Tin khắp nơi – 30/11/2020

 Tin khắp nơi – 30/11/2020

TT Trump cho biết sẽ bổ nhiệm ‘công tố viên đặc biệt’ điều tra gian lận bầu cử – Đại Nghĩa

Tổng thống Donald Trump cho biết ông đang xem xét bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để xem xét các cựu quan chức tình báo và điều tra viên liên quan đến cuộc điều tra chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông cũng như cuộc bầu cử hiện tại, theo The Epoch Times.

Hôm Chủ nhật (29/11), người dẫn chương trình trên đài Fox Business, Maria Bartiromo đã hỏi Tổng thống Trump về lý do tại sao Công tố viên John Durham, người được Tổng chưởng Lý William Barr chỉ định điều tra nguồn gốc của cuộc điều tra vào năm ngoái, không công bố báo cáo vốn được chờ đợi từ lâu.

“Trước khi chúng ta hoàn tất về chủ đề Durham, tôi cảm thấy như có điều gì đó đã xảy ra vào tháng 9. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng tất cả chúng tôi đều mong đợi Durham xuất hiện và Tổng chưởng Lý Barr sẽ có thái độ tích cực”, bà Bartiromo hỏi.

“Ngài sẽ chỉ định một luật sư đặc biệt để điều tra và tiếp tục điều tra những gì diễn ra trong cuộc bầu cử năm 2016 chứ? Ngài đã đề cập đến việc Jim Comey và Andrew McCabe chưa đối mặt với trách nhiệm giải trình — vậy ngài sẽ chỉ định một cố vấn đặc biệt chứ?”, bà Bartiromo hỏi sau một vài câu dạo đầu đề cập đến các trường hợp gian lận bầu cử.

Tổng thống Trump nói rằng ông “sẽ cân nhắc [bổ nhiệm] một công tố viên đặc biệt.”

“Tôi gọi nó là ‘công tố viên’ vì nó là một thuật ngữ chính xác hơn nhiều. Họ đã chi 48 triệu đô la, Weissmann và tất cả những người chống Trump, họ đã chi 48 triệu đô la cho cuộc điều tra của Mueller. Họ đã tiêu tiền thuế, họ đã làm mọi thứ — với 48 triệu đô la, họ đã xem xét mọi thứ, và họ không tìm thấy sự thông đồng [nào giữa tôi và Nga], không có gì cả”, Tổng thống đề cập đến cựu điều tra viên của nhóm Robert Mueller, Andrew Weissmann.

Luật sư Durham đang giám sát hoạt động và nguồn gốc của cuộc điều tra. Cựu luật sư FBI Kevin Clinesmith thừa nhận rằng anh ta đã gian lận khi thay đổi từ ngữ trong một email từ CIA, để nói rằng cựu trợ lý của Tổng thống Trump là Carter Page không phải là nguồn tin của cơ quan này.

“Nhìn xem, toàn bộ chuyện này là một tình huống khủng khiếp. Điều này đáng lẽ không bao giờ được phép xảy ra”, Tổng thống Trump nói, rồi bổ sung thêm rằng ông đã bị điều tra và cản trở ngay từ khi tuyên bố ứng cử vào năm 2015.

“Cáo buộc liên quan đến Nga là một trò lừa bịp, chỉ là một trò lừa bịp thuần túy và một điều rất đáng buồn cho đất nước chúng ta”, ông nói. “Và tôi nghĩ rằng tôi đã làm được nhiều hơn trong bốn năm so với bất kỳ tổng thống nào trong lịch sử với việc thành lập Lực lượng Không gian và cắt giảm thuế, các khoản cắt giảm thủ tục hành chính và cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử … Tôi thậm chí có thể làm được nhiều hơn nếu không bị điều tra… ngay từ ngày tôi bước xuống thang máy [ở tháp Trump để tuyên bố tranh cử]”.

Có suy đoán rằng ông Durham sẽ công bố báo cáo trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 nhưng chưa có gì xảy ra.

Cũng trong cuộc phỏng vấn với Fox Business, Tổng thống Trump than phiền một thực tế là cả FBI và Bộ Tư pháp đều “thiếu hành động” đối với tình trạng gian lận bầu cử.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tt-trump-cho-biet-se-bo-nhiem-cong-to-vien-dac-biet-dieu-tra-gian-lan-bau-cu.html

Tổng thống Trump chúc ông Biden chóng khỏe

Triệu Hằng

Hôm 30/11, Tổng thống Trump tweet ngắn gọn: “Get well soon!” ý nói chúc ông Biden mau chóng bình phục sau khi có tin ứng viên Dân chủ bị thương trong khi chơi với chú chó của mình.

Dòng tin của ông Trump đính kèm một video từ Kelly O’Donnell cho biết rằng: Phóng viên ảnh của NBCNews bắt được cảnh Joe Biden rời văn phòng chỉnh hình ở Delaware, nơi ông vừa được bác sĩ thăm khám với chẩn đoán bong gân mắt cá chân phải từ hôm thứ Bảy.

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, đã có những câu hỏi đặt ra về tình trạng sức khỏe của Biden. Cụ ông 78 tuổi này là một trong những người lớn tuổi nhất từng chạy đua vào Tòa Bạch Ốc.

Và lần này, Twitter không dãn nhãn cảnh báo đối với dòng tweet của Tổng thống Trump.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-chuc-ong-biden-chong-khoe.html

Cách mạng Văn hóa Trung Quốc tái hiện trong cuộc bầu cử Mỹ 2020

An Liên

Từng trải qua Đại Cách mạng Văn Hóa ở Trung Quốc và tận mặt chứng kiến những dối trá, tàn bạo của ĐCSTQ, tác giả Yangtian Li đã có bài bình luận trên The Epoch Times liên hệ những điểm tương đồng giữa các hình thức tấn công người dân thời ấy với cuộc tấn công vào TT Trump từ các kênh truyền thông thiên tả trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020.

Dưới đây là bài bình luận của cây bút Yangtian Li:

Là một người từng trải nghiệm cuộc sống dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), gần đây tôi đã được sống lại những ký ức về Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc – bởi những tin tức từ các phương tiện truyền thông chính thống về Tổng thống Donald Trump. Bất kể ai đó tốt đến đâu, ĐCSTQ cũng có thể bịa đặt những lời nói dối để làm hoen ố danh tiếng của người đó. ĐCSTQ đã nói: “Một lời nói dối được lặp đi lặp lại một nghìn lần sẽ trở thành sự thật”.

Một chiến dịch vu khống bắt đầu khi ông Trump tranh cử tổng thống 4 năm trước, rồi tiếp nối là vụ bê bối Spygate (cáo buộc rằng ông Trump thông đồng với Nga để đắc cử năm 2016) và nỗ lực luận tội phế truất ông một cách vô căn cứ hồi đầu năm nay. Các phương tiện truyền thông chính thống với tầm ảnh hưởng lớn, nhưng thực chất là một bộ máy tuyên truyền cánh tả đang cố gắng kiểm soát cách mọi người tư duy. Các phương tiện truyền thông được gọi là chính thống ấy đã không đưa tin thật, bao gồm cả những thông điệp từ Tổng thống và những thành tích mà ông đạt được. Các phương tiện truyền thông đã phớt lờ các sự kiện thực tế, và thậm chí tiếp tục sửa đổi nội dung để biến nó thành một câu chuyện tiêu cực.

Điều kỳ lạ hơn là, họ không chấp nhận việc các phương tiện truyền thông khác đưa tin thật; họ sử dụng ảnh hưởng của mình để tấn công hoặc đàn áp các hãng truyền thông khác. Ví dụ, báo cáo điều tra thiên vị của The New York Times đối với The Epoch Times, một tập đoàn truyền thông đề cao tôn chỉ trung thực và truyền thống.

Tôi nghi ngờ rằng chiến dịch ác ý chống lại TT Trump là vì lập trường cứng rắn của ông ấy đối với ĐCSTQ và ông ấy muốn làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Trong khi làm việc không mệt mỏi vì lợi ích lớn hơn của nước Mỹ và người dân, TT Trump đã chứng tỏ rằn ông không sợ những lời vu khống và cáo buộc của giới truyền thông cánh tả.

Các phương tiện truyền thông thiên tả đã gây ra ảnh hưởng đến dư luận. Nếu họ muốn nói xấu ai đó, họ sẽ tung ra những câu chuyện tiêu cực, bất kể đó là thật hay giả. Sau một thời gian, công chúng sẽ dần hình thành ấn tượng tiêu cực về cá nhân đó. Khi đã đến lúc hủy hoại danh tiếng của người đó, giới truyền thông thiên tả có thể vẽ ra thêm nhiều “vụ tai tiếng” và nhiều cáo buộc sai trái hơn.

Tiếp đến, các chính trị gia thiên tả sẽ tước bỏ quyền lực của nạn nhân hoặc kết tội người này với những tội danh vốn được thêu dệt từ trước đó, và cuối cùng, phe cánh tả đã đạt được mục tiêu của họ. Trong

từ điển của ĐCSTQ, chiêu thức này được gọi là “sự biện minh của cuộc nổi loạn”. Mao Trạch Đông từng tuyên bố nguyên lý cốt lõi của chủ nghĩa Mác là “tạo phản có lý do chính đáng”.

Đối với chúng tôi, những người Trung Quốc đã từng sống dưới chế độ của ĐCSTQ, những mưu mô như vậy chúng tôi đã quá quen thuộc. Người dân Trung Quốc là đối tượng đàn áp của nhiều chiến dịch của ĐCSTQ, từ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn đến cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Thông qua những âm mưu này, chúng ta có thể thấy bản chất thật sự ĐCSTQ là gì.

The Epoch Times, hãng tin được thành lập bởi những người Trung Quốc xa xứ, những người đã nhìn thấy rõ các phương thức mà truyền thông thiên tả phương Tây đang ra sức gây ảnh hưởng đến dư luận là một vở kịch cũ được diễn lại. Những dối trá và sợ hãi có thể nhìn thấy ở phe cánh tả cũng theo cùng một kịch bản cũ. Các sự kiện và sự thật mà The Epoch Times báo cáo đã phơi bày hoàn toàn bóng ma của ĐCSTQ cùng các súc tua của nó ở quốc tế.

Cách các phương tiện truyền thông cánh tả đối xử với TT Trump cũng giống như cách ĐCSTQ đối xử với những người bất đồng chính kiến ​​trong Cách mạng Văn hóa. Cách họ hành động trong cuộc bầu cử năm 2020 cũng giống như cách ĐCSTQ chiếm đoạt quyền lực và củng cố chế độ toàn trị của nó ở Trung Quốc. Những người bị mua chuộc và lợi dụng cuối cùng sẽ bị bỏ rơi hoặc bị loại bỏ, họ có thể sẽ phải gánh chịu một số phận bi thảm.

ĐCSTQ lừa gạt và bóc lột người thiểu số và đa số người nghèo dưới chiêu bài “chăm sóc người dân”. Một khi những người thuộc phe cánh tả của bóng ma ĐCSTQ nắm chính quyền, những con người đáng thương ấy sẽ chỉ là hòn đá lót đường, là vật hy sinh của đám người ma quỷ ấy. Nếu một người đọc những tuyên bố của những người Trung Quốc đã từ bỏ ĐCSTQ trên trang web Tuidang (Thoái ĐCSTQ), người ta sẽ hiểu được những người đó đã thức tỉnh như thế nào trước những lời dối trá và lừa gạt của ĐCSTQ.

Điều này cũng tương tự đối với những phương tiện truyền thông cánh tả và các chính trị gia đang tấn công The Epoch Times. Tôi tin rằng khi Joe Biden không còn hữu ích với ĐCSTQ, ông ta sẽ bị ĐCSTQ ruồng bỏ. Chúng ta sẽ thấy trong một ngày không xa!

Chủ nghĩa xã hội đã và đang nghiền nát nước Mỹ, và sự khủng bố của ĐCSTQ là quá xấu xa. Nếu chủ nghĩa xã hội tiếp quản nước Mỹ, nó sẽ bãi bỏ Hiến pháp Hoa Kỳ; nó sẽ phá hủy các giá trị truyền thống của Mỹ giống như những gì đã xảy ra với Trung Quốc dưới triều đại của ĐCSTQ.

Ở Trung Quốc, sự lãnh đạo của ĐCSTQ và chủ nghĩa Mác-Lênin đã được ghi vào hiến pháp, và ĐCSTQ đã phá hủy 5.000 năm lịch sử và văn hóa. Mặc dù, một số cái gọi là quyền tự do được viết trong hiến pháp của Trung Quốc, nhưng chúng chưa bao giờ được thực hiện hoặc bảo vệ. Là một người đã sống ở Trung Quốc trong nhiều thập niên và trải qua cuộc đàn áp, những điều này đều được khắc sâu trong ký ức của mỗi người.

Sự thật này rất đơn giản, nhưng những người cánh tả – biến thể của bóng ma ĐCSTQ ở Hoa Kỳ và các chính trị gia bị ĐCSTQ mua chuộc đã nói dối công chúng và cố gắng bưng bít. Họ tấn công TT Trump bằng cách bôi nhọ danh tiếng của ông và sử dụng công cụ truyền thông để biến việc ông ủng hộ chống lại ĐCSTQ và chủ nghĩa xã hội là sai lầm… bởi vì chính xác những gì các chính trị gia cánh tả và giới truyền thông cánh tả muốn là chủ nghĩa xã hội.

Do đó, việc NY Times công kích The Epoch Times dựa trên bối cảnh và mục đích này là không thể tránh khỏi.

Các phương tiện truyền thông cánh tả cũng nói vòng vo rằng Pháp Luân Công là xấu. Tại sao? Có phải vì Pháp Luân Công tin vào Chân – Thiện – Nhẫn? Lời khuyên của tôi cho những người này là chỉ có ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công và đã bức hại Pháp Luân Công trong 21 năm. ĐCSTQ cổ xúy cho dối trá, xấu xa và bạo lực, và kết quả là nó đang hướng tới sự hủy diệt không thể tránh khỏi của chính mình. Cả thế giới đều biết sự dối trá và độc ác của ĐCSTQ. Đồng thời, toàn thế giới cũng biết rằng Chân -Thiện -Nhẫn là tốt.

Có lần, tôi đã đặt một câu hỏi thẳng thắn với một nhóm người, trong đó có một số là người lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau và các chính trị gia có quan điểm khác nhau. “Nếu Chúa Giê-su, Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử đều ở đây với chúng ta trong thế giới ngày nay” tôi hỏi, “bạn có nghĩ rằng họ sẽ chống lại Chân -Thiện -Nhẫn hay không?”. Họ đã suy nghĩ về điều đó một cách nghiêm túc và nói: “Không”.

Sau đó, tôi hỏi: “Ai sẽ chống lại Chân – Thiện -Nhẫn?”. Họ không thể tìm được bất cứ ai vào lúc đó.

Tôi nói với họ rằng ĐCSTQ đã đàn áp Pháp Luân Công hơn 20 năm. Nó đã bức hại Pháp Luân Công một cách tuyệt vọng trong hơn 20 năm, nhưng Pháp Luân Công đã cho thế giới biết về vẻ đẹp của Chân – Thiện – Nhẫn; trong khi đó, cả thế giới đều biết sự xấu xa của ĐCSTQ. Giờ đây, cả thế giới đều quay lưng lại với ĐCSTQ, và nó đang hướng tới sự hủy diệt.

Chân – Thiện – Nhẫn

ĐCSTQ tôn thờ giả – ác -đấu những điều này đối lập hoàn toàn với Chân – Thiện – Nhẫn.

Chúng ta hãy nhìn vào Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và thế giới nói chung. Họ sẽ thế nào nếu bị ĐCSTQ kiểm soát?.

Nếu cuộc bầu cử diễn ra công bằng, nếu chúng ta tôn trọng Hiến pháp Hoa Kỳ, nếu chúng ta duy trì các giá trị phổ quát và nếu mọi người đều thực hành Chân – Thiện – Nhẫn, thế giới sẽ thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn.

Từ một góc nhìn cơ bản, đối với một quốc gia và từng cá nhân con người, nếu con người tin vào Đấng Tạo Hóa và đạo đức, thì phép màu có thể xảy ra.

Nếu mọi người có phẩm chất đạo đức cao quý và các chính trị gia đặt cả lòng thành làm việc cho đất nước và nhân dân, sẽ không còn gian lận và tham nhũng. Những con người có đạo đức cao thượng sẽ luôn đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau, thì cuộc sống của chúng ta có thể thực sự tươi đẹp.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cach-mang-van-hoa-trung-quoc-tai-hien-trong-cuoc-bau-cu-my-2020.html

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có chuyến thăm bất ngờ tới Somalia

Hương Thảo

Hôm thứ Sáu tuần trước (27/11), Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher Miller đã có chuyến thăm bất ngờ tới Somalia và gặp gỡ quân đội Mỹ đang đóng quân ở đó. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm Tổng thống Mỹ Trump đang có ý định xem xét việc rút quân đội Mỹ khỏi Somalia, theo Epoch Times.

Theo tờ báo quân sự Mỹ “The Stars and Stripes”, ông Miller đã đến Djibouti hôm thứ Năm trong kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn để gặp gỡ các binh sĩ Mỹ đóng quân ở nước ngoài. Người phát ngôn Ngũ Giác Đài Anton Semelroth cho biết, từ căn cứ Djibouti, ông Miller đã bay tới Somalia để bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự ủng hộ đối với những người lính Mỹ đang công tác tại Mogadishu – thủ đô và thành phố lớn nhất Somalia.

Thông tin về căn cứ quân sự hoặc quân đoàn cụ thể mà ông Miller viếng thăm vẫn chưa được công bố. Một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết, đây có thể là chuyến thăm Somalia đầu tiên trong lịch sử của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Chuyến thăm của ông Miller diễn ra vào thời điểm chính quyền Trump đang cân nhắc việc cắt giảm binh sĩ Mỹ ở Somalia. Ngũ Giác Đài chưa chính thức thông báo về việc cắt giảm quân đội Mỹ ở Somalia, nhưng các quan chức quốc phòng nói với CNN rằng dự kiến ​​sẽ có đợt cắt giảm nhân sự đáng kể trong vài ngày tới.

Bộ trưởng Miller trước đây đã nói rằng một trong những mục tiêu chính của ông đối với Bộ Quốc phòng là hoàn thành cuộc chiến chống lại Al Qaeda.

Khoảng 700 binh sĩ Mỹ đóng quân tại Somalia đã tham gia vào các hoạt động chống khủng bố và cung cấp các khóa huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ cho quân đội Somalia. Tổ chức khủng bố Al Qaeda “Đảng Thanh niên” đang hoạt động ở Somalia. Somalia cũng có một chi nhánh ISIS quy mô nhỏ. Mỹ đã thực hiện các cuộc không kích ở Somalia, tiêu diệt nhiều thành viên của nhóm vũ trang cực đoan “Al-Shabaab” (Đảng Thanh niên).

Ông Miller đã đưa ra bản ghi nhớ đầu tiên của mình sau khi nhậm chức vào ngày 13/11. Ông nói với các thành viên của quân đội, rằng người Mỹ không nên tham gia vào các cuộc chiến bất tận, “đã đến lúc phải trở về nhà”.

Ông Miller viết trong một bản ghi nhớ cho các nhân viên Bộ Quốc phòng: “Trong khi chuẩn bị cho tương lai, chúng ta vẫn cam kết hoàn thành cuộc chiến mà Al Qaeda đã gây ra cho chúng ta vào năm 2001”.

“Cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc. Chúng ta sắp đánh bại Al Qaeda và đồng bọn của chúng, nhưng chúng ta phải tránh những sai lầm chiến lược trong quá khứ – những cuộc chiến không thấy hồi kết. Thực sự, cuộc chiến này đã diễn ra trong một thời gian dài, và sự hy sinh của chúng ta là rất lớn. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi với chiến tranh, tôi là một trong số họ, nhưng bây giờ là giai đoạn quan trọng.

Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ cố gắng chuyển từ vai trò lãnh đạo sang vai trò hỗ trợ. Chúng ta không phải quốc gia thích tham gia vào những cuộc chiến bất tận. Điều này trái ngược với tất cả những gì chúng ta ra sức bảo vệ, và những gì tổ tiên chúng ta cố gắng đạt được. Tất cả các cuộc chiến đều phải kết thúc”, ông nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tan-bo-truong-quoc-phong-my-co-chuyen-tham-bat-ngo-toi-somalia.html

Reuters: TT Trump tính đưa SMIC, CNOOC của Trung Quốc vào sổ đen quốc phòng

Một bản tin độc quyền của Reuters trích dẫn một tài liệu và các nguồn tin cho hay chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng đưa hãng sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc SMIC và hãng dầu khí quốc doanh CNOOC vào sổ đen gồm các công ty bị cáo buộc là có sự gắn bó với quân đội Trung Quốc.

Khi bị đưa vào sổ đen, các hãng đó bị hạn chế khả năng tiếp cận với các nhà đầu tư Mỹ. Việc này cũng làm leo thang căng thẳng giữa Washington với Bắc Kinh khi chỉ còn vài tuần nữa Tổng thống đắc cử của Mỹ Joe Biden sẽ nhậm chức, bản tin độc quyền của Reuters viết.

Hồi đầu tháng 11, Reuters đưa tin nói rằng Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch nêu danh thêm 4 công ty Trung Quốc là thuộc diện do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát, nâng số lượng công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng lên con số 35. Một lệnh hành pháp do Tổng thống Donald Trump ban hành gần đây sẽ ngăn cản các nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty đó bắt đầu từ cuối năm sau.

Hiện chưa rõ khi nào các hãng mới lọt vào sổ đen sẽ bị công bố trong Công báo Liên bang Hoa Kỳ. Nhưng theo một tài liệu và 3 nguồn tin của Reuters, danh sách mới bao gồm cả Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Công nghệ Xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc, Công ty Sản xuất Bán dẫn Quốc tế (SMIC), và Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC).

Khi được hỏi về động thái nằm trong kế hoạch của Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ sẽ không dựng lên các rào cản và tạo ra các trở ngại cho sự hợp tác, cũng như không phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc.

CNOOC – tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc – không phải là cái tên xa lạ đối với Việt Nam.

Cơ sở hoạt động chính của CNOOC là vùng ven biển xung quanh Trung Quốc, nơi chiếm hơn 60% sản lượng của công ty và phần lớn đến từ Biển Bột Hải, gần Bắc Kinh. Riêng khu vực Biển Đông chiếm khoảng 29% tổng sản lượng của tập đoàn này.

Hồi năm 2014, tập đoàn này đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến “thăm dò dầu khí” trong khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế do Trung Quốc kiểm soát.

Sự kiện đã gây ra một số vụ “va chạm” giữa cảnh sát biển Việt Nam và các tàu chấp pháp Trung Quốc, dẫn đến các cuộc làm việc và các chỉ trích công khai qua lại giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Động thái sắp diễn ra của Washington, cùng với các chính sách tương tự, được coi là nhắm đến củng cố di sản về sự cứng rắn đối với Trung Quốc của Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump và đưa người kế nhiệm, ông Biden thuộc đảng Dân chủ, vào lập trường cứng rắn với Bắc Kinh trong bối cảnh lưỡng đảng Mỹ ở quốc hội đều có tinh thần chống Trung Quốc. Bộ máy giúp việc cho ông Biden từ chối bình luận về tin tức này.

Sổ đen quốc phòng của Mỹ cũng là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Washington nhắm mục tiêu vào hoạt động của Bắc Kinh bị phía Mỹ xem là tìm cách thu hút các tập đoàn khai thác các công nghệ dân sự mới xuất hiện để đem phục vụ cho các mục đích quân sự.

Hồi tuần trước, Reuters đưa tin rằng chính quyền của ông Trump sắp tuyên bố 89 công ty Trung Quốc, trong đó có các hãng hàng không vũ trụ, là các công ty có quan hệ với quân đội Trung Quốc, do đó, họ bị hạn chế mua một loạt hàng hóa và công nghệ của Mỹ.

Một luật ban hành năm 1999 yêu cầu Lầu Năm Góc lập danh sách “Các công ty quân sự của Trung Cộng”, là các công ty do Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc “sở hữu hoặc kiểm soát”. Nhưng phải đến năm 2020 Bộ Quốc phòng Mỹ mới lập ra danh sách đó. Đầu năm nay, những hãng lớn của Trung Quốc như Hikvision, China Telecom và China Mobile đã được đưa vào danh sách.

Cả quốc hội lẫn chính quyền Mỹ ngày càng tìm cách hạn chế khả năng của các công ty Trung Quốc trong việc tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, ngay cả khi việc này làm cho giới kinh doanh ở Phố Wall bất bình. Đó là các công ty Trung Quốc không tuân thủ các luật lệ áp dụng cho các hãng Mỹ là đối thủ của họ.

(Reuters, VOA)

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-tinh-dua-smic-cnooc-cua-trung-quoc-vao-so-den-quoc-phong/5681381.html

Moderna đề nghị Mỹ, châu Âu duyệt vắc xin chống Covid-19 của hãng

Hãng Moderna cho biết rằng vào ngày 30/11 họ sẽ đề nghị các cơ quan quản lý của Mỹ và châu Âu cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin ngừa Covid-19 của hãng. Các kết quả nghiên cứu mới đây xác nhận rằng các mũi tiêm vắc xin này có hiệu quả ngừa bệnh rất tốt. Điều này cũng làm tăng tốc cuộc đua để bắt đầu việc tiêm chủng hạn chế, vào lúc virus corona gần đây đã lây lan nhiều hơn.

Đại dịch Covid-19 đã và đang gia tăng ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Các bệnh viện ở Hoa Kỳ bị căng hết cỡ khi cả nước có hơn 160.000 ca nhiễm mới và hơn 1.400 ca tử vong mỗi ngày.

Kể từ khi xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc cách đây gần một năm, virus corona chủng mới đã giết chết hơn 1,4 triệu người trên toàn thế giới.

Pfizer và hãng BioNTech của Đức là liên danh đầu tiên xin phép tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 ở Mỹ. Moderna hiện là hãng thứ hai xin phép, nhắm đến bắt đầu việc tiêm chủng ở Mỹ vào tháng 12.

Ở bên kia Đại Tây Dương, các cơ quan quản lý của Anh cũng đang thẩm định vắc xin của Pfizer và một vắc xin khác của AstraZeneca.

Moderna chế tạo vắc xin của họ cùng với Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Hồi cuối tuần qua, hãng nói họ nhận được kết quả cần thiết cuối cùng cho thấy vắc xin có mức độ hiệu quả là hơn 94%.

Moderna cho biết rằng đến nay loại vắc xin để tiêm này bảo đảm tính hiệu quả và an toàn. Nó chỉ có vài tác dụng phụ tạm thời, giống như bị cúm. Vì vậy, hãng nói rằng vắc xin này đáp ứng các yêu cầu do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đặt ra để sử dụng khẩn cấp trước khi hoàn tất quy trình thử nghiệm giai đoạn cuối. Cơ quan Dược châu Âu, tương đương với FDA ở Mỹ, tỏ ý rằng họ cũng sẵn sàng duyệt nhanh hơn theo quy trình khẩn cấp.

FDA đã cam kết rằng trước khi quyết định duyệt bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào, các cố vấn khoa học của họ sẽ công khai thảo luận xem có đủ bằng chứng về mỗi ứng cử viên vắc xin hay không.

Đầu tiên là vào ngày 10/12, Pfizer và BioNTech sẽ trình bày dữ liệu cho thấy ứng cử viên vắc xin của họ đạt hiệu quả 95%.

Moderna cho biết rằng họ sẽ đến lượt ra trước “tòa án khoa học” này đúng một tuần sau, vào ngày 17/12.

Nếu FDA cho phép sử dụng khẩn cấp, Moderna dự kiến sẽ có 20 triệu liều sẵn sàng cho Hoa Kỳ vào cuối năm. Mỗi người sẽ cần tiêm hai liều, như vậy, sẽ có đủ vắc xin cho 10 triệu người.

Pfizer dự kiến sẽ có 50 triệu liều trên toàn cầu vào tháng 12. Một nửa trong số đó – đủ cho 12,5 triệu người – được dành cho Hoa Kỳ.

Tuần này, một nhóm chuyên gia khác của Hoa Kỳ, do Các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thành lập, sẽ nhóm họp để quyết định cách thức cung cấp lượng vắc xin ban đầu.

Họ dự kiến sẽ dành những liều vắc xin đầu tiên còn khá hiếm cho các nhân viên y tế, và nếu vắc xin có tác dụng tốt ở người già yếu, chúng sẽ được tiêm cho những người sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn (các trại dưỡng lão).

Khi có nhiều vắc xin hơn trong những tháng tiếp theo, những nhân viên thiết yếu khác và những người có nguy cơ cao nhất đối với virus corona sẽ đến lượt. Nhưng sẽ không đủ vắc xin cho toàn bộ dân số nói chung, ít ra là cho đến mùa xuân năm 2021.

Bên ngoài Hoa Kỳ, Moderna cho biết sẽ có nguồn cung đáng kể “trong quý đầu tiên” của năm 2021.

Cả vắc xin của Moderna lẫn của Pfizer đều được sản xuất bằng cùng một công nghệ, sử dụng một đoạn mã di truyền của loại protein “gai” bao quanh vi rus. Cái RNA thông tin đó, còn gọi là mRNA, chỉ dẫn cho cơ thể tạo ra một số protein gai vô hại, huấn luyện các tế bào miễn dịch nhận ra nó nếu như virus thật rốt cuộc cũng xuất hiện.

https://www.voatiengviet.com/a/moderna-de-nghi-my-chau-au-duyet-vac-xin-chong-covid-19-cua-hang/5681544.html

Covid-19 : Hoa Kỳ chuẩn bị đối phó đợt dịch mới sau lễ Tạ Ơn

Tú Anh

Trong bối cảnh số bệnh nhân nhập viện hàng ngày tăng kỷ lục, 90 ngàn theo số liệu ghi nhận hôm chủ nhật, Hoa Kỳ chuẩn bị đối phó một đợt dịch mới, hệ quả ngày nghĩ lễ Tạ Ơn cách nay ba hôm, với hàng triệu người Mỹ du hành trên khắp nước tạo cơ hội cho Covid-19 lây nhiễm.

Theo tuyên bố của Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Bệnh truyền nhiễm quốc gia của Mỹ, sau ngày nghĩ cuối tuần và họp mặt gia đình của hàng chục triệu người Mỹ, một đợt dịch Covid-19 sẽ bùng dậy phối hợp với đợt dịch hiện nay. Thứ Tư tuần trước, một ngày trước Thanksgiving, ít nhất 1,1 triệu người đã sử dụng đường hàng không, một kỷ lục trong mùa dịch.

Bác sĩ Deborah Birx, điều phối tổ phòng chống đại dịch của Nhà Trắng cũng lo ngại : “Chúng ta sắp thấy số bệnh nhân Covid sẽ tăng từ 3 đến 10 lần sau lễ Tạ Ơn”.

Báo cáo ngày  chủ nhật ghi nhận có thêm 822 nạn nhân và 140.650 ca lây nhiễm mới trong vòng một ngày.

Trong tình hình này, theo AFP, giám đốc Viện bệnh truyền nhiễm của Mỹ dự báo sẽ không nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại trong mùa Giáng sinh, .

Pháp công bố chương trình tiêm ngừa

Theo yêu cầu của Thượng Hội Đồng Y Tế Pháp công bố sáng nay 30/11/2020, do số lượng hạn chế, các liều thuốc ngừa Covid được sản xuất đầu tiên sẽ được ưu tiên cho những người cao tuổi ở các viện dưỡng lão.

Kế hoạch chia làm « 5 giai đoạn tiệm tiến », với một hướng chỉ đạo : ưu tiên bảo vệ những thành phần dân chúng dễ bị tổn thương nhất.

Ngoài 750 ngàn người già ở các viện dưỡng lão, nhân viên phục vụ ở các cơ sở này, khoảng 100.000,  cũng được xếp vào danh sách ưu tiên số một.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201130-covid-19-hoa-k%E1%BB%B3-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-%C4%91%E1%BB%A3t-d%E1%BB%8Bch-m%E1%BB%9Bi-sau-l%E1%BB%85-t%E1%BA%A1-%C6%A1n

Biden công bố đội ngũ báo chí cấp cao toàn nữ

Tổng thống đắc cử Joe Biden đã chỉ định một đội ngũ báo chí cấp cao toàn nữ – điều mà chính quyền ông tuyên bố là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.

Kate Bedingfield, cựu phó giám đốc truyền thông chiến dịch của ông Biden, sẽ dẫn đầu đội ngũ này.

Jen Psaki, người từng là Giám đốc truyền thông Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Barack Obama, sẽ là thư ký báo chí.

Chính quyền Biden sẽ ‘dùng liên minh để đối phó’ với Trung Quốc?

TT Trump chấp nhận phải bắt đầu chuyển giao quyền lực cho Biden

Ông Biden đã hứa sẽ xây dựng một chính phủ đa dạng phản ánh nước Mỹ.

“Tôi tự hào tuyên bố ngày hôm nay, đội truyền thông cấp cao đầu tiên của Nhà Trắng hoàn toàn là phụ nữ”, ông Biden nói.

“Những nhà truyền thông có trình độ, dày dạn kinh nghiệm này giúp mang đến những góc nhìn đa dạng cho công việc và cùng nhau cam kết xây dựng đất nước này trở lại tốt đẹp hơn.”

Hai trợ lý báo chí đứng đầu của Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ là Symone Sanders và Ashley Etienne.

Không giống như các vị trí trong nội các, văn phòng báo chí không cần sự chấp thuận của Thượng viện.

Sau chiến thắng bầu cử, ông Biden đã tiết lộ những lựa chọn đầu tiên của mình cho các vị trí hàng đầu trong nội các.

Thấy gì với đội ngũ chính sách đối ngoại mới của Biden?

“Nước Mỹ đã trở lại,” Biden nói khi ra mắt đội ngũ

Tuần trước, ông cho biết lựa chọn của mình là “một đội phản ánh thực tế rằng nước Mỹ đang trở lại”. Ông nói thêm rằng nhóm của ông sẽ giữ cho đất nước “an toàn và vững vàng” khi dẫn đầu thế giới.

Cũng hôm Chủ nhật, ông Joe bị rạn xương chân do bị trượt chân khi chơi vơi chú chó Major của mình.

Thông báo từ bác sĩ của ông, Kevin O’Connor, cho biết có thể ông Biden cần phải mang ủng chuyên dụng “trong vài tuần”.

Ông sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

Thứ Hai sẽ là lần đầu tiên ông nhận được báo cáo hàng ngày dành cho tổng thống, một bản tóm tắt tình báo tuyệt mật. Việc này được thực hiện nhờ vào thông báo một tuần trước về quá trình chuyển đổi đã bắt đầu.

Chụp lại video,

Nước Mỹ chia rẽ mà ông Biden phải đối mặt

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55119878

Tổng Thống Trump quyết tiếp tục kiện ở Wisconsin dù kết quả tái kiểm phiếu không thay đổi

Tin từ Washington, DC – Tổng thống Donald Trump không từ bỏ nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử ở tiểu bang Wisconsin, mặc dù các viên chức tiểu bang tuyên bố ông Biden vẫn chiến thắng ở cuộc kiểm phiếu lại ở Milwaukee County, đia hạt đông dân nhất tiểu bang.

Tổng thống Trump đã gửi ra tin nhắn vào hôm thứ Bảy (28/11) nói rằng cuộc kiểm phiếu lại là nhằm để tìm ra những người bỏ phiếu bất hợp pháp, khiến sau đó, Twitter đã đánh dấu cảnh báo không đúng sự thật trên tin nhắn của Tổng thống. Phía Tổng thống Trump đã chi trả 3 triệu mỹ kim đòi Wisconsin tiến hành đếm phiếu lại. Tuy nhiên, kết quả lại giúp ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden tăng khoảng cách số phiếu bầu  thêm 132 phiếu.

Cuộc đếm phiếu lại cũng bao gồm Quận Dane nơi việc kiểm phiếu dự kiến sẽ hoàn thành vào Chủ nhật (ngày 29 tháng 11). Trong cuộc kiểm phiếu tại Milwaukee County kết thúc vào thứ Sáu, số phiếu bầu cho Biden đã tăng 257, đưa tổng số phiếu ông nhận được lên 317,527.

Về phần Tổng thống Trump, ông đã nhận được thêm 125 phiếu nâng tổng số lên 134,482. Tổng thống Trump và nhóm luật sư, do ông Rudy Giuliani đứng đầu, đã đưa ra nhiều cáo buộc về gian lận bầu cử trên Twitter và trong khi các cuộc nói chuyện với giới truyền thông. Tuy nhiên, trước tòa các nhóm luật sư không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào xác thực những gì họ tố cáo, thay vào đó, họ chỉ lập lại những tố cáo khác. Nhưng những lời tố cáo, không phải là bằng chứng.

Hôm thứ Sáu, ông Stephanos Bibas, một chánh án do Tổng thống Trump bổ nhiệm ở Pennsylvania đã bác bỏ đơn kiện của Tổng thống. Ông lưu ý rằng các cáo buộc này không có bằng chứng. Luật sư Jenna Ellis và Tổng thống Trump cam kết sẽ kháng cáo quyết định này lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-quyet-tiep-tuc-kien-o-wisconsin-du-ket-qua-tai-kiem-phieu-khong-thay-doi/

Tướng Flynn: Máy chủ đã bị tịch thu, Biden và Obama là chủ mưu gian lận

Lục Du

Những kẻ phản quốc đang nỗ lực đánh bại Đảng Cộng hòa và lật đổ Hiến pháp Hoa Kỳ, tướng Flynn, cựu cố vấn của Tổng thống Trump, nói, theo Sound of Hope.

Trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Bảy (28/11) trên kênh World View Report, tướng Flynn nói rằng, trước khi những gian lận bầu cử được điều tra rõ ràng, không có thế lực nào có thể ngăn cản Tổng thống Trump ở lại Tòa Bạch Ốc.

Ông Flynn cho biết, trong cuộc bầu cử năm nay, Bắc Kinh và Iran đã tham gia thao túng cuộc bầu cử Mỹ, và Biden cùng Obama là những kẻ chỉ đạo các hoạt động gian lận phiếu bầu.

Vị tướng 61 tuổi nhận định, Joe Biden thực ra là một con rối chính trị của chính quyền Trung Quốc và Iran.

“Trong 20 năm qua, chính sách của ĐCSTQ đã thay đổi hoàn toàn và [họ đang] đẩy nhanh kế hoạch biến Trung Quốc trở thành quốc gia siêu cường duy nhất trên hành tinh. Khi ứng cử viên mà họ mong muốn [bà Hillary] đã không đắc cử vào năm 2016 và xu hướng tư tưởng của Hoa Kỳ không giống như kỳ vọng của họ khiến họ nghĩ rằng không thể lặp lại điều đó vào năm 2020 nữa. Vì thế mà bây giờ chúng ta mới có vụ đánh cắp bầu cử thông qua phiếu bầu qua thư, sử dụng phần mềm bầu cử như Smartmatic và Dominion để thực hiện gian lận”, ông Flynn cho biết.

Tướng Flynn nhấn mạnh rằng, Tổng thống Trump biết tất cả những điều này sẽ xảy ra và đã chuẩn bị cho điều đó. Thời điểm các đại cử tri bỏ phiếu ngày 14/12 không còn quan trọng nữa và Tổng thống Trump sẽ không rời khỏi Tòa Bạch Ốc cho đến khi tất cả sự thật xung quanh vụ đánh cắp cuộc bầu cử được đưa ra ánh sáng. Ông ấy đã tuyên thệ bảo vệ đất nước khỏi mọi kẻ thù trong và ngoài nước, vì vậy ông ấy sẽ không giao Tòa Bạch Ốc cho những con rối chính trị đã bị kẻ thù của Hoa Kỳ điều khiển.

Vị trung tướng lục quân cho biết, một số người gọi vụ cướp chính quyền bất hợp pháp hiện nay ở Hoa Kỳ là một “cuộc cách mạng màu”, hay một cuộc đảo chính không đổ máu. Các phương tiện truyền thông cánh tả và các nền tảng truyền thông xã hội công nghệ lớn đã che đậy tất cả bằng chứng về các phiếu bầu giả mạo hoàn toàn đã ngả về phía Biden. Những người tổ chức cuộc đảo chính thuộc chính phủ ngầm đã chiêu mộ toàn bộ phương tiện truyền thông và các công ty công nghệ lớn của Mỹ nhằm đánh bại nền Cộng hòa và lật đổ Hiến pháp Hoa Kỳ.

Ông Flynn cũng tuyên bố rằng, chính Obama là người đã sử dụng các vũ khí đáng lẽ dùng cho việc đối phó với kẻ thù ngoại bang thì lại quay ngược tấn công vào Hoa Kỳ.

Vị tướng được cho là nắm được nhiều bí mật của Obama và phe Dân chủ cho rằng, chúng ta đang ở trong thời kỳ chiến tranh thông tin chưa từng có, giới truyền thông thiên tả đã không cho tổng thống Trump một cơ hội công bằng để lên tiếng.

Người từng phục vụ trong chính quyền Obama cho biết, Tổng thống Trump đang bị chính các công ty Mỹ kiểm duyệt, không thể tin rằng họ lại dám đối xử như vậy với tổng thống. Do đó, những gì chúng ta đang trải qua bây giờ không chỉ là một cuộc tấn công vào [cá nhân] Tổng thống Trump, mà còn là một cuộc tấn công vào nền Cộng hòa Mỹ.

Tướng Flynn nhấn mạnh rằng, nước Mỹ hiện đang phát sinh rất nhiều sự việc và những điều này tuyệt đối không bao giờ nên xảy ra nữa.

Trong cuộc phỏng vấn, tướng Flynn cũng xác nhận rằng, Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc chủng Hoa Kỳ đã tịch thu các máy chủ Dominion tại Frankfurt, Đức. Ông nói rằng, bằng chứng quan trọng thu được từ máy chủ sẽ chỉ được đệ trình lên Tòa án Tối cao. Và những kẻ phản bội trung tầng sẽ khai ra Obama và Biden.

Tướng Flynn chỉ ra rằng, Hoa Kỳ hiện đang ở một thời khắc vô cùng quan trọng trong lịch sử, nơi các thế lực khác nhau đang cạnh tranh khốc liệt, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc liệu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một quốc gia tự do hay trở thành một quốc gia “không thể nhận biết”.

“Nếu chúng ta không thay đổi những gì đang xảy ra, thật khó để tưởng tượng điều gì sẽ phát sinh tiếp theo, điều này rất đáng lo ngại”, ông Flynn nói. “Nếu những người cộng sản được phép kiểm soát chính phủ Hoa Kỳ, Mỹ quốc sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn bất tận”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tuong-flynn-may-chu-da-bi-tich-thu-biden-va-obama-la-chu-muu-gian-lan.html

Cựu Chủ tịch Hạ viện: Bầu cử 2020 có thể là ‘vụ trộm tổng thống lớn nhất’ từ năm 1824

Ngọc Mai

Cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich tin rằng cuộc bầu cử 2020 là “vụ trộm tổng thống lớn nhất” từ năm 1824. Ông cũng đang thúc giục các cơ quan lập pháp tiểu bang về “yêu cầu kiểm phiếu lại”, theo Breitbart.

“Khi ngày càng có nhiều dữ liệu bất thường về các lá phiếu mà rõ ràng là bất hợp pháp, thì cuộc bầu cử năm 2020 ngày càng trở thành vụ trộm tổng thống lớn nhất kể từ khi Adams và Clay đánh cắp cuộc bầu cử khỏi tay ông Andrew Jackson vào năm 1824″, cựu Chủ tịch Hạ viện dưới thời Clinton chia sẻ trên Twitter hôm thứ Sáu (27/11).

Sáng thứ Bảy (28/11), ông Gingrich khuyến khích các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đọc một bài phân tích đăng trên tờ Spectator của ông Patrick Basham, Giám đốc sáng lập của Viện Dân chủ và thành viên cấp cao Viện Cato.

Bài phân tích liệt kê “10 điểm dị thường” mà ông Basham cho rằng “thiếu lời giải thích thuyết phục”, bao gồm việc các tiểu bang chiến trường tạm dừng kiểm phiếu vào đêm bầu cử; loại bỏ các quan sát viên khỏi điểm kiểm phiếu; 50.000 phiếu bầu trên 47 thẻ USB bị thiếu tại Hạt Delaware, Pennsylvania; kiểm đếm các lá phiếu đến trễ; và “tỷ lệ từ chối bỏ phiếu vắng mặt thấp kỷ lục trong lịch sử”…

Ông Gingrich nói thêm: “Ông Basham cho rằng rõ rằng cuộc bầu cử gần như chắc chắn đã bị đánh cắp ở 5 tiểu bang. Mọi người dân Mỹ nên lo lắng về hành vi trộm cắp này”.

Tổng thống Trump và nhóm của ông sẽ nỗ lực trong cuộc chiến pháp lý giành lại sự minh bạch của cuộc bầu cử bất chấp những lời chỉ trích. Nhóm pháp lý của TT Trump đã phần nào phác thảo vụ kiện của họ trong một cuộc họp báo tuần trước.

Trong cuộc họp báo, các luật sư của TT Trump, cũng như bà Sidney Powell (không thuộc nhóm pháp lý của chiến dịch TT Trump), đã trình bày những điểm đáng chú ý trong các vụ kiện của họ. Ông Rudy Giuliani đã công bố một số bản tuyên thệ nhân chứng, trong đó cáo buộc hành vi gian lận bầu cử, đập tan những lời chỉ trích của giới truyền thông thiên tả rằng chiến dịch pháp lý không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào.

Ông Giuliani nói mình có trong tay 220 bản tuyên thệ cáo buộc gian lận chỉ riêng ở vụ kiện tại Michigan. Tuy nhiên chỉ có 8 trong tổng số bản tuyên thệ này được công bố.

Các luật sư của TT Trump dự kiến ​​tham gia cuộc điều trần về tính liêm chính trong cuộc bầu cử với các nhà lập pháp Arizona vào thứ Hai (30/11).

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-chu-tich-ha-vien-cuoc-bau-cu-2020-la-vu-trom-thong-thong-lon-nhat-tu-1984.html

Cựu nhân viên chiến dịch Trump: FBI liên hệ để thu thập bằng chứng gian lận bầu cử

Ngọc Mai

Theo ông Matt Braynard, cựu quan chức chiến dịch TT Trump, FBI đã liên lạc với ông để yêu cầu cung cấp các bằng chứng gian lận trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch ốc 2020, Epoch Times đưa tin.

Theo ông Matt Braynard, cựu giám đốc dữ liệu và chiến lược cho chiến dịch tranh cử năm 2016 của TT Donald Trump, ông đã thu thập các bằng chứng về gian lận bầu cử trong một dự án có tên Voter Integrity Project (VIP).

Ngày 29/11, ông Matt chia sẻ một dòng trạng thái trên Twitter: “@FBI đã chủ động và trực tiếp yêu cầu tôi (cung cấp) các tài liệu của VIP vạch trần những lá phiếu bất hợp pháp”.

“Đến thứ Ba, chúng tôi sẽ gửi cho cơ quan này tất cả dữ liệu của mình, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại…”, ông Matt cho biết thêm.

VIP phát hiện trong cuộc bầu cử, hàng nghìn người sử dụng địa chỉ bưu điện hoặc cơ sở thương mại như địa chỉ cư trú. Ở Georgia, 100% những người này đều bỏ phiếu vắng mặt mà không xuất hiện trong ngày bầu cử.

Dữ liệu cũng cho thấy hàng nghìn người đã bỏ phiếu ở các tiểu bang mà họ có thể không còn cư trú, bởi họ đã yêu cầu thay đổi địa chỉ hoặc thậm chí đã đăng ký ở một tiểu bang khác.

Ngoài ra, rất nhiều cử tri được đánh dấu trong dữ liệu tiểu bang là yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt, trong khi lời khai của họ lại trái ngược.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với đài Fox News, TT Trump cho biết, ông “không thấy nhiều hành động” từ Bộ Tư Pháp hoặc FBI kể từ Ngày bầu cử để điều tra các cáo buộc gian lận.

https://www.dkn.tv/the-gioi/fbi-dieu-tra-gian-lan-bau-cu-my.html

Epoch Times xác minh gian lận bầu cử từ dữ liệu truyền thông Mỹ

Tâm Thanh

Mục lục bài viết         

Michigan: Joe Biden “độc quyền” hơn 100.000 phiếu bầu mới trong 5 giây

Wisconsin: Joe Biden tăng hơn 100.000 phiếu bầu trong 5 phút

Cơ sở dữ liệu Pennsylvania cho thấy phiếu bầu TT Trump được “chuyển” cho Biden

Mới đây, tờ Epoch Times đã tiến hành xác minh (Double Fact-Check) số phiếu tăng vọt của ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden từ cơ sở dữ liệu kiểm phiếu theo thời gian thực của tờ New York Times cho cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi. Kết quả cho thấy truyền thông cánh tả Mỹ đã đưa tin không chính xác về kết quả phiếu bầu ở một số tiểu bang chiến trường như Michigan, Wisconsin, Pennsylvania.

Michigan: Joe Biden “độc quyền” hơn 100.000 phiếu bầu mới trong 5 giây

Vào ngày 19/11, Tổng thống Trump đã tweet một biểu đồ cho thấy dữ liệu kiểm phiếu bất thường ở tiểu bang chiến trường Michigan vào đêm bầu cử.

Phóng viên của Epoch Times đã kiểm tra cơ sở dữ liệu kiểm phiếu ở tiểu bang Michigan (liên kết gốc) của tờ New York Times và xác nhận rằng, những cáo buộc mà Tổng thống Trump đăng tải liên quan đến việc kiểm phiếu bất thường trong cuộc bầu cử Michigan là hoàn toàn đúng sự thật.

Dữ liệu thời gian thực của đêm bầu cử ở tiểu bang Michigan, khung màu đỏ là hai hàng hồ sơ ghi chép “vấn đề” xảy ra (ảnh chụp màn hình từ cơ sở dữ liệu của New York Times).

Bằng cách tính tổng số phiếu bầu trong cơ sở dữ liệu kiểm phiếu của cuộc bầu cử, cũng như tỷ lệ phiếu bầu theo thời gian thực của Tổng thống Trump và ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden, có thể thấy rằng chỉ trong vòng 5 giây ngày 4/11 (từ 11:31:48 đến 11:31:53, giờ địa phương), tiểu Michigan đã bất ngờ công bố thêm 149.772 phiếu bầu. Trong các phiếu bầu đó, có tới 94,3% phiếu bầu (tương đương 141,258 phiếu) thuộc về Biden, còn Tổng thống Trump chỉ được 4%.

Sau khi xác minh, tờ Epoch Times xác nhận:

1. Trong vòng 5 giây ở thời điểm 6:31 ngày 4/11, Joe Biden gần như độc chiếm hơn 100.000 phiếu bầu mới.

2. Cơ sở dữ liệu về cuộc bầu cử của New York Times cho thấy số phiếu của Biden ở tiểu bang Michigan không chỉ xuất hiện một lần gia tăng bất thường.

3. Sự gia tăng phiếu bầu “bất thường” này đã trực tiếp dẫn đến việc khoảng cách phiếu bầu của Joe Biden ngày càng sát nút Tổng thống Trump rồi sau đó vượt qua và dẫn trước.

Kết quả bầu cử ở tiểu bang Michigan hiện tại vẫn đang trong quá trình kiện tụng và Joe Biden dẫn trước Tổng thống Trump tới 146.007 phiếu. Chỉ tính riêng thời điểm 6:31 sáng ngày 4/11, số phiếu tăng “bất thường” của Joe Biden ở Michigan là 141.258 phiếu bầu.

Wisconsin: Joe Biden tăng hơn 100.000 phiếu bầu trong 5 phút

Điều bất thường tương tự cũng đã xảy ra trong quá trình kiểm phiếu ở tiểu bang Wisconsin.

Dữ liệu thời gian thực của đêm bầu cử ở tiểu bang Wisconsin, khung màu đỏ là hai hàng hồ sơ ghi chép “vấn đề” xảy ra (ảnh chụp màn hình từ cơ sở dữ liệu của New York Times).

Phóng viên của Epoch Times đã kiểm tra cơ sở dữ liệu phiếu bầu trong đêm bầu cử ở tiểu bang Wisconsin (liên kết gốc) của New York Times và tìm thấy:

Trong vòng khoảng 5 phút từ 9:37:04 đến 9:42:20 ngày 4/11 (giờ địa phương) tiểu bang Wisconsin đã tính được thêm 168.386 phiếu bầu. Trong đó, Joe Biden được 85% (143.379 phiếu bầu) và Tổng thống Trump chỉ được 14,9% (25.163 phiếu bầu).

Sau khi xác minh, Epoch Times xác nhận:

1. Trong khoảng thời gian từ 3:37 đến 3:42, giờ địa phương ngày 4/11, phiếu bầu của Joe Biden ở tiểu bang Wisconsin tăng vọt một cách bất thường so với tỷ lệ tăng phiếu bình thường giữa hai ứng viên.

2. Cơ sở dữ liệu về cuộc bầu cử của New York Times cho thấy phiếu bầu của Joe Biden ở tiểu bang Wisconsin có sự tăng bất thường tương tự không chỉ 1 lần.

3. Sự bất thường này đã trực tiếp dẫn đến tình thế bầu cử bị đảo ngược và Joe Biden từ đó đã vượt qua Tổng thống Trump.

Hiện tại, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước Tổng thống Trump 20.608 phiếu trong kết quả bầu cử ở tiểu bang Wisconsin và kết quả này vẫn đang trong quá trình kiện tụng. Tính riêng trong ngày 4/11, trong vòng 5 phút, số phiếu tăng bất thường của Joe Biden ở Wisconsin là 143.379 phiếu.

Tờ Epoch Times sau khi kiểm tra cơ sở dữ liệu bầu cử của New York Times đã phát hiện ra rằng, các tiểu bang chiến trường như Pennsylvania, Georgia, Arizona cũng có những hiện tượng “bất thường” tương tự trong quá trình kiểm phiếu. Sự gia tăng phiếu bầu một cách bất ngờ trong ngắn hạn của Joe Biden với hơn 100.000 phiếu bầu ở tiểu bang Michigan và Wisconsin là nổi bật nhất.

Cơ sở dữ liệu Pennsylvania cho thấy phiếu bầu TT Trump được “chuyển” cho Biden

Trong quá trình kiểm tra cơ sở dữ liệu cuộc bầu cử của New York Times (liên kết gốc), Epoch Times phát hiện ra rằng, vẫn còn một hiện tượng “bất thường” kỳ lạ hơn nhiều so với những lá phiếu mới “độc quyền” của Joe Biden trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020 – đó là những lá phiếu của Tổng thống Trump được “chuyển” trực tiếp cho Joe Biden.

Dữ liệu thời gian thực về đêm bầu cử ở tiểu bang Pennsylvania, khung màu đỏ là hai hàng hồ sơ ghi chép “vấn đề” xảy ra (ảnh chụp màn hình từ cơ sở dữ liệu của New York Times).

Vào lúc 04:07:43 ngày 4/11 giờ địa phương, tổng số phiếu bầu là 2.984.468, trong đó Tổng thống Trump được 56,6% và Joe Biden là 42%. Nhưng đến 04:08:51 ngày 4/11 giờ địa phương, tổng số phiếu bầu là 2.984.522, Tổng thống Trump chỉ còn 56% số phiếu bầu và Biden được 42,6% số phiếu bầu.

Kết quả đếm này có ý nghĩa gì?

Trong khoảng 1 phút này, tỷ lệ phiếu bầu của Biden đã tăng từ 42% lên 42,6%, có nghĩa là phiếu bầu của Biden đã tăng thêm 17,929 phiếu. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, tiểu bang Pennsylvania chỉ kiểm được thêm 54 phiếu bầu mới. Như vậy về tổng thể dường như lẽ ra không có sự thay đổi mấy về số phiếu bầu của 2 ứng cử viên.

Thế thì 17.929 phiếu bầu của Joe Biden đến từ đâu?

Trong thời gian khoảng 1 phút, tỷ lệ phiếu bầu của Tổng Trump giảm từ 56,6% xuống 56%, có nghĩa là số phiếu bầu của Tổng thống Trump bị trừ đi 17.877 phiếu.

The Epoch Times xác nhận rằng, vào lúc 04:07:43 ngày 4/11 giờ địa phương, hệ thống bầu cử tại tiểu bang Pennsylvania đã “đánh cắp” 17.877 phiếu bầu từ số phiếu bầu của Tổng thống Trump và “chuyển số phiếu bầu đó sang cho Biden”.

Tiểu bang Pennsylvania đã sử dụng hệ thống bỏ phiếu Dominion trong cuộc bầu cử năm nay. Chiến dịch pháp lý của Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa đã cáo buộc hệ thống bỏ phiếu Dominion được sử dụng để xáo trộn phiếu bầu và thao túng cuộc bầu cử.

https://www.dkn.tv/the-gioi/epoch-times-xac-minh-gian-lan-bau-cu-tu-du-lieu-truyen-thong-my.html

Luật sư Giuliani cập nhật thông tin cuộc chiến pháp lý chống gian lận bầu cử

Đại Nghĩa

Luật sư của Tổng thống Trump, ông Rudy Giuliani, cho biết nhóm của ông sẽ vận động các cơ quan lập pháp ở các tiểu bang quan trọng để họ cử các đại cử tri ủng hộ chính nghĩa vào Đại cử tri đoàn, theo The Epoch Times.

Trong cuộc phỏng vấn của với Newsmax, ông Giuliani cho biết nhóm của ông đang vận động các cơ quan lập pháp tiểu bang, song song với các vụ kiện vì “không có nhiều thời gian”.

“Chúng tôi đang làm cả hai với tốc độ và nỗ lực như nhau để tận dụng lợi thế của phương án nào mang lại cho chúng tôi kết quả nhanh nhất”. Ông Giuliani nói. “Bởi vì chúng tôi không có nhiều thời gian. Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng; chúng tôi không có nhiều thời gian. Và chúng tôi đang phải đối mặt với sự cản trở, vì vậy rất khó để đưa thông tin này ra công chúng ”.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Giuliani cũng đề cập đến việc truyền thông cánh tả im lặng đối với một số cáo buộc do nhóm của ông đưa ra trong những ngày gần đây về gian lận và bất thường trong bầu cử.

Trong phiên điều trần về gian lận bầu cử ở tiểu bang Pennsylvania, một số ít hãng truyền thông đã phát trực tiếp sự kiện, trong đó có lời khai từ các nhân chứng cho biết họ đã thấy những bất thường hàng loạt trong hoạt động bầu cử ở bang Pennsylvania.

Kết quả là “công chúng chỉ biết được một chút ít về bằng chứng mà chúng tôi có”, cựu thị trưởng New York cho biết.

Ông Giuliani cho biết đang có nhiều hơn nữa các bản tuyên thệ làm chứng từ những người giám sát bầu cử. Họ đã bị cản trở khi giám sát quá trình lập bảng bỏ phiếu ở một số khu vực và nhân viên phòng phiếu được quyền “sửa chữa” các lá phiếu gửi qua thư hoặc kiểm đếm những lá phiếu không có bì thư.

“Tình hình ở Michigan còn tồi tệ hơn ở Pennsylvania”, ông Giuliani cho biết. ”Tình hình ở Wisconsin đã gây phẫn nộ. Ý tôi là họ có tất cả những lá phiếu vắng mặt mà không có hồ sơ. Ở Nevada, họ đã sử dụng một chiếc máy về cơ bản không hoạt động và để mọi chữ ký đi qua, mặc dù việc sử dụng máy như vậy là bất hợp pháp ”.

Ông nói thêm: “Ý tôi là, họ đã gian lận ở tất cả những nơi quan trọng đối với họ. Và bạn biết tại sao họ đã làm vậy, bởi vì Tổng thống Trump đã dẫn trước vào đêm bầu cử. Không thể nào mà [ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe] Biden lại có thể đảo ngược kết quả. Không thể nào”.

Sau phiên điều trần ở Pennsylvania, một số thượng nghị sĩ của bang này nói rằng họ sẽ nỗ lực để giành lại quyền hạn trong việc xác định đại cử tri.

Trong khi đó, ông Giuliani và các luật sư khác của Tổng thống Trump sẽ tổ chức một buổi điều trần khác trước Cơ quan lập pháp bang Arizona vào thứ Hai (30/11, giờ Mỹ), để nghe các nhân chứng ở Arizona nói về những cáo buộc bất thường hoặc gian lận bầu cử. Hiện Hạ viện và Thượng viện của Arizona cũng do Đảng Cộng hòa kiểm soát.

Theo Luật Hoa Kỳ, cử tri đoàn họp để bỏ phiếu vào ngày 14/12, trong khi Phiên họp của Nghị viện Hoa Kỳ sẽ kiểm phiếu bầu đại cử tri vào ngày 6/1/2021.

https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-su-giuliani-cap-nhat-thong-tin-cuoc-chien-phap-ly-chong-gian-lan-bau-cu.html

Đảng viên Cộng hòa chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống của Biden

Một số thành viên cấp cao của Đảng Cộng hòa hôm 29/11 nói rằng một cuộc chuyển tiếp sang nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden là điều không thể tránh khỏi, trong khi Tổng thống Trump bày tỏ nghi ngờ về khả năng Tòa án Tối cao sẽ nghe vụ kiện bầu cử của ông, theo Reuters.

Bình luận của ông Trump trong một cuộc phỏng vấn với kênh Fox News được đưa ra khi Thượng nghị sĩ Cộng hòa Roy Blunt, Chủ tịch Ủy ban Nhậm chức của Quốc hội Mỹ, nói rằng họ kỳ vọng ông Biden, một đảng viên Dân Chủ, sẽ nhậm chức tổng thống vào ngày 20/1.

Theo Reuters, ông Blunt nói trên chương trình “State of the Union” của CNN rằng Ủy ban do ông phụ trách “đang làm việc với chính quyền Biden” về “cả việc chuyển tiếp và nhậm chức”.

Tuy nhiên, theo hãng tin Anh, ông Blunt không thừa nhận rằng ông Trump đã thất bại trong cuộc bầu cử ngày 3/11.

Trong khi đó, Reuters cho biết rằng Thống đốc Arkansas Asa Hutchinson là một trong số ít các đảng viên Cộng hòa gọi ông Biden là tổng thống đắc cử.

“Cuộc chuyển giao là điều quan trọng. Lời nói của Tổng thống Trump không quá quan trọng”, ông Hutchinson nói trên chương trình “Fox News Sunday”.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News hôm 29/11, ông Trump lặp lại cáo buộc về gian lận bầu cử tràn lan, nhưng không đưa ra bằng chứng, theo Reuters.

Tuy nhiên, ông bày tỏ nghi ngờ về việc Tòa án Tối cao sẽ lắng nghe kháng cáo trong các vụ kiện mà nhóm của ông đang tiến hành và nhiều thẩm phán đã bác bỏ.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%A3ng-vi%C3%AAn-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-cho-nhi%E1%BB%87m-k%E1%BB%B3-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-c%E1%BB%A7a-biden/5680642.html

Canada cấm xuất cảng một số loại thuốc để đáp trả Hoa Kỳ

Tin từ Ottawa, Canada – Vào hôm thứ Bảy (28/11), Bộ trưởng Y tế Patty Hajdu cho biết trong một tuyên bố rằng Canada đã chặn xuất cảng số lượng lớn thuốc kê đơn để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt thuốc trong nước, để đáp trả việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho phép nhập cảng thuốc từ Canada để giảm giá thuốc cho người dân Hoa Kỳ.

Lệnh của Canada có hiệu lực vào hôm thứ Sáu (27/11), chỉ vài ngày trước khi lệnh “Nhập cảng thuốc theo toa” của Hoa Kỳ có hiệu lực. Lệnh cho phép các dược sĩ hoặc nhà thuốc được cấp phép của Hoa Kỳ nhập cảng số lượng lớn một số loại thuốc theo toa dành cho thị trường Canada.

Cả Tòa Bạch Ốc, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh đều không trả lời yêu cầu bình luận. Tổng thống Trump đã giới thiệu kế hoạch này trong cuộc tranh luận đầu tiên với Tổng thống đắc cử Joe Biden, người cũng đã nói sẽ thiết lập một kế hoạch nhập cảng tương tự để cố gắng giảm chi phí thuốc theo toa cho người Hoa kỳ. Tuyên bố cho biết Canada cần phải cảnh giác trong việc duy trì nguồn cung cấp thuốc quốc gia do nước này chỉ là một thị trường nhỏ, chiếm 2% doanh số bán thuốc toàn cầu và cung cấp 68% lượng thuốc quốc tế.

Vào tháng 9, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết ông sẵn sàng giúp đỡ các quốc gia khác về nguồn cung cấp dược phẩm nếu có thể, nhưng ông cũng nói rằng ưu tiên của ông là bảo vệ nhu cầu của người dân Canada. Nhiều nhà cung cấp thuốc của Canada phản đối kế hoạch của Tổng thống Trump và cho rằng điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu thuốc.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/canada-cam-xuat-cang-mot-so-loai-thuoc-de-dap-tra-hoa-ky/

Chính quyền đồng ý đối thoại, các nghệ sĩ Cuba kết thúc biểu tình

Tin từ Havana, Cuba – Hơn 300 nghệ sĩ, nhà hoạt động Cuba đã biểu tình công khai bên ngoài bộ văn hóa để tố cáo đàn áp nghệ thuật và đòi tự do sáng tác. Cuộc biểu tình đã kết thúc vào sáng hôm thứ Bảy (28/11) sau khi 2 bên đồng ý đối thoại.

30 đại diện trong số những người biểu tình bao gồm nghệ sĩ biểu diễn Tania Bruguera và đạo diễn phim Fernando Perez đã đối thoại với Thứ trưởng Fernando Rojas trong vòng 4 giờ và cho biết họ đã đồng ý tổ chức một loạt các cuộc họp để giải quyết những bất đồng.

Nhóm biểu tình cho biết ông Rojas cũng đồng ý xem xét lại trường hợp một rapper bị kết án 8 tháng tù giam vì tội khinh thường và một nghệ sĩ bất đồng chính kiến bị giam giữ từ hôm thứ Năm (26/11). Không phải tất cả những người biểu tình bên ngoài bộ văn hóa đều bị thuyết phục bởi những cam kết không ràng buộc, và thất vọng rằng không có viên chức nào có mặt để tóm tắt về nội dung cuộc đối thoại. Nhưng hầu hết những người biểu tình đều cho rằng đây đã là một kỳ tích lịch sử khi buộc chính phủ phải đối thoại với những người có suy nghĩ khác biệt, phá vỡ nỗi sợ hãi khi nói ra suy nghĩ trước công chúng trong một quốc gia đơn đảng.

Chính phủ Cuba không đưa ra tuyên bố nào và từ chối yêu cầu bình luận về cuộc đối thoại. Những người biểu tình bao gồm những công dân thường không công khai về chính trị nhưng đã được khuyến khích tham gia sau khi nhìn thấy hình ảnh đám đông trên mạng xã hội, cho thấy việc mở rộng internet ở Cuba đang khiến chính phủ khó kiềm chế bất đồng quan điểm như thế nào.

Trong lúc các đại diện đối thoại với các viên chức, những người biểu tình bên ngoài đã hát và vỗ tay 10 phút một lần để thể hiện sự đoàn kết. Lực lượng cảnh sát và an ninh đã có mặt và bao vây khu vực biểu tình.   (BBT)

https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-dong-y-doi-thoai-cac-nghe-si-cuba-ket-thuc-bieu-tinh/

Tổng thống Brazil công khai đề cập đến gian lận bầu cử Mỹ

Vũ Dương

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 29/11 cho biết ông có nguồn tin cho ông biết rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đầy rẫy gian lận. Ông đã trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên công khai đề cập đến tình trạng gian lận quy mô lớn trong cuộc bầu cử Mỹ, theo Sound of Hope.

Theo hãng tin AP, Tổng thống Bolsonaro đã nói với các phóng viên trong cuộc bỏ phiếu bầu cử thị chính hôm Chủ nhật (29/11) rằng:

“Nguồn tin của tôi đã chỉ ra rằng thực sự có rất nhiều gian lận trong đó, nhưng lại không có ai đàm luận về vấn đề này. Quy mô gian lận có đủ lớn để giúp một ứng viên đảo ngược kết quả bầu cử chân thực hay không thì tôi không biết được”.

Ngoài ra, ông Bolsonaro cũng bày tỏ nghi ngờ đối với hệ thống bỏ phiếu điện tử hiện tại ở Brazil, ông cho rằng hệ thống bỏ phiếu điện tử hiện có ở Brazil rất dễ bị gian lận. Ông kêu gọi Brazil sử dụng lại hệ thống bỏ phiếu giấy truyền thống trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022.

Ngoài ra, Tổng thống Mexico Lopez Obrador là một nguyên thủy quốc gia khác từ chối thừa nhận việc ông Joe Biden đơn phương tuyên bố chiến thắng cho mình. Vào ngày 25/11 ông cũng một lần nữa chỉ ra rằng ông không thiên vị bất kỳ ứng cử viên hoặc đảng chính trị nào trong suốt quá trình diễn ra bầu cử Mỹ, và ông cũng không có bình phẩm gì về họ. Nhưng ông sẽ không chúc mừng bất kỳ đảng phái nào cho đến khi kết quả chính thức của cuộc bầu cử Mỹ được công bố.

Tổng thống Nga Putin đến nay cũng chưa chúc mừng chiến thắng của ông Biden. Ông nói với giới truyền thông vào ngày 22/11 rằng Nga “sẽ hợp tác với bất kỳ ai (Tổng thống) có được sự tín nhiệm của người dân Mỹ “. Nhưng “về việc ai nhận được sự tín nhiệm này (của người dân), điều đó phải được xác định thông qua các thủ tục pháp lý, tức là bên này thừa nhận chiến thắng của bên kia, hoặc các biện pháp pháp lý xác nhận kết quả bầu cử hợp pháp cuối cùng”. Ông cho rằng việc ông Biden tuyên bố thắng cử không đáp ứng bất kỳ điều kiện nào trong đó.

Ngày 7/11, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đã tự ý tuyên bố chiến thắng cho mình. Vào ngày 9/11, Tổng thống Nga Putin nói rằng mọi người đều biết rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nộp một số đơn kiện.

“Do đó, chúng tôi cho rằng việc đợi phía Mỹ chính thức công bố kết quả bầu cử là chính xác nhất”, ông nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-brazil-cong-khai-de-cap-den-gian-lan-bau-cu-my.html

Bác sĩ của Maradona bị điều tra về tội ngộ sát

Thùy Dương

Bốn ngày sau khi Diego Maradona qua đời, tư pháp Achentina mở một cuộc điều tra về lý do khiến ông tử vong và xem liệu huyền thoại bóng đá thế giới Maradona đã có thể tránh được cái chết hay không. Bác sĩ riêng của Maradona, Leopoldo Luque, hôm qua, 29/11/2020, bị điều tra về tội ngộ sát.

Từ Buenos Aires, thông tín viên RFI Aude Villiers-Moriamé giải thích : 

« Leopoldo Luque sáng hôm qua đã rất bất ngờ khi cảnh sát đến khám xét nhà của ông. Vị bác sĩ phẫu thuật thần kinh này từng giải phẫu cho Diego Maradona cách nay chưa đầy một tháng và cũng là người đã theo dõi quá trình phục hồi của Maradona. Hiện giờ bác sĩ Leopoldo Luque đang bị các nhà điều tra nhắm tới về tội ngộ sát. Tư pháp đang tìm hiểu xem liệu cựu cầu thủ bóng đá lẽ ra đã có thể tránh được cái chết hay không.

Trước giới truyền thông Achentina, bác sĩ Leopoldo Luque khẳng định ông đã không có sơ suất : « Không hề có bất cứ sai sót y tế nào hết ! Diego Maradona bị đột quỵ, trụy tim. Rất tiếc là điều này thường rất hay xảy ra với một người trong tình trạng sức khỏe như ông ấy. Chúng tôi đã làm mọi cách để hạn chế nguy cơ Maradona bị trụy tim, chúng tôi đã dặn ông ấy ăn uống điều độ, hoạt động thể chất

… Sau ca phẫu thuật, bệnh viện nói với tôi là ông ấy đã hồi phục tốt và đủ điều kiện để xuất viện. Nhưng tôi đã yêu cầu để ông ấy được ở lại viện lâu hơn để hồi phục thêm. Chính tôi là người đã kéo dài lâu nhất có thể thời gian Maradona được nằm điều trị trong bệnh viện. »

Bị sốc trước những nghi ngờ nhắm vào mình, bác sĩ Leopoldo Luque nói rằng ông yêu quý Diego Maradona « như một người cha », nhưng Maradona là một bệnh nhân khó tính, đôi khi không muốn nghe bất cứ điều gì. Tạm thời, bác sĩ giải phẫu thần kinh Leopoldo Luque chưa bị khởi tố. Tư pháp sẽ xem xét nội dung lưu trữ trong các máy tính, các tài liệu bị thu giữ tại nhà riêng và bệnh viện nơi ông làm việc. »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201130-b%C3%A1c-s%C4%A9-c%E1%BB%A7a-maradona-b%E1%BB%8B-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-v%E1%BB%81-t%E1%BB%99i-ng%E1%BB%99-s%C3%A1t

Báo cáo: NATO phải tập trung hơn vào thách thức từ Trung Quốc đang lớn mạnh

NATO phải suy nghĩ nhiều hơn về cách đối phó với Trung Quốc và việc nước này ngày càng mạnh lên về quân sự, mặc dù Nga sẽ vẫn là đối thủ chính của NATO trong suốt thập kỷ này, theo một báo cáo sẽ được công bố hôm thứ Ba 1/12 về việc cải tổ khối liên minh ở ven Đại Tây Dương.

Báo cáo “NATO 2030”, do một nhóm “các nhà thông thái” soạn thảo, đưa ra 138 đề xuất. Báo cáo sắp được công bố trong bối cảnh ngày càng có nhiều hoài nghi về mục đích và sự cần thiết của khối liên minh từng bị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron coi là “chỉ còn sống thực vật” hồi năm ngoái.

“Trung Quốc không còn là đối tác thương mại hiền lành mà phương Tây từng trông mong. Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy trong thế kỷ của chúng ta, và NATO phải thích ứng”, một nhà ngoại giao NATO đã xem báo cáo, nói. Nhà ngoại giao này lưu ý đến các hoạt động của Trung Quốc ở Bắc Cực và châu Phi, cũng như các khoản đầu tư lớn của nước này đổ vào cơ sở hạ tầng châu Âu.

Vẫn nhà ngoại giao trích dẫn báo cáo nói rằng một phần trong phản ứng của NATO là khối này cần phải duy trì lợi thế công nghệ so với Trung Quốc, bảo vệ mạng máy tính và cơ sở hạ tầng, cho dù không phải tất cả các khuyến nghị trong báo cáo sẽ được khối chấp thuận thông qua.

Báo cáo còn đề xuất rằng khối liên minh gồm 30 thành viên cũng có thể củng cố quan hệ chặt chẽ hơn với các nước không thuộc NATO như Australia, và tập trung nhiều hơn vào khả năng răn đe, ngăn chặn trong không gian, nơi Trung Quốc đang phát triển các thiết bị của họ.

Trong các bình luận đưa ra hôm thứ Hai 30/11, trước khi báo cáo được công bố, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra “những thách thức quan trọng đối với an ninh của chúng tôi”.

“Trung Quốc đang đầu tư ồ ạt vào các loại vũ khí mới. Họ đang tiến đến gần chúng tôi hơn, từ Bắc Cực cho đến châu Phi. Trung Quốc không chia sẻ các giá trị của chúng tôi … và họ cố đe dọa các nước khác”, ông nói trong một cuộc họp báo, kêu gọi các đồng minh cùng nhau giải quyết vấn đề này.

Các nhà ngoại giao trích dẫn báo cáo nói rằng NATO nên xem xét đưa Trung Quốc vào văn kiện chiến lược tổng thể chính thức của khối có tên là “Khái niệm chiến lược”, nhưng sẽ không gọi Trung Quốc là một đối thủ.

Trong các khuyến nghị khác, báo cáo sẽ đề xuất các bộ trưởng ngoại giao NATO họp thường xuyên hơn và sẽ kêu gọi tăng cường vai trò của tổng thư ký như là một nhà hòa giải quốc tế.

Báo cáo sẽ được các ngoại trưởng NATO thảo luận vào thứ Ba 1/12 trước khi được trình lên các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ của liên minh vào năm tới.

https://www.voatiengviet.com/a/nato-phai-tap-trung-hon-vao-thach-thuc-tu-trung-quoc-dang-lon-manh/5681603.html

EU muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ thời Biden

Các lãnh đạo Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ họp ngay đầu tuần để bàn cách cải thiện quan hệ xuyên Đại Tây Dương với Washington sau khi Tổng thống Donald Trump mãn nhiệm.

Đại sứ của 27 nước thành viên EU sẽ họp trong ngày 30/11/2020 để bàn về cách gia tăng hợp tác với Tổng thống đắc cử Joe Biden sau bốn năm “sứt mẻ” với Tổng thống Donald Trump, Reuters đưa tin từ Brussels.

Biden công bố đội ngũ báo chí cấp cao toàn nữ

Thấy gì với đội ngũ chính sách đối ngoại mới của Biden?

Chính quyền Biden sẽ ‘dùng liên minh để đối phó’ với Trung Quốc?

Các lĩnh vực như chống Covid-19, khôi phục kinh tế, chống biến đổi khí hậu, hoạt động vì an ninh và đề cao các giá trị chung sẽ được EU chọn ra cho một hội nghị thượng đỉnh dự kiến vào hai ngày 10 và 11 tháng 12 này.

Ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu ÂU, đã mời ông Biden tới dự trực tiếp (không phải qua video links) mội cuộc họp thượng đỉnh với EU vào nửa đầu 2021.

Còn một cuộc họp qua đường truyền video từ Mỹ có thể diễn ra ngay sau khi ông Biden lên nhậm chức.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen nói Hoa Kỳ và EU cần thiết lập một liên minh xuyên Đại Tây Dương mới để đối phó với các vấn đề như biến đổi khí hậu và vì nền kinh tế số.

Đối ngoại của Biden sẽ giống Bush cha?

Báo Anh, tờ the Sunday Times hôm 29/11/2020 cho rằng EU cần tìm kiếm một quan hệ đồng minh mới với Hoa Kỳ để chống lại sức mạnh của Trung Quốc.

Tờ báo trích lời các nhà quan sát cho rằng nhiệm kỳ của Tổng thống Biden sẽ không phải là “bản sao của thời Tổng thống Barack Obama”, vì các thách thức đã rất khác, mà sẽ giống thời Tổng thống George Bush cha, vốn có các chính sách đa phương nhưng với định nghĩa “bạn thù rõ ràng”.

Bài báo trích lời bà Kori Shake, cựu quan chức ngoại giao Mỹ, nay làm việc tại Viện American Enterprise cho rằng chính sách của ông Biden sẽ “mang tính đa phương như thời Bush cha phải đối phó với Liên Xô tan rã và Chiến tranh vùng Vịnh”.

Cũng một bài trên báo Sunday Times mang quan điểm thiên hữu của Anh cho rằng một số lãnh đạo dân tuý ở EU như Victor Orban, thủ tướng Hungary, sẽ “mất đi chỗ dựa” từ một nhà lãnh đạo Mỹ là ông Donald Trump.

Bài báo cũng nói đa số các lãnh đạo độc đoán hoặc có xu hướng dân tuý trên thế giới như Vladimir Putin, Jair Bolsonaro đều chưa muốn chúc mừng ông Joe Biden.

Ông Putin thì nói nước Nga chờ “kết quả hợp pháp” của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Quan điểm dạng này không nhìn nhận thực tế của truyền thống chính trị Hoa Kỳ có từ năm 1858 là để cho các cơ quan truyền thông cộng kết quả bỏ phiếu ở tất cả các bang, công bố cho cả nước biết sau ngày bầu cử, trước khi các cử tri đoàn làm động tác bỏ phiếu tính tới giữa tháng 12.

Việc chuyển giao quyền lực, theo các quy định tại Hoa Kỳ, đều diễn ra trước ngày 15/12 và ngày đăng quang của tổng thống Hoa Kỳ.

Cũng trong tuần qua, các báo Anh đưa tin Tổng thống đắc cử Joe Biden có nhiều khả năng sẽ bổ nhiệm bà Cindy McCain, vợ góa của cố Thượng nghị sĩ John McCain (Cộng hòa) làm đại sứ tại Anh Quốc.

Sinh năm 1954, bà Cindy McCain đã từng có nhiều hoạt động từ thiện tại Việt Nam.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55130735

Anh Quốc triển khai sớm lệnh cấm Huawei tham gia mạng 5G

Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải ngừng lắp đặt thiết bị Huawei trong mạng di động 5G của Vương quốc Anh kể từ tháng 9, theo thông báo của chính phủ.

Thông báo này xuất hiện trước khi một luật mới được công bố vào thứ Ba với nội dung cấm công ty Trung Quốc tham gia hệ thống mạng 5G.

Bộ trưởng Kỹ thuật số (Văn hóa, Truyền thông và Thể thao) Oliver Dowden cho biết ông đang thúc đẩy việc “loại bỏ hoàn toàn các nhà cung cấp có rủi ro cao” khỏi mạng 5G.

Thời hạn mới đến sớm hơn so với dự kiến, dù việc duy trì các thiết bị cũ vẫn sẽ được cho phép.

Huawei nói với BBC rằng họ sẽ không bình luận gì về thông báo này.

Nghị sĩ Anh: ‘Đến VN còn không muốn Huawei’

Anh Quốc: Thiết bị 5G của Huawei phải gỡ bỏ hết vào 2027

Những nỗ lực loại bỏ Huawei ra khỏi hệ thống mạng đã diễn ra trong suốt hơn một năm nay.

Nhưng Dự luật An ninh Viễn thông mới là bước đầu tiên đưa các lệnh cấm như vậy vào luật và quy định chi tiết, chính xác về cách thức áp dụng lệnh cấm – nếu được Quốc hội thông qua.

Các đại biểu sẽ thảo luận dự luật này tại Hạ viện vào thứ Ba.

Dự luật trao cho chính phủ các quyền đối với an ninh quốc gia, theo đó chính phủ được ra chỉ dẫn cho các công ty viễn thông lớn, chẳng hạn BT, về cách thức sử dụng các nhà cung cấp có “độ rủi ro cao” như Huawei.

Dự luật cũng đe dọa phạt nặng công ty viễn thông nào không tuân thủ các tiêu chuẩn mới, bảo mật cao hơn. Họ có thể bị phạt 10% doanh thu hoặc hơn 100.000 bảng Anh mỗi ngày.

Ông Dowden nói rằng “quyền lực mới và vô tiền khoáng hậu” này sẽ cho phép chính phủ “nhận diện và cấm các thiết bị viễn thông gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia của chúng ta”.

Ông nói: “Chúng tôi cũng đang ban hành một chiến lược mới để đảm bảo chúng ta sẽ không bao giờ phải phụ thuộc vào một số ít các nhà cung cấp viễn thông để vận hành trơn tru và an toàn các mạng của chúng ta.”

Lệnh cấm lắp đặt này sẽ đi kèm với các biện pháp nhằm khuyến khích nhiều nhà cung cấp hơn tham gia vào thị trường và thay thế Huawei, cũng như sự phát triển của các công nghệ mới để mở rộng thị trường.

Anh đề xuất dự luật an ninh cấm Huawei tham gia mạng 5G

Huawei cảnh báo Anh quốc đừng đổi ý về 5G sau đại dịch

Có những lo ngại việc các công ty có thể lưu kho các linh kiện mới để lắp đặt sau đó, bất chấp lệnh cấm mua từ cuối năm 2020.

Theo chiến lược mới, ban đầu, chính phủ sẽ chi 250 triệu bảng Anh cho việc thiết lập cơ sở nghiên cứu Phòng thí nghiệm viễn thông Quốc gia cũng như đầu tư vào công nghệ vô tuyến mở.

Ông Dowden nói thêm: “Những kế hoạch mới sẽ châm ngòi cho một làn sóng đổi mới sáng tạo trong thiết kế các mạng di động tương lai của chúng ta.”

Tranh cãi chính trị nảy lửa

Động thái trên diễn ra sau nhiều tháng tranh cãi chính trị ầm ĩ, cả trong nội bộ nước Anh và trên quốc tế, về mối đe dọa của Huawei đối với an ninh và các mối liên hệ mà công ty này bị cáo buộc với Trung Quốc.

Vào tháng 7, chính phủ đã ra lệnh loại bỏ hoàn toàn bộ thiết bị của công ty này khỏi toàn bộ mạng 5G từ nay cho đến năm 2027, giữa áp lực đến từ Mỹ.

Ban đầu, Vương quốc Anh quyết định thiết bị của Huawei nên được loại bỏ khỏi các phần nhạy cảm của mạng “lõi” và chỉ chiếm tối đa 35% hệ thống không phải nòng cốt. Hạn chót được đặt ra là vào năm 2023.

Huawei: Anh ra giải pháp ‘dung hòa sức ép Mỹ – Trung Quốc’

Phán quyết về Huawei 5G là một quyết định ‘có ít lựa chọn tốt’

Tuy nhiên, Huawei đã bác bỏ những lo ngại từ cả Mỹ và các đồng minh về hoạt động của mình.

Phó chủ tịch Victor Zhang trước đây từng nói rằng quyết định loại bỏ công ty khỏi mạng 5G của Vương quốc Anh là “có động cơ chính trị và không dựa trên đánh giá công bằng về rủi ro”.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-55126450

Anh bắt giữ 155 người biểu tình chống phong tỏa tại Luân Đôn

Tin từ London, Anh Quốc – Vào hôm thứ Bảy (28 tháng 11), cảnh sát London cho biết họ đã thực hiện 155 vụ bắt giữ khi họ cố gắng phá vỡ các cuộc biểu tình chống phong tỏa và chống vaccine.

Cảnh sát cho biết các vụ bắt giữ thuộc về nhiều tội danh khác nhau bao gồm hành hung một sĩ quan cảnh sát, tàng trữ ma túy và vi phạm các hạn chế về coronavirus. Việc phong tỏa hiện tại của Anh Quốc sẽ kết thúc vào ngày 2 tháng 12 tới đây.

Trước đó, cảnh sát đã xếp hàng dài trên một số con phố ở khu mua sắm West End tại trung tâm London, họ đối đầu với đám đông người biểu tình ở Công viên St James’s Park, gần Westminster. Những người biểu tình chống phong tỏa đã tham gia biểu tình cùng các nhóm phản đối vaccine COVID-19.

Một cảnh sát ước tính nhóm biểu tình có khoảng 300 đến 400 người. Họ giơ cao các biểu ngữ ghi “Bảo vệ tự do, bảo vệ nhân loại”, “Không còn dối trá, không đeo khẩu trang, không tiếp tục đóng cửa”.

Lực lượng cảnh sát London’s Metropolitan Police cho biết họ đã ngăn chặn và đẩy lùi nhiều nhóm người muốn tham gia biểu tình. Theo tuyên bố từ cảnh sát trưởng Stuart Bell, “Kế hoạch trị an của họ sẽ tiếp tục hoạt động tốt cho đến tối và ông sẽ kêu gọi những ai chưa giải tán hãy về nhà”.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/anh-bat-giu-155-nguoi-bieu-tinh-chong-phong-toa-tai-luan-don/

Khi con người trở thành năng lượng sưởi ấm các tòa nhà

Chermaine Lee

Mặt tiền màu trắng sữa của tòa nhà bảy tầng ở góc đường này hài hòa với các tòa nhà xung quanh trên Đường Beaubourg, trung tâm Paris.

Khu vực này nổi tiếng với nhiều công trình dễ biết hơn – chỉ cách đó vài bước đi bộ là Trung tâm Pompidou, bảo tàng đương đại và là tuyên ngôn kiến trúc xa hoa của Thế kỷ 20.

Huỷ hoại môi trường sẽ là tội hình sự quốc tế?

Đập thủy điện làm thay đổi thế giới ra sao

Trồng rau quả bằng nắng nóng sa mạc và nước biển

Để so sánh, tòa nhà ở số hai Đường Beaubourg này trông có vẻ khiêm tốn, nhưng có lẽ nó còn khác thường hơn ở thiết kế, mặc dù nhìn bên ngoài bạn sẽ không hề biết nó. Kể từ năm 2015, tòa nhà được sưởi ấm bởi thân nhiệt con người vốn đông đúc tấp nập ở một ga tàu điện ngầm gần đó.

Nhiệt độ không khí bên trong hầm ga tàu điện ngầm cao hơn ngoài trời khoảng 10 độ C. Ông Genevieve Littot, chiến lược gia về khí hậu và năng lượng thuộc công ty xây dựng nhà ở xã hội Paris Habitat, vốn thiết kế hệ thống khai thác nhiệt, cho biết lượng nhiệt này chủ yếu phát ra từ cơ thể con người di chuyển xung quanh nhà ga và nhiệt lượng tỏa ra từ các toa tàu.

“Một cầu thang nối tầng hầm của tòa nhà với ga tàu điện ngầm,” Littot nói. “Hệ thống sẽ lấy hơi ấm từ ga tàu điện ngầm qua lối đi hiện thời, và khi khí ấm đi qua bộ trao đổi nhiệt, nó sẽ tạo ra nước nóng, và nước nóng sẽ được dùng để sưởi ấm không gian.”

Nhiệt lượng thải ra này cung cấp tới 35% lượng nhiệt cần thiết cho 20 căn hộ của tòa nhà Beaubourg và một cơ sở thương mại ở tầng dưới. Littot cho biết thêm rằng nó giúp giảm thiểu hơn nữa khí thải carbon bằng cách sử dụng hệ thống sưởi chung của cả quận, vốn hiệu quả hơn so với sưởi từng tòa nhà riêng rẽ.

Dự án Paris không phải là độc nhất vô nhị trong lĩnh vực này. Các dự án sáng tạo khác với các thiết kế tiết kiệm năng lượng đang xuất hiện trên khắp thế giới để giảm thiểu phát thải carbon.

Các tòa nhà và công trình xây dựng chiếm hơn 1/3 lượng năng lượng sử dụng tuyến cuối của thế giới và xả ra gần 40% khí thải carbon liên quan tới việc sử dụng năng lượng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), hiện tại chỉ có 1/10 năng lượng dùng sưởi ấm được lấy từ các nguồn tái tạo.

Do đó, tiềm năng giảm phát thải từ hệ thống sưởi là rất lớn – đặc biệt nếu xét rằng một nửa tổng mức tiêu thụ năng lượng trên thế giới là để sưởi ấm nhà ở và các công trình khác.

Loài cây quý ‘chảy’ ra nickel ở Indonesia

Dùng sầu riêng và mít để sạc điện thoại

Dấu ấn Canada trong các dự án chinh phục không gian của Mỹ

Nhưng cho đến nay, chuyển động hướng tới năng lượng tái tạo vẫn còn chậm chạp; IEA dự đoán thị phần công nghệ sưởi ấm sạch sẽ tăng gấp đôi cho đến năm 2030 thì mới có 50% cơ hội giữ cho khí hậu toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C.

Mục tiêu kế tiếp: hệ thống sưởi sạch

Tất nhiên, một trong những nguồn nhiệt phổ biến nhất bên trong các tòa nhà là cơ thể con người. Và ở những tòa nhà, ít nhất là trong thời gian bình thường, mọi người tụ tập đông đảo là có tiềm năng tốt nhất trong việc tận dụng hiệu quả không khí ngột ngạt, được sưởi ấm của con người. Nhất là các ga tàu điện nhộn nhịp đã chứng tỏ là nơi ưa chuộng để thử nghiệm việc khai thác thân nhiệt con người.

Thụy Điển đã trở nên nổi tiếng với việc thu thập thân nhiệt tại nhà ga Trung tâm Stockholm đông đúc – khoảng 250.000 lượt hành khách sử dụng nhà ga đó mỗi ngày trước dịch Covid-19. Nhiệt lượng đó được dùng để sưởi ấm tòa nhà 17 tầng có tên Kungsbrohuset ở gần đó, giúp giảm tiêu thụ năng lượng của tòa nhà tới 10%.

“Chúng tôi đưa vào nước biển để làm mát hệ thống thông gió ở tòa nhà Kungsbrohuset và Ga Trung tâm Stockholm,” ông Roger Björk, quản lý kỹ thuật của Folksam, công ty sở hữu Kungsbrohuset, cho biết. “Khi nước quay trở lại, nó khá là nóng [do được làm ấm bằng thân nhiệt]. Sau đó, chúng tôi tái chế nước để tạo ra nhiệt lượng cho hệ thống sưởi ấm chung.”

Hệ thống sưởi chung sử dụng một số nguồn bền vững khác ngoài thân nhiệt, bao gồm địa nhiệt, đốt sinh khối còn lẫn lộn – gỗ, rơm rạ thải ra, phế phẩm lâm nghiệp… – và nhiệt lượng dôi ra từ các cơ sở công nghiệp. Sau đó, nhiệt lượng đó được phân phối đến nhà ở và các tòa nhà khắp đất nước qua các đường ống ngầm.

Ulla Janson, giảng viên cao cấp tại Khoa Xây dựng thuộc Đại học Lund, cho biết hệ thống sưởi chung là một cách lợi hại để sưởi ấm các tòa nhà. Một nửa nhu cầu sưởi ấm của Thụy Điển trong khu dân cư trong năm 2017 chủ yếu được đáp ứng bằng máy bơm nhiệt và tận dụng nhiệt thải trong hệ thống sưởi chung.

Chính cuộc khủng hoảng năng lượng thời thập niên 1970 – khi chiến tranh ở Trung Đông nổ ra khiến các nước sản xuất dầu Ả Rập áp đặt lệnh cấm xuất dầu sang Mỹ và Hà Lan, làm cho giá dầu tăng vọt – đã thúc đẩy Thụy Điển phải sáng tạo, Janson cho biết. “Hệ thống sưởi chung nằm trong cách làm của Thụy Điển là sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước, nơi hệ thống sưởi này trở nên một phần tự nhiên trong việc xây dựng thành phố.”

Các nhà ga xe điện không phải là không gian công cộng duy nhất tận dụng sự hiện diện của đông đảo con người để sưởi ấm. Một trung tâm thương mại đi tiên phong ở Minnesota của Mỹ cũng dựa một phần vào thân nhiệt con người để sưởi ấm tòa nhà. Thương xá Mall of America không có hệ thống sưởi trung tâm kể từ khi nó khai trương vào năm 1991 – một quyết định táo bạo nếu tính đến mức nhiệt thấp điển hình trong tháng Giêng ở bang này là -15,5 độ C.

Thay vào đó, thương xá này hấp thụ đủ nhiệt lượng từ hơi ấm cơ thể của trung bình hơn 109.000 khách đến thăm hàng ngày, hơn 8 ha cửa kính tiếp nhận ánh sáng trời và sức nóng từ hàng nghìn bóng đèn và các chi tiết cố định để duy trì nhiệt độ dễ chịu trong suốt mùa đông.

“Vào một ngày thì thường có thể có từ 8.000 đến 12.000 nhân viên trong tòa nhà,” ông Dan Jasper, phó chủ tịch truyền thông của Mall of America, cho biết. “Nhiều người bắt đầu vào làm từ sáng sớm, nên cho đến khi hầu hết nhân viên bước vào tòa nhà, trong khoảng từ 6 đến 8 giờ sáng, thương xá đã được sưởi ấm đến mức nhiệt độ dễ chịu.”

Các thiết kế dựa vào việc bắt các nguồn nhiệt ngẫu nhiên đã được đưa vào thử nghiệm khi nhu cầu nhiệt của các tòa nhà trở nên chính xác hơn.

Chẳng hạn, bệnh viện là thách thức lớn trong việc điều chỉnh nhiệt vì ở đó có nhiều người đi lại và nhiều thiết bị thâm dụng năng lượng sinh nhiệt, nhưng nó cần được phân phối chính xác để đảm bảo nhiệt độ an toàn và thoải mái liên tục, đặc biệt là đối với các bệnh nhân dễ tổn thương.

Tuy nhiên, một bệnh viện sáu tầng ở Frankfurt, Đức, Bệnh viện Klinikum Frankfurt Hoechst, đã áp dụng cách tiếp cận này.

Hơn 1.000 cửa sổ lắp kính ba lớp đã được lắp đặt trong tòa nhà, bệnh viện đầu tiên có thiết kế như vậy. Mức tiêu thụ năng lượng trong bệnh viện, vốn có khoảng 1.000 giường, cao hơn từ ba đến bốn lần so với một tòa nhà dân cư có quy mô tương đương, do nhu cầu năng lượng cao hơn từ các thiết bị chuyên dụng của bệnh viện.

Các phòng bệnh phải được duy trì ở nhiệt độ 22 độ C – điều này có thể được là nhờ vào cải thiện cách nhiệt. Do các cửa sổ kính ba lớp ngăn không khí lạnh bên ngoài xâm nhập vào tòa nhà, nó làm giảm nhu cầu năng lượng cần thiết để làm nóng tòa nhà. Bệnh viện cũng sử dụng hệ thống thông gió làm nóng trước không khí trước khi nó được thổi vào phòng để duy trì nhiệt độ trong nhà và ngăn mùi khó chịu.

Những ngôi nhà ấm cúng

Mặc dù các công trình lớn, tấp nập như bệnh viện hay ga xe điện được lợi với sự hiện diện của nhiều cơ thể người để sưởi ấm, nhưng những ngôi nhà riêng lẻ chỉ với vài người cư ngụ cũng có thể được lợi từ thân nhiệt.

Thiết kế làm ấm từ thân nhiệt đã có từ nhiều thập kỷ trước. Kiến trúc sư người Đức Wolfgang Feist đã xây dựng căn nhà đầu tiên vào năm 1990 với thiết kế mà ông gọi là thiết kế ‘nhà thụ động’, nhằm tìm cách làm giảm triệt để thất thoát nhiệt.

“Vào cuối thập niên 1970, chúng tôi đã nhận ra rằng hơn một phần ba năng lượng tiêu thụ ở châu Âu được sử dụng chỉ để sưởi các tòa nhà. Tại khoa vật lý nơi tôi đang nghiên cứu, chúng tôi biết rất rõ rằng cách nhiệt tốt hơn có thể tiết kiệm phần lớn số năng lượng đó,” Feist nói.

Các tòa nhà có thiết kế như vậy đặt trọng tâm nhiều vào cách nhiệt, bao gồm lớp vỏ kín gió, kính hai lớp hoặc kính ba lớp, hệ thống thông gió thu hồi nhiệt và tránh cái gọi là ‘cầu nhiệt’. Cầu nhiệt là khu vực trong vỏ tòa nhà có khả năng dẫn nhiệt cao hơn các vật liệu xung quanh và có thể để hơi ấm thoát ra khỏi nhà.

Bằng cách giữ lại càng nhiều hơi ấm bên trong càng tốt, chúng ta có thể làm giảm nhu cầu sưởi ấm trong tòa nhà, vốn lúc đó có thể được đáp ứng qua các nguồn ‘thụ động’, chẳng hạn như bức xạ mặt trời và nhiệt lượng từ những người và các thiết bị kỹ thuật bên trong tòa nhà.

Thân nhiệt chỉ là một trong nhiều yếu tố của thiết kế nhà thụ động, nhưng nó là yếu tố quan trọng. “Đồng nghiệp của tôi đến từ Đan Mạch từng đùa về điều này như sau: ‘Kênh Thời tiết dự báo rằng cuối tuần sẽ lạnh hơn. Chúng ta có nên rủ một vài người bạn đến cho ấm nhà không?’,” Feist cười.

Viện Ngôi nhà Thụ động, vốn do Feist thành lập, cho rằng các tòa nhà như vậy tiêu thụ ít hơn khoảng 90% năng lượng sưởi ấm so với các tòa nhà xây kiểu thông thường, và ít hơn 75% so với các công trình mới xây dựng điển hình. Feist ước tính rằng chi phí phát sinh cho thiết kế như vậy chiếm tới 8% đối với một ngôi nhà thụ động cho một hộ gia đình.

Kể từ khi nó ra đời vào những năm 1990, nhiều nước đã đón nhận thiết kế nhà thụ động. Viện đã ghi nhận 25.000 đơn vị nhà có chứng nhận đăng ký trên toàn thế giới tính đến tháng 1 năm 2020.

Thiết kế nhà thụ động, Janson nói, không gì khác hơn là cách xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng với khí hậu trong nhà dễ chịu quanh năm.

Thiết kế nhân bản

Mặc dù thân nhiệt là một nguồn năng lượng sáng tạo và bền vững, nó cũng có những hạn chế.

Littot ở Paris Habitat cho biết thách thức lớn nhất đối với các dự án tìm cách lấy nhiệt từ cơ sở hạ tầng như ga xe lửa là cần phải có không gian.

“Loại dự án này đặc biệt phù hợp với một số công trình xây dựng mới gần đoạn mở rộng tuyến tàu điện ngầm, chỗ mà quy hoạch ban đầu có thể tích hợp giải pháp khôi phục tàu điện ngầm ngay từ đầu,” bà nói. Nhưng quy hoạch đón đầu như vậy là rất hiếm và công ty của bà không thể tìm được một cơ hội khả thi nào khác để thực hiện một dự án tương tự ở Pháp.

Ngoài vị trí, thân nhiệt con người không thể là nguồn sưởi ấm duy nhất cho một tòa nhà. “Tôi không nghĩ thân nhiệt sẽ là nguồn nhiệt chính [trong một tòa nhà], mà nó phải được kết hợp với nhiệt từ các thiết bị điện, nấu nướng, tủ lạnh…,” Leon Glicksman, giáo sư về công nghệ xây dựng và kỹ thuật cơ khí tại Viện Công nghệ Massachusetts ở Boston, Massachusetts, nói.

Thiết kế nhà tiết kiệm năng lượng không phải lúc nào cũng được đánh giá cao, đặc biệt ở những nước chưa có nhận thức xanh chín muồi. “Ngày càng có nhiều người xây nhà theo chuẩn xanh, nhưng không có sự nhất trí chung nào về việc nó tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng. Do đó, sử dụng thiết kế như vậy vẫn còn sự miễn cưỡng,” Glicksman nói.

“Một số người rất tiết kiệm về năng lượng, trong khi những người khác sử dụng rất nhiều. Ngay cả khi chúng ta thiết kế các tòa nhà rất tiết kiệm năng lượng, nếu mọi người không biết cách sử dụng, nó sẽ không hiệu quả.”

Glicksman gợi ý rằng các chính phủ có thể đặt ra các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng và xây dựng các mô hình demo hiệu quả, giá vừa phải được giám sát để chứng tỏ tính hiệu quả của chúng trong việc tiết kiệm năng lượng.

Bất chấp những trở ngại, Janson cho biết hình thức năng lượng này có tương lai đầy hứa hẹn.

“Thân nhiệt con người có thể không đáp ứng được hết nhu cầu năng lượng để sưởi ấm không gian, nhưng nó là một đóng góp tốt và thường được dùng trong bộ trao đổi nhiệt để làm nóng trước không khí hoặc tái sử dụng trong máy bơm nhiệt,” bà nói.

Bài tiếng Anh đã được đăng trên BBC Future.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-55071713

Tổng thống Pháp tìm cách thoát khủng hoảng chính trị

Minh Anh

AFP trích dẫn nhiều nguồn tin chính phủ cho biết tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm nay, 30/11/2020 triệu tập họp nội các cùng với thủ lĩnh các khối dân biểu thuộc phe đa số ở Nghị Viện. Bạo lực cảnh sát và an ninh là những chủ đề bàn thảo chính.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh nạn bạo lực cảnh sát và dự thảo luật an ninh bị phản đối gay gắt. Mục tiêu của cuộc họp do chính ông Macron đề xuất là « nhanh chóng có những giải pháp để tái lập mối liên hệ tin tưởng » giữa cảnh sát với người dân.

AFP nhắc lại vụ 4 viên cảnh sát hành hung nhà sản xuất âm nhạc người da đen Michel Zecler, mà chính tổng thống Macron cũng phải lên tiếng lên án là một hành động « không thể chấp nhận được ». Cả bốn viên cảnh sát hôm nay đã bị truy tố, và hai người đã bị tống giam.

Vụ hành hung này đã làm dấy lên cuộc tranh luận ở Pháp về nạn bạo hành của cảnh sát và dự thảo luật « an ninh toàn diện », sửa đổi điều khoản số 24. Hôm thứ Bảy, 28/11/2020, hơn 130 ngàn người (nhưng 500 ngàn người theo các nhà tổ chức) đã xuống đường tại nhiều thành phố lớn của Pháp, phản đối văn bản luật an ninh và tình trạng bạo hành của cảnh sát.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201130-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-t%C3%ACm-c%C3%A1ch-tho%C3%A1t-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B

Mùa trao giải Văn Học Pháp 2020 bị xáo trộn vì Covid-19

Thanh Hà

Covid-19 làm xáo trộn cả đến truyền thống công bố bảng vàng của ban giám khảo các giải thưởng văn học lớn của Pháp như giải Goncourt và Renaudot. 

Trưa ngày 30/11/2020, ban giám khảo Goncourt thông báo giải thưởng quan trọng nhất của văn đàn Pháp năm nay về tay Hervé Le Tellier với tiểu thuyết L’Anomalie (Điều bất bình thường), nhà xuất bản Gallimard. Theo giải thích của ban giám khảo, đây là một tác phẩm tập hợp ba thể loại tiểu thuyết trinh thám, khoa học giả tưởng, mà không quên tấn hài kịch của thế gian.

Hervé Le Tellier, năm nay 63 tuổi, xuất thân là một nhà toán học trước khi bước vào thế giới văn chương. Ngoài ra, Le Tellier còn theo đuổi ngành báo chí. Trả lời hãng tin Reuters cách nay không lâu, giải thưởng Goncourt 2020 nói đùa « Tôi có thể chọn là một nhà toán học tồi, hay một nhà báo bất tài. Cuối cùng tôi chọn cái nghề nhà báo, dễ giấu cái dở của mình hơn ! »

Độc giả Pháp biết nhiều đến Hervé Le Tellier qua những tác phẩm như là Tôi và François Mitterrand  (2016), trong đó tác giả bình phẩm về những trao đổi qua thư từ ông đã có với nhiều đời tổng thống Pháp liên tiếp, hay với tác phẩm Assez parlé d’Amour– Đã nói nhiều về tình yêu (2009). Như tên gọi của nó, trong cuốn sách này, Le Tellier chủ yếu nói về tình yêu trong thời đại của chúng ta.

Lần đầu tiên trong lịch sử của giải thưởng Goncourt, lễ công bố bảng vàng năm nay đã phải diễn ra trực tuyến, thay vì từ nhà hàng Drouant, quận 2 Paris như mỗi năm. Đại dịch Covid-19 và lệnh phong tỏa bắt các nhà hàng trên toàn quốc phải đóng cửa khiến ban giám khảo không thể họp báo tại nhà hàng nổi tiếng này.

Cùng hôm nay, giải thưởng Văn Học Renaudot, một cái thước đo lường uy tín khác trên văn đàn Pháp được trao tặng cho nữ văn sĩ Marie Hélène Lafon cho tiểu thuyết Histoire du fils – Chuyện của cậu con trai, nhà xuất bản Buchet-Chastel. Trong tác phẩm này, Marie Hélène Lafon đưa độc giả bước vào thế giới của André và muôn vàn bí mật bao quanh một gia đình trong suốt một thế kỷ, từ năm 1908 đến 2008.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201130-m%C3%B9a-trao-gi%E1%BA%A3i-v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-ph%C3%A1p-2020-b%E1%BB%8B-x%C3%A1o-tr%E1%BB%99n-v%C3%AC-covid-19

Pháp đoạt giải nhất cuộc thi hát thiếu nhi “Eurovision Junior”

Tuấn Thảo

Trong bối cảnh dịch Covid-19, cuộc thi hát truyền hình châu Âu Eurovision dự trù vào giữa tháng 05/2020 đã từng bị hủy bỏ. Ngược lại, phiên bản dành cho thiếu nhi “Eurovision Junior” lại được duy trì. Tối Chủ nhật 29/11, cô bé Valentina 11 tuổi đại diện cho nước Pháp đã đoạt giải nhất trong số 12 thí sinh châu Âu.  

Được thành lập vào năm 2003, “Eurovision Junior” dựa theo mô hình của cuộc thi hát truyền hình lâu đời nhất châu Âu (bản gốc ra đời vào năm 1956) và chỉ dành cho các thí sinh từ 9 đến 14 tuổi. Nước Pháp đã nhiều lần tham gia cuộc thi dành cho các giọng ca mầm mon. Năm ngoái, Pháp lọt vào danh sách Top Five gồm 5 thí sinh đầu bảng. Còn vào năm 2018, nước Pháp suýt nữa đoạt giải thưởng cao quý nhất, nhưng rốt cuộc lại về hạng nhì.

Riêng năm nay, cuộc thi “Eurovision Junior” lần thứ 18 đã được tổ chức tại Vácxava, thủ đô Ba Lan. Tuy chương trình được phát sóng trực tiếp, nhưng do các quy định phòng dịch Covid-19, các thí sinh đã thu hình sẵn phần biểu diễn ca khúc của mình, rồi sau đó họ theo dõi từ xa màn công bố kết quả, chủ yếu gồm hai phần, điểm của các ban giám khảo rồi sau đó điểm của khán giả tính theo sự bình chọn của công chúng. 

Pháp dự thi với một ca khúc lạc quan

Chương trình được phát sóng cùng lúc tại hơn 20 quốc gia châu Âu (riêng tại Pháp chương trình này được phát trên kênh truyền hình France 2). Cô bé Valentina 11 tuổi đã dự thi với ca khúc tiếng Pháp “J’imagine” hàm ý : dù ở lứa tuổi nào đi chăng nữa, bất kỳ giấc mơ nho nhỏ hay lớn lao, cũng đều bắt đầu từ trí tưởng tượng. Do hai tác giả trẻ tuổi Barbara Pravi và Igit đồng sáng tác, nhạc phẩm “J’imagine” có một giai điệu hồn nhiên vui tươi, thể hiện rất rõ niềm lạc quan yêu đời, trong một thế giới chưa có gì đáng phấn khởi. Thông điệp tràn đầy niềm tin và hy vọng ấy có lẽ đã thuyết phục cả ban giám khảo, lẫn thành phần khán giả theo dõi trực tiếp chương trình.  

Khi đến màn công bố kết quả, cô bé người Pháp Valentina đã tỏ ra vượt trội so với các thí sinh khác. Rốt cuộc, Valentina giành lấy ngôi vị quán quân, đứng đầu bảng xếp hạng với tổng cộng 200 điểm (trong đó có 88 điểm của ban giám khảo và 112 điểm từ phía công chúng). Đứng hạng nhì năm nay là Kazakhstan với tổng cộng 152 điểm. Còn hạng ba là Tây Ban Nha với 133 điểm. Khi so sánh cả hai bảng điểm, Valentina đại diện cho nước Pháp đã thắng đậm, vì cô bé có số điểm dẫn đầu theo bình chọn của ban giám khảo, cũng như theo sự chọn lựa của công chúng. 

Từ Pháp đón chờ kết quả chung cuộc cùng với gia đình, cô bé Valentina đã bật khóc vì sung sướng, cô không ngừng ríu rít cảm ơn và nhảy nhót vui mừng trong bộ váy màu hồng. Đây là lần đầu tiên nước Pháp đoạt giải nhất cuộc thi hát thiếu nhi và như vậy, thủ đô Paris được giao trách  nhiệm tổ chức “Eurovision Junior” vào năm 2021. Còn trong phiên bản dành cho người lớn, lần cuối nước Pháp đứng đầu bảng vàng là vào năm 1977, tức cách đây 43 năm với giọng ca Marie Myriam qua nhạc phẩm  “L’Oiseau et l’Enfant” (Cánh chim và Đứa bé). 

Valentina xuất thân từ đâu ? 

Được chọn làm thí sính đại điện cho nước Pháp vào trung tuần tháng 10/2020, Valentina là một gương mặt khá quen thuộc với khán giả ở Pháp. Tuy mới có 11 tuổi, cô bé đã có khá nhiều kinh nghiệm sân khấu và thường xuyên đi hát trong các đợt biểu diễn solo hay hát cùng với nhóm. Sinh ra ở vùng Bretagne, gần thành phố Rennes, Valentina vào năm 7 tuổi, từng tham gia vòng thi hát giấu mặt trong khuôn khổ  chương trình “The Voice Kids” phiên bản tiếng Pháp. Tuy không đoạt giải cuộc thi năm ấy, nhưng cô bé đã thu hút sự chú ý của ban giám khảo, khi trình bày một ca khúc của ngôi sao nhạc pop người Ý Laura Pausini, cho thấy cô bé có khả năng hát chuẩn nhiều thứ tiếng, do mẹ cô là giáo viên ngoại ngữ. 

Đến năm lên 9 tuổi, Valentina được tuyển làm thành viên ban nhạc Thiếu nhi đoàn kết Thế hệ mới “Kids United-Nouvelle Génération”. Cùng với nhóm, cô bé thực hiện vòng lưu diễn tại 30 nhà hát lớn trên khắp nước Pháp. Bên cạnh đó, Valentina cũng đã ghi âm với ban nhạc hai album và phát hành tổng cộng 7 đĩa đơn. Nhóm Kids United từng được chọn làm đại diện cho cơ quan UNICEF, thông qua việc bán đĩa cũng như các chương trình biểu diễn nhắm tới việc quyên góp giúp đỡ các hiệp hội chuyên bảo vệ quyền trẻ em cũng như bảo vệ môi trường.

Khi giấc mơ đầu đời thành hiện thực

Tuy khá bận rộn với công việc ghi âm và biểu diễn cùng với ban nhạc Kids United-Nouvelle Génération, nhưng Valentina vẫn không xao lãng chuyện sách vở, trường lớp. Có lẽ cũng vì mẹ cô là giáo viên, cho nên trong gia đình, vấn đề học hành vẫn là mối ưu tiên hàng đầu. Dịch Covid-19 đã làm giảm phần lớn các hoạt động trên sân khấu của cô bé, Valentina dành thêm thời gian cho việc học cũng như trao dồi thêm ngoại ngữ. 

Cũng như các cô bé khác ở tuổi mới lớn, Valentina thông thạo cách sử dụng mạng internet. Chỉ trong một thời gian chưa đầy hai năm, từ khi cô về đầu quân cho nhóm Kids United Thế hệ mới, Valentina đã gầy dựng được một lượng người theo dõi (followers) khá đông đảo với hơn 300.000 thành viên đăng ký. Riêng video minh họa ca khúc “J’imagine” của cô đã thu hút hơn 2 triệu lượt người truy cập, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng.

Từ khi còn bé, Valentina đã đam mê với ca hát và ánh đèn sân khấu. Trong số những giấc mơ đầu đời mà cô bé từng ôm ấp trong những năm qua, có việc tham gia cuộc thi hát châu Âu dành cho thiếu nhi “Eurovision Junior” và kế đến nữa là việc gặp gỡ một ngày nào đó thần tượng của mình là diva nhạc trẻ Ariana Grande. Cũng như bài hát tiếng Pháp “J’imagine” có nói : bất kỳ giấc mơ nào, nho nhỏ hay lớn lao đều bắt đầu từ sức tưởng tượng. Nơi cô bé 11 tuổi Valentina, còn có tinh thần chịu khó rèn luyện và học hỏi, có như vậy thì giấc mơ hình dung trong tâm trí từ thuở nào, mới trở thành hiện thực mai sau.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201130-ph%C3%A1p-%C4%91o%E1%BA%A1t-gi%E1%BA%A3i-nh%E1%BA%A5t-cu%E1%BB%99c-thi-h%C3%A1t-thi%E1%BA%BFu-nhi-eurovision-junior

Iran cáo buộc Israel và Hoa Kỳ ám sát nhà khoa học nguyên tử

Vào thứ Sáu (27/11), Iran cáo buộc Israel và Hoa Kỳ đứng sau vụ ám sát một trong những nhà khoa học nguyên tử hàng đầu của nước này và thề sẽ trả thù, làm leo thang căng thẳng ở Vịnh Ba Tư trong những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.

Ông Mohsen Fakhrizadeh là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và đổi mới tại Bộ Quốc phòng Iran và được nhiều người coi là có vai trò quan trọng trong chương trình nguyên tử của nước này. Hãng tin bán chính thức Tasnim đưa tin, ông bị giết gần khuôn viên Damavand của Đại học Islamic Azad, cách trung tâm Teheran khoảng 60 km về phía đông.

Theo một tuyên bố được công bố trên cổng thông tin chính thức của ông hôm thứ Bảy (28/11), tổng thống Iran Hassan Rouhani gọi vụ giết người này là “hành động khủng bố” được thực hiện bởi “chế độ Israel đánh thuê”.

Theo Cơ quan Thông tấn Lao động Iran, quân đội Iran cho biết Hoa Kỳ cũng phải chịu trách nhiệm. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Amir Hatami nói với TV nhà nước rằng vụ giết người “rõ ràng có liên quan” đến vụ ám sát Tướng Qassem Soleimani của Hoa Kỳ bằng máy bay không người lái vào tháng Một năm nay. Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Nimitz đã được điều động đến vùng Vịnh trong tuần này, vài ngày trước khi ông Fakhrizadeh bị giết, mặc dù vào thứ Bảy (28/11), Hải quân Hoa Kỳ cho biết việc bố trí này không liên quan đến bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào.

Theo BLOOMBERG và REUTERS đưa tin, các bức ảnh do hãng thông tấn bán chính thức Fars công bố cho thấy máu bắn tung tóe trên đường bên cạnh một chiếc xe chở khách màu đen do Iran sản xuất với cửa sổ bên phía tài xế được kéo xuống. Kính chắn gió của chiếc xe đã bị vỡ bởi nhiều vết đạn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/iran-cao-buoc-israel-va-hoa-ky-am-sat-nha-khoa-hoc-nguyen-tu/

Iran tăng tốc chương trình hạt nhân và dọa ngưng hợp tác với AIEA

Minh Anh

Ngày 30/11/2020, Iran tổ chức tang lễ theo nghi thức tôn giáo cho nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh, bị ám sát bằng xe ô tô có gài chất nổ hôm thứ Sáu 27/11. Iran đã lập tức cáo buộc Israel đứng sau vụ việc.

Cùng ngày, Nghị Viện Iran chuẩn bị thông qua một dự luật hạn chế chương trình hợp tác giữa Teheran với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân 2015. Trước đó, ngay sau vụ ám sát nhà khoa học Fakhrizadeh, tổng thống Hassan Rohani cáo buộc Israel gieo rắc « hỗn loạn », đồng thời đe dọa sẽ có hành động trả đũa « vào thời điểm thích hợp».

Từ Teheran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi tường thuật :

« Theo truyền thông Iran, tang lễ sẽ được tổ chức với chỉ với sự tham dự của gia đình và một vài quan chức cao cấp, do các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch bệnh virus corona.

Nhưng cùng lúc, phe bảo thủ liên tục kêu gọi phải đáp trả tức thì vụ ám sát Mohsen Fakrizadeh. Phản ứng đầu tiên của Iran có lẽ sẽ đến từ Nghị Viện, đang tăng tốc bỏ phiếu thông qua một dự luật giới hạn việc hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) và thúc đẩy chương trình phát triển hạt nhân.

Dự luật này, được Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện thông, qua buộc chính phủ phải nối lại chương trình làm giầu chất uranium với tỷ lệ lên đến 20%. Trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân, Iran đã đồng ý sẽ không làm giầu quá 3,5%.

Dự luật này, còn phải được Nghị Viện do phe bảo thủ kiểm soát thông qua từ đây đến thứ Tư (02/12), yêu cầu ngưng mọi cuộc thanh tra của cơ quan AIEA, nếu như mọi rào cản không được dỡ bỏ trong vòng hai tháng tới, cho phép Iran nối lại các hoạt động giao dịch ngân hàng bình thường với thế giới và tái xuất khẩu dầu hỏa.

Những biện pháp trừng phạt do tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành đã hạn chế đáng kể các giao dịch ngân hàng, cũng như các hoạt động buôn bán dầu hỏa của Iran. »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201130-iran-t%C4%83ng-t%E1%BB%91c-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-v%C3%A0-d%E1%BB%8Da-ng%C6%B0ng-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-v%E1%BB%9Bi-aiea

Cuộc chiến âm thầm của Israel chống chương trình hạt nhân Iran

Minh Anh

Ngày 27/11/2020, nhà khoa học nguyên tử hàng đầu của Iran, ông Mohsen Fakhrizadeh, đã tử nạn trong một cuộc phục kích. Israel bị cáo buộc đứng sau vụ tấn công. Giới quan sát cho rằng vụ này đang khép dần con đường của Joe Biden trở lại với thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết vào năm 2015 dưới thời tổng thống Barack Obama.

Mohsen Fakhrizadeh là nhà khoa học thứ năm của Iran có liên quan đến chương trình phát triển hạt nhân bị Israel sát hại tính từ năm 2010. Tel Aviv vẫn chưa lên tiếng bình luận, nhưng những dòng Tweet của thủ tướng Netanyahu như ngầm khẳng định : « Tuần này, tôi đã làm được nhiều việc, nhưng tôi không thể nói ra tất cả ».

Từ lâu nay, Israel luôn xem Iran như là một mối đe dọa « hiện hữu » và không ngần ngại công khai tố cáo vai trò của Mohsen Fakhrizadeh trong một cuộc họp báo năm 2018, khi tiết lộ nội dung những hồ sơ bí mật về chương trình hạt nhân của Iran mà Mossad đánh cắp được từ một kho lưu trữ của Teheran. 

Kể từ đó, Mohsen Fakhrizadeh, 59 tuổi, cùng với nhiều sĩ quan của Vệ Binh Cách Mạng, trong tầm ngắm của cơ quan tình báo Israel. Và trong « một cuộc chiến âm thầm chống chương trình hạt nhân của Iran » như nhận định của Le Figaro, có thể nói Israel là « một bậc thầy » với những đòn phá hoại, tấn công khủng bố, nổ súng, tấn công tin tặc… ngay trên chính lãnh thổ Iran, mà không lo sợ bị trừng phạt.

Những tháng gần đây, chiến dịch này của Mossad như gia tăng cường độ, mà Mohsen Fakhrizadeh là nạn nhân mới nhất. Tháng Giêng, tướng Qassem Soleimani, lãnh đạo lực lượng Al-Qods, đơn vị tinh nhuệ của Vệ Binh Cách Mạng, đã bị một drone của Mỹ bắn hạ trên lãnh thổ Irak.

Tháng Tám, Iran lại bị « ê mặt » khi những tay giết thuê hạ sát một thủ lĩnh cao cấp của Al Qaida ngay trên đường phố Teheran. Sự việc xảy ra khiến người ta nghi là đang có một mạng lưới gián điệp và đồng lõa của Mossad rất phát triển tại Iran.

Tuy nhiên, theo phân tích của ông Yossi Melman, được Le Figaro trích dẫn, « Fakhrizadeh là độc nhất, bởi vì ông ấy điều hành giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân và phát triển các loại tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân ».

Chỉ có điều, như cảnh báo của Yossi Melman, « một nhà khoa học tài năng khác rồi cũng sẽ được tìm thấy để thay thế cho người vừa bị loại. Hơn nữa, Iran cũng đã tích lũy được khá đầy đủ hiểu biết để chế tạo ra vũ khí hạt nhân cho chính mình theo như ý muốn ».

Vẫn theo quan điểm của vị chuyên gia này, chính những vụ ám sát các nhà khoa học Iran trong những năm gần đây có lẽ đã thúc đẩy Teheran có những phản ứng, như gia tăng mức độ làm giầu chất uranium, lắp đặt các máy ly tâm tinh vi hơn và thiết lập các nơi cất trữ chất uranium bổ sung, nhằm giảm bớt thời hạn chế tạo loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.

Nhưng có một điều chắc chắn là gần đến ngày hết nhiệm kỳ, tổng thống Mỹ Donald Trump cũng không muốn giảm cường độ chính sách « áp lực tối đa » lên Iran. Sau khi rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, chính quyền Donald Trump liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, với hy vọng buộc Iran đàm phán một thỏa thuận mới, ràng buộc hơn, theo các tiêu chí của Mỹ.

Thế nhưng, bất chấp các biện pháp trừng phạt do Hoa Kỳ áp đặt và đang tàn phá nền kinh tế đất nước, Teheran vẫn dứt khoát không nhượng bộ Washington. Trong khi đó, nước Cộng Hòa Hồi Giáo đặt nhiều hy vọng vào tân chính quyền Biden, từng tuyên bố mong muốn thay đổi đường hướng và làm sống lại thỏa thuận 2015, với điều kiện Iran tạm ngưng các chương trình phát triển hạt nhân.

Theo giới quan sát, với vụ ám sát này, Donald Trump và Benjamin Netanyahu có vẻ như đang tìm cách buộc Iran phải chọn lựa giữa sự trả thù và thiện chí thoát khỏi sự cô lập. Và với một mục tiêu sau cùng không nói ra : « Ngáng chân » Joe Biden để ngăn cản ông tiến hành một chính sách ngoại giao thay thế !

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201130-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-%C3%A2m-th%E1%BA%A7m-c%E1%BB%A7a-israel-ch%E1%BB%91ng-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-iran

Thái tử Nhật Bản ‘chấp thuận’ đám cưới của con gái

Thái tử Fumihito của Nhật Bản nói ông “chấp thuận” kế hoạch của con gái về việc kết hôn với bạn trai đại học vốn đã bị hoãn lại một thời gian, truyền thông đưa tin.

Vốn dĩ Công chúa Mako dự định kết hôn với Kei Komuro – một người không thuộc hoàng tộc – hồi năm 2018, một năm sau khi họ tuyên bố đính hôn.

Công chúa Mako kết hôn xong sẽ ‘tự lo cuộc sống’

Công chúa Nhật cưới thường dân

Hoàng gia sau đó phủ nhận sự trì hoãn này có liên quan đến các tin đồn về vấn đề tài chính của mẹ chú rể.

Tuy nhiên, theo hãng tin Kyodo, Thái tử nhấn lại rằng vấn đề tiền bạc phải được xử lý trước.

“Để nhiều người tin tưởng và chúc tụng (hôn lễ), tôi đã nói rằng điều quan trọng là vấn đề này phải được xử lý,” Thái tử cho biết. Ông là em trai của Hoàng đế Naruhito và cũng là người đứng đầu trong hàng ngũ thừa kế Ngai Hoa Cúc.

“Theo quan điểm của tôi, cả hai không ở trong hoàn cảnh khiến mọi người tin tưởng và hài lòng (về cuộc hôn nhân của họ),” Thái tử Fumihito, còn được gọi là Thái tử Akishino, nói thêm.

Theo Kyodo, Komuro, người hiện đang hoàn thành chương trình học cao hơn tại trường luật của Đại học Fordham ở New York, cho biết vào năm ngoái rằng gia đình anh không gặp khó khăn về tài chính.

Komuro cho biết, vấn đề về một khoản nợ chưa trả cho vị hôn phu cũ của mẹ anh đã giải quyết xong. Nhưng vị hôn phu cũ này nói với truyền thông địa phương rằng vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

Hiện chưa rõ khi nào cặp đôi (cả hai đều 29 tuổi) sẽ tổ chức lễ cưới. Công chúa Mako, con gái lớn của Thái tử Fumihito và Thân vương phi Kiko, sẽ bị tước bỏ tước vị khi kết hôn với Komuro.

Nhưng vào đầu tháng này, công chúa đã bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ để tiến hành đám cưới, truyền thông địa phương cho biết.

Cha cô giờ cũng đã ủng hộ cuộc hôn nhân này.

“Hiến pháp nói rằng hôn nhân nên chỉ dựa trên sự đồng thuận của hai phía. Nếu đó là điều cả hai thực sự muốn thì tôi nghĩ cũng là điều tôi cần phải tôn trọng với tư cách là phụ huynh,” hãng tin Kyodo dẫn lời Thái tử Fumihito.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55126455

Bắc Triều Tiên: Kim Jong Un chỉ trích lãnh đạo kinh tế, xử tử hai người

Tú Anh

Hàng hóa tồn động ở hải cảng, cán bộ bị hành quyết, đó là những phản ứng « hoang tưởng » của chế độ Bình Nhưỡng nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế và y tế trong bối cảnh Bắc Triều Tiên sắp bầu lại Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động.

Theo hãng thông tấn KCNA, được truyền thông Hàn Quốc trích dẫn, một cuộc họp do chủ tịch Bắc Triều Tiên chủ trì đã mở ra vào ngày 29/11/2020 tại trụ sở đảng Lao Động Triều Tiên, chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 8.

Hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên cho biết, « các vấn đề quan trọng nhằm cải thiện vai trò lãnh đạo của đảng trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện các bài toán kinh tế trước mắt, nhiều quyết định quan trọng đã được thông qua dưới sự nhất trí của toàn bộ cán bộ tham dự cuộc họp ».

Cũng theo KCNA, các cơ quan phụ trách về kinh tế bị chỉ trích mạnh mẽ vì chỉ hoạt động « một cách hình thức, chủ quan, không phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế ». 

Trong bối cảnh này, báo Hàn Quốc Hankyoreh cho biết thêm, ông Kim Jong Un đã ra lệnh hành quyết một cán bộ lãnh đạo hối đoái hồi cuối tháng 10 với lý do là quan chức này đã làm cho đồng tiền Bắc Triều Tiên bị mất giá trầm trọng. Trước đó, vào tháng 8, một cán bộ cao cấp bị tử hình vì đã « vi phạm » lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vì sợ lây nhiễm siêu vi corona.

Theo tin tình báo, tuy Bình Nhưỡng khẳng định không có ca Covid-19 nào, nhưng họ lại sợ đến mức « ngưng chuyên chở hàng hải và cấm sản xuất muối », vì cho rằng siêu vi corona có thể lây lan qua nước biển. Hệ quả là 110 ngàn tấn gạo do Trung Quốc viện trợ đang tồn kho ở cảng Đại Liên.

Yonhap cho biết Seoul đang thương lượng với Liên Hiệp Quốc để nhận khoản viện trợ lương thực mà Bình Nhưỡng từ chối.

Theo dân biểu Ha Tae Keung, Bắc Triều Tiên gặp khó khăn kinh tế do ba nguyên do : thiên tai lũ lụt, đe dọa Covid và trừng phạt quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, quan hệ Kim-Trump hết còn ích lợi cho Bình Nhưỡng. Cho đến nay, Bắc Triều Tiên vẫn chưa chúc mừng Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201130-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-kim-jong-un-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-kinh-t%E1%BA%BF-x%E1%BB%AD-t%E1%BB%AD-hai-ng%C6%B0%E1%BB%9Di

Hàn Quốc phát hiện mã độc có thể ăn cắp bí mật quân sự trong thiết bị giám sát mua từ Trung Quốc

 Bình luậnĐông Phương

Nhà lập pháp Ha Tae-keung của đảng đối lập lớn nhất Hàn Quốc “Lực lượng Quốc dân” (People Power Party) cho biết vào ngày 26/11 rằng, trong thiết bị giám sát do các công ty Trung Quốc chuyển giao cho quân đội Hàn Quốc, đã phát hiện ra các mã độc có thể đánh cắp bí mật quân sự. May mắn là quân đội Hàn Quốc đã kịp thời phát hiện ra thiết bị có vấn đề nên chưa đưa vào sử dụng.

Trang web tiếng Nhật của tờ The Chosun Ilbo – nhật báo lớn nhất Hàn Quốc đưa tin, ông Ha Tae-keung đã căn cứ theo tài liệu do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cung cấp, tuyên bố rằng số thiết bị này bao gồm 215 camera giám sát do quân đội Hàn Quốc mua.

Ông Ha Tae-keung cho biết đây là lần đầu tiên phát hiện ra mã độc trong thiết bị giám sát của quân đội Hàn Quốc, vì vậy cần phải khẩn trương điều tra kỹ lưỡng các thiết bị giám sát mà quân đội Hàn Quốc đang sử dụng hiện nay.

Quân đội Hàn Quốc cho biết, trên trang web quản lý của lô camera giám sát này đã phát hiện ra địa chỉ IP của các trang web phát tán mã độc của Trung Quốc, vậy nên cần phải có biện pháp xử lý khẩn cấp.

Quân đội Hàn Quốc cũng xác nhận rằng các công ty Trung Quốc có thể tự do thay đổi đường dẫn lưu trữ của tệp hình ảnh để lưu hình ảnh vào trong các thiết bị khác, và chức năng điều khiển từ xa qua mạng cũng được bật để có thể xâm nhập từ bên ngoài.

Tuy nhiên, quân đội Hàn Quốc tuyên bố rằng họ không tìm thấy bất kỳ điểm yếu an ninh trực tiếp nào khi sử dụng các linh kiện do Trung Quốc sản xuất, cũng như không thể khẳng định liệu các công ty Trung Quốc có cố tình làm như vậy hay không.

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/han-quoc-phat-hien-ma-doc-co-the-an-cap-bi-mat-quan-su-trong-thiet-bi-giam-sat-mua-tu-trung-quoc-109362.html

Bắc Kinh áp dụng chiến lược tuyên bố chủ quyền lãnh thổ tại Himalaya

Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Đúng vào dịp Quốc khánh vào tháng 10 vừa qua, Trung Cộng đã hoàn thành việc xây dựng một ngôi làng mới trên dãy núi Himalayas, đây là nơi tiếp giáp giữa vùng Tây Tạng của Trung Cộng và vương quốc Bhutan.

Một trăm người đã chuyển đến hai chục ngôi nhà mới bên cạnh sông Torsa và kỷ niệm ngày lễ bằng cách giương cao lá cờ của Trung Cộng và hát quốc ca. Vấn đề là ngôi làng mới này được xây tại tọa độ mà Bhutan coi là lãnh thổ của họ. Trong nhiều năm qua, Trung Cộng đã gạt bỏ tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng sang một bên để củng cố vị thế của họ trong các tranh chấp lãnh thổ bằng cách đơn phương thay đổi sự thật trên thực tế.

Trung Cộng cũng sử dụng chiến thuật tương tự ở Biển Đông, tại đây họ củng cố và trang bị vũ khí ở các bãi cạn mà Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền, mặc dù họ đã hứa với Hoa Kỳ sẽ không làm như vậy. Năm nay, quân đội Trung Cộng đã xây dựng lực lượng trên dãy Himalaya và tiến vào vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố là nằm ở bên phía biên giới của Ấn Độ. Điều đó đã dẫn đến cuộc đụng độ đẫm máu nhất của Trung Cộng trong nhiều thập kỷ qua, khiến ít nhất 21 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Theo tờ New York Times đưa tin, trong năm qua, Trung Cộng đã có những hành động chống lại nhiều nước láng giềng của họ, dường như không mấy quan tâm đến vấn đề ngoại giao hoặc địa chính trị. Các hành động của nước này phản ánh tham vọng của chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, muốn khẳng định yêu sách lãnh thổ, lợi ích kinh tế và nhu cầu chiến lược của đất nước này trên toàn thế giới.

Vào mùa hè này, Trung Cộng còn thêm một yêu sách mới đối với gần 780 km vuông lãnh thổ trong Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Sakteng, một khu bảo tồn ở phía bên kia của Bhutan. (BBT)

https://www.sbtn.tv/bac-kinh-ap-dung-chien-luoc-tuyen-bo-chu-quyen-lanh-tho-tai-himalaya/

Apple và Samsung di dời sản xuất qua Việt Nam, Trung Quốc sốt ruột

Mai Vân

Làn sóng di dời sản xuất từ Trung Quốc qua Việt Nam, một trong những hệ quả của cuộc thương chiến Mỹ-Trung và nỗi lo ngại bị Bắc Kinh bắt chẹt lộ rõ qua đại dịch Covid-19 vừa có thêm một biểu tượng rõ nét: Theo hãng tin Anh Reuters ngày 27/11/2020, một nguồn thạo tin đã tiết lộ rằng tập đoàn Mỹ Apple đang đẩy mạnh việc dời cơ sở sản xuất qua Việt Nam, với sản phẩm tiêu biểu là iPad lần đầu tiên được xản xuất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Sự kiện Apple chuyển sản xuất qua Việt Nam nằm trong một loạt động thái theo cùng chiều hướng của nhiều tập đoàn khác, đi đầu là đối thủ cạnh tranh số 1 của Apple là tập đoàn Hàn Quốc Samsung, trong thời gian qua đã mở rộng thêm nhiều cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam để tiếp nhận các dây chuyền đến từ Trung Quốc.

Việc các đại tập đoàn quốc tế tháo chạy khỏi Trung Quốc đã làm dấy lên phản ứng bất đồng tình, và trạng mạng Hồng Kông Asia Times, ngày  27/11 đã ghi nhận sư kiện nhiều địa phương tại Hoa Lục lên tiếng cầu cứu chính quyền trung ương tại Bắc Kinh, đòi phải cấp tốc có chính sách mới nhằm giữ chân các doanh nghiệp nước ngoài, tránh để cho nạn thất nghiệp thêm nghiêm trọng.

Việt Nam sẽ là nơi đầu tiên sản xuất iPad ngoài Trung Quốc

Tập đoàn Apple dĩ nhiên rất kín tiếng về các hoạt động di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng hãng Reuters đã trích dẫn nguồn tin từ tập đoàn Đài Loan Foxconn, chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple, cho biết là họ đang chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng iPad và máy tính xách tay MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple.

Theo nguồn tin trên, Foxconn đang xây dựng dây chuyền lắp ráp iPad và MacBook tại Bắc Giang, dự kiến đi vào hoạt động vào nửa đầu năm 2021. Dây chuyền này cũng sẽ sản xuất một số mặt hàng khác đang được làm ra ở Trung Quốc.

Hồi đầu tuần trước, Foxconn đã loan báo khoản đầu tư mới 270 triệu đô la vào một chi nhánh mới được cho là sẽ hỗ trợ việc phát triển hoạt động của tập đoàn tại Việt Nam.

Theo phân tích của nhóm nghiên cứu thị trường TrendForce, trụ sở tại Đài Loan, cho đến giờ, toàn bộ máy tính bảng iPad của Apple đều được sản xuất tại Trung Quốc, do đó, việc Foxonn dời dây chuyền qua Việt Nam đánh dấu bước đầu tiên mà sản phẩm đầy tính biểu tượng này của Apple được làm ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Airpods gắn nhãn “Lắp ráp tại Việt Nam”

Cũng chú ý đến việc Apple di dời một phần sản xuất qua Việt Nam, trang thông tin Asia Times tại Hồng Kông ngày 27/11 đã nhắc lại một số thông tin từ đầu năm cho biết là tập đoàn Mỹ bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất các sản phẩm nổi tiếng của họ sang Việt Nam.

Asia Times đã trích dẫn báo kinh tế Nhật Bản Nikon Keizai, cho rằng  Apple đã bắt đầu sản xuất loại tai nghe nhét tai Bluetooth không dây AirPods ở Việt Nam, thông qua các nhà sản xuất là Goertek và Luxshare trong quý 1/2020, với sản lượng hàng năm có thể lên đến 15% số Airpods bán ra trên thế giới.

MacRumors, một trang web công nghệ chuyên theo dõi các sản phẩm của Apple, tháng Năm vừa qua cho biết là khách hàng tại phương Tây đã nhận được sản phẩm AirPods Pro có gắn nhãn “Lắp ráp tại Việt Nam” trên bao bì bên ngoài. Năm 2021, thế hệ thứ ba của AirPod dự kiến cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam.

Sắp tới sẽ là iPhone?

Theo Asia Times, các thông tin nói trên đã góp phần củng cố giả thuyết theo đó rất có thể là Apple cũng sẽ cho sản xuất iPhone ở một nước châu Á khác ngoài Trung Quốc, và đó có thể là Việt Nam. Một dấu hiệu: Sunny Optical, nhà cung cấp lớn linh kiện camera cho Apple, trụ sở ở Chiết Giang, Trung Quốc, gần đây cũng đã mở nhà máy ở Việt Nam.

Ninh Nam Sơn, chuyên gia phân tích thuộc Viện Chiến Lược và Phát Triển Quốc Gia, Đại Học Nhân Dân Trung Quốc, cho rằng Việt Nam đã đạt đến trình độ có thể sản xuất hàng loạt các sản phẩm phức tạp, và đây là điều đã được giới lãnh đạo Apple công nhận.

Trả lời Asia Times, chuyên gia này nhắc lại: “Vào tháng 12 năm 2017, giám đốc của Apple Tim Cook từng nói rằng Apple sẽ không dời sản xuất qua Đông Nam Á chỉ vì chi phí thấp ở đó”. Lý do là vì Apple luôn muốn bảo đảm chuẩn mực kỹ thuật nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và đảm bảo được chuỗi cung ứng.

Thế nhưng, theo chuyên gia Trung Quốc: “Ba năm sau, các đối tác của Apple đã bắt đầu sản xuất một số mặt hàng tại Việt Nam và điều đó cho thấy rõ bước tiến đang đạt được ở đó.”

Samsung đóng cửa hai nhà máy tại Trung Quốc

Không chỉ có Apple là đã chọn Việt Nam làm nơi đến cho các sản phẩm trước đây được làm ra tại Trung Quốc. Đối thủ cạnh tranh của Apple là tập đoàn Hàn Quốc Samsung đã đi trước tập đoàn Mỹ từ lâu.

Theo ghi nhận của Asia Times, Samsung đã lần lượt đóng cửa hai nhà máy lắp ráp điện thoại lớn nhất của họ ở Thiên Tân và Huệ Châu, thuộc tỉnh tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, từ cuối năm 2018 và 2019.

Việc Samsung đóng cửa dây chuyền sản xuất ở Huệ Châu vào tháng 9 năm ngoái, sau 27 năm sản xuất, đã khiến khoảng 6.000 công nhân Trung Quốc bị mất việc. Cộng thêm với việc bỏ sản xuất ở Thiên Tân, quyết định của tập đoàn Hàn Quốc đã kéo theo việc đóng cửa một loạt nhà máy ở nơi khác từng cung cấp linh kiện cho Samsung, thậm chí cả các quán ăn giá rẻ và siêu thị phục vụ công nhân.

Theo báo mạng Hồng Kông, giờ đây, hơn một nửa số thiết bị cầm tay hàng đầu mới nhất của Samsung, bao gồm cả loại điện thoại có thể gập lại, đã được lắp ráp tại các thị trấn nhỏ ở các tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên của Việt Nam. Đó là chưa kể đến các loại màn hình phẳng và màn hình khác của Samsung.

Nhiều địa phương Trung Quốc cầu cứu chính quyền trung ương

Hiện tượng di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc bắt đầu khiến các chính quyền địa phương quan ngại, đặc biệt là tại các tỉnh mà thu nhập lệ thuộc vào xuất khẩu. Một số nơi đã cố gắng giữ chân các nhà sản xuất, đồng thời kêu gọi chính quyền trung ương ở Bắc Kinh hành động.

Theo Asia Times, sở Thương mại tỉnh Chiết Giang chẳng hạn đã yêu cầu bộ Thương Mại Trung Quốc đưa ra các biện pháp mới để đối phó với tình trạng “đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngành xuất khẩu đang bị rút ruột”.

Một nguồn tin cho biết bộ Thương mại Trung Quốc trong tháng 11 đã đệ trình một báo cáo về tình hình các nhà sản xuất bỏ đi tại một số tỉnh. Trong số các khuyến nghị chủ yếu, có việc trao thêm nhiều quyền hơn cho các địa phương để giữ chân các doanh nghiệp, đồng thời nâng mức trợ cấp thôi việc để giới chủ ngần ngại khi sa thải hàng loạt.

Theo báo chi địa phương, thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, chẳng hạn, được mệnh danh là “thành phố iPhone” vì là nơi có cơ sở sản xuất lớn nhất của Foxconn tại Trung Quốc, vừa ký với tập đoàn Đài Loan một thỏa thuận mới về việc giảm thuế cho tập đoàn này.

Thỏa thuận ký vào tháng 9, trước khi Apple ra mắt các mẫu mới nhất của mình và được coi là nhằm chiêu dụ Foxconn, trước đó đã bắn tin về khả năng chuyển một số sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201130-apple-v%C3%A0-samsung-di-d%E1%BB%9Di-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-qua-vi%E1%BB%87t-nam-trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BB%91t-ru%E1%BB%99t

Bộ Công an Trung Quốc thí điểm ‘thẻ căn cước công dân Internet’ ở Quảng Đông và Phúc Kiến

 Bình luậnĐông Phương

“Thẻ căn cước công dân (CCCD) Internet” được công bố tại Hội chợ triển lãm Ánh sáng Internet 2020 (Light of the Internet Expo) ở Ô Trấn, Trung Quốc, đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhà cầm quyền Trung Quốc cho rằng phương thức này sẽ giúp bảo vệ quyền riêng tư, nhưng dư luận ở nước ngoài lo ngại rằng chính quyền sẽ lợi dụng điều này để tăng cường giám sát và hạn chế trên Internet.

Từ ngày 22-24/11 theo giờ địa phương, Hội chợ triển lãm Ánh sáng Internet đã được tổ chức tại trấn Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang. Các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng, Hội chợ triển lãm này trưng bày nhiều công nghệ kỹ thuật số mới, cùng các sản phẩm mới và ứng dụng mới, bao gồm cả “Thẻ CCCD Internet”.

Theo truyền thông Đại lục,  “thẻ CCCD Internet” là một “chứng chỉ nhận dạng uy tín trên mạng Internet”, do một viện nghiên cứu thuộc Bộ Công an Trung Quốc phát triển. Những người đăng ký loại thẻ công dân Internet này cần cung cấp cho cơ quan công an dữ liệu sinh học và dữ liệu cá nhân như khuôn mặt, dấu vân tay và chip thẻ CCCD. Sau khi cơ quan công an xác minh xong sẽ phát cho công dân qua nền tảng xác thực danh tính đáng tin cậy “Internet +” (nền tảng CTID). Khi cư dân mạng mở hoặc sử dụng các dịch vụ trực tuyến như ứng dụng di động (app)…, họ có thể sử dụng “thẻ CCCD Internet” thay vì nhập thông tin nhận dạng để xác thực. Hiện tại, “thẻ CCCD Internet” đã chính thức được thí điểm tại một số nơi như Phúc Kiến, Quảng Đông…

Các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ nói rằng, “thẻ CCCD Internet” có thể “bảo vệ quyền riêng tư cá nhân” và ngăn chặn rò rỉ thông tin cá nhân trên mạng.

Tuy nhiên, đại đa số cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra nghi ngờ về mục đích thực sự của loại thẻ này. Một số cư dân mạng lo lắng rằng “thẻ CCCD Internet” có khả năng sẽ trở thành “Giấy chứng nhận công dân tốt bản điện tử” để chính phủ tăng cường giám sát ngôn luận của cư dân mạng. Trong tương lai rất có thể chính quyền sẽ căn cứ vào ngôn hành của cư dân mạng để xét duyệt tư cách dùng mạng Internet của họ.

Nhà quan sát Internet Cổ Hà (Gu He) nói với Epoch Times rằng, ĐCSTQ đang thúc đẩy để áp dụng phương thức quản lý đối với các quán Internet lên mọi người dân trong toàn xã hội. Mục tiêu của chính quyền là tăng cường kiểm soát luồng thông tin hơn nữa.

“Ở Trung Quốc, bạn phải có thẻ căn cước và thẻ internet để truy cập mạng tại bất kỳ quán Internet nào. Thẻ Internet phải là loại thẻ được cơ quan công an phê duyệt. Khi lên mạng, bạn phải đăng nhập, quét mã và sau đó truy cập mạng trên số máy được chỉ định. Thẻ CCCD Internet đang được thử nghiệm chính là áp dụng biện pháp quản lý đối với quán Internet vào gia đình hoặc mỗi cá nhân”, ông Cổ cho biết.

Ông Cổ Hà nói rằng: “Thực tế, bây giờ muốn kiểm tra tình hình lên mạng của một gia đình hay một cá nhân thì chỉ cần tra địa chỉ IP là biết, chỉ có điều làm như vậy thì hơi phiền phức một chút. Nhưng sử dụng thẻ CCCD Internet thì không cần căn cứ vào địa chỉ IP nữa, quét mã QR trên thẻ là nắm được toàn bộ hành tung trên mạng của một người. Bạn có thể nhanh chóng tìm ra nơi họ truy cập Internet và sử dụng địa chỉ IP nào, tra rất nhanh”.

Về vấn đề này, một số cư dân mạng cho rằng: “Xã hội loài người sẽ bước vào kỷ nguyên toàn trị kỹ thuật số, kỷ nguyên này đáng sợ hơn nhiều so với ‘1984′!”. (“1984” là tên một tiểu thuyết phát hành năm 1949 của nhà văn người Anh George Orwell. Bối cảnh trong tiểu thuyết được đặt ở miền đất Airstrip One của siêu nhà nước Oceania. Trong thế giới hư cấu này, chiến tranh xảy ra liên miên, chính phủ theo dõi và dò xét sát sao, việc tẩy não diễn ra công khai.)

Cũng có cư dân mạng nói: “Đây có lẽ là cách để công an đẩy nhanh việc thu thập thông tin, chẳng khác gì trại tập trung số hóa”; hay “Có vẻ như ĐCSTQ muốn biến Trung Quốc thành nhà tù Internet, không những muốn bồi cao tường lửa, mà còn nâng cao về mặt vật lý. Điều này có thể là để đối phó với ý định lật đổ tường lửa trong tương lai của Mỹ!”.

Ông Đổng Quảng Bình (Dong Guangping), một nhà hoạt động công ích dân chủ ở Đại lục, nói với Epoch Times rằng, biện pháp này là nhằm kiểm soát quyền truy cập vào Internet của mọi người, “đó là để nắm bắt thông tin nhận dạng của bạn, vì khi đăng ký ứng dụng của nó (ĐCSTQ), bạn phải đăng ký bằng tên thật của mình. Chính phủ tuyên truyền rằng phương thức này sẽ không tiết lộ thông tin danh tính, thực ra chỉ là một cách nói che mắt nhằm chuyển dịch sự chú ý của mọi người, (trên thực tế) mục đích chính của nó là theo dõi tất cả mọi người”.

Điều này giống như đang xây một “bức tường” khác, “chỉ cần bạn truy cập mạng, bạn sẽ phải đăng ký ứng dụng (của nó) và phải thông qua ứng dụng của nó mới có thể lên mạng, nếu không, sẽ không kết nối Internet được. Vậy bạn là ai? Dùng mạng gì? Vị trí của bạn ở đâu? v.v., bạn bị kiểm soát rất kỹ càng. Dù bạn ở đâu trên toàn quốc, nó đều có thể kiểm soát việc lên mạng một cách toàn diện và nghiêm ngặt mọi lúc mọi nơi. Thủ đoạn này của ĐCSTQ là vô cùng tà ác”.

Mục đích của ĐCSTQ là kiểm soát thông tin gắt gao hơn nữa. Ông Đổng Quảng Bình cho biết: “Nếu mọi người có thể tiếp cận nhiều thông tin nước ngoài hơn. Sau khi biết sự thật, họ chắc chắn sẽ phẫn nộ và phản đối ĐCSTQ. Vì vậy, nó sẽ không cho phép bạn nhìn thấy sự thật. (Sau này) nó sẽ không cần phải đến tận nhà để tìm bạn, mà sẽ khống chế trực tiếp trên ứng dụng và bạn sẽ bị hạn chế, bị ngắt kết nối hoặc bị trừng phạt không cho phép lướt Internet trong vài ngày, quả là xấu xa”.

Ông Đổng nói rằng, mọi người cũng không cần phải lo lắng, ĐCSTQ có phong tỏa thế nào chăng nữa, thì “cũng sẽ có cách, trước kia là dùng phần mềm vượt tường lửa VPN, sau đây rồi sẽ lại xuất hiện phần mềm khác đối kháng lại ứng dụng này. Ngoài ra, còn có nhiều công ty nước ngoài ở Trung Quốc, họ sẽ phải sử dụng VPN để vượt tường lửa, ĐCSTQ làm như vậy cũng sẽ khiến các công ty này không hài lòng và phản đối, thậm chí là bỏ đi”.

Nhà quan sát Internet Cổ Hà cũng nhận định rằng, hiện tượng này cho thấy ĐCSTQ rất sợ các luồng thông tin trên Internet, “bởi vì thông tin tự do có nghĩa là những tội ác trong quá khứ, hiện tại và dự định sẽ làm trong tương lai của ĐCSTQ đều sẽ bị phơi bày, sức mạnh của sự thật là vô cùng lớn mạnh, vì vậy ĐCSTQ phải kiểm soát hành vi trên mạng của mọi người, đây cũng là một biểu hiện cụ thể cho thấy nó đang tiến đến suy tàn”.

Đài Á Châu Tự Do (RFA) trích dẫn phân tích cho biết, trong những năm gần đây, ĐCSTQ liên tục tăng cường giám sát thông tin mạng và truyền thông quốc gia, ngay trong năm nay, Bộ Công an Trung Quốc đã vi phạm quyền tự do liên lạc của mọi người với lý do “chống tội phạm viễn thông”. Hệ thống công an của nước này với lực lượng cảnh sát Internet làm trung tâm cũng không ngừng phình to. Ngoại giới tin rằng, tình trạng chính quyền hạn chế công dân lên mạng Internet ở Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên toàn quốc hóa, bình thường hóa và thể chế hóa.

Có phân tích cũng chỉ ra rằng, các công nghệ liên quan đến việc thu thập các đặc điểm sinh học của công dân tồn tại những tranh cãi về mặt luân lý và cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn về bảo mật, khó có thể đảm bảo rằng những cơ sở dữ liệu nhạy cảm này sẽ không bị tin tặc xâm nhập.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/bo-cong-an-trung-quoc-thi-diem-the-can-cuoc-cong-dan-internet-o-quang-dong-va-phuc-kien-109753.html

Chiến tranh công nghệ: Trung Quốc đang ‘bí mật hiện diện’ trong các máy tính của Mỹ

 Bình luậnLê Minh

Người Mỹ đã từng có thể yên tâm khi cho rằng họ giữ vai trò thống trị – vì sở hữu áp đảo về công nghệ. Nhưng chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực để chứng minh luận điểm này là sai…

Trong cuộc chiến công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ngày các nhiều các vụ đột nhập giật gân vào hệ thống công nghệ thông tin của Mỹ được Bộ Tư pháp tiết lộ, hay những tranh cãi về công nghệ truyền thông không dây 5G của Huawei và ứng dụng video TikTok ngày một đáng chú ý và chiếm hầu hết các bản tin của truyền thông.

Mặc dù vậy, sự thức tỉnh của Mỹ có vẻ như còn quá chậm, hoặc giả họ chưa thực sự lường hết được rủi ro bị kiểm soát bởi công nghệ Trung Quốc. Chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đang âm thầm tạo tiền đề cho sự xâm nhập liên tục và lan rộng hơn vào các mạng internet của Mỹ – tạo ra một vấn đề an ninh quốc gia mà Mỹ không thể bỏ qua hoặc coi nhẹ.

Là một phần của chiến lược Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số, Trung Quốc đang tích cực theo đuổi một số lĩnh vực nhằm đạt được sự thống trị hoàn toàn của các hệ thống máy tính trên thế giới, bao gồm cả của Mỹ.

Yếu tố gây lo ngại nhất đối với các công ty hoạt động tại Trung Quốc dường như là một loạt luật mới của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015 bao gồm an ninh quốc gia, tình báo quốc gia và an ninh mạng. Nói chung, Trung Quốc đã thiết lập cơ sở pháp lý để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) truy cập vào tất cả các hoạt động mạng xảy ra ở Trung Quốc hoặc trong các thông tin liên lạc xuyên biên giới của mình.

Đỉnh điểm của việc điều động hợp pháp này là Hệ thống bảo vệ đa cấp (MLPS 2.0) được cập nhật, có hiệu lực vào tháng 12 năm 2019 và đang dần được triển khai.

Hệ thống MLPS 2.0 là một tài liệu gồm hơn một nghìn trang và chỉ được xuất bản bằng tiếng Trung, MLPS 2.0 đặt ra các yêu cầu về tổ chức và kỹ thuật mà mọi công ty và cá nhân ở Trung Quốc phải tuân thủ.

MLPS 2.0 cung cấp “thẩm quyền pháp lý cho chính quyền Trung Quốc toàn quyền xâm nhập vào hệ thống thông tin của một công ty nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc – đảm bảo rằng hệ thống thông tin của các các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài tại Trung Quốc hoàn toàn mở cho ĐCSTQ kiểm tra và truy xuất thông tin”, Steve Dickinson, luật sư của Harris Bricken – một công ty luật quốc tế có trụ sở tại Seattle, cho biết.

Nói cách khác, Trung Quốc đã tước bỏ các cơ sở pháp lý để một công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc có thể bảo vệ mạng của họ khỏi sự kiểm tra của Bộ Công an – cơ quan thực thi pháp luật đáng sợ của nước này.

Mặc dù không có luật nào của Trung Quốc nói rằng chính quyền nước này được phép cài đặt phần mềm độc hại hoặc cổng sau trong mạng của các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài tại Trung Quốc, nhưng theo quy định của hệ thống MLPS 2.0, “bất kỳ thứ gì doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài cài đặt trên hệ thống của Trung Quốc để ngăn chặn điều đó sẽ bị vô hiệu hóa”, Dickinson nói.

Do đó, hệ thống toàn cầu của bất kỳ công ty nước ngoài nào ở Trung Quốc giờ đây có thể nằm trong tầm tay của các nhà chức trách Trung Quốc. Dickinson- người đã dành 15 năm tư vấn cho các công ty ở Trung Quốc, cho biết.

Samm Sacks, một chuyên gia công nghệ hàng đầu khác của Trung Quốc tại Trung tâm Paul Tsai Trung Quốc của Trường Luật Yale, và cũng là thành viên Chính sách An ninh mạng tại New America, đã nói với một tiểu ban Tư pháp Thượng viện vào đầu năm nay rằng, bất chấp khung pháp lý mới, các quan chức cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương sẽ tìm cách giữ lòng tin của các công ty nước ngoài và cố gắng ngăn các quan chức an ninh cấp quốc gia can thiệp quá nhiều.

Tuy nhiên, “các quyết định về việc áp dụng MLPS 2.0 không phải do các quan chức chính quyền địa phương đưa ra”, Dickinson lưu ý, “mà do Bộ Công an, Bộ An ninh Nhà nước hỗ trợ và China Telecom thực hiện”. Bộ An ninh Nhà nước là tổ chức gián điệp quốc tế của Trung Quốc. Khi ông Tập ngày càng tập trung hóa quyền kiểm soát, thì một số mạng công ty của Mỹ sẽ phải chịu sự kiểm tra và kiểm soát trên thực tế.

Cũng cần quan tâm là khung pháp lý này cho phép Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài sử dụng phần mềm, khóa mã hóa và các nhà cung cấp điện toán đám mây cụ thể nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc. Do đó, các dịch vụ an ninh và tình báo của Trung Quốc có thể truy cập trực tiếp vào dữ liệu của công ty thông qua các nhà cung cấp đám mây của Trung Quốc, cài đặt Trojan truy cập từ xa (RAT) hoặc cửa hậu, và giải mã dữ liệu của công ty – mà công ty không hề hay biết.

Một ví dụ rõ ràng về sự can thiệp là trường hợp của phần mềm Golden Tax, một chương trình được chính phủ Trung Quốc yêu cầu sử dụng để kê khai thuế. Hãng bảo mật TrustWave đã báo cáo rằng phần mềm này chứa phần mềm độc hại, cho phép chính phủ truy cập vào mạng của người dùng.

Dickinson cho biết “có khả năng” chính phủ Trung Quốc sẽ cố gắng sử dụng sự hiện diện của mình trong các hệ thống công ty của Hoa Kỳ ở Trung Quốc để thâm nhập vào hệ thống của công ty mẹ của họ ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn chưa có bất kỳ trường hợp nào được báo cáo công khai.

Một lý do có thể là do sự thâm nhập như vậy về cơ bản là vô hình – bởi vì chúng có vẻ là lưu lượng truy cập hợp pháp. Trong khi nhiều công ty kết nối hệ thống của họ ở Trung Quốc với mạng lưới của công ty trên toàn cầu, thì việc tách biệt hoàn toàn khỏi mạng lưới công ty mẹ là gần như không thể.

Một hướng quan trọng khác cho sự xâm nhập đã được Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA) tiết lộ vào tháng 9/2020 với sự hợp tác của Cục Điều tra Liên bang (FBI). Trong một báo cáo hầu như không được chú ý, CISA cho biết Bộ An ninh Trung Quốc đang sử dụng các công cụ mã nguồn mở và các chiến thuật để nhắm mục tiêu vào nhiều cơ quan chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức thương mại bên trong Hoa Kỳ.

Có vẻ như cơ quan gián điệp hàng đầu của Trung Quốc đang chuyển vùng qua các hệ thống máy tính của Mỹ.

Trung Quốc cũng tiếp tục nhắm mục tiêu vào các mạng lưới công ty và chính phủ của Hoa Kỳ tại Hoa Kỳ thông qua các phương tiện độc đáo khác. Một báo cáo năm 2018 của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung cho biết hơn một nửa số sản phẩm được sử dụng bởi 7 công ty công nghệ lớn của Mỹ và các nhà cung cấp của họ – được sản xuất tại Trung Quốc. Đó là Hewlett-Packard, IBM, Dell, Cisco, Unisys, Microsoft và Intel.

Thiết bị do Trung Quốc sản xuất vốn rất dễ bị xâm phạm. Trong trường hợp bo mạch chủ có nguồn gốc từ Trung Quốc bởi SMC Super Micro Computer, Bloomberg Business Week tiết lộ rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân đã lắp đặt các chất bán dẫn cực nhỏ cho phép quân đội giao tiếp trực tiếp với các máy chủ SuperMicro đang được sử dụng ở Hoa Kỳ.

Bài báo đã bị Amazon, Apple và các công ty khác lên án kịch liệt, nhưng chưa bao giờ bị mất uy tín. Kể từ đó, các nguồn tin trong ngành xác nhận rằng họ phải vật lộn để ngăn chặn nhân viên Trung Quốc chèn phần mềm độc hại lên bo mạch chủ được lắp ráp tại Trung Quốc. Bo mạch chủ là “bộ não” của nhiều hệ thống máy tính.

Vấn đề thậm chí còn tồi tệ hơn khi việc sử dụng “nhãn trắng” của các công ty Mỹ được đưa vào. Nhiều công ty công nghệ Mỹ bán sản phẩm tại Hoa Kỳ với tên thương hiệu của công ty Mỹ trên đó, nhưng với các thành phần hoặc toàn bộ thiết bị được sản xuất bởi Huawei hoặc ZTE.

Theo báo Krebs on Security, trong khi các công ty Mỹ gặt hái được nhiều lợi ích từ các linh kiện Trung Quốc – sản xuất với giá rẻ hơn, thì khách hàng vô tình phải chịu rủi ro, mà trong nhiều trường hợp, có thể là chính phủ Mỹ .

Vấn đề đầu tiên là dữ liệu. Chính phủ Trung Quốc đã thu thập một lượng lớn dữ liệu thông qua các phương tiện bất hợp pháp – cụ thể là thông qua việc mua lại các công ty phương Tây có cơ sở dữ liệu người dùng lớn và thông qua các vụ tấn công lớn.

Chẳng hạn như vụ vi phạm tại Marriott, Equifax và Văn phòng Quản lý Nhân sự – giúp Trung Quốc thu được hàng triệu điểm dữ liệu về công dân Hoa Kỳ và nhân viên chính phủ Hoa Kỳ. Một nhóm “xâm nhập” [hack] như vậy, có biệt danh là “Gấu trúc xấu xa”, đã được Bộ Tư pháp Mỹ tiết lộ trong tháng 9 – liên kết với Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc.

“Gấu trúc xấu xa” này đã thâm nhập vào chuỗi cung ứng của một số nhà sản xuất phần mềm lớn, tác động đến hàng trăm nghìn người dùng trên toàn thế giới. 

Có vẻ như, từ sự thúc đẩy độc đoán của ông Tập rằng mục đích đằng sau việc thu thập số lượng và loại dữ liệu khổng lồ này là tập trung hóa dữ liệu để có thể xây dựng hồ sơ dựa trên các công ty, cá nhân và công nghệ của Mỹ. Trung Quốc gần đây đã bổ nhiệm Wang Yingwei, một nhà khoa học dữ liệu nổi tiếng, làm người đứng đầu Cục An ninh mạng thuộc Bộ Công an.

Rõ ràng là Trung Quốc đang tăng gấp đôi nỗ lực công nghệ của họ đối với Big Data – Dữ liệu lớn, và việc tập trung hóa dữ liệu và công nhận các mẫu là rất quan trọng đối với nỗ lực này.

Ben Read, (quản lý cấp cao của bộ phận phân tích tại Mandiant Threat Intelligence, một đơn vị FireEye, ở Washington, DC) cho biết việc tái tổ chức Quân đội Giải phóng Nhân dân và Bộ An ninh Nhà nước, cơ quan gián điệp bên ngoài của Trung Quốc, trong giai đoạn 2016–2017 dường như cũng dẫn đến việc tập trung và điều phối nhiều hơn hoạt động “xâm nhập” của Trung Quốc trên toàn cầu.

“Họ đang cố gắng trở nên hiệu quả hơn và trưởng thành hơn với tư cách là một tổ chức tình báo”, Read nói. “Các nhà cung cấp viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ – những nơi đơn lẻ có nhiều dữ liệu -đang được quản lý”.

Nhà cung cấp dịch vụ được quản lý (MSP) quản lý hệ thống công nghệ thông tin của công ty, tại cơ sở của công ty hoặc bên ngoài trong đám mây điện toán. Một MSP thực hiện điều này cho nhiều khách hàng, vì vậy nếu một hacker Trung Quốc xâm nhập hệ thống của họ, thì hacker đó có thể nhảy vào các hệ thống của nhiều công ty khách hàng.

Read cho biết năm hoặc sáu nhóm hacker khác nhau của Trung Quốc đã từng truy lùng cùng một mục tiêu công nghệ của Hoa Kỳ, thực tế là “đụng phải” nhau. Nhưng bây giờ FireEye có thể thấy rằng sự chồng chéo đã được giảm đi rất nhiều. “Họ chắc chắn đang tăng cường khả năng tích hợp”, ông nói.

Khả năng thứ hai mà Trung Quốc dường như đang cố gắng đạt được là xác định các công nghệ cụ thể mà họ cần để hoàn thành kế hoạch “Made in China 2025” — chiến lược đầy tham vọng của họ để thống trị các công nghệ quan trọng. Thông tin truyền qua Internet được tổ chức thành các đơn vị thông tin nhỏ gọi là gói tin và các gói tin đó có thể được chủ sở hữu mạng kiểm tra.

Việc có quyền truy cập vào các mạng công ty của Hoa Kỳ và phương Tây ở Trung Quốc – cho phép các cơ quan chính phủ Trung Quốc “đánh hơi gói tin” tất cả lưu lượng truy cập để tìm ra thuật ngữ chính xác liên quan đến công nghệ mà họ đang tìm kiếm.

Lê Minh

https://www.ntdvn.com/kinh-te/chien-tranh-cong-nghe-trung-quoc-dang-bi-mat-hien-dien-trong-cac-may-tinh-cua-my-109541.html

Không khí căng thẳng tại Hội nghị quân sự Bắc Kinh khi ông Tập xuất hiện

 Bình luậnĐông Phương

Gần đây, ông Tập Cận Bình đã tham dự hội nghị huấn luyện quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông thừa nhận rằng môi trường an ninh đã thay đổi và yêu cầu chuẩn bị cho chiến tranh. Những cảnh quay tại hội nghị cho thấy một không khí ảm đạm, ông Tập giữ nguyên vẻ mặt nghiêm nghị, ông không cười nên tất cả các sĩ quan cũng không dám cười.

Theo truyền thông ĐCSTQ đưa tin, hội nghị huấn luyện quân sự của Quân ủy Trung ương ĐCSTQ đã được tổ chức tại khách sạn Kinh Tây (Jingxi Hotel) vào chiều ngày 25/11. Cuộc họp do ông Hứa Kỳ

Lượng (Xu Qiliang) – Phó Chủ tịch Quân ủy chủ trì, các lãnh đạo quân đội khác đã tham dự cuộc họp bao gồm Phó Chủ tịch Quân ủy Trương Hữu Hiệp (Zhang Youxia), Ủy viên Quân ủy Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe), v.v. Ông Tập Cận Bình đã tham dự cuộc họp và có bài phát biểu.

Ông Tập nói rằng mục tiêu và nhiệm vụ hiện tại của ĐCSTQ về môi trường an ninh, tình hình đấu tranh quân sự và hình thái chiến tranh hiện đại… đều đã phát sinh những biến đổi mới. Toàn quân phải nâng cao nhận thức về khó khăn trước mắt, xác định rõ tình hình, luôn giữ đầu óc tỉnh táo và trạng thái tinh thần vững vàng, kiên quyết tập trung vào việc chuẩn bị cho chiến tranh. Ông cũng lại một lần nữa nhấn mạnh vào tăng cường sự lãnh đạo của đảng.

Một người dùng Twitter đã đăng video cho thấy, ông Tập Cận Bình chụp ảnh cùng các sĩ quan quân đội tham dự cuộc họp. Khi ông Tập bước vào hội trường, các sĩ quan đã xếp hàng ngay ngắn từ trước để đợi ông.

Nhìn thấy ông Tập tiến vào, các sĩ quan vỗ tay nhiệt liệt. Nhưng ông Tập vẫn giữ vẻ mặt nghiêm nghị, không có một nụ cười nhẹ, ông chỉ gật đầu chào các sĩ quan đang vỗ tay. Không một sĩ quan nào trong cuộc họp dám cười, họ vỗ tay một cách máy móc và bầu không khí khá ảm đạm.

Có cư dân mạng cho rằng, chính vì ông Tập Cận Bình đang bị “áp lực đè nặng” nên mới không cười nổi. Các sĩ quan cũng không thể nặn ra một nụ cười trước “sức ép” khủng khiếp của ông Tập.

Kể từ đầu năm 2020, vì ĐCSTQ che giấu đại dịch và áp dụng chính sách ngoại giao chiến lang, nên đã bị một liên minh thế giới do Hoa Kỳ đứng đầu bao vây và áp chế. Chính quyền ĐCSTQ rơi vào tình thế khốn đốn trước nay chưa từng có cả ở trong và ngoài nước, vậy nên áp lực của ông Tập vô cùng lớn.

Ông Dan Blumenthal, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ (AEI), phân tích rằng chính phủ ĐCSTQ do ông Tập Cận Bình kiểm soát hiện rất mong manh, nhưng tham vọng của ông ta lại không hề nhỏ, chính vì ĐCSTQ bị mắc kẹt trong chính những điểm yếu từ nội bộ, vậy nên càng gặp cản trở thì ông ta lại càng cố thông qua các hành động xâm lược bên ngoài để bù đắp lại.

Ông Blumenthal nói rằng, một dã tâm không được thỏa mãn cộng với một cường quốc vấp phải nhiều cản trở và khó khăn sẽ tạo thành một mối đe dọa đặc biệt.

ĐCSTQ không ngừng xâm lược ngoại bang nên đã khiến các nước cảnh giác và bất mãn. Vào tháng Mười, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã đề cập rằng, ĐCSTQ hiện đang dựa vào sức mạnh tự thân để đơn phương thay đổi hiện trạng ở Đông Á.

Trong cùng tháng, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert C. O’Brien cũng đăng bài viết trên tạp chí Foreign Affairs của Mỹ, chỉ ra rằng ĐCSTQ đã sử dụng hệ tư tưởng và nhiều cách thức bành trướng khác nhau để thay đổi biên giới, gây ra mối đe dọa cho Hoa Kỳ và các nước dân chủ ở Đông Á.

Hãng tin AP cho biết, Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ và Ấn Độ đang cố gắng đoàn kết các nước Đông Nam Á và các nước khác để tạo ra một “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phiên bản châu Á” nhằm đối trọng với ĐCSTQ.

Khi Thủ tướng Úc Scott Morrison thăm Nhật Bản vào hồi giữa tháng Mười Một, ông đã đạt được thỏa thuận với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga về việc tăng cường hợp tác quân sự song phương, nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Có phân tích cho rằng, ông Tập Cận Bình có thể đã nhận thức được những thay đổi trong nội bộ và đối ngoại, và cảm thấy áp lực từ những điều đó, vì vậy ông đã đưa ra cảnh báo cho quân đội và yêu cầu huấn luyện, chuẩn bị cho chiến tranh.

Ông Diêu Thành (Yao Cheng), một cựu Trung tá của Bộ Tư lệnh Hải quân ĐCSTQ, hiện sống tại Hoa Kỳ, nói rằng tình hình chính trị của ĐCSTQ hiện đang hỗn loạn, và quân đội ĐCSTQ không thiết tha gì ông Tập. Các sĩ quan cao cấp không còn đứng trong hàng ngũ của ông Tập nữa, họ đều đang xem chừng thế cục.

Ông Diêu nhấn mạnh rằng, những người lính của ĐCSTQ hoàn toàn không muốn ra chiến trường, có rất nhiều người đào ngũ, vấn đề nội bộ rất nghiêm trọng, và họ hoàn toàn không có khả năng khai chiến.

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/khong-khi-cang-thang-tai-hoi-nghi-quan-su-bac-kinh-khi-ong-tap-xuat-hien-109465.html

TQ-Úc có căng thẳng sau thuế rượu vang?

Nguyễn Quang Duy

Úc chuyển từ một quốc gia dựa vào khai thác khoáng sản, bảo trợ công nghiệp và nông nghiệp trở thành một quốc gia dựa trên dịch vụ, lên đến 70% GDP Úc đến từ các dịch vụ như giáo dục, y tế, tài chính và du lịch.

Năm 2003, Úc ký Hiệp Định thương mãi song phương đầu tiên với Singapore, rồi với Mỹ năm 2004 và sau đó với nhiều quốc gia khác.

Năm 2016 khi Anh Quốc quyết định rời khỏi Liên Hiệp Âu Châu, Chính phủ Úc ngay tức thì loan báo muốn ký hiệp định thương mại song phương với Anh Quốc.

Mặc dù đã ký nhiều hiệp định thương mại song phương, Úc vẫn sẵn sàng thương thuyết các hiệp định đa phương như TPP và RCEP, với mục đích mở rộng thị trường buôn bán đến khắp nơi trên thế giới.

Úc yêu cầu Trung Quốc xin lỗi vì bài đăng ‘kinh tởm’

Phóng viên Úc rời Trung Quốc ‘trong bế tắc ngoại giao’

Úc tạm ngưng thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong

Úc rất cẩn thận với Bắc Kinh

Úc cũng bắt đầu thương thuyết với Trung Quốc từ năm 2004, nhưng mãi 11 năm sau đến tháng 12/2015, dưới thời thủ tướng Tony Abbott, Úc mới phê chuẩn Hiệp Định mậu dịch với Bắc Kinh.

Hiệp định này bị đảng Lao Động và đảng Xanh phản đối vì Trung Quốc không phải là một thị trường tự do, và họ cho là với lề lối làm ăn của Bắc Kinh, Úc sẽ không thể bảo vệ được quyền lợi cho người lao động, cũng không mang lại lợi ích cho việc đầu tư và việc bảo vệ môi trường.

Năm 2016, ngay sau khi Hiệp Định được ký kết các công ty quốc doanh Trung Quốc đổ vào mua hầm mỏ, nông trại và cơ sở hạ tầng gây nguy cơ tiềm ẩn đến an ninh quốc gia.

Năm 2017, Úc phải ban hành Luật an ninh đối ngoại, cho quyền Uỷ ban đánh giá Đầu tư nước ngoài (FIRB) đánh giá an ninh quốc gia và phê chuẩn các khoản đầu tư từ ngoại quốc.

Mặc dù Chính phủ liên bang Úc không ủng hộ sáng kiến “Vành Đai Con Đường” của Bắc Kinh, nhưng giới chức Trung Quốc vẫn âm thầm móc nối với Chính Phủ các tiểu bang để thuê, mua hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Tháng 10/2020, Úc đã công bố Dự luật đầu tư nước ngoài với dự định sẽ được áp dụng từ đầu năm 2021, trao quyền cho Bộ trưởng Ngân khố kiểm tra an ninh và nếu cần yêu cầu các công ty nước ngoài phải bán lại các cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến quốc phòng, truyền thông, phi trường, cảng và năng lượng.

Ngay từ tháng 3/2012 Úc đã không cho phép công ty Huawei đấu thầu cung cấp mở rộng mạng lưới viễn thông Úc, đến tháng 8/2018 Úc tuyên bố cấm các công ty Trung Quốc tham gia mạng lưới 5G và Bộ Quốc phòng cũng ra lệnh cấm với ứng dụng WeChat và các điện thoại do Huawei sản xuất vì lý do an ninh.

Bắc Kinh “chính trị hoá mậu dịch”

Việc ký kết các hiệp định thương mại giữa 2 quốc gia hay giữa nhiều quốc gia là nhằm quy định lề luật chung trong việc buôn bán, cạnh tranh và tranh chấp, nhưng với Bắc Kinh nó bao gồm cả chính trị nước lớn.

Tháng 3/2019, khi Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi mở cuộc điều tra đại dịch toàn cầu xuất phát từ Vũ Hán, khiến Bắc Kinh giận dữ xé bỏ Hiệp Định mậu dịch tự do đã ký năm 2015.

Từ đó, Bắc Kinh liên tục đánh thuế hay tẩy chay hàng hóa của Úc, và mới thứ Bảy tuần trước, ngày 28/11/2020, Bắc Kinh đánh thuế lên đến 212% trên rượu vang Úc.

Mặc dù Chính phủ Úc tuyên bố không muốn đeo đuổi chiến tranh thương mại với Trung Quốc vì làm như thế không mang lại lợi ích gì cho nước Úc, nhưng Bắc Kinh vẫn giở trò nước lớn gây áp lực lên Úc.

Đến nay Trung Quốc vẫn từ chối trả lời đề nghị đàm phán thương mại từ phía Úc, một hành động được Dân biểu đảng Quốc gia George Christensen đánh giá:

“… với Úc buôn bán là thương mại còn với Trung Quốc mọi thứ đều là chính trị.”

Huyền thoại TTP chống Trung Quốc…

Ý tưởng “buôn bán là buôn bán còn chính trị là chính trị” của Dân biểu Úc George Christensen còn để trả lời cho cho bất cứ ai lập luận rằng Hiệp định TPP là đòn bẩy kinh tế gia tăng hợp tác giữa Hoa Kỳ với 11 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao vây và giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Nước Úc tham gia mọi Hiệp Định thương mãi vì quyền lợi kinh tế của Úc không phải để theo nước này chống nước khác.

Bài viết trước của tôi trên BBC “Liệu Hoa Kỳ có tái đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPP?” đã giải thích rõ việc cử tri và Quốc Hội Mỹ từ chối Hiệp định TPP ngay từ khi Tổng thống Obama bắt đầu thương thuyết TPP.

Chẳng lẽ chiến lược Xoay trục về Châu Á Thái Bình Dương của cường quốc số một trên thế giới lại dựa trên những giải thuyết thiếu vững chắc như thế ? và huyền thoại TPP chống TQ đã xuất phát từ đâu ?

Nhưng rõ ràng báo chí mười mấy năm qua thường xuyên nhắc tới, khiến nhiều người tin như thật và luyến tiếc khi Hoa Kỳ bỏ thương thuyết TPP.

Còn Bắc Kinh vẫn viện vào huyền thoại TPP theo Mỹ chống TQ thiếu thuyết phục để cho rằng Úc là “tay chân” cho Mỹ tại Á châu.

Những năm 1990, Tổ chức Thương Mãi Thế Giới (WTO) là tổ chức rất uy tín, nhưng từ khi Bắc Kinh tham dự tổ chức này đã mất dần ảnh hưởng.

Ngày nay nảy sinh nhiều hiệp định thương mại song phương và hiệp định đa phương như TPP và RCEP nhưng chính việc ký kết mà không tôn trọng luật chung nói rõ sự khủng hoảng của thương mại toàn cầu.

Thủ tục thông qua RCEP

Ngày 17/11/2020 Tòa Đại Sứ Trung Quốc ra thông báo với 14 yêu sách cho chính quyền Úc, ngầm phản đối việc Úc và Nhật Bản trong cùng ngày 17/11 đã ký kết Thỏa thuận quốc phòng (RAA) cho phép quân đội hai bên tập trận trên lãnh thổ của nhau.

Ngay sau đó Thủ tướng Scott Morrison bác bỏ các đòi hỏi của Bắc Kinh, ông tuyên bố nước Úc có chủ quyền việc thỏa thuận hợp tác quốc phòng với bất cứ quốc gia nào không ảnh hưởng đến quan hệ giữa Úc với Bắc Kinh.

Đồng thời ông Scott Morrison cũng nhắc đến việc Úc vừa ký Hiệp định thương mại châu Á (RCEP) giữa 15 quốc gia, trong đó có Úc, Nhật, Trung Quốc, và nước Úc luôn muốn mở rộng quan hệ làm ăn buôn bán với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Thủ tướng Morrison cho biết các bước kế tiếp liên quan đến việc Úc phê chuẩn RCEP sẽ được thực hiện theo đúng cách thức và thủ tục xây dựng hiệp ước của Úc.

Những bước này bao gồm việc điều trần trước Ủy ban về hiệp ước (the Joint Standing Committee on Treaties) đánh giá và phân tích lợi ích quốc gia của Hiệp định RCEP, trước khi được Quốc Hội bàn cãi và biểu quyết thông qua.

Nhiều quốc gia trong RCEP đã ký những Hiệp Định song phương với Úc, cũng như 7 nước khác đã tham gia Hiệp Định TPP, vì thế việc Úc phê chuẩn Hiệp định RCEP trong hoàn cảnh Bắc Kinh leo thang gây chiến với Úc sẽ trở thành một đề tài tranh luận về chủ quyền và lợi ích quốc gia trong những ngày sắp tới.

Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Úc.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-55133199

Covid-19: Trung Quốc thử nghiệm vắc-xin trên hàng trăm ngàn người

Tú Anh

Sinopharm, công ty dược phẩm Trung Quốc có liên hệ với quân đội, đã  yêu cầu cơ quan y tế cấp giấy phép bán vắc-xin ngừa Covid sau đợt thử nghiệm ở Trung Đông và Nam Phi. Bốn loại vắc-xin ngừa Covid-19, cũng do Trung Quốc chế tạo, đang được thử nghiệm giai đoạn 3, đã được tiêm cho hàng trăm ngàn người tại Hoa lục, bao gồm binh sĩ, y sĩ, công chức và du học sinh.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde gửi về bài phóng sự :

Mũ ni, áo dạ màu sẩm trong mùa đông thủ đô Bắc Kinh nổi bật trên màu trắng của các tòa nhà của trung tâm sinh hóa y học tọa lạc ở ngoại ô. Trước cổng, trong tiếng « rò rò » từ máy bộ đàm của nhân viên bảo vệ, một hàng rào tự động ra lệnh cho từng người có giấy phép ra vào đi tới. Còn đối với phóng viên chúng tôi thì « lần sau trở lại », một người không rõ danh tánh từ một văn phòng bước ra bảo thế. Cảnh tượng này chúng tôi thường gặp phải trong những lần đi làm phóng sự.

Các viện bào chế Trung Quốc không cho tiếp xúc với những người được tiêm ngừa khi mà chiến dịch thử nghiệm chưa kết thúc.

Từ bên kia đầu dây điện thoại, một nhân viên họ Triệu, 29 tuổi, của một công ty dầu hỏa nhà nước ở Thâm Quyến, cho biết trường hợp của anh : « Tôi nhận một liều vắc-xin Covid-19 tại Bắc Kinh hồi đầu tháng 8. Hai mươi trong số ba mươi đồng nghiệp của tôi đều phải làm như thế ». Anh giải thích thêm : « Công ty bắt buộc chúng tôi tiêm ngừa bởi vì chúng tôi phải đi công tác ở nước ngoài. Do lộ trình từ miền nam Trung Quốc lên Bắc Kinh rất xa, nên chúng tôi phải nhận hai liều trong một ngày cách nhau có 30 phút ».

Chiến dịch tiêm ngừa, nằm trong tiến trình gọi là « khẩn cấp » và dành riêng cho những người sắp đến các vùng bị dịch, do nhà nước thực hiện. Các viện bào chế lớn của Trung Quốc đều thông báo. Liu Jing Zhen, chủ tịch Sinopharm, trong cuộc họp báo ngày 06/11/2020 cho biết các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Bahrein đã bắt đầu dùng vắc-xin của Sinopharm. Tại Trung Quốc, chiến dịch tiêm ngừa khẩn cấp bắt đầu từ tháng 07. Hơn 100.000 người đã được tiêm ở các viện bào chế ở Bắc Kinh và Vũ Hán. Không có trường hợp phản ứng phụ nào được báo cáo ».

Không phản ứng phụ, đó cũng là khẳng định của nhân viên dầu hỏa họ Triệu : « Cá nhân tôi không thấy có gì khác lạ sau khi tiêm. Thuốc ngừa chỉ mới ở giai đoạn thử nghiệm thứ ba, nhưng tôi và các đồng nghiệp không bị phản ứng phụ ».

Các cuộc thử nghiệm có vẻ đạt hiệu quả cao, đến 99%, theo như lời cựu bộ trưởng tài chính Lâu Kế Vĩ, sau khi nhận hai liều như các thành viên trong chính phủ.

Thế nhưng, một nữ nhân viên phi trường Hà Bắc, một bác sĩ ở Đường Sơn và nhiều người khác đã được chích ngừa mà phóng viên chúng tôi có cơ hội tiếp xúc đều giữ thái độ thận trọng : « Các viện bào chế buộc chúng tôi phải ký giấy cam đoan giữ bí mật ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201130-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m-v%E1%BA%AFc-xin-tr%C3%AAn-h%C3%A0ng-tr%C4%83m-ng%C3%A0n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di

Thái Lan : Người dân biểu tình trước doanh trại Vệ binh Hoàng gia

Thùy Dương

Hàng ngàn người ủng hộ dân chủ ở Bangkok hôm qua 29/11/2020 biểu tình trước doanh trại của một đơn vị Vệ binh Hoàng gia Thái Lan, vốn được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quốc vương.

Người biểu tình hôm qua giơ cao những con vịt vàng được bơm căng hơi, mà họ coi là tượng trưng cho quân đội, những người “bước qua đầu” nhân dân để thống trị đời sống chính trị Thái Lan. Đây là cuộc biểu tình mới nhất trong loạt biểu tình diễn ra gần như hàng ngày ở thủ đô Bangkok. Lần này, phong trào đấu tranh nhắm vào trung đoàn bộ binh số 11.

Các lối vào và tường của doanh trại phủ hàng rào dây thép gai, với nhiều cảnh sát mặc y phục chống bạo động đứng gác bên ngoài. Đơn vị này, cũng như trung đoàn bộ binh số 1, được đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Quốc vương Maha Vajiralongkorn từ năm 2019, nhằm củng cố thêm quyền lực cho nhà vua Thái Lan.

AFP trích lời một trong những thủ lĩnh chính của phong trào, Parit « Penguin » Chiwarak : « Hai trung đoàn này trong quá khứ có liên quan đến việc đàn áp dân chúng … Họ cũng đóng một vai trò trung tâm trong các cuộc đảo chính ». Cô Farng, một sinh viên 30 tuổi, nhấn mạnh : « Quân đội lẽ ra nên phục vụ chúng tôi, những người đóng thuế, chứ không phải phục vụ chế độ quân chủ … Vai trò của họ là bảo vệ người dân ».

Trên thực tế, từ lâu nay, tại Thái Lan, quân đội tự cho là lực lượng bảo vệ Hoàng tộc giàu có, với khối tài sản ước tính 30 – 60 tỷ đô la. Và cũng với danh nghĩa bảo vệ quốc vương, quân đội Thái đã tổ chức hơn một chục cuộc đảo chính kể từ khi chế độ quân chủ chuyên chế chấm dứt vào năm 1932. Lần đảo chính gần đây nhất là hồi năm 2014.

Sau vụ lực lượng an ninh sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán người biểu tình cách nay ít ngày, các nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh dân chủ tại Thái Lan chủ trương hành động ôn hòa. Người biểu tình yêu cầu thủ tướng Prayut Chan-O-Cha từ chức, Hiến pháp phải được soạn thảo lại, bởi Hiến pháp hiện hành được cho là có nhiều lợi thế cho quân đội. Cải tổ chế độ quân chủ cũng là một yêu sách của phong trào đấu tranh dân chủ Thái Lan.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201130-th%C3%A1i-lan-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-doanh-tr%E1%BA%A1i-v%E1%BB%87-binh-ho%C3%A0ng-gia

Biểu tình Thái Lan: Hàng ngày, liên tục không ngừng nghỉ

Vũ Dương

Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ của người dân Thái Lan tiếp tục nóng lên, song song với các cuộc biểu tình chống đảo chính trong những ngày gần đây.

Hôm qua (29/11), nhóm người biểu tình đã tập trung bên ngoài doanh trại Trung đoàn bộ binh số 11 của quân đội để phản đối đảo chính tại một quốc gia đã khá quen thuộc với các sự vụ như vậy. Trên thực tế, chính quyền đương nhiệm cũng là hệ quả của một cuộc đảo chính hồi năm 2014.

Song song với đó, làn sóng biểu tình phản đối hoàng gia vẫn rất sôi nổi. Hiện tại khi Quốc vương Thái Lan đã có thể trực tiếp nắm quyền chỉ huy Trung đoàn bộ binh số 11, đã có các nhóm biểu tình chủ trương rằng Trung đoàn bộ binh số 11 nên quay về chịu sự quản lý của quân đội, theo CNA.

Kể từ tháng 7, Thái Lan đã dấy lên làn sóng phong trào sinh viên khắp cả nước với các nhóm biểu tình kêu gọi Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức, sửa đổi hiến pháp và cải tổ hoàng gia.

Các cuộc biểu tình bắt đầu nóng lên vào giữa tháng 10, và việc cải tổ hoàng gia đã trở thành tâm điểm của các cuộc biểu tình. “Nhân Dân” (People) do nhiều nhóm biểu tình hợp thành đã từng đệ đơn lên Đại sứ quán Đức tại Thái Lan, yêu cầu nước Đức hỗ trợ điều tra về hành vi của Quốc vương Thái Lan Vajiralongkorn trong khoảng thời gian ở tại Đức. Các nhóm biểu tình cũng đã diễu hành bên ngoài Cung điện Hoàng gia và đệ trình những yêu cầu của mình lên Quốc vương Thái Lan thông qua phương thức mỗi người một lá thư, hy vọng Quốc vương Thái Lan có thể lắng nghe tiếng nói của người dân.

Cuộc biểu tình gần đây nhất liên quan đến hoàng gia là khi các nhóm biểu tình đến trụ sở của Ngân hàng Thương mại Siam Thái Lan (Siam Commercial Bank) vào ngày 25/11 yêu cầu minh bạch trong việc quản lý tài sản của hoàng gia.

Khi tình hình kháng nghị tiếp tục nóng lên, các giới lo lắng rằng tình hình sẽ xấu đi, có tin đồn một cuộc đảo chính sẽ diễn ra. Hôm 27/11, các nhóm biểu tình đã tập trung tại Giao lộ Lat phrao (Lat phrao Intersection) ở phía bắc Bangkok để bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ cuộc đảo chính.

“Năm nay tôi 18 tuổi nhưng đã chứng kiến tới 2 cuộc đảo chính. Điều đó hoàn toàn sai trái. Chúng tôi không muốn lịch sử tái diễn”, Tan, một học sinh trung học tham gia biểu tình, nói với hãng tin Reuters.

Reuters bình luận cuộc diễn tập chống đảo chính ngày 27/11 cho thấy người Thái có lẽ đã quá mệt mỏi với các cuộc binh biến. “Họ muốn loại bỏ ông Prayuth, một cựu lãnh đạo quân đội đã tham gia đảo chính năm 2014, nhưng cũng không muốn một vị tướng khác thay thế ông”, hãng tin của Anh viết.

Đến chiều hôm qua (29/11), đã có các nhóm biểu tình khác tập trung bên ngoài Trung đoàn bộ binh số 11 của quân đội bày tỏ mong muốn “giải trừ lực lượng vũ trang quân đội”.

Trung đoàn bộ binh số 11 có quan hệ mật thiết với hoàng gia. Vào ngày 30/9/2019, Công báo Chính phủ Hoàng gia Thái Lan (Royal Thai Government Gazette, gọi tắt là Công báo Hoàng gia) đã công bố lệnh khẩn cấp do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha ký về việc chuyển một phần quân số và ngân sách quân sự của Trung đoàn bộ binh số 1 và Trung đoàn bộ binh số 11 đóng trụ sở ở Bangkok từ Hệ thống chỉ huy quân đội sang Bộ Tư lệnh An ninh Hoàng gia (Royal Security Command), tức là Quốc vương Thái Lan có thể trực tiếp chỉ huy số quân này.

Nhóm biểu tình “Nhân dân” ra thông cáo chỉ ra rằng lý do chọn Trung đoàn bộ binh 11 là vì đơn vị này đã có vai trò quan trọng trong một số cuộc đảo chính trước đây, Quốc vương Thái Lan không nên có quân đội riêng, họ chủ trương nên đưa Trung đoàn bộ binh 11 trở lại chịu sự quản lý của quân đội.

Khoảng hơn một trăm người biểu tình đã tập trung tại cổng Trung đoàn bộ binh 11 vào khoảng 3 giờ chiều, phía cảnh sát ngoài việc triển khai lượng lớn cảnh sát và dây thép gai, cũng điều động nhiều xe vòi rồng. Tình hình hiện trường hết sức căng thẳng, sau đó người biểu tình đã tiếp xúc với cảnh sát, xe vòi rồng đã lùi lại vài trăm mét, giữa hai bên không xảy ra xung đột.

Khoảng 5 giờ tối, một nhóm biểu tình khác trên nghìn người mang theo các hình nộm bơm hơi hình chú vịt đã diễu hành từ trạm tàu điện ngầm (BTS) gần nhất đến cổng lớn của Trung đoàn Bộ binh 11 và đóng trụ tại khu vực này. Những người biểu tình lần lượt bước lên sân khấu được dựng tạm bằng những chiếc xe tải diễn thuyết bày tỏ lời kêu gọi chống chính phủ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bieu-tinh-thai-lan-hang-ngay-lien-tuc-khong-ngung-nghi.html

Úc yêu cầu Trung Quốc xin lỗi vì đăng hình ảnh giả mạo ‘kinh tởm’

Úc đã yêu cầu Trung Quốc xin lỗi về việc đăng một bức ảnh giả mạo trên tài khoản Twitter của chính phủ, mô tả hình ảnh một binh sĩ Úc sát hại một trẻ em Afghanistan.

Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Scott Morrison nói rằng Bắc Kinh nên cảm thấy “cực kỳ xấu hổ” vì đã chia sẻ hình ảnh “kinh tởm”.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa hai nước đang leo thang.

Trung Quốc áp thuế tới 200% với rượu vang Úc

Phóng viên Úc rời Trung Quốc ‘trong bế tắc ngoại giao’

Hình ảnh này bóng gió về tội ác chiến tranh của một số binh sĩ Úc.

Cảnh báo: Câu chuyện có chứa hình ảnh gây tổn thương.

Hôm thứ Hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng một tấm ảnh đã được chỉnh sửa có nội dung thể hiện một người lính Úc với con dao đẫm máu bên cạnh một đứa trẻ. Đứa bé đang ôm một con cừu.

Đài ABC của Úc đưa tin rằng hình ảnh này dường như ám chỉ đến những tin đồn vô căn cứ về việc những người lính tinh nhuệ của Úc đã dùng dao để sát hại hai thiếu niên Afghanistan. Tuy nhiên, cuộc điều tra không tìm thấy bằng chứng nào củng cố tin đồn này.

Dòng tweet viết: “Sốc trước việc binh lính Úc sát hại thường dân và tù nhân Afghanistan. Chúng tôi cực lực lên án những hành vi như vậy và kêu gọi họ phải chịu trách nhiệm.”

Úc cũng đã yêu cầu Twitter xóa bài đăng khỏi nền tảng này, mô tả đó là “thông tin xuyên tạc”.

Ông Morrison mô tả bài đăng trên là “thực sự kinh tởm, xúc phạm sâu sắc, cực kỳ vô nhân đạo”.

“Chính phủ Trung Quốc nên cảm thấy vô cùng nhục nhã về bài đăng này. Điều đó hạ thấp họ trong mắt cộng đồng quốc tế” ông nói.

“Đó là một hình ảnh giả mạo và là sự sỉ nhục khủng khiếp đối với lực lượng quốc phòng của chúng ta.”

Ông nói thêm rằng Úc đã thiết lập một quy trình minh bạch để điều tra các cáo buộc về tội ác chiến tranh, như là một quốc gia “dân chủ, tự do” được mong đợi.

Đấu khẩu leo thang

Ông Morrison tiếp tục bằng việc thừa nhận rằng có những căng thẳng “chắc chắn” giữa hai nước, nhưng nói: “Đây không phải là cách đối phó với việc này.”

Ông cảnh báo Bắc Kinh rằng các quốc gia khác trên thế giới đang dõi theo các hành động của họ đối với Úc.

Quan hệ song phương đã nhanh chóng xấu đi trong năm nay sau khi Úc dẫn đầu cuộc kêu gọi điều tra về nguồn gốc của đại dịch virus corona, và cuộc thảo luận tiếp tục diễn ra về cáo buộc việc Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề của Úc.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã áp đặt một loạt đòn kinh tế – bao gồm thuế và cấm vận các hoạt động kinh doanh – đối với khoảng một chục mặt hàng nhập khẩu từ Úc bao gồm rượu vang, lúa mạch và thịt bò.

Úc đã mô tả hành động của Trung Quốc là “áp bức kinh tế”.

Đây là điểm thất mới nhất trong mối quan hệ vốn đã rất căng thẳng giữa hai đối tác thương mại lớn này.

Tuần trước, ông Triệu Lập Kiên nói rằng bản báo cáo tội ác chiến tranh đã “phơi bày hoàn toàn sự đạo đức giả về nhân quyền và tự do mà các nước phương Tây luôn hô hào”.

Nhưng dòng tweet của ông Triệu đã gây chấn động cho Scott Morrison, khiến ông không còn dùng ngoại giao nữa. Vị thủ tướng cho rằng chính phủ Trung Quốc nên “nhục nhã” về bài đăng này và mô tả đây là một “kinh tởm và sự sỉ nhục khủng khiếp”.

Đây là dấu hiệu khác cho thấy mọi thứ đã trở nên tồi tệ như thế nào giữa Canberra và Bắc Kinh, ngay lúc quan hệ đang hai nước cực kỳ căng thẳng và các nhà xuất khẩu của Úc đang lo sốt vó về những mức thuế quan khác mà họ sẽ chịu từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng leo thang.

Thủ tướng thừa nhận rằng giữa hai nước có những vấn đề nhưng dòng tweet này, ông nói, đã đi quá xa.

Đầu tháng này, đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã lưu hành một danh sách đến các phương tiện truyền thông địa phương, nêu rõ 14 chính sách trên lĩnh vực mà họ cho rằng Úc đã hành động theo hướng làm trầm trọng thêm quan hệ đôi bên.

Những điều này bao gồm quyết định của Úc ngăn các dự án đầu tư của Trung Quốc, cấm công ty công nghệ Trung Quốc Huawei tham gia đấu thầu 5G và “sự can thiệp vô cớ liên tiếp vào các vấn đề Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan của Trung Quốc”.

Úc cho biết họ sẽ không thay đổi quan điểm chính sách của mình.

Hôm thứ Hai, ông Morrison xác nhận rằng yêu cầu của Australia về các cuộc gặp với các bộ trưởng cấp cao của Trung Quốc tiếp tục bị cự tuyệt.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55126454

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?