Đọc báo Pháp – 28/11/2020

 Đọc báo Pháp – 28/11/2020

“Con ngựa thành Troie” Serbia ngạt thở vì Trung Quốc – Tú Anh

Nhìn người và xem lại chính mình, dường như đó là thông điệp mà các tạp chí Pháp đưa đến độc giả trong tuần này. Chính trường Mỹ, chiến lược thống trị của Trung Quốc, Covid-19, di dân, mỗi chủ đề là một bài học cho Châu Âu suy gẩm.

Hiểu Donald Trump 

Khi cơn sốt hạ nhiệt, khi Donald Trump thật sự rời Nhà Trắng, hy vọng rằng các nhà nghiên cứu trong mọi lĩnh vực, từ chính trị đến xã hội, từ tâm lý học đến sử học … bình tĩnh tìm hiểu bối cảnh lịch sử chúng ta đang sống có một ứng cử viên tổng thống Mỹ từ chối công nhận kết quả bầu cử và tìm cách phi pháp hóa chiến thắng của đối thủ. « Hiểu Donald Trump » là tựa bài thời luận của tuần báo l’Obs

Bernie Sanders, ứng cử viên không may của phe tả trong đảng Dân chủ, là người đầu tiên đã đặt vấn đề một cách chính xác : « Donald Trump là một nhà chính trị độc tài phá hoại nền dân chủ Hoa Kỳ hơn bất cứ một ai khác trong lịch sử cận đại của Mỹ ?».

Trích dẫn nhận định này, nhà báo Pierre Haski, cũng là tác giả quyển sách « Lưu Hiểu Ba, Người Thách Thức Bắc Kinh (Liu Xiao Bo, l’Homme qui défie Pékin), cho đó là « sự thật », và ông nhìn rộng ra hơn : Cốt lõi vấn đề không phải chỉ có « hiện tượng Trump », mà chính là nền dân chủ Hoa Kỳ và không phải chỉ giới hạn ở nền dân chủ nước Mỹ mà thôi.

Giới chuyên gia phải tìm hiểu vì sao Donald Trump được 72 triệu phiếu và phải làm như thể nào để xây dựng một mô hình dân chủ sinh động mà người dân ở đó có quyền thừa hưởng ? Đây cũng là câu hỏi liên quan đến nhiều dân tộc khác trên thế giới : tại sao những lãnh đạo mị dân, những nhà độc tài có thể huy động được sự ủng hộ của dân chúng, mà không cần mang lại giải pháp hiệu quả cho người dân ? Ví dụ không thiếu. Trong nội bộ Châu Âu có Viktor Orban của Hungari, tình trạng mập mờ (biện pháp phong tỏa, giới nghiêm hạn chế tự do) ở ngay trong nước Pháp cũng rất đáng lo. Cũng sát nách với Châu Âu, hãy nhìn tổng thống Erdodan tàn phá kinh tế quốc gia, nhưng gia tăng hành động phiêu lưu quân sự, hay nổi bật hơn nữa là Tập Cận Bình, với thái độ ngạo mạn khoe khoang, với chúng ta có sức mạnh của mô hình độc tài, trong khi các nền dân chủ Tây phương còn vất vã chống đại dịch.

Để trả lời hai câu hỏi của Bernie Sanders, chúng ta phải ý thức thế giới đang trải qua môt giai đoạn lịch sử đặc biệt, từ tương quan địa chính trị cho đến khí hậu, công nghệ, nhân khẩu, tất cả đều biến đổi, không còn như trước.

Kết quả bầu cử tại Mỹ cho thấy gì ? Cỗ vũ cho xu hướng đối nghịch với những gì chúng ta bác bỏ không đủ sức thuyết phục thành phần  cử tri ủng hộ các biện pháp độc tài. Do vậy, không nên xem thường trường hợp Donald Trump và phải hiểu rằng, ngoài tính chất đặc thù của Mỹ, chính là do những bế tắc và thất bại của một nền dân chủ đã tạo ra khoảng trống cho giải pháp độc tài, chứ không phải độc tài hay hơn dân chủ.

Serbia, con ngựa thành Troie của Bắc Kinh, bị chết ngạt                          

Về thời sự Châu Âu, tuần báo thiên tả này đưa độc giả qua Serbia, ứng viên xin gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, con ngựa thành Troie, làm nội gián cho Bắc Kinh. Nhưng nạn nhân đầu tiên chính là Serbia : biết thế nào là bụi mù ô nhiễm khi « hợp tác » với doanh nhân Trung Quốc. « Người đàn anh Trung Quốc làm nghẹt thở Serbia »,đó là tựa của bài phóng sự của L’Obs.

Bor, lá phổi công nghiệp của Serbia từ đầu thế kỷ, có một nhà máy luyện kim và mỏ đồng thuộc loại nhất nhì Châu Âu, từ hai năm nay do tập đoàn Trung Quốc Tử Kim Khoáng Nghiệp (Zilin) làm chủ.

Nhà máy do Pháp lập ra, sau đó Đức kiểm soát trong Thế chiến thứ hai và sau đó thuộc Serbia cho đến khi được bán cho tập đoàn Trung Quốc số một thế giới về tinh lọc vàng và số ba thế giới về đồng.

Zilin hứa đầu tư một tỷ euro để canh tân, nhưng trong khi chờ đợi, từ hai năm nay, công nhân phải gia tăng năng suất .

Như là một trái nấm bằng sắt khổng lồ nằm giữa thành phố, 24 giờ trên 24, nhà máy luyện kim lỗi thời này liên tục phun ra những cột khói làm đau rát khí quản, bụi phủ rau quả bày bán, bầu trời tối sậm như bị một lớp sương mù dày đặt, nhuộm bộ lông bầy chó hoang thành màu xám. Zaran Jakovic, chủ tịch hiệp hội bảo vệ môi trường địa phương, cho biết : chim bồ câu cũng không dám đến. Nồng độ lưu huỳnh và hạt tử bụi trong không khí nhiều gấp 10 lần định mức tối thiểu an toàn sức khỏe. Trung Quốc gây ô nhiễm một cách tự nhiên sát cửa Liên Hiệp Châu Âu.

Bor, cũng như Serbia, nằm trên « con đường tơ lụa mới » của Bắc Kinh. Từ đây, Trung Quốc xuất khẩu đồng sang Liên Hiệp Châu Âu  nhanh và gần. Từ 2012, với tư cách là quốc gia đang xin gia nhập Liên Âu, Serbia được miễn trừ một số luật lệ khắt khe. Thành viên cột trụ  của Nam Tư cũ trở thành lá chủ bài của Trung Quốc tại Châu Âu. Điều gì đã kết nối Bắc Kinh với Beograd ? « Hữu nghị keo sơn », câu trả lời của tổng thống Aleksander Vucic. Nhà máy cũ, đường sắt, xa lộ, cầu cống… danh sách hạ tầng cơ sở của Serbia giao cho đối tác Trung Quốc ngày càng dài, không kể đường xe lửa cao tốc nối liền Beograd đến Budapest, giúp vận chuyển hàng hóa từ hải cảng Pirrée, Hy Lạp ( cũng do Trung Quốc làm chủ ), vào thị trường Châu Âu.

Tại Bor, nơi mà người Trung Quốc từng được hoan hô là cứu tinh, nay người dân bắt đầu thất vọng tràn trề. Ô nhiễm lên đến cực điểm. Đeo khẩu trang thời nội chiến 1990, họ biểu tình nhiều lần đòi khí trời trong sạch, trước khi nộp đơn khiếu kiện gần đây lên thị trưởng thành phố. Ung thư, suyển, bệnh phổi, thiếu máu… là những hệ quả của ô nhiễm. Lãnh tụ đối lập địa phương bị kẻ lạ mặt đánh trọng thương sau một cuộc biểu tình phản đối công ty Trung Quốc.

Chính quyền địa phương còn đứng trước một hoàn cảnh khó xử khác : Trong khi công nhân Serbia không có nhà, phải ngủ trong các kho hàng trước cổng nhà máy, thì 200 cán bộ, nhân viên do Trung Quốc gửi sang chiếm trọn một khu khách sạn bốn sao, có hồ bơi và các biệt thự chung quanh. Ban giám đốc không có một dấu hiệu nào lưu tâm đến tình trạng ô nhiễm.

Theo giải thích của Jacques Rupnik, giám đốc nghiên cứu Đại Học Chính Trị Paris, chính quyền Trung Quốc khai thác khoảng trống mà Liên Hiệp Châu Âu để lại, cho dù nguồn vốn của Châu Âu lên đến 2 phần 3 vốn đầu tư trực tiếp. Sự kiện Bắc Kinh không ủng hộ cuộc oanh kích của NATO vào năm 1990 sau vụ thảm sát người Hồi Giáo Bosnia ở Racak và không công nhận Kosovo giúp cho Trung Quốc được cảm tình ở Serbia.

Phát biểu trên đài truyền hình Trung Quốc, tổng thống Serbia ủng hộ chính sách đàn áp « khủng bố » tại Tân Cương, phó tổng thống hoan nghênh luật an ninh mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông.

Trong khi tại Bor có những ngày ô nhiễm đến mức đứng ở nhà bên này đường không thấy nhà bên kia đường và trẻ con không thể đi học.

Thương mại: Châu Á vượt lên bỏ xa Châu Âu 

Le Point với bài xã luận « Châu Á vượt lên bỏ xa Châu Âu » trở lại với Hiệp định thương mại cấp vùng mà 15 nước Châu Á vừa ký kết vào chủ nhật tuần trước. Châu Á tung vó ngựa trong khi Châu Âu còn lúng túng đối phó với đại dịch, với phong tỏa, với suy thoái kinh tế, khủng bố Hồi Giáo…. Vì sao nên nỗi ?

Theo nhận định của tác giả, Luc de Barochez, Châu Á đi tới với vận tốc phi mã trong khi Châu Âu vẫn theo chính sách đà điểu, không nhìn vào thực tế. Nếu có nhìn ra bên ngoài thì nhìn về hướng tây. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thu hút Châu Âu, làm như Washington vẫn còn là trung tâm thế giới, trong khi Viễn Đông mới là trục xoay của địa cầu.

Để chứng minh, tác giả trích dự báo của Ngân Hàng Thế Giới, « tăng trưởng kinh tế của Châu Á – Thái Bình Dương sẽ cao gấp ba lần Mỹ và Châu Âu » trong thập niên tới. Hiệp định tự do thương mại cấp vùng RCEP hấp dẫn giới đầu tư quốc tế hơn, và đại dịch Covid-19 sẽ làm cho cách biệt này sâu rộng thêm. Cụ thể là các công ty xe hơi của Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ xâm nhập thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn là các hãng xe Châu Âu.

Trung Quốc sẽ tăng tốc củng cố vị trí cường quốc thương mại số một thế giới. Tham vọng trở thành quốc gia áp đặt luật chơi không còn là chuyện viễn vong.

Khi huy động Châu Á vào trục, Bắc Kinh củng cố sức mạnh kinh tế trong tay để chống Washington, vào lúc Joe Biden còn đứng bên thềm quyền lực. Thế áp đảo của Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng cho trật tự thế giới, vì Bắc Kinh thường dùng trọng lượng kinh tế khổng lồ của mình để bắt chẹt các chính phủ ở mọi châu lục, kể cả Châu Âu, để bảo vệ quyền lợi và quảng bá cho mô hình độc đoán.

Khi lôi kéo Nhật, Úc, Hàn Quốc vào RCEP, Trung Quốc còn phá tan được lằn ranh trong kịch bản chiến tranh lạnh giữa phe chống và thân Mỹ trên địa cầu.

Trong tình thế này, theo tác giả, Châu Âu và Mỹ cần nỗ lực chủ động xu hướng toàn cầu hóa hơn là ngây thơ mong nó chấm dứt.

Trong bốn năm qua, trước áp lực của xu hướng dân túy, sợ Trung Quốc cạnh tranh nên Donald Trump đã bỏ TPP. Còn Châu Âu, với sự « xúi giục » của Paris, cản trở dự án mậu dịch tự do xuyên Đại Tây Dương.

Georgia : chìa khóa của Joe Biden

Trở lại thời sự Hoa Kỳ, Le Point và Courrier international cùng quan tâm đến bang Georgia : chìa khóa của nhiệm kỳ tổng thống Joe Biben là từ đây.

 Le Point tập trung phân tích vì sao Georgia, với 10,6 triệu dân, lại là « chiến trường », cũng như giải thích vì dao một số cử tri thất vọng vì Donald Trump hoặc vì sao họ cương quyết chọn Joe Biden. Cùng chiếu hướng, Courrier International giới thiệu phóng sự của New York Times dự báo một cuộc chạy đua căng thẳng sau Tết Dương lịch.

Tháng Giêng 2021, đảng Dân chủ Hoa Kỳ hy vọng giành được hai ghế Thượng nghị sĩ của Georgia để kiểm soát Thượng viện. Quyền lực của tổng thống mới sẽ được quyết định từ bang miền nam mà tỷ lệ cử tri người da trắng giảm dần, từ 70% trong thập niên 1970 còn 60% trong cuộc bầu cử vừa qua, trong lúc thất nghiệp gia tăng vì Covid-19.

Tại đây, năm 2016, Hillary Clinton thất bại, nhưng lần này Joe Biden chiến thắng. Dù đa số khít khao (hơn nhau 0,23%), nhưng thành quả này là tín hiệu tốt cho vòng hai Thượng viện vào đầu năm tới. Biết thế, cho nên đảng Cộng hòa đã nỗ lực bẻ gẫy đà tiến của phe Dân chủ. Trận chiến sẽ diễn ra « ở từng cử tri, từ con đường », theo tuyên bố của Roy Barnes, cựu thống đốc Dân chủ, được Courrier international trích dẫn.

Vắc-xin chống Covid : Dân Pháp bướng bỉnh

Về xã hội, Courrier international tìm hiểu vì sao nước Pháp, quê hương sản sinh ra thiên tài sinh học Louis Pasteur, cha đẻ thuốc chủng ngừa, mà « lực lượng » hoài nghi vắc-xin (46%) đông như thế ?

Nghịch lý ? Không đâu ! Câu trả lời từ nhà báo Anh John Lichfield. Theo một kết quả thăm dò ý kiến tại 144 nước do Gallup thực hiên,  một phần ba dân Pháp nghĩ rằng tất cả vắc-xin đều có hại, tỷ lệ cao nhất. Tiếp theo đó, thăm dò của viện Ipsos cho thấy có 46% người Pháp từ chối hoặc tuyên bố sẽ từ chối vắc-xin chống Covid của Pfizer hay của bất cứ viện bào chế nào khác .

Tại sao nước Pháp, quê hương của Louis Pasteur, của Pierre và Marie Curie lại chống thuốc ngừa mãnh liệt như thế, hơn tất cả mọi nơi khác ? Theo tác giả, thuyết âm mưu có phần nào ảnh hưởng nhưng cốt lõi là do hai lý do

Lý do thứ nhất là niềm tin: Người dân không tin vì thời gian chế tạo quá ngắn. Theo quy trình chế tạo vắc-xin, hay dược phẩm tại Pháp, tối thiểu phải mất 10 năm từ lúc phát hiện hiệu năng của hoạt chất. Do vậy, thái độ nghi ngờ của dân Pháp là chính đáng.

Lý do thứ hai xuất phát từ thái độ đáng ngờ của một số nhà khoa học và chính phủ. Như trường hợp bác sĩ Didier Raoult ở Marseille, cuồng nhiệt quảng bá cho thuốc chống sốt rét mà ông cho rằng rất hiệu nghiệm diệt siêu vi corona. Ông còn là tác giả một quyển sách khẳng định « vắc-xin có lợi trong nhiều trường hợp… trừ một số ca».

Nhiều người dân cũng nghi ngờ giới chính trị móc ngoặt với các công ty dược phẩm chuyên đi hối lộ bất chấp quyền lợi chung. Tai tiếng ra trước tòa không ít.

Nhưng hiện tượng này không giới hạn ở trong nước Pháp, theo nhà báo Anh John Lichfield. Một sử gia y tế cộng cộng Pháp tin rằng tâm lý hoài nghi do bản năng sẽ biến mất trước một căn bệnh mới gây chết người và người Pháp sẽ xếp hàng chủng ngừa chống Covid-19, cho dù « đại dịch hoài nghi » sẽ tồn tại mãi mãi.

Angela Merkel, nhà lãnh đạo viễn kiến

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cho hơn một triệu di nhập cư vào năm 2015 khi chiến sự Syria lên đến đỉnh điểm, nên đã bị một bộ phận công luận cực hữu và cực tả phê phán mạnh mẽ vào những tháng sau đó. Thế nhưng, 5 năm sau, quyết định khó khăn này, ngốn của công quỹ 80 tỷ euro, đã mang lại những kết quả tích cực, như phân tích của L’Express.

Với 14 trang báo dài phân tích tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã được trải nghiệm quyền lực và hàng loạt khủng hoảng trong ba năm qua làm thay đổi như thế nào, L’Express không quên một nhà lãnh đạo Châu Âu khác là nữ thủ tướng Đức, sau 14 năm cầm quyền, uy tín vẫn cao phất phới. Năm năm sau khi đón một triệu di dân, nước Đức, từ dân thường đến giới công kỹ nghệ, đều đồng ý là Merkel đã lấy quyết định chính xác, chứng tỏ bà là nhà lãnh đạo viễn kiến.

Trên thực tế, nếu không có Giáo Hội Công Giáo và tư nhân giàu tình nhân ái, có lẽ nước Đức không thắng được thách thức lớn lao này. Không một nước láng giềng nào dám tiếp đón cùng lúc đông đảo di dân như thế, các tổ chức thiện nguyện bày tỏ. Thống kê cho biết hơn 40% di dân đó tìm được việc làm hoặc đang theo một khóa dạy nghề.

Như gián tiếp tán đồng với nỗ lực của Đức, từ Tokyo, không hẹn mà nên, Nikkei Asia, báo mạng của giới doanh nghiệp trả lời thắc mắc: « Tại sao các nước giàu cần di dân nhập cư ».

Dịch Covid và phong trào bài ngoại ở các nước giàu làm làn sóng nhập cư giảm phân nửa trong năm 2020. Hệ quả là tại các quốc gia này, nguy cơ thiếu tay nghề gia tăng và điều đó có thể làm suy yếu nền kinh tế.

Tại nước Mỹ của Donald Trump, việc nông dân Texas và Oklahoma không tìm ra đủ thợ để thu hoạch nông phẩm là một trong những ca cụ thể. Trong hai năm qua, 580 nông gia Mỹ đã khai phá sản, tăng 8% so với một năm trước. Theo Liên Hiệp Quốc, trong năm 2019, 91 triệu di dân định cư tại các nước giàu có là đến từ các nước đang phát triển. Dân số tăng kéo theo tăng trưởng kinh tế, theo một kết quả nghiên cứu của đại học Washington.

Nikkei Asia đưa hai thí dụ cụ thể : Tại Nhật, dân nhập cư chỉ chiếm 2% dân số, sinh suất tại Nhật cũng thấp, cho nên nước này thiếu tay nghề. Trong khi đó tại Đức, thủ tướng Angela Merkel tuyên bố : « Không có nhân công chuyên môn, các xí nghiệp không thể phồn vinh. Nếu không có di dân, hãng xưởng sẽ di cư ».

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20201128-con-ng%E1%BB%B1a-th%C3%A0nh-troie-serbia-ng%E1%BA%A1t-th%E1%BB%9F-v%C3%AC-trung-qu%E1%BB%91c

Tin tổng hợp

(AFP) – Achentina : Điều tra về cái chết của Maradona. 

Hôm qua, 27/11/2020, ngành tư pháp Achentina đã mở điều tra để xác định xem đã có sự sơ suất trong cái chết của ngôi sao bóng đá Maradona, cũng như ông có đã được chăm sóc sức khỏe đàng hoàng hay không. Ngay từ hôm thứ năm, luật sư và cũng là bạn thân của Maradona, Matias Morla, đã chỉ trích việc xe cứu thương phải mất hơn nữa tiếng mới chạy tới nhà danh thủ mang áo số 10 của đội tuyển Achentina. Nhưng theo một nguồn tin tư pháp, hiện giờ gia đình của Maradona chưa đệ đơn kiện. Nhà vô địch bóng đá thế giới 1986 đã qua đời ở tuổi 60 hôm thứ tư, 25/11 sau một cơn đau tim.

(France Bleu) – Nhiều toa tầu điện ngầm Alstom rời nhà máy ở Pháp đến Hà Nội. 

Ngày 27/11/2020, một đoàn tầu gồm bốn toa đã được chở trên một đoàn xe đặc biệt, rời nhà máy của Alstom Valenciennes Petite-Forêt đến cảng Dunkerque (bắc Pháp) để đến Hà Nội. Tổng cộng, 10 đoàn tầu sẽ được chuyển đến Việt Nam từ giờ đến cuối năm 2021. Alstom cung cấp tầu điện ngầm cho tuyến số 3 ở Hà Nội, dài 12,5 km, dự kiến mỗi giờ chuyên chở được 24.000 hành khách.

(Janes.com) – Tập đoàn đóng tầu ngầm Naval Group của Pháp mở văn phòng tại Manila. 

Ngày 26/11/2020, tập đoàn Pháp cho biết đây là « bước đầu trong quá trình cam kết lâu dài về hợp tác và đối tác phát triển khả năng hàng hải » của Philippines. Theo thỏa thuận, Manila mua hai tầu ngầm chạy dầu diesel và điện cho giai đoạn 2023-2027 Horizon Three, nhưng đã được đẩy sớm lên vào năm 2018, để Philippines bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

(AFP) – Trung Quốc khởi động lò hạt nhân nội địa đầu tiên. 

Ngày 27/11/2020, Hoa Long 1 (Hualong One) chính thức hòa vào lưới điện quốc gia và có khả năng sản xuất 10 tỉ KWH điện mỗi năm và giúp giảm 8,16 triệu tấn khí thải CO2. Trong thông cáo cùng ngày, Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) khẳng định, với Hoa Long 1, Trung Quốc phá vỡ « thế độc quyền công nghệ nước ngoài về lĩnh vực hạt nhân ». Hoa Long 1 được khởi công từ vào năm 2015. Trung Quốc có 47 nhà máy điện hạt nhân có tổng sản lượng là 48,75 triệu KW, đứng thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Pháp.

(AFP) – Lãnh đạo Hồng Kông phải xài toàn tiền mặt, do bị Mỹ phong tỏa tài khoản. 

Trả lời kênh truyền hình Anh HKIBC, tối hôm qua, 27/11/2020, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết phải « sử dụng tiền mặt hàng ngày, trong mọi chi tiêu ». Bà Lâm nhận lương cũng bằng tiền mặt. Lãnh đạo Hồng Kông cùng 14 quan chức Hồng Kông khác hiện bị Washington trừng phạt do đàn áp những người đòi dân chủ tại đặc khu. Trừng phạt được ban hành sau khi chính quyền Bắc Kinh áp đặt luật An ninh quốc gia tại Hồng Kông.

(Anadolu Agency) – Tàu Trung Quốc cản trở Malaysia khai thác dầu khí. 

Theo báo cáo của cơ quan Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), ngày 25/11/2020, tàu hải cảnh Trung Quốc đã « quấy rối » một giàn khoan và tàu tiếp tế ngoài khơi bờ biển Malaysia vào tuần trước, tại một địa cách bờ biển Malaysia chỉ 44 hải lý, ngày 19/11. Malaysia đã triển khai một tàu hải quân để đối phó.

(NHK) – Nhật Bản xuất khẩu xe hơi chạy điện sang Đông Nam Á. 

Theo NHK hôm nay, 28/11/2020, xe thể thao đa dụng của Nhật, nhãn hiệu Lexus, dự kiến sẽ được bán tại Thái Lan và Indonesia. Xe có thể chạy được 360 km liên tục mới phải xạc điện một lần. Giá xe là 120.000 đô la.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201128-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

Điểm tin thế giới 28/11:

Apple chuyển sản xuất từ TQ sang VN; Việc ân xá Tướng Flynn là một xúc tu mạnh mẽ khác của Kraken?

Quý Khải

Mục Điểm tin thế giới ngày thứ Bảy (28/11) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Apple sẽ chuyển sản xuất Ipad, máy tính từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh rủi ro. Một nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters, Apple yêu cầu Foxconn (đối tác lâu năm của Apple) chuyển một phần hoạt động sản xuất iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam vì Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cũng theo nguồn tin trên, Foxconn đang xây dựng dây chuyền lắp ráp máy tính bảng iPad và máy tính xách tay MacBook của Apple tại nhà máy ở tỉnh Bắc Giang.

Chuyên gia hạt nhân hàng đầu Iran bị ám sát. Reuters dẫn tin từ truyền thông Iran cho biết, chuyên gia hạt nhân hàng đầu Iran Mohsen Fakhrizadeh bị thương trong vụ ám sát gần thủ đô Tehran ngày 27/11 và chết trong bệnh viện. Ảnh hiện trường cho thấy nhiều phát đạn xuyên qua kính chắn gió của chiếc xe được cho là chở Fakhrizadeh cùng đội vệ sĩ. Fakhrizadeh từ lâu bị tình báo Mỹ, Irael cùng một số quốc gia phương Tây và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nghi ngờ đứng đầu “chương trình phát triển bom nguyên tử bí mật” của Iran, được cho đã hoãn năm 2003.

Tập Cận Bình đem ‘Con đường Tơ lụa kỹ thuật số’ ‘mời chào’ ASEAN. Theo SCMP, ông Tập Cận Bình ngày 27/11 nói rằng TQ muốn tăng cường hợp tác với ASEAN thông qua thúc đẩy “Con đường Tơ lụa kỹ thuật số” nhằm tăng cường kết nối. Ông cho rằng năm nay là năm ASEAN-Trung Quốc hợp tác về kinh tế số, và cần nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ và chuyển đổi công nghiệp mới.

TT Trump nói số người xem Biden phát biểu ‘thấp kỷ lục’. Trên Twitter cá nhân, TT Trump nói số người xem Biden phát biểu ‘thấp kỷ lục’. Tổng thống Donald Trump cho rằng số người xem Joe Biden phát biểu nhân Lễ Tạ ơn “thấp kỷ lục”, chỉ hơn 1000 lượt xem, dù truyền thông đưa tin ứng viên đảng Dân chủ “giành được 80 triệu phiếu”, làm dấy lên nghi vấn liệu con số 80 triệu phiếu có phải là thật hay không. (chi tiết)

Delingpole: ‘Tái thiết vĩ đại’ là nguy cơ hiện hữu, không phải là một thuyết âm mưu. Tác giả James Delingpole đã có bài phân tích trên Breitbart về chủ đề đang được cánh tả đề xuất này. “Sự tái thiết vĩ đại” (Great Reset) không phải là một thuyết âm mưu như rất nhiều “kẻ ngốc hữu dụng” muốn bạn tin rằng đúng như vậy. Bất kỳ ai tưởng tượng rằng ‘tái thiết vĩ đại’ Great Reset là một mối đe dọa nghiêm trọng đều sẽ bị đẩy ra rìa và là một điểm cần giải quyết vì nếu chúng ta không cẩn thận, những kẻ hủ bại sẽ hiện thực hóa nó. (chi tiết)

Ý nghĩa đằng sau việc ân xá Tướng Flynn: Một xúc tu mạnh mẽ khác của Kraken? Chuyên gia bình luận Mike Adams đã đưa ra nhận định về hành động thông báo ân xá cho tướng Flynn của Tổng thống Trump. Ông cho rằng nếu từng có một hành động nào đó có thể được mô tả là “giải phóng Kraken”, thì chính là đây: Tổng thống Trump vừa ân xá cho Tướng Michael Flynn, người đã bị đóng khung và phỉ báng bởi nhà nước phản quốc vì Flynn từ chối phản bội đất nước của mình và phục vụ như một con rối ở Bộ Quốc phòng dưới thời của Obama. (chi tiết)

Những thông tin mà cử tri của Biden không biết, nếu biết 1/6 trong số được hỏi sẽ rời bỏ ông. Tác giả Tim Graham đã có bài viết về “Những điều mà các cử tri của Biden không biết”, cho thấy truyền thông chính thống Hoa Kỳ đã trở thành trợ thủ đắc lực cho chiến dịch tranh cử của ông Biden, góp phần che giấu nhiều sự thật khiến người dân Mỹ thiếu thông tin. (chi tiết)

Dã tâm của ĐCSTQ: Lật đổ Hoa Kỳ, thống trị thế giới. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 đã bị đánh cắp, theo rất nhiều bằng chứng có được. Nhưng nó không đơn giản là Joe Biden ăn cắp phiếu của Tổng thống Trump, mà rất có thể đằng sau là một âm mưu đánh cắp khủng khiếp hơn, do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đạo diễn. (chi tiết)

Nghiên cứu: Thành tâm niệm ‘9 chữ vàng’, bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán phục hồi tốt hơn. The BL cho hay, nghiên cứu mới nhất của tiến sỹ y khoa Đổng Vũ Hồng về bệnh truyền nhiễm ở Thụy Sỹ cho thấy thành tâm nhẩm niệm “9 chữ vàng” theo cách gọi của cô Vũ Hồng là “9 chữ chân ngôn”: Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo (nghĩa là Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân Thiện Nhẫn là tốt). Đây là 9 chữ tôn vinh môn tu luyện Phật gia có tên là Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công. (chi tiết)

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-28-11-apple-chuyen-san-xuat-tu-tq-sang-vn-viec-an-xa-tuong-flynn-la-mot-xuc-tu-manh-me-khac-cua-kraken.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?