nước Pháp Quyền, đã cho mọi người hiểu rõ điều này trong cuộc phỏng vấn từng làm thủ tướng Hungary Orban tức giận, chẳng hạn như về vấn đề tự do báo chí.

Khi đòi bà Vera Jourova, cũng là phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, từ chức, thủ tướng Hungary không chỉ xuất phát từ vấn đề nguyên tắc, mà còn muốn dựng lên một bức tường lửa để đối phó với Bruxelles.

Việc công bố báo cáo của Ủy Ban thực hiện sớm hơn ít nhất là một tuần, vào lúc mà hai nước Trung Âu cùng lúc cố cản trở việc thực hiện ngân sách xuất phát từ thỏa thuận tháng 7 của châu Âu. Ba Lan và Hungary muốn phá việc áp đặt điều kiện tôn trọng Nhà Nước Pháp Quyền nếu muốn được tháo khoán các khoản tài trợ từ quỹ châu Âu.

Để làm điều này, Ba Lan và Hungary đã lao vào cuộc đọ sức với các thành viên khác, đe dọa ngăn chặn toàn bộ ngân sách. Họ còn thông báo thành lập một viện nghiên cứu có mục tiêu vạch trần chiến dịch “đàn áp mang tính chất ý thức hệ” do phe tự do ở Liên Hiệp Châu Âu tiến hành.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200930-bruxelles-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-hungary-n%C3%AA%CC%80n-d%C3%A2n-chu%CC%89-b%C3%AA%CC%A3nh-hoa%CC%A3n

 

Dominic Raab:

‘Việt Nam ủng hộ Anh tham gia CPTPP’

Ngoại trưởng Dominic Raab nói Anh có được sự ủng hộ của Việt Nam để tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

“Đây là một bước tiến quan trọng trong việc đưa mối quan hệ kinh tế Anh – Việt lên một ngưỡng mới, đồng thời thể hiện cam kết và giá trị của Vương quốc Anh đối với khu vực,” ông Raab nói trên Twitter hôm 30/09.

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do liên kết 11 nước gồm Canada, Australia, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Hồi đầu tháng Chín, Anh nói có được bước tiến quan trọng trong quá trình tham gia CPTPP khi Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh, Liz Truss, cùng với Bộ trưởng Kinh tế Mexico Graciela Márquez (hiện nắm quyền chủ tịch hiện tại của Ủy hội CPTPP) đã mở các cuộc thảo luận giữa các quan chức thương mại cấp cao của Anh và Trưởng đoàn đàm phán từ tất cả 11 thành viên của CPTPP để thảo luận về khả năng gia nhập của Anh Quốc.

Hồi giữa tháng Sáu năm nay, Anh thông báo dự định theo đuổi việc gia nhập CPTPP như một phần quan trọng trong chương trình đàm phán thương mại của mình với ba lý do.

“Thứ nhất là đảm bảo các cơ hội thương mại và đầu tư gia tăng sẽ giúp nền kinh tế Anh vượt qua thách thức chưa từng có do Covid-19 gây ra.

“Thứ hai là để giúp Anh đa dạng hóa các liên kết thương mại và chuỗi cung ứng, đồng thời tăng cường an ninh kinh tế tại thời điểm đang gia tăng bất ổn và gián đoạn gia trên thế giới.

“Thứ ba là giúp Anh đảm bảo chỗ đứng trong tương lai của mình trên thế giới và thúc đẩy lợi ích lâu dài,” trang web Chính phủ Anh cho biết.

Chính phủ Anh xác định việc trở thành thành viên CPTPP sẽ giúp mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp Vương quốc Anh trên cơ sở đã có liên kết thương mại mạnh với các nước thành viên.

Anh đứng trong top 20 nước hàng đầu có vốn đầu tư FDI tại Việt Nam

Các công ty của Anh nắm giữ khoản đầu tư trị giá gần 98 tỷ bảng vào các nước thành viên CPTPP vào năm 2018 và trong năm 2019 Anh đã thực hiện hơn 110 tỷ bảng giao dịch thương mại với các nước trong khối này.

Trong quan hệ thương mại Việt Anh giai đoạn từ 2010-2018, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tăng trung bình 17,8%/năm vàthương mại hai chiều tính đến hết tháng 6/2020 đạt khoảng 2,5 tỷ USD (Việt Nam xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 337 triệu USD).

Về đầu tư, Anh đứng trong top 20 nước hàng đầu có vốn đầu tư FDI tại Việt Nam. Tính đến tháng 7/2020, Anh có 396 dự án còn hiệu lực đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt 3,5 tỷ USD, đứng thứ 15 trong số các nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, truyền thông Việt Nam cho biết.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-54358229

 

Năng lượng Hydrogen, cột trụ của công cuộc

 tái công nghiệp hóa và chấn hưng nước Pháp

Thùy Dương

Còn bị coi thường, ngờ vực cách nay không lâu, hiện giờ khí Hydrogen (H2) được xem như một cột trụ của công cuộc tái công nghiệp hóa và chấn hưng nước Pháp. Vì ưu điểm chính của Hydrogen là khử carbon, phi carbon hóa các ngành công nghiệp và giao thông vận tải, nên chính phủ Pháp có tham vọng biến Hydrogen thành « năng lượng của nước Pháp ».

1. Tại sao Pháp chuyển sang sử dụng Hydrogen ?

Từ nhiều năm nay, Hydrogen đã được sử dụng như một thành phần hóa học trong công nghiệp. Nhưng đó cũng là vecteur năng lượng. Ngày nay, Hydrogen thường được điều chế từ dầu mỏ hoặc khí tự nhiên – được gọi là hydrogen « xám », đặc biệt gây ô nhiễm môi trường. Nhưng Hydrogen cũng có thể được sản xuất nhờ điện, thông qua một máy gọi là máy điện phân : sử dụng điện để tách nước thành khí Hydrogen và Oxygen. Phương pháp này hiện giờ vẫn chưa phổ thông, nhưng có một lợi thế lớn : nếu việc sản xuất điện được sử dụng để tạo Hydrogen không thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính, thì chúng ta có một vectơ năng lượng không làm trái đất nóng lên. Đó sẽ là Hydrogen « xanh » - thân thiện với môi trường – nếu được sản xuất từ ​​năng lượng tái tạo và được coi là « phi carbon » nếu được sản xuất từ ​​năng lượng hạt nhân.

Về mặt lý thuyết, lợi thế của Hydrogen là nó cho phép giảm carbon trong các lĩnh vực công nghiệp và vận tải tải trọng lớn, những lĩnh vực thải ra nhiều CO2 nhất. Kế hoạch của Pháp ưu tiên thay thế Hydrogen « xám » bằng hydrogen « phi carbon ». Theo Laurent Carme, chủ tịch – tổng giám đốc McPhy, một công ty sản xuất máy điện phân của Pháp, khoảng 95% Hydrogen ngày nay được sản xuất từ nhiên liệu ​​hóa thạch, nên nếu muốn chống biến đổi khí hậu, thì phải phi carbon hóa các ngành công nghiệp này.

2. Hydrogen sẽ được sử dụng để làm gì?

Giai đoạn đầu tiên sẽ nhằm thay thế Hydrogen « xám » dùng trong lĩnh vực lọc dầu và hóa chất, đặc biệt trong quá trình sản xuất amoniac, chất này được sử dụng trong 80% phân bón. Mục tiêu kế hoạch của Pháp là giảm thải ít nhất 50% khí gây hiệu ứng nhà kính do việc sử dụng Hydrogen « xám » trong công nghiệp. Giai đoạn thứ 2 là từng bước phi carbon hóa các lĩnh vực vận tải hàng hải, đường bộ và hàng không. Các phương tiện chạy bằng pin điện chỉ dành cho vận tải nhẹ, hiện giờ chưa có giải pháp thay thế nhiên liệu cho các phương tiện trọng tải lớn.

Tuy nhiên, phát triển Hydrogen tại Pháp còn nhằm đáp ứng một mục tiêu khác : hỗ trợ cho sự phát triển của một ngành công nghiệp, không để tái diễn chuyện đã xảy ra đối với ngành sản xuất tua-bin gió và pin mặt trời, vốn đa phần sản phẩm được sản xuất bên ngoài lãnh thổ Pháp. Bằng cách hỗ trợ ngành sản xuất máy điện phân, Nhà nước Pháp hy vọng giảm giá thành sản phẩm. Những nhân vật đề xướng phát triển Hydrogen cũng hy vọng tái công nghiệp một số vùng lãnh thổ của Pháp, nhằm phi tập trung hóa sản xuất tại một số nơi.

3. Phát triển hydrogen bằng cách nào?

Đây chính là điểm mấu chốt : Sản xuất Hydrogen hiện rất tốn kém, bởi vì trước tiên phải sản xuất điện để có năng lượng tiến hành điện phân, tạo ra Hydrogen. Dự án của Pháp dựa vào việc sử dụng điện sẵn có từ lưới điện, chủ yếu là điện hạt nhân và năng lượng tái tạo – hầu như chỉ thải ít CO2.

Chính sách năng lượng của Pháp dự kiến tăng năng lượng mặt trời lên gấp 5 lần và năng lượng gió thêm 2,5 lần trong 10 năm tới, đồng thời đóng cửa 12 lò phản ứng hạt nhân vào năm 2035. Trong những điều kiện này, vấn đề là làm thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, vừa đảm bảo có đủ điện để sản xuất Hydrogen.

Hơn nữa, để phát triển, ngành sản xuất Hydrogen cần một cơ chế hỗ trợ riêng. Philippe Boucly, chủ tịch Afhypac, hiệp hội các nhà công nghiệp trong lĩnh vực Hydrogen đề nghị Nhà nước giúp họ thu hẹp khoảng cách cạnh tranh giữa Hydrogen sạch và hydrogen « xám », với những cam kết dài hạn 10-15 năm.

Và đặc biệt là, theo nhận định của nhiều nhà quan sát, để phát triển tốt nền kinh tế Hydrogen, cần phát triển song song lĩnh vực sản xuất và sử dụng Hydrogen. Còn bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire muốn ưu tiên phát triển ngành sản xuất máy điện phân. Nước Pháp muốn tự chủ hơn về Hydrogen với một chiến lược « chậm mà chắc », thay vì chỉ tập trung vào lắp đặt các trạm nạp Hydrogen không phải do Pháp sản xuất.

4. Đâu là những thách thức để thực hiện kế hoạch này ?

Nước Pháp phải mất vài năm mới đi đến quyết định đầu tư vào lĩnh vực này, chủ yếu là do vấn đề chi phí. Đúng là việc sản xuất đại trà Hydrogen sẽ làm hạ chi phí cho cơ sở hạ tầng, nhưng điều đó không có nghĩa là giá thành Hydrogen sẽ cạnh tranh được các với loại nhiên liệu khác. Phát triển Hydrogen sẽ phải kèm theo việc đánh thuế carbon cao, nhất là vùng biên, bên cạnh các cơ chế hỗ trợ công vững chắc. Trong ngành vận tải, giá các phương tiện vận tải hạng nặng chạy bằng Hydrogen hiện nay cũng đắt hơn nhiều so với phương tiện chạy bằng các loại nhiên liệu khác, sự chênh lệch giá này cũng sẽ cần được hỗ trợ.

Điều cần lưu ý là ý tưởng chuyển sang nền kinh tế Hydrogen chưa phù hợp với mọi nhu cầu năng lượng hiện nay. Theo ông Cédric Philibert, chỉ nên coi Hydrogen là nguồn năng lượng bổ sung cho điện chứ Hydrogen chưa thể được coi là một loại « dầu lửa mới » và nên để dành Hydrogen cho những lĩnh vực không thể sử dụng điện. Hơn nữa, trong một số lĩnh vực, nhất là công nghiệp hàng không, vẫn còn nhiều thách thức kỹ thuật cần được giải quyết.

Một chướng ngại vật khác nằm ở khâu vận chuyển. Việc vận chuyển Hydrogen dưới dạng nhiên liệu hóa lỏng bằng tàu thủy đi khắp thế giới là vô cùng tốn kém. Trước tiên, phải làm lạnh Hydrogen ở nhiệt độ -252°C, điều này đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Và hiệu quả năng lượng của Hydrogen hóa lỏng lại thấp hơn so với xăng dầu : một lít xăng chứa nhiều năng lượng gấp 4 lần so với 1 lít Hydrogen hóa lỏng, điều này có nghĩa là sẽ cần nhiều thùng, bồn chứa hơn. Trong khi đó, các đường ống dẫn khí đốt có sẵn hiện nay không phải đều có thể sử dụng được để dẫn Hydrogen một cách an toàn.

Hai năm tới sẽ cho phép Pháp kiểm chứng thực tế và giới hạn của kế hoạch Hydrogen. Dân biểu Michel Delpon thừa nhận là có những khó khăn, thách thức nhưng nước Pháp đang ở « buổi bình minh của một cuộc cách mạng công nghiệp » và ông chắc chắn Hydrogen là « năng lượng của tương lai ».

(Theo Le Monde)

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200930-n%C4%83ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-hydrogen-c%E1%BB%99t-tr%E1%BB%A5-c%E1%BB%A7a-c%C3%B4ng-cu%E1%BB%99c-t%C3%A1i-c%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-h%C3%B3a-v%C3%A0-ch%E1%BA%A5n-h%C6%B0ng-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ph%C3%A1p

 

Tổng Thống Pháp

gặp lãnh đạo đối lập Belarus lưu vong

Tổng Thống Emmanuel Macron của Pháp hôm thứ Ba trở thành lãnh đạo Tây phương nổi bật nhất tới thăm lãnh đạo đối lập Belarus đang sống lưu vong, dịp này ông cam kết Châu âu sẽ hỗ trợ nhân dân Belarus.

Các cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra tại Belarus trong suốt nhiều tuần lễ từ khi lãnh đạo lâu năm của nước này, ông Alexander Lukashenko, được tuyên bố là người đắc cử với đa số áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 9/8/2020 mà những đối thủ chính trị của ông tố cáo là gian lận.

Từ đó nhà cầm quyền Belarus đã bắt giữ hàng ngàn người, và tất cả các nhà lãnh đạo đối lập giờ hoặc đã bị bỏ tù, hoặc đang sống lưu vong.

Ứng cử viên đối lập, bà Sviatlana Tsikhounskaya, đã chạy sang nước láng giềng Lithuania sau cuộc bầu cử ở Belarus. Bà đã gặp các Thủ tướng Lithuania, Na Uy và Ba Lan, nhưng ông Macron là lãnh đạo đầu tiên từ một cường quốc Tây phương chủ yếu tới gặp bà.

“Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất tốt và chúng ta giờ đây phải thực tiễn và hậu thuẫn nhân dân Belarus. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm, hãy tin tôi,” Tổng thống Macron nói sau cuộc đối thoại 45 phút với lãnh đạo đối lập Belarus tại khách sạn của ông ở Vilnius.

Bà Tsikhanouskaya nói ông Macron đã hứa “sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp các cuộc đàm phán, trong cuộc khủng hoảng chính trị này tại đất nước chúng tôi… và ông sẽ làm tất cả để giúp các tù nhân chính trị được trả tự do.”

Moscow đã xác định rõ rằng họ tiếp tục hậu thuẫn ông Lukashenko, lãnh đạo của nước đồng minh thân thiết nhất của Nga. Các nước Tây phương phải cân bằng cảm tình dành cho phong trào thân dân chủ ở Belarus với sự ngần ngại của họ, không muốn khiêu khích Moscow.

Hôm 28/9, Tổng thống Macron hối thúc nhà cầm quyền Belarus hãy ngưng các vụ bắt giữ bất hợp pháp, trả tự do cho những người biểu tình bị bắt bớ bừa bãi, và tôn trọng kết quả bầu cử.

Cho tới nay, EU đã thất bại, không thực hiện được các biện pháp trừng phạt dù là nhẹ nhàng nhất mà khối này đã đe dọa áp dụng đối với Belarus: một danh sách 40 giới chức sẽ bị cấm du hành và phong tỏa tài sản.

Dự kiến trễ hơn trong ngày, Tổng thống Macron sẽ tới ủy lạo các binh sĩ Pháp đang phục vụ trong lực lượng tác chiến của NATO tại thị trấn Rukla của Lithuania.

Nhà lãnh đạo Pháp trước đây cổ vũ cho cuộc đối thoại chiến lược với Nga, và đã từng chỉ trích NATO. Ông muốn chứng minh cho các nước Đông Âu rằng nước Pháp vẫn duy trì cam kết đối với an ninh của các nước Đông Âu.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-phap-gap-lanh-dao-doi-lap-belarus-luu-vong/5602338.html

 

Xung đột tiếp tục bùng lên giữa Azerbaijan

và người thiểu số Armenia

Azerbaijan và lực lượng thiểu số Armenia lại đối đầu nhau hôm 30/9 trong đợt bùng phát xung đột lớn nhất kể từ những năm 1990, theo Reuters.

Azerbaijan và người thiểu số Armenia, hiện kiểm soát khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, nói rằng xảy ra các cuộc tấn công từ cả hai phía dọc theo đường ranh giới phân chia họ.

Theo Reuters, hàng chục người đã chết và hàng trăm người bị thương trong cuộc đụng độ bắt đầu hôm 27/9 và đã lan rộng ra ngoài biên giới của khu vực Nagorno-Karabakh, đe dọa leo thang thành cuộc chiến toàn diện giữa hai nước từng thuộc Liên Xô là Azerbaijan và Armenia.

Hãng tin Anh nhận định rằng cuộc giao tranh cũng gia tăng lo ngại về sự ổn định tại khu vực Nam Caucasus – hành lang cho các đường ống dẫn dầu và gas tới các thị trường thế giới, cũng như gây quan ngại rằng các cường quốc khu vực là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị kéo vào cuộc xung đột này.

Một số đồng minh NATO của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng quan ngại về lập trường của Ankara về Nagorno-Karabakh, một vùng ly khai nằm trong Azerbaijan, một đồng minh thân cận của Thổ Nhĩ Kỳ.

Khu vực này hiện nằm dưới sự kiểm soát của người thiểu số Armenia, nhưng không được công nhận là nước cộng hòa độc lập bởi bất kỳ nước nào.

https://www.voatiengviet.com/a/xung-%C4%91%E1%BB%99t-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-b%C3%B9ng-l%C3%AAn-gi%E1%BB%AFa-azerbaijan-v%C3%A0-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-thi%E1%BB%83u-s%E1%BB%91-armenia/5603325.html

 

Gorbachev ủng hộ đối lập Belarus,

chê Lukashenko nhưng khen tổng thống Putin

Trả lời truyền thông Nga hôm 24/09/2020, cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev lên tiếng nói về tình hình Belarus.

Belarus: Maria Kolesnikova ‘bị người bịt mặt bắt đưa đi’

Belarus: Biểu tình lớn phản đối TT Lukashenko

Gọi các cuộc bắt bớ sau lễ nhậm chức thầm lặng của tổng thống Alexander Lukashenko là “xấu xa”, ông Gorbachev, 89 tuổi bày tỏ tình cảm với người Belarus.

Nói với Podyom media bằng tiếng Nga, ông nói ông “tôn trọng Cộng hòa Belarus và yêu quý người dân Belarus”.

“Họ đã chứng tỏ họ có tính cách mạnh mẽ, và đó là điều rất tốt”.

Gorbachev tin tưởng rằng cuộc đấu tranh của người Belarus chống lại ông Lukashenko là “rất xứng đáng thành công”, nhưng họ còn phải làm rất nhiều để đạt mục tiêu.

Cùng thời gian, lên tiếng về bầu cử tại Hoa Kỳ, ông Gorbachev kêu gọi “bất cứ ai thắng cử tới đây ở Mỹ đều nên ngồi xuống đối thoại với tổng thống Vladimir Putin”.

Nhắc lại thời ông đàm phán với (cố) tổng thống Ronald Reagan để giải trừ quân bị và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh nguyên tử giữa Liên Xô và Hoa Kỳ tháng 12/1986, ông kêu gọi người Mỹ đối thoại với Nga để đem lại hòa bình cho thế giới ngày hôm nay.

Hội nghị thượng đỉnh Reykjavik 1986 đã mở đường cho việc phá hủy gần 2700 đầu đạn nguyên tử của cả Mỹ và Liên Xô.

Ông Gorbachev tin rằng cần có một hội nghị thượng đỉnh Reykjavic II.

Khen Putin và chê Lukashenko

Theo tờ Sunday Times 27/09/2020 ra ở Anh, ông Gorbachev nói tổng thống Putin là người “thông minh, làm việc hăng say, có ý chí mạnh mẽ”.

Lời khen với ông Putin tuy vậy được nêu ra cùng một câu chỉ trích chính trị Nga.

Ông Gorbachev cho rằng hệ thống chính trị nào “mà chỉ trông cậy vào một cá nhân” thì sẽ không bền vững.

Tuy vậy, lời ủng hộ của ông Gorbachev, nhân vật vẫn gây chia rẽ trong dư luận Nga về vai trò “làm Liên Xô sụp đổ”, dành cho tổng thống Putin, đã được các báo châu Âu đăng tải.

Ý của ông Gorbachev là Hoa Kỳ và Phương Tây không thể và không nên cô lập nước Nga, một cường quốc hạt nhân nếu muốn giải quyết các vấn đề quốc tế.

Về Belarus, quan điểm của Điện Kremlin đến nay là trợ giúp Lukashenko có điều kiện.

Nga nhanh chóng thông báo cho thế giới biết quan chức của họ không có mặt trong lễ nhậm chức kín đáo của ông Lukashenko gần đây.

Một số nhân vật đối lập Belarus vẫn trú ngụ tại Nga sau khi bị an ninh Belarus truy tìm.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54346854

 

Lời đe dọa di tản các nhà ngoại giao Hoa Kỳ khỏi Iraq

 khiến nhiều người lo sợ về nguy cơ chiến tranh

Tin từ BAGHDAD, Iraq – Hai viên chức Iraq và hai nhà ngoại giao phương Tây cho biết Washington chuẩn bị triệu hồi các nhà ngoại giao khỏi Iraq sau khi khuyến cáo Baghdad rằng họ có thể đóng cửa tòa đại sứ, một hành động mà người Iraq lo sợ có thể biến đất nước của họ thành một vùng chiến sự.

Bất kỳ hành động nào của Hoa Kỳ nhằm giảm sự hiện diện ngoại giao của họ ở một quốc gia nơi Mỹ có tới 5,000 quân sẽ được các nước trong khu vực xem là một sự thúc đẩy mâu thuẫn của họ với Iran, quốc gia bị Hoa Kỳ đổ lỗi về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom.

Điều đó sẽ mở ra khả năng hành động quân sự, khi chỉ còn vài tuần trước cuộc bầu cử mà Tổng thống Trump vận động theo đường lối cứng rắn đối với Tehran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này. Hai nguồn tin chính phủ Iraq cho biết ngoại trưởng Mike Pompeo đe dọa đóng cửa tòa đại sứ trong một cuộc điện đàm cách đây một tuần với Tổng thống Barham Salih. Cuộc trò chuyện này ban đầu được đưa tin bởi một trang web tin tức của Iraq.

Vào hôm Chủ Nhật (27/9), các nguồn tin đó và hai nhà ngoại giao phương Tây cho biết Washington bắt đầu chuẩn bị triệu tập nhân viên ngoại giao nếu quyết định này được đưa ra. Dân Iraq lo sợ rằng việc triệu tập các nhà ngoại giao sẽ nhanh chóng được tiếp nối bằng hành động quân sự chống lại các lực lượng mà Washington đổ lỗi cho các cuộc tấn công. (BBT)

https://www.sbtn.tv/loi-de-doa-di-tan-cac-nha-ngoai-giao-hoa-ky-khoi-iraq-khien-nhieu-nguoi-lo-so-ve-nguy-co-chien-tranh/

 

Tân thủ tướng Nhật dự định thăm

Việt Nam, Indonesia trong chuyến công du đầu tiên

Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide có thể sẽ thăm Việt Nam và Indonesia trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông sau khi nhậm chức.

Đài NHK của Nhật đưa tin hôm 30/9, theo đó chuyến thăm của Thủ tướng Suga Yoshihide đến Việt Nam và Indonesia có thể được tiến hành vào giữa tháng 10 nếu tình hình dịch COVID-19 ổn định.

Hai nước Đông Nam Á này là thành viên Hiệp hội các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN và Việt Nam năm nay giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN.

Theo NHK, ông Suga Yoshihide muốn gia tăng hợp tác với các quốc gia ASEAN trong bối cảnh căng thẳng nặng nề giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.

Ông Suga Yoshihide nhậm chức ngày 16/9 sau khi người tiền nhiệm, ông Abe Shinzo từ chức vì lý do sức khỏe. Thủ tướng Abe cũng chọn Việt Nam và Indonesia, quốc gia với đông dân số nhất trong khối ASEAN, làm điểm đến đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ nhì của ông.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/new-japanese-pm-to-visit-vietnam-indonesia-in-first-overseas-trip-09302020074154.html

 

Nhật Bản công bố ngân sách quốc phòng kỷ lục

Thanh Phương

Hôm nay, 30/09/2020, bộ Quốc Phòng Nhật Bản công bố một ngân sách quốc phòng mới, với số tiền kỷ lục tương đương 52 tỷ đôla, trong bối cảnh quốc gia này phải đối phó với mối đe dọa Bắc Triều Tiên và tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.

Bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho biết sẽ yêu cầu Quốc Hội biểu quyết thông qua ngân sách quốc phòng nói trên cho tài khóa tới, bắt đầu từ ngày 01/04/2021. Đây sẽ là lần thứ 9 liên tiếp ngân sách quốc phòng của Nhật tăng thêm.

Tokyo dự trù sẽ trang bị hai khu trục hạm mới và một tàu ngầm, trị giá tổng cộng hơn 1,6 tỷ đôla. Bộ Quốc Phòng nước này cũng đang chuẩn bị thay thế các máy bay tiêm kích Mitsubishi F-2, một chương trình rất tốn kém về mặt nghiên cứu – phát triển và kéo dài nhiều năm.

Tuy nhiên, bộ Quốc Phòng không yêu cầu một ngân sách riêng cho hệ thống thay thế hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore mà chính phủ Tokyo đã từ bỏ vào tháng Tư 2020. Hệ thống này theo lẽ sẽ được lắp đặt tại hai địa điểm ở Nhật Bản, nhưng dự án gây lo người dân tại các địa phương. Cộng thêm những trở ngại về mặt kỹ thuật, chi phí cho dự án có thể cao hơn nhiều so với mức dự kiến là 4,2 tỷ đôla.

Chính phủ Tokyo đã cam kết từ đây đến cuối năm sẽ tìm một hệ thống thay thế Aegis Ashore. Trước khi từ chức vì lý do sức khỏe vào giữa tháng 9, thủ tướng Shinzo Abe một lần nữa nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của Nhật Bản. Người kế nhiệm ông, Yoshihide Suga, dường như cũng có cùng lập trường. Về phần tân bộ trưởng Quốc Phòng Nobuo Kishi, gần đây, ông tuyên bố muốn đặt một hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200930-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-ng%C3%A2n-s%C3%A1ch-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c

 

Khen thưởng chống dịch kiểu Đài Loan

và Trung Quốc: Người cúi mình, kẻ trịch thượng!

Vũ Dương

Tổng thống Đài Loan cúi đầu chào các bác sĩ; còn người lãnh đạo ĐCSTQ đã tôn vinh họ bằng cử chỉ của nhà vua (Trái: ảnh từ Sound of Hope, Phải: ảnh chụp màn hình video của CCTV).

Sự khác biệt đã quá rõ ràng…

 

Gần đây, cư dân mạng đã đăng các bức ảnh khắc họa sự tương phản trong biểu hiện của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình trong nghi thức biểu dương các nhân viên y tế về sự phó xuất của họ trong cuộc chiến chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Về điều này, cư dân mạng nhao nhao để lại bình luận:

“Một bên thì tràn đầy khiêm tốn và lòng biết ơn, một bên tỏ ra cao ngạo trịch thượng”.

“Một bên là cảm ơn đối phương, một bên là ban ơn cho đối phương”.

“Ai mới thật sự là nước Cộng hòa Nhân dân, so sánh hai bức ảnh này có thể thấy được!”.

“Tổng thống Đài Loan cúi đầu chào các bác sĩ; còn người lãnh đạo ĐCSTQ đã tôn vinh họ bằng cử chỉ của nhà vua”.

“Một bên là kết quả của sự cố gắng do mình làm ra, một bên là kết quả do người lãnh đạo khoác lác có được. Thái độ chắc chắn là khác nhau”.

“Một người là đầy tớ của nhân dân, còn người kia là người chủ của nô lệ. Một bên là người dân quyết định vận mệnh của bà ấy, một bên là ông ấy quyết định vận mệnh của người dân. Sự khác biệt đã quá rõ ràng”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/khen-thuong-chong-dich-kieu-dai-loan-va-trung-quoc-nguoi-cui-minh-ke-trich-thuong.html

 

Đánh giá tên lửa Đài Loan mới phóng thử:

Thiên cung 3

có thể chặn đứng Đông Phong của Trung Quốc

Hương Thảo

Đài Loan sẽ không chỉ vượt qua Anh và bắt kịp Hoa Kỳ mà còn tạo thành lưới lửa phòng không mạnh nhất trên eo biển Đài Loan.

Học viện Nghiên cứu Khoa học Trung Sơn của Đài Loan (Trung Khoa Viện) gần đây đã đưa ra thông báo một vụ phóng tên lửa với “cao độ vô hạn” tại căn cứ Bình Đông, Cửu Bằng vào tối ngày 24 và 25/9. Tên lửa được bắn thử tại căn cứ và trên bờ biển phía đông, theo nhận định của chuyên gia, đây là tên lửa tầm xa mở rộng Thiên Cung 3 trong dự án mang tên “Cường Cung Chuyên Án”. Vì tên lửa Thiên Cung 3 có tầm bắn hơn 300 km, nó được gọi là phiên bản THAAD của Đài Loan. Theo các chuyên gia, nó là quá đủ để ngăn chặn tên lửa Đông Phong của Trung Quốc.

Để đối phó với các cuộc tấn công ‘văn công vũ hách’ của Bắc Kinh, Trung Khoa Viện đã bắn thử tên lửa trong 2 ngày liên tiếp.

Theo báo cáo từ Sanli News, Liberty Times và Central News Agency, các nhà chức trách Trung Quốc gần đây đã đăng tải những hình ảnh về vụ phóng tên lửa Đông Phong 11, và một lần nữa tiến hành đe nẹt Đài Loan bằng một loạt các hoạt động quân sự và các tuyên bố, nhưng Đài Loan không phải là không chuẩn bị để đối mặt với sự uy hiếp từ Trung Quốc.

Trung Khoa Viện đã phát đi thông báo về vụ phóng tên lửa trên vùng trời Biển Hoa Đông, nhắc nhở các phương tiện hoạt động hàng không và hàng hải chú ý về thời điểm bắn, thời gian bắn là tối 24/9 và ngày 25/9.

Vào sáng sớm ngày 24, một số xe chuyên chở quân sự lớn bắt đầu chạy từ đường cao tốc Nam Hồi đến thị trấn Thành Công ở thành phố Đài Đông, và sau đó lực lượng quân sự được triển khai trên bờ biển phía tây Đài Loan. Lúc 7h40’ tối hôm đó, có một tiếng nổ lớn phát a, tên lửa được phóng từ gần Tam Tiên Đài, có thể nhìn thấy một luồng lửa rực cháy lao lên bầu trời. Nhưng do đêm đó tầng mây che dày, chỉ nhìn thấy tên lửa bay lên không trong khoảng 21 giây rồi bị mây che khuất, nhưng âm thanh vẫn vang vọng khắp không gian.

Theo Vision Times, ông Trương Thành, cựu kỹ sư trưởng của ba loại tên lửa trước đây, xác định rằng Trung Khoa Viện đang thử nghiệm tên lửa tầm xa Thiên Cung 3, và cho rằng họ đang phóng tên lửa mục tiêu để thử nghiệm đánh chặn.

Ông Trương Thành cho biết, các loại tên lửa cao độ bắn vô hạn là tên lửa đạn đạo và chống tên lửa đạn đạo. Cũng căn cứ theo báo cáo của Trung Khoa Viện, lần đầu tiên phóng thành công một tên lửa trên bờ biển Tam Tiên Đài ở Đài Đông. Bốn phút sau tại căn cứ Bình Đông, Cửu Bằng, một tên lửa khác cũng được phóng đi, do đó, có thể kết luận rằng tên lửa phóng lên ở Đài Đông là tên lửa nhắm mục tiêu được cải tiến từ Thiên Cung 2. Còn tên lửa phóng từ căn cứ Bình Đông, Cửu Bằng, là loại tên lửa đánh chặn tầm bắn mở rộng Thiên Cung 3.

Vì ông Trương Thành đã có kinh nghiệm tại Trung Khoa Viện, ông cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng, cao độ phóng sẽ được thiết lập thành “cao độ vô hạn”. Nếu bạn bắn thử một tên lửa hành trình, vì tên lửa này bay dọc theo địa hình, nên cao độ không cần đặt ở vô hạn.

Do khu vực bắn nguy hiểm, cách căn cứ Bình Đông, Cửu Bằng khoảng 200km đến biển ngoài khơi Lan Dư và 300km đến biển ngoài khơi Hoa Liên, nên quỹ đạo bắn là “cao vô hạn”. Bất luận là về độ cao hay tầm xa, đều là điều xưa nay hiếm.

Người liên hệ của Trung Khoa Viện chỉ nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với phóng viên của Thông tấn xã Trung ương Đài Loan vào ngày 24/9 rằng, ông sẽ không tiết lộ hoặc bình luận về thông tin liên quan.

Các chuyên gia tiết lộ, tên lửa Thiên Cung 3 có thể chặn được tên lửa Đông Phong của Trung Quốc. Hình ảnh hiển thị ảnh dữ liệu Thiên Cung 3 (Nguồn ảnh: Miền công cộng)

Thiên Cung 3 có thể phá giải tên lửa Đông Phong của Trung Quốc

Vì tên lửa tầm xa Thiên Cung 3 có thể đánh chặn tên lửa mục tiêu Thiên Cung 2 mô phỏng tên lửa của quân đội Trung Quốc với tốc độ lên tới 7 Maher và tầm bắn 300km, nên việc chống lại tên lửa Đông Phong của ĐCSTQ không thành vấn đề, và độ cao cài đặt trong thông báo phóng của nó là “ngất ngưởng” đã khiến cư dân mạng bàn tán về sức mạnh của tên lửa này như thế nào? Cư dân mạng cũng thảo luận về việc liệu “cao độ vô hạn” có nghĩa là bạn có thể chạm mặt trăng? Hay nó có thể va vào rìa vũ trụ?

Thật ra “cao độ vô hạn” đề cập đến độ cao giới hạn của mục tiêu chứ không phải tên lửa có thể đạt độ cao vô hạn.

Máy bay chiến đấu nói chung có thể đạt độ cao khoảng 3 đến 9km. Còn đối với máy bay dân dụng, độ cao khoảng 13,7km. Máy bay ném bom B1 của Mỹ có thể đạt độ cao hơn 15km. Máy bay trinh sát U2 có thể bay lên đến độ cao khoảng 21km. Theo thông tin, tầm bắn mở rộng của Thiên Cung 3 có thể cao tới 70km. Do đó, dù bất kỳ loại máy bay, phi cơ nào có thể bay lên cao mấy cũng được cảnh báo không được bay vào khu vực bắn.

Nghiên cứu và phát triển tên lửa đáng tự hào nhất của Trung Khoa Viện – tên lửa ba tầm mở rộng Thiên Cung 3 được gọi là THAAD phiên bản Đài Loan. Đó là hệ thống phòng thủ tầm cao của tên lửa đánh chặn tên lửa địch của quân đội Hoa Kỳ,

Công nghệ tên lửa của Trung Khoa Viện đã thu hút sự trọng thị của Hoa Kỳ từ khi bắt đầu xây dựng Hùng Tam. Giờ đây, cùng với việc bổ sung loại tên lửa tầm bắn mở rộng Thiên Cung 3, Đài Loan sẽ không chỉ vượt qua Anh và bắt kịp Hoa Kỳ mà còn tạo thành lưới lửa phòng không mạnh nhất trên eo biển Đài Loan.

Tờ báo Đài Loan China Times ngày 26/9 đưa tin, tên lửa phóng thử của Trung Khoa Viện không chỉ thu hút sự chú ý của người dân Đài Loan mà còn cả quân đội Trung Quốc. Theo một nguồn tin quân sự, tàu do thám quân đội Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển giữa 38 và 75 dặm ngoài khơi biển Hoa Liên ngay từ ngày 18/9. Đây là thời gian dài nhất một con tàu do thám Trung Quốc ở lại trong cùng khu vực trong những năm gần đây.

Về phía Hải quân Đài Loan, ngày 23/9, hai tàu chiến và tàu tuần tra 100 tấn của Cục Tuần tra Hàng hải đã đi về phía đông và bắc Lan Dư, đồng thời theo dõi các tàu do thám của quân đội Trung Quốc.

Theo Lu Yixin, Vision Times

Hương Thảo biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/danh-gia-ten-lua-dai-loan-moi-phong-thu-thien-cung-3-co-the-chan-dung-dong-phong-cua-trung-quoc.html

 

Hồng Kông: Gia đình 12 người bị Trung Quốc

bắt giữ biểu tình trước văn phòng liên lạc của Bắc Kinh

Trọng Nghĩa

Thân nhân của nhóm 12 người Hồng Kông bị Trung Quốc chận bắt trên biển rồi giam giữ tại Hoa lục lại biểu tình vào hôm nay, 30/09/2020 trước Văn Phòng Liên Lạc của Trung Quốc ở đặc khu để đòi Bắc Kinh trả người thân của họ về Hồng Kông.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, có khoảng năm thân nhân của những người bị Trung Quốc giam cầm đã tập hợp trước cơ quan đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông để đệ đạt yêu cầu.

Cảnh sát Hồng Kông không giải tán cuộc tụ tập và nhưng cũng không có quan chức nào đến tiếp xúc với người biểu tình.

Thân nhân những người bị bắt báo động rằng những người bị giữ tại Trung Quốc không được tiếp xúc với luật sư mà gia đình họ chỉ định, trong lúc chính quyền không cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ về tình trạng sức khỏe của những người bị bắt.

Có người còn cho biết là họ không hề có thông tin về con trai của họ, trong lúc một người khác thì tố cáo chính quyền làm ngơ trước yêu cầu của họ, thậm chí còn cấm họ không được làm phiền chính quyền.

Cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra sau một tuyên bố vào hôm qua (29/09) của Văn Phòng Liên Lạc của Bắc Kinh tại Hồng Kông, cho biết là lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã nộp đơn lên các cơ quan tư pháp để xin lệnh chính thức giam giữ nhóm này về tội vượt biên trái phép.

Nhóm 12 người này đã bị bắt ngoài khơi Hồng Kông ngày 23/08 vừa qua, và bị giam giữ không lý do chính thức trong một trại giam ở vùng Thâm Quyến. Từ đó đến nay, họ vẫn bị cấm gặp các luật sư do gia đình họ lựa chọn.

Theo chính quyền Trung Quốc, những người này phải bị xét xử tại Hoa lục về tội vượt biên trước khi được trả về Hồng Kông.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200930-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-gia-%C4%91%C3%ACnh-12-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-trung-qu%E1%BB%91c-b%E1%BA%AFt-gi%E1%BB%AF-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C4%83n-ph%C3%B2ng-li%C3%AAn-l%E1%BA%A1c-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%AFc-kinh

 

Dân Hồng Kông rủ nhau ‘chơi’ Trung thu,

chính quyền điều động 6.000 cảnh sát

Tâm Thanh

Người dân Hồng Kông biểu tình phản đối luật dẫn độ về Trung Quốc vào ngày 9/6/2019. Từ đó đến nay, họ vẫn liên tục tổ chức nhiều cuộc diễu hành yêu cầu dân chủ theo nhiều hình thức (ảnh: Shutterstock).

Không tụ tập, không biểu tình, người dân Hồng Kông tiếp tục dùng cách “rủ nhau xuống đường” như trước đây, nói rằng họ đi dạo, đi mua sắm chứ không đi biểu tình, để đối phó với sự từ chối đơn đăng ký biểu tình của chính quyền.

Ngày 23/9, Mặt trận Nhân quyền Dân sự Hồng Kông đã đăng ký tổ chức một cuộc diễu hành trên đảo Hồng Kông vào ngày lễ Trung Thu 1/10 (cũng là ngày Quốc khánh của đại lục), yêu cầu chính quyền Trung Quốc trả tự do cho 12 công dân Hồng Kông bị giam giữ tại Đại lục, sau đó cảnh sát đã đưa ra thư thông báo phản đối. Mặt trận Nhân quyền Dân sự ngay lập tức kháng cáo, nhưng sau phiên điều trần vào ngày 28/9, Ủy ban kháng cáo diễu hành và mít-ting (chuyên xem xét các kháng cáo để đảo ngược hoặc sửa đổi quyết định của cảnh sát) đã bác bỏ kháng cáo đó.

Sầm Tử Kiệt (Cen Zijie), người triệu tập Mặt trận Nhân quyền Dân sự trong một cuộc phỏng vấn sau phiên điều trần cho biết: “Cuộc chiến chống dịch bệnh đã trở thành công cụ tốt nhất cho chính quyền Lâm Trịnh đàn áp chính trị”. Ông cũng nhắc lại rằng, người dân Hồng Kông rất quan tâm đến 12 người Hồng Kông đang bị giam giữ tại Đại lục, đồng thời kêu gọi người dân Hồng Kông không quên tất cả những nghĩa sĩ đang bị ở trong tù và liên tục bày tỏ sự quan tâm.

Mặt trận Nhân quyền Dân sự Hồng Kông dự định tổ chức một cuộc diễu hành vào ngày 1/10, ngày Quốc khánh của Trung Quốc và cũng là Tết Trung thu. (Ảnh: Facebook Mặt trận Nhân quyền Dân sự Hồng Kông)

Đồng thời, Sầm Tử Kiệt (Cen Zijie) kêu gọi người dân Hồng Kông phải hết sức cẩn thận vào ngày 1/10: “Theo kinh nghiệm trước đây, cảnh sát sẽ lạm dụng 599G (trật tự nhóm), bất cứ ai trên đường phố cũng đều có thể gặp nguy hiểm”.

Khi được hỏi rằng, liệu có hy vọng tổ chức một cuộc diễu hành trong ngắn hạn hay không, Sầm Tử Kiệt chỉ bày tỏ: Mặt trận Nhân quyền Dân sự sẽ tiếp tục nộp đơn xin biểu tình, “chỉ có không ngừng thực hiện quyền lợi, thì mới biết được quyền lợi có bị mất đi hay chưa”, ông cho biết.

Ngoài ra, có thông tin lan truyền rằng, cư dân mạng Hồng Kông phát động cuộc biểu tình “Mùng 1 tháng 10 hy sinh vì nước, 6 khu hoa nở” và “Hành động đêm trăng” trên Telegram, đã thu hút sự chú ý lớn từ chính quyền Hồng Kông. SOH cho biết cảnh sát Hồng Kông đã bố trí hơn 6.000 cảnh sát sẽ túc trực vào ngày 1/10.

Báo chí Hồng Kông đưa tin, cảnh sát Hồng Kông sẽ tăng cường tuần tra trên nhiều quận từ ngày 29/9 đến ngày 4/10. Trong số đó, trọng tâm nhất là vào ngày 1/10. Theo dự kiến ​​ban đầu, có ít nhất 3.000 cảnh sát chống bạo động sẽ được huy động vào ngày hôm đó. Tuy nhiên, sau khi cảnh sát Hồng Kông đánh giá rủi ro vào ngày 28/9, họ xác định rằng, ngay cả khi kháng cáo của Mặt trận Nhân quyền Dân sự bị bác bỏ, người dân Hồng Kông vẫn sẽ xuống đường biểu tình.

Đồng thời, hoạt động bất bạo động mang tên “Hành động đêm trăng” được tổ chức dưới hình thức “không biểu tình, không tụ họp”. Do đó, phía cảnh sát quyết định tăng cường lực lượng cảnh sát túc trực trong ngày lên hơn 6.000 người.

1/10 là ngày thành lập Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Năm nay Ngày Quốc khánh Trung Quốc vừa đúng trùng với Tết Trung thu và người Trung Quốc rất coi trọng việc đoàn tụ gia đình trong ngày rằm Trung thu. Nhưng vào đêm trước của mùa lễ hội này, ở Hồng Kông đã cảm nhận được một bầu không khí giống như cơn giông báo hiệu bão tố sắp đến. Lẽ nào sẽ lại có một cảnh đối đầu kịch liệt giữa cảnh sát và người dân Hồng Kông?

Theo Soundofhope

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/dan-hong-kong-ru-nhau-xuong-duong-ngay-trung-thu-chinh-quyen-dieu-dong-6-000-canh-sat.html

 

Phân tích khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan

Tâm Thanh

“Bởi vấn đề Đài Loan có liên quan đến tính hợp pháp của ĐCSTQ, ĐCSTQ sẽ không cách nào thừa nhận kết quả thất bại trong chiến tranh”.

Các cuộc tập trận quân sự liên tục gần đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở eo biển Đài Loan cùng với các cuộc tập trận quân sự của ba quân, tức lục quân, không quân và hải quân do Đài Loan phát động để đáp trả, đã khiến sự chú ý của toàn thế giới đều đổ dồn về eo biển Đài Loan, theo SOH.

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan: ĐCSTQ đã phá hủy hiện trạng của eo biển Đài Loan

ĐCSTQ gần đây đã tăng cường đe dọa vũ lực đối với Đài Loan: Tiến hành các cuộc diễn tập thực chiến tại khu vực eo biển Đài Loan, chiến đấu cơ thường xuyên xâm phạm khu vực phòng thủ của Đài Loan, quân đội diễn tập gỡ bom mìn, mở các đường biển cho tàu chiến và lực lượng đổ bộ…

Đáp lại điều này, trong chuyến thị sát Căn cứ Không quân Bành Hồ vào ngày 22/9, Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan cho biết, bà có niềm tin vào Quân đội Đài Loan và kêu gọi Quân đội Đài Loan thể hiện quyết tâm bảo vệ đất nước đến cùng.

Tổng thống Thái nói: “Thân là lực lượng không quân của Trung Hoa Dân Quốc, chúng ta làm sao có thể để cho người khác mặc sức diễu võ dương oai ngay trên vùng trời của mình được”.

Bộ Ngoại giao Đài Loan đã đưa ra tuyên bố rằng, trong năm nay, do tàu chiến cùng máy bay của quân địch thường xuyên quấy rối và đe dọa, Đài Loan đã làm rõ trình tự cho màn đáp trả đầu tiên. Hơn nữa, Đài Loan có quyền phản kích để tự vệ theo nguyên tắc “không tăng cường xung đột và gây ra tai nạn”.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng tuyên bố rằng, Đài Loan sẽ không khiêu khích, nhưng cũng sẽ không khiếp sợ trước ĐCSTQ.

Ngày 23/9, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ tuyên bố phủ nhận sự tồn tại của đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan. Đáp lại điều này, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Wu Zhaoxie) đã lên án rằng, ĐCSTQ làm như vậy không khác gì hành động đột nhiên tự ý xé bỏ “Tuyên bố chung Trung-Anh” ở Hồng Kông, về cơ bản đang làm xói mòn và phá hủy hiện trạng hai bờ eo biển.

Ông Ngô nói: “Trong nhiều năm qua, đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan chính là tượng trưng để duy trì hiện trạng, tránh xung đột cũng như gìn giữ hòa bình và ổn định của hai bờ eo biển. Việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của đường trung tuyến, trên thực tế là đang làm xói mòn và phá hủy hiện trạng của eo biển Đài Loan”.

Hôm 24/9, Cựu Tổng thống Mã Anh Cửu cũng giải thích cách nói này của Bộ trưởng Ngô. Ông giới thiệu rằng, đường trung tuyến eo biển được đề xuất khi quân đội Mỹ hỗ trợ bảo vệ Đài Loan, sau khi ký kết “Hiệp ước phòng thủ chung Trung-Mỹ năm 1954”.

Mặc dù khi đó cả hai bờ eo biển đều từ chối công nhận đường trung tuyến này, tuy nhiên, đến tháng 7/1999, sau khi cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan lặp lại, để giảm bớt tình hình căng thẳng, Hoa Kỳ lần nữa đã đề xuất đường trung tuyến này.

Trong 20 năm sau đó, cả Trung Quốc và Đài Loan đều lấy đường trung tuyến này làm ranh giới. Mãi cho đến mùa hè năm nay, máy bay quân sự của Trung Quốc bắt đầu nhiều lần bay qua đường ranh giới, khiến tình hình eo biển Đài Loan càng trở nên căng thẳng hơn.

Hàng loạt các hành động khiêu khích của ĐCSTQ đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại sâu sắc hơn về việc ĐCSTQ sẽ phát động đợt tấn công quy mô vào Đài Loan.

Hoa Kỳ cảnh báo ĐCSTQ có thể tấn công Đài Loan vào đúng ngày bầu cử ở Hoa Kỳ

Tháng 7 năm nay, Cựu Phó giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Hoa Kỳ Michael Morell và Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ James Winnefeld đã cảnh báo rằng, ĐCSTQ có thể tấn công Đài Loan vào tháng 1 năm tới. Thời điểm đó, chính phủ Hoa Kỳ đang bận rộn với việc Tổng thống tuyên thệ nhậm chức, trong tình huống như vậy, bên phía Hoa Kỳ rất có thể sẽ trở tay không kịp.

Ngoài ra, trong bài báo đăng trên trang web The Hill hôm 17/9, Seth Cropsey, một cựu sĩ quan hải quân và là thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Hudson, trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ đã từng cảnh báo rằng, ĐCSTQ thậm chí có thể tấn công Đài Loan vào ngày 3/11 khi Hoa Kỳ đang tiến hành bầu cử Tổng thống.

Vì lo ngại Trung Quốc có thể khai thác những phiền nhiễu do cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11 gây ra, quân đội Mỹ thông báo sẽ tổ chức cuộc tập trận “Keen Sword” với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tại Nhật Bản, theo Taiwan News.

Hoa Kỳ sẽ không cho phép ĐCSTQ thôn tính Đài Loan

Các nhà phân tích trên báo “The Times” cho rằng, việc thống nhất Đài Loan bằng vũ lực là điều rất hấp dẫn đối với Tổng Bí thư Tập Cận Bình, vì theo quan điểm của ông Tập, nếu có thể “lấy lại” Đài Loan, thành tựu chính trị của ông ta thậm chí sẽ sáng chói hơn cả Mao Trạch Đông.

Chính vì vậy, Tổng Bí thư Tập Cận Bình năm 2019 đã từng tuyên bố: Sự khác biệt chính trị tồn tại lâu đời giữa hai bờ eo biển là nguyên nhân dẫn đến quan hệ hai bờ eo biển thiếu liên tục và ổn định, vấn đề

này không thể cứ mãi ứ đọng từ đời này qua đời khác được. Ông cũng công bố kế hoạch chuẩn bị “lấy lại” Đài Loan trước năm 2049.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ không ngồi đó nhìn  ĐCSTQ thôn tính Đài Loan. Trước tình hình khẩn cấp ở eo biển Đài Loan, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo hôm 23/9 cho biết, Hoa Kỳ không có ý định phát sinh xung đột với ĐCSTQ, nhưng trong “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” được Hoa Kỳ thông qua sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1979, Hoa Kỳ đã cam kết rằng, nếu Đài Loan bị Trung Quốc tấn công, Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ Đài Loan và cho phép chính phủ Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan để bảo vệ Đài Loan.

Chính quyền Tổng thống Trump đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho Đài Loan. Trong 4 năm qua, chính quyền Tổng thống Trump đã phê chuẩn bán 7 loại vũ khí hạng nặng với tổng trị giá 13,2 tỷ đô-la Mỹ cho Đài Loan. Hơn nữa, Hoa Kỳ cũng có kế hoạch bán thêm vũ khí tiên tiến cho Đài Loan bao gồm tên lửa tầm xa và máy bay không người lái, với tổng trị giá 7 tỷ đô-la Mỹ.

Ngoài việc bán vũ khí tối tân cho Đài Loan, trong năm nay, các tàu chiến của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan 9 lần và trong những tuần gần đây, các máy bay chiến đấu của Mỹ vẫn tiếp tục trinh sát gần như mỗi ngày một lần.

Chuyên gia chính sách Hoa Kỳ: Trong tương lai không xa Hoa Kỳ có thể át chế ĐCSTQ

Chính trị gia nổi tiếng người Mỹ John Mearsheimer, ngày 23/9, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Đức Deutsche Welle đã phân tích rằng: ông Tập Cận Bình mong muốn trở thành bá chủ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và vì lý do này, ông ấy đang gắng sức phát triển thực lực của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, Tổng thống Trump sẽ không bao giờ để cho ĐCSTQ phát triển lớn mạnh như chính quyền ông Obama đã làm.

Ông John Mearsheimer nói: “Tổng thống Trump đã chống lại và kiềm chế ĐCSTQ trên các lĩnh vực kinh tế, công nghệ và quân sự”. Ông cho rằng, các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á vốn chịu sự uy hiếp của ĐCSTQ cũng đang đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng của họ, và giữa Hoa Kỳ với ĐCSTQ, họ sẽ phải lựa chọn đứng về phe nào.

Ông dự đoán, có khả năng phát sinh xung đột ở biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, nhưng “Hoa Kỳ có khả năng át chế được ĐCSTQ trong tương lai không xa”. Ông cũng cho rằng để đuổi kịp Hoa Kỳ, ĐCSTQ  có thể phải mất 40 năm nữa, vậy nên ông đã suy đoán, sắp tới ĐCSTQ sẽ không phát động chiến tranh.

Tôn Vân (Sun Yun), một nghiên cứu viên cao cấp và đồng Giám đốc Chương trình Đông Á và Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson dự đoán rằng, trừ khi ĐCSTQ quyết tâm giành chiến thắng, nếu không họ sẽ không dễ dàng tấn công Đài Loan. “Bởi vấn đề Đài Loan có liên quan đến tính hợp pháp của ĐCSTQ, và ĐCSTQ sẽ không cách nào thừa nhận kết quả thất bại trong chiến tranh”.

Kerry Brown, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại đại học Hoàng đế Luân Đôn (King’s College London) cho rằng, mặc dù khả năng xảy ra chiến tranh không lớn, nhưng nó đang ngày càng trở nên khả thi hơn.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phan-tich-kha-nang-trung-quoc-tan-cong-dai-loan.html

 

Hoàn Cầu thời báo dọa bắn máy bay, căn cứ Mỹ

nếu ‘gây tổn hại’ các đảo nhân tạo ở Trường Sa

Tâm Tuệ

Hoàn Cầu thời báo cao giọng cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ bắn hạ chiến đấu cơ của Mỹ nếu gây tổn hại cho các thực thể nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, khu vực mà nước này đang chiếm đóng phi pháp.

Trong bài xã luận đăng hôm 29/9, tờ Hoàn Cầu thời báo (cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc), viết rằng có thông tin quân đội Mỹ sẽ điều máy bay không người lái MQ-9 Reaper tiến hành các cuộc tấn công vào 3 đảo nhân đạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa, dội bom các đường băng và nhà chứa máy bay.

“Chúng tôi cảnh báo Mỹ: việc Mỹ tấn công quần đảo Nam Sa hay những mục tiêu khác của Trung Quốc bằng cách dùng máy bay không người lái MQ-9 Reaper sẽ là hành động chiến tranh. Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) chắc chắn sẽ chống lại, khiến quân đội Mỹ phải trả giá đắt”, Hoàn Cầu thời báo nhấn mạnh.

Hoàn Cầu thời báo còn viết rằng: “Trung Quốc sẽ bắn hạ chiến đấu cơ Mỹ, bất kể là máy bay có người lái hay không người lái. Nếu những máy bay đó gây thiệt hại cho các đảo và bãi đá của Trung Quốc, chúng tôi sẽ tấn công những căn cứ mà chúng cất cánh”.

Hoàn Cầu thời báo ngụy biện rằng những đảo nhân tạo hiện chỉ chứa một số lượng nhỏ vũ khí phòng vệ nên cần phải được biến thành một căn cứ quân sự đầy đủ nếu bị tấn công.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus khẳng định Trung Quốc đã triển khai tên lửa hành trình diệt hạm, tăng cường hệ thống radar quân sự, mở rộng năng lực thu thập thông tin tình báo, xây dựng hàng chục nhà chứa máy bay và các đường băng có khả năng phục vụ chiến đấu cơ trên các đảo nhân tạo, theo tờ The Washington Times.

Trong thông báo hôm 27/9, bà Ortagus còn cảnh báo chính quyền Trung Quốc đang sử dụng các tiền đồn ở Trường Sa làm cơ sở để thực hiện các hành động cưỡng ép nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp “đường lưỡi bò” nuốt trọn gần cả Biển Đông.

Trước đó, hôm 28/6 tờ báo Trung Quốc này cũng đã đăng bài phân tích với nội dung Trung Quốc sẵn sàng “chiến” với nhiều nước cùng lúc. Bài viết chỉ ra rằng, Bắc Kinh đủ sức cùng lúc mở nhiều mặt trận với nhiều nước. Trên thực tế có lẽ việc Trung Quốc chơi chiến thuật ‘thùng rỗng kêu to’ chỉ để ‘chứng minh’ sự hung hăng của Bắc Kinh, hay lộ ra điểm yếu rằng vị thế của nước này đang ngày càng suy yếu nhiều mặt trên đấu trường thế giới.

TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) đã chỉ ra rằng, Bắc Kinh đang gây bất ổn trên nhiều “mặt trận” chỉ gây lãng phí nếu so với những gì Trung Quốc tìm cách chứng minh”, Thanh Niên trích dẫn.

Vị TS này nói rằng, Trung Quốc cố chứng tỏ rằng nước này đủ sức đảm đương cùng lúc nhiều “mặt trận” chỉ cho thấy đó là vấn đề mà Bắc Kinh đang lo ngại. Thực tế, chỉ khi lo ngại vấn đề gì đó thì người ta mới tìm cách chứng minh.

Trung Quốc ngang nhiên xây dựng 3 đường băng dài khoảng 3km, đủ sức cho máy bay quân sự các loại hoạt động ở 3 đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Đây là 3 trong số 7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp thành đảo nhân tạo phi pháp trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa là Nam Sa.

https://www.dkn.tv/thoi-su/hoan-cau-thoi-bao-doa-ban-may-bay-can-cu-my-neu-gay-ton-hai-cac-dao-nhan-tao-o-truong-sa.html

 

Truyền thông đại lục yêu cầu

hai ông Trump và Biden không nhắc tới

Trung Quốc trong các phiên tranh luận

Tâm Thanh

Chính quyền Trung Quốc không chỉ muốn kiểm soát quyền tự do tư tưởng và ngôn luận của người dân trong nước, mà còn có ý đồ muốn kiểm soát ngôn luận của cả Hoa Kỳ và thế giới.

Trước cuộc tranh luận tổng thống Hoa Kỳ, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chỉ thị rằng, cố gắng hết sức yêu cầu ứng cử viên Tổng thống không động đến các chủ đề về Trung Quốc trong cuộc tranh luận, theo Epoch Times.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, tại Trung Quốc, những chủ đề nào có thể và không thể thảo luận công khai đều do Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ kiểm soát. Giờ đây, chính quyền ĐCSTQ rõ ràng đang cố gắng mở rộng hành vi kiểm soát các vấn đề này sang Hoa Kỳ.

Nỗ lực kiểm soát ngôn luận Hoa Kỳ

Tối Thứ Ba (29/9), giờ địa phương, tức sáng Thứ Tư (30/9) giờ Việt Nam, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Biden sẽ tiến hành cuộc tranh luận đầu tiên trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Vài giờ trước khi cuộc tranh luận bắt đầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – Nhân dân Nhật báo đã đăng một bình luận với tiêu đề: “Cuộc tranh luận vận động bầu cử tổng thống Hoa Kỳ không nên lạm dụng ‘vấn đề Trung Quốc’ để diễn kịch”.

Bình luận của Nhân dân Nhật báo được ký tên “Zhong Sheng” (Chung Thanh – Tiếng chuông), “Zhong Sheng” là từ viết tắt đồng âm của “Đài tiếng nói Trung Quốc” và thường được coi là đại diện trực tiếp cho ý kiến ​​của cơ quan quyền lực cao nhất của ĐCSTQ. Vì vậy, các ý kiến ​​của “Zhong Sheng” được coi là có “thẩm quyền đặc thù”.

Giới quan sát cho rằng, việc Nhân dân Nhật báo công bố những “bình luận có thẩm quyền” như vậy vào thời điểm này là một chỉ thị trần trụi của ĐCSTQ đối với các ứng cử viên Mỹ.

Bình luận của “Zhong Sheng” trong Nhân dân nhật báo viết rằng: “Cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ là chuyện nội bộ của Hoa Kỳ và Trung Quốc không quan tâm, cũng chưa bao giờ can thiệp. Những vấn đề mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt hiện nay không thể được giải quyết bằng cách dịch chuyển các mâu thuẫn, kẻ thù lớn nhất của Hoa Kỳ là chính nó. Là một quốc gia độc lập, Trung Quốc có quyền bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình và sẽ không hy sinh các nguyên tắc của riêng mình để hợp tác với trò chơi vận động của Hoa Kỳ. Một số chính trị gia Mỹ nên chấm dứt ngay thủ đoạn lôi kéo Trung Quốc vào chính trường nội địa của Mỹ”.

Bình luận không giải thích tại sao cuộc tranh luận của ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ về các vấn đề chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ liên quan đến Trung Quốc sẽ làm xói mòn độc lập và chủ quyền của Trung Quốc?

Cách đối phó với ĐCSTQ là chủ đề cốt lõi của chiến dịch tranh cử tại Hoa Kỳ

Hiện tại, giới chính trị và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đang tham gia vào một cuộc tranh luận lớn về cách đối phó với ĐCSTQ. Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump phát động nhằm trừng phạt ĐCSTQ vì các chính sách thương mại không công bằng 2 năm trước đã làm dấy lên cuộc tranh luận lớn này.

Mặc dù hai đảng Hoa Kỳ đều có quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề và thậm chí có sự đối lập rất lớn, nhưng họ đã dần đạt được một số sự đồng thuận quan trọng, bao gồm cả việc trong nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ và các nước phương Tây hy vọng đưa ĐCSTQ vào hệ thống thương mại tự do toàn cầu để mở cửa và tự do hóa nền chính trị của ĐCSTQ. Nhưng bây giờ điều đó chỉ là một suy nghĩ viển vông.

ĐCSTQ đã phát triển nền kinh tế thông qua sự trợ giúp của thương mại tự do, nhưng sự phát triển kinh tế vĩ đại không những không làm cho nó cởi mở về mặt chính trị mà ngược lại còn cung cấp cho nó nguồn vốn để duy trì và củng cố chế độ độc tài, gây ra mối đe dọa ngày càng rõ ràng đối với trật tự thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng, sự mềm yếu và kém năng lực của chính quyền Hoa Kỳ trong vài thập kỷ qua đã dẫn đến việc chế độ Bắc Kinh có thể tùy ý sử dụng và lạm dụng hệ thống thương mại thế giới, thu được lợi ích to lớn bằng cách làm tổn hại lợi ích của Hoa Kỳ mà trên thực tế, là đang chiếm lấy những lợi thế của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump đã bắt đầu đảo ngược tình thế này và sẽ tiếp tục đảo ngược hoàn toàn nếu ông thắng cử vào tháng 11 tới.

Về phía Joe Biden, ông nói rằng, ông có nhiều kinh nghiệm về chính sách đối ngoại và có nhiều năm kinh nghiệm đối phó với Bắc Kinh.

VOA cũng hài hước bình luận: Hiện vẫn chưa rõ chính quyền ĐCSTQ sẽ áp dụng hình phạt nào nếu Hoa Kỳ không tuân theo chỉ thị của ĐCSTQ đối với các ứng cử viên tổng thống. Ở Trung Quốc, các phương tiện truyền thông hoặc cá nhân vi phạm các chỉ chị ngôn luận của ĐCSTQ sẽ bị cấm hoạt động, đuổi việc, bắt giữ, kết án cùng các hình phạt khác.

https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-dai-luc-yeu-cau-hai-ong-trump-va-biden-khong-nhac-toi-trung-quoc-trong-cac-phien-tranh-luan.html

 

ĐCSTQ tuyên truyền toàn cầu, thúc đẩy phong tỏa

 để hủy hoại kinh tế các đối thủ cạnh tranh

Hương Thảo

Nhà nghiên cứu và luật sư Michael P. Senger cảnh báo rằng việc đóng cửa kinh tế để loại trừ virus viêm phổi Vũ Hán vẫn đang gây ra thiệt hại ở nhiều quốc gia. Đây có thể là do chiến lược tuyên truyền của ĐCSTQ nhằm vượt mặt các đối thủ toàn cầu, theo The BL ngày 30/9.

Đối với ông Senger, chiến lược của ĐCSTQ là phá hủy nền kinh tế của các quốc gia cạnh tranh thông qua việc tạo điều kiện cho đại dịch phát tán ra khắp thế giới. Ông đã liệt kê một loạt sự kiện ủng hộ lý thuyết của mình, theo Summit News ngày 28/9.

Đầu tiên, ông Senger lưu ý rằng tỷ lệ tử vong do virus Trung Cộng gây ra là tương đối thấp.

Sau đó, ông mô tả rằng ĐCSTQ có đội quân tài khoản Twitter, được quản lý bởi các bots (các chương trình tự quản trên mạng) chuyên phát tán tin giả gây hoang mang, dẫn đến các nước thi nhau áp dụng chính sách phong tỏa.

Để củng cố chiến lược này, ĐCSTQ cũng đồng thời chỉ trích nặng nề các quốc gia phản đối mô hình đóng cửa mà nó áp đặt ở Vũ Hán, nơi báo cáo dịch bệnh đầu tiên ở Trung Quốc.

Một nhân tố khác trong chiến dịch tuyên truyền rầm rộ là một loạt các video cho thấy trên mạng xã hội, người dân Trung Quốc đổ gục xuống đường, một số phản ứng có vẻ mang tính phóng đại.

ĐCSTQ đã nhốt hàng triệu người trong nhà, tuyên bố rằng chỉ có 4.634 người chết, và đến ngày 19/3, ĐCSTQ tuyên bố rằng mô hình phong tỏa của nó đã thành công khi các trường hợp lây nhiễm virus bắt nguồn từ trong nước đã biến mất.

Kể từ thời điểm đó, và với sự hỗ trợ của WHO, bầu không khí lo sợ bao trùm đã được giải phóng dẫn đến việc đóng cửa nhiều quốc gia, bất chấp tất cả những hậu quả tiêu cực của các biện pháp đó.

Ngoài ra, các bộ phận tuyên truyền của ĐCSTQ đã chỉ trích mạnh mẽ các quốc gia lựa chọn các giải pháp thay thế khác, ví như “miễn dịch cộng đồng”.

Thụy Điển là một trong số đó, và thực tế cho thấy kết quả của họ vượt trội hơn nhiều so với các quốc gia châu Âu khác, mà không cần phải đóng cửa nền kinh tế hoặc cô lập người dân.

Ông Senger cho biết: “Nhưng thực tế là các chế độ độc tài luôn nói dối. [Chúng ta] sẽ không thể cho họ quyền truyền bá những lời nói dối chết người đến phần còn lại của thế giới, đặc biệt là bằng những cách thức bí mật”, ông Senger viết trên tạp chí Tablet.

Tổng thống Trump đã rất rõ ràng trong việc lên án ĐCSTQ vì không đưa ra cảnh báo kịp thời và không ngăn chặn sự lây lan của virus ra toàn cầu.

Ông Trump khẳng định: “Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc che giấu virus và phát tán nó ra toàn cầu. Họ đã có thể đã ngăn chặn nó, họ đã nên phải ngăn chặn nó”, ông Trump nói, theo Express UK.

Gần đây Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố thành lập một liên minh toàn cầu chống lại ĐCSTQ. Ông cho hay:

“Giờ đây, chúng tôi đã bắt đầu xây dựng liên minh toàn cầu để đẩy lùi họ”, ông Pompeo nói, tin chắc vào mối đe dọa mà ĐCSTQ đặt ra cho toàn thế giới.

Ông nói thêm, “Tôi đã đi khắp thế giới để đảm bảo rằng mọi quốc gia đều hiểu rằng đây không chỉ là vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc”.

“Đây là một thách thức để đảm bảo rằng thế kỷ tới không phải là thế kỷ của Trung Quốc, không phải là thế kỷ bị cai trị bởi các chế độ chuyên chế đàn áp, mà là bởi các chế độ tin vào tính pháp quyền, tự do có trật tự và chủ quyền quốc gia như nền tảng cơ bản của họ”, ông Pompeo nói trên chương trình Fox News vào ngày 27/9.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dcstq-tuyen-truyen-toan-cau-thuc-day-phong-toa-de-huy-hoai-kinh-te-cac-doi-thu-canh-tranh.html

 

Bị mất quyền lợi, học sinh Trung Quốc ‘quyết tử’,

dư luận khen ‘dân tộc đã có hy vọng’

Tâm Thanh

Người dân đưa ra bình luận: “Tôi thực sự rất xúc động. Lúc đầu nghe mà tôi còn không dám tin. Tôi không ngờ rằng, dưới sự tẩy não của nền giáo dục và xã hội Trung Quốc hiện đại, vẫn có những người trẻ đầy nhiệt huyết như vậy!”

Lễ hội Trung thu của Trung Quốc năm nay vừa trùng ngày Quốc Khánh 1/10, học sinh tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc chỉ được nghỉ vỏn vẹn 1 ngày rưỡi. Điều này đã dấy lên sự bất mãn mạnh mẽ trong cộng đồng học sinh, rất nhiều học sinh đã giăng biểu ngữ “Quyết tử, trả lại kỳ nghỉ cho chúng tôi” để phản kháng, yêu cầu nhà trường thực hiện đúng luật định ngày nghỉ đối với học sinh, theo Epoch Times.

Thời gian nghỉ theo luật định cho ngày lễ Quốc Khánh Trung Quốc 1/10 là 8 ngày. Tuy nhiên, năm nay nhiều trường đại học và trung học cơ sở ở Trung Quốc đại lục đã phải rút ngắn ngày nghỉ của học sinh vì lý do dịch bệnh, nhiều trường thậm chí rút ngắn chỉ còn một ngày cho kỳ nghỉ. Trường trung học cơ sở số 1 Đằng Châu, tỉnh Sơn Đông bố trí cho học sinh nghỉ 1,5 ngày đã làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng học sinh.

Một số học sinh cho biết, nhà trường đã hứa sẽ cho nghỉ lễ 7 ngày vào dịp 1/10, nhưng sau đó đã rút ngắn lại, các học sinh đã dán tờ rơi khắp nơi để bày tỏ sự bất mãn với chính sách của nhà trường.

Video cho thấy nhiều học sinh của trường đã giương cao biểu ngữ “Quyết tử, trả lại kỳ nghỉ cho chúng tôi” và yêu cầu nhà trường thực hiện chế độ ngày nghỉ theo quy định.

Theo báo cáo, giáo viên cũng ủng hộ học sinh biểu đạt ý kiến, cuối cùng nhà trường đã đồng ý cho học sinh nghỉ lễ 7 ngày.

Một video quay cảnh một học sinh phản kháng ở trường Trung học cơ sở số 1 Đằng Châu từng được lan truyền rộng rãi trên Weibo đại lục, gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi, nhưng các video liên quan đã bị xóa.

Sự phản kháng của các bạn học sinh trung học đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo cư dân mạng: “Các bạn học sinh đang làm rất tốt! Tôi dường như nhìn thấy hy vọng cho tương lai”; “Niềm hy vọng của dân tộc”; “Kính chào các niên đệ, niên muội”; “Làm tốt lắm, đã làm được điều mà lúc đó chúng tôi không dám làm”.

Cư dân mạng Weibo “Xu -” để lại lời nhắn: “Đừng im lặng, đối với tất cả những gì không hợp lý đều phải phản kháng. Nếu không, dù có bao nhiêu người đi nữa cũng vô ích, trong mắt bọn họ người dân đều là không khí”.

Tài khoản “Rensheng-” viết: “Dám phản kháng vì quyền lợi, cố lên các anh chị em, việc này chúng tôi đã chưa từng dám nghĩ tới, chứ đừng nói là dám làm!”

“Bingtun -” bình luận: “Tôi thực sự rất xúc động. Lúc đầu nghe mà tôi còn không dám tin. Tôi không ngờ rằng, dưới sự tẩy não của nền giáo dục và xã hội Trung Quốc hiện đại, vẫn có những người trẻ đầy nhiệt huyết như vậy!”

Tài khoản “Yinfeng -” cho hay: “Thanh niên tiến bộ mới là đội tiên phong muôn đời! Hãy để những thứ tự xưng là đội tiên phong kia phải xấu hổ, không còn đất dung thân!”

“Shiqi -“: “Tôi là một học sinh tốt nghiệp Trường trung học cơ sở số 1 Đằng Châu đã nhiều năm! Thật sự rất vui khi thấy các học sinh trẻ hiện nay đều có nhận thức tư tưởng tỉnh táo như vậy. Các bạn, hãy nhớ rằng, đây là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không phải nhà riêng của bất kỳ tầng lớp đặc quyền nào, bất kể là vị trí nghề nghiệp gì, dù là học sinh hay giáo viên thì đều có quyền lợi đấu tranh hợp pháp khi bị đối xử bất công!”

Có cư dân mạng để lại lời nhắn: “Hành động của học sinh Đằng Châu, tôi thấy một vài điểm như sau:

Thứ nhất, những đứa trẻ ở Sơn Đông không hoàn toàn là một cỗ máy chỉ biết đi thi. Ý thức về quyền lợi và ý thức về sự tôn nghiêm quan trọng hơn thành tích của việc thi cử. Mục đích của giáo dục vốn không phải khiến cho người ta phải nghe lời và phục tùng người có địa vị, mà là làm cho người ta luôn bảo trì tư tưởng biết phê phán, hoài nghi, không phải sao?

Thứ hai, nhiều ý kiến ​​cho rằng, nhóm trẻ này không có lý tính. Xin lỗi, không có đập phá, cướp bóc, đốt phá, không có ai thương vong, tại sao có thể nói là không lý tính và bất hợp pháp? Học sinh trung học có tư chất thấp không? Một số người lớn, đặc biệt là một số giáo viên, xin hãy dẹp bỏ tính kiêu ngạo và thành kiến ​​của mình đi!

Thứ ba, tôi hy vọng nhóm trẻ em này khi lớn lên sẽ luôn giữ vững nhiệt huyết dũng cảm bảo vệ quyền lợi của mình và duy trì sự bất bình trước những bất công. Cái mà Trung Quốc thiếu nhất, đó là có lương tri, không vô tâm, không bị dắt mũi.

Thứ tư, nhiều giáo viên nói rằng, trên thế giới này không tồn tại sự công bằng và công chính một cách tuyệt đối, vì vậy đừng quá khắt khe với thực tế. Câu này rất đúng nhưng cũng thật là vô lại, dù trên đời không có công bằng tuyệt đối nhưng chúng ta cũng không thể từ bỏ quyền theo đuổi sự công bằng và lên án sự bất công, đúng không? Để đất nước tiến bộ, mỗi người hãy làm một chút, một chút thôi, thời thế sẽ ban tặng cho chúng ta sự tự do và hạnh phúc”.

Theo Epoch Times

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/bi-mat-quyen-loi-hoc-sinh-trung-quoc-quyet-tu-du-luan-khen-dan-toc-da-co-hy-vong.html

 

Thêm tín hiệu cho thấy an ninh lương thực

Trung Quốc gặp nguy,  bắt đầu tích trữ

Vũ Dương

Một bộ phận người dân tỏ ra nghi ngờ, mới thời gian trước còn nói mùa màng bội thu…

Hôm 29/9, nhiều người ở tỉnh Tứ Xuyên đã nhận được tin nhắn từ chính phủ khuyến khích “tích trữ lương thực từ người dân”, đồng thời cũng nêu rõ rằng, hy vọng nhà ăn cung cấp suất ăn công nghiệp, căng tin và các hộ gia đình thành thị cũng như nông thôn, căn cứ theo nhu cầu thường ngày mà dự trữ một lượng lương thực nhất định. Cư dân mạng cho rằng, đây rõ ràng là tín hiệu cho thấy quốc gia đang đứng trước tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng, theo SOH.

SOH trích dẫn truyền thông Trung Quốc đưa tin, Tứ Xuyên là tỉnh thành có nền kinh tế phát triển, dân số đông đúc, là tỉnh thành sản xuất và tiêu thụ lương thực với số lượng lớn. Do thường xuyên xảy ra thảm họa (Tứ Xuyên là khu vực thượng nguồn của Đập Tam Hiệp, chịu mưa lũ liên tục từ đầu năm), vấn đề an ninh lương thực được đặt lên hàng đầu.

Báo cáo chỉ rõ ra rằng, trong những năm gần đây, khoảng cách cung cầu lương thực và mâu thuẫn mang tính cơ cấu của Tứ Xuyên đã trở nên nổi cộm hơn.

Ngày 27/9, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Đảng Cộng sản Trung Quốc tỉnh Tứ Xuyên đã họp tại Thành Đô để xem xét Dự thảo các Quy định về việc đảm bảo An ninh Lương thực ở tỉnh Tứ Xuyên. Điều lệ dự thảo này bao gồm nhiều lĩnh vực như: sản xuất lương thực, dự trữ lương thực, lưu thông lương thực, phát triển sản xuất công nghiệp, an toàn chất lượng, ứng phó khẩn cấp cho sự đảm bảo an ninh lương thực…

Dự thảo đặc biệt bổ sung điều khoản “Tích trữ lương thực từ người dân”, khuyến khích các nhà ăn cung cấp suất ăn công nghiệp, căng tin và các hộ gia đình thành thị cũng như nông thôn, căn cứ theo nhu cầu thường ngày mà dự trữ một lượng lương thực nhất định.

Về việc này, SOH tổng hợp một số bình luận của người sử dụng mạng Trung Quốc:

“Luật pháp của Tứ Xuyên khuyến khích ‘tích trữ lương thực từ người dân’, điều này là để dụ rắn ra khỏi hang, dụ dỗ người dân tích trữ lương rồi sau đó chính phủ sẽ trưng thu toàn bộ”.

“Người dân có muốn giấu lương thực để cất trữ cũng không thể giấu được. Vào thời của Mao Trạch Đông, ngay cả đào đất trong nhà để giấu lương thực, cuối cùng cũng bị chính quyền cướp đi mất”.

“Tích trữ lương thực từ người dân, chuẩn bị cho chiến tranh và nạn đói”.

“Lần này coi như xong rồi! Muốn vơ vét lương thực từng nhà một đây mà!”.

“Không phải đất nước mấy tuần trước đã mua một đống lương thực từ Mỹ hay sao?”

“Đây rốt cuộc là ý gì vậy? Phải chăng có cái gì đó mờ ám ở đây, ngày trước thì nói được mùa bội thu, không cần tích trữ lương thực, bây giờ lại soạn thảo luật khích lệ người dân tích trữ lương thực?”

https://www.dkn.tv/the-gioi/them-tin-hieu-cho-thay-an-ninh-luong-thuc-trung-quoc-gap-nguy-bat-dau-tich-tru.html

 

Ấn Độ điều tra lượng ống đồng nhập cảng

 đến từ Malaysia, Việt Nam và Thái Lan

Tin từ New Delhi, Ấn Độ – Chính phủ Ấn Độ cho biết họ đang điều tra việc nhập cảng ống dẫn và ống đồng từ Malaysia, Việt Nam và Thái Lan, để xác định xem liệu các nhà sản xuất ở các quốc gia này có đang nhận bao cấp không công bằng hay không.

Theo một thông tư của chính phủ được đăng tải hôm thứ sáu (25/9), điều tra trên được thực hiện bởi Tổng Cơ Quan Biện pháp Thương mại của Ấn Độ, kết quả có thể dẫn đến việc những mặt hàng nhập cảng này phải đối mặt với thuế chống bao cấp. Cuộc thăm dò sẽ tập trung vào lượng hàng nhập cảng được vận chuyển từ ngày 1/4/2019 đến ngày 31/3/2020.

Theo tờ US News đưa tin, thông tư trên còn cho biết thêm rằng Tổng Cơ quan Biện pháp Thương mại cũng đã nhận được dữ kiện nhập cảng của hải quan đối với đối tượng hàng hóa trên trong 4 năm qua. Dữ kiện cho thấy lượng nhập cảng tăng chủ yếu từ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch nhập cảng hàng hóa thuộc đối tượng này.

Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, họ sẽ chờ đợi những hành động mà Ấn Độ có thể thực hiện, nhưng dự kiến sẽ có ít tác động đến quốc gia này bởi lượng xuất cảng các sản phẩm trên của Thái Lan không lớn. Trong một tuyên bố với Reuters, Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam cho biết họ vẫn đang tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).  (BBT)

https://www.sbtn.tv/an-do-dieu-tra-luong-ong-dong-nhap-cang-den-tu-malaysia-viet-nam-va-thai-lan/

 

Phóng viên Trung Quốc

chỉ trích cuộc điều tra ‘vô căn cứ’ của Úc

Một phóng viên Trung Quốc, từng bị lục soát nhà ở Úc trong một cuộc điều tra của nước này hồi tháng Sáu, nói đó là hành động vô căn cứ, Reuters đưa tin hôm 30/9, trích truyền thông Trung Quốc.

Bắc Kinh từng thông báo rằng lực lượng cảnh sát và tình báo Úc đã đột kích nhà của bốn phóng viên Trung Quốc, mà nay đã trở về nước, trong cuộc điều tra về cáo buộc họ âm mưu gây ảnh hưởng lên một chính trị gia cấp tiểu bang ở Úc.

Phóng viên Yang Jingzhong, trưởng văn phòng ở Sydney của Tân Hoa Xã, nói rằng giới hữu trách Úc đột kích nhà của ông vào lúc 6 giờ rưỡi sáng hôm 26/6 và tiến hành cuộc lục soát kéo dài 7 giờ đồng hồ, thu giữ một số thiết bị điện tử và tài liệu.

Reuters trích lại lời kể của ông Yang trên báo Trung Quốc rằng ông “sốc, nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh” vì ông “không vi phạm bất kỳ luật lệ nào”, nhưng con gái ông thì “rất sợ hãi”.

Ông Yang cũng đề cập tới phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vốn nói rằng phía Úc không đưa ra một sự giải thích thỏa đáng về cuộc điều tra.

Vụ lục soát trên được tiến hành cùng ngày xảy ra cuộc đột kích vào văn phòng của ông Shaoquett Moselmane, chính trị gia Úc được cho là bị người nước ngoài nhắm mục tiêu.

Theo Reuters, tháng này, trong một văn bản tại tòa, Canberra đã nêu tên Trung Quốc là nước đang bị điều tra về sự can thiệp của nước ngoài ở Úc. Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc này.

Tin cho hay, mối quan hệ giữa Úc và đối tác lớn nhất của nước này đã xấu đi trong những năm vừa qua vì chính quyền Canberra cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào chính trị của Úc. Trung Quốc cũng đã bác bỏ điều này.

https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%B3ng-vi%C3%AAn-trung-qu%E1%BB%91c-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-cu%E1%BB%99c-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-v%C3%B4-c%C4%83n-c%E1%BB%A9-c%E1%BB%A7a-%C3%BAc/5603241.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù