Ưu tiên hàng đầu của Joe Biden vẫn là “dẹp loạn” trên Biển Đông

 

Nếu không có gì bất thường,nếu Donald Trump không lật ngược được thế cờ, thì ông Joe Biden của đảng Dân chủ sẽ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/01/2021. Ông Biden cho biết sẽ đưa ra chính sách chống dịch bệnh Covid-19, ngay trong ngày đầu nhận nhiệm vụ. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là “dẹp loạn” trên Biển Đông.

Chính quyền của Biden cũng sẽ phải quay cuồng đối phó với tình hình kinh tế sa sút và nạn thất nghiệp lên cao trên toàn Thế giới do Covid 19 gây ra.

Về chính sách đối ngoại, các nhà nghiên cứu cho rằng, ông Joe Biden sẽ phải đổi mới toàn diện quan hệ với đồng minh, nhưng đồng thời cũng cảnh giác cao độ với các nước đối thủ của Mỹ. Theo đó, chính sách ngoại giao và mậu dịch tương lai của Chính quyền Biden sẽ có những điều kiện ngặt nghèo hơn về dân chủ và nhân quyền đối với các đối tác.

Có hai điều chờ đợi của các đồng minh và đối tác của Mỹ.Đó là, chờ đợi phục hồi quá trình hợp tác và tin tưởng lẫn nhau giữa các đồng minh đã bị chính quyền Trump “phá”;chờ đợi một chính sách ngoại giao nhất quán, không có tính cách bốc đồng và bắt nạt.

Đến hiện tại, ba đồng minh lớn của Mỹ là Pháp, Anh và Đứcđều tỏ rõ sự hoan hỉ. Đây là banước đầu tiên gửiđiện chúcmừng ông Biden đắc cử Tổng thống. Trong điện mừng, họ muốn Mỹ từ bỏ đường lối hành động đơn phương, gia nhập lại Hiệp định Khí hậu Paris để cùng nhau chặn đứng sự tàn phá môi sinh, hâm nóng địa cầu; tham gia trở lại Tổ chức Y tế thế giới(WHO) để cùng nhau giải quyết đại dịch Covid-19 đã để lại hậu quả nặng nề.

Ba đồng minh lớn đã đánh giá tổng thể những thất bại của chính quyền Donald Trump sau bốn năm cầm quyền. Cụ thể, chính quyền Trump đã: Gây căng thẳng và làm suy yếu các liên minh chính và làm suy yếu quyền lực cứng và quyền lực mềm của Mỹ, vì thế giới bớt tin vào khả năng lãnh đạo và giá trị của Mỹ; các cố gắng thay đổi chế độ đã thất bại ở Iran, Bắc Triều Tiên, và Venezuela; “áp lực tối đa”chưa có kết quả đối với Trung Quốc; chính sách “Mỹ trên hết” khiến Mỹ bị cô lập; không ngăn chặn được sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, v.v..

Vẫn theo nhận định của các đồng minh, giai đoạn đầu, chính quyền Trump không hề có ý định gây chiến tranh mậu dịch với Trung Quốc. Họ chỉ muốn ký một thương ước “lịch sử” đặt quan hệ kinh tế-thương mại song phương trên căn bản công bằng và lưỡng lợi, buộc Trung Quốc phải cải tổ cơ cấu, không được “ăn cắp công nghệ” của Mỹ. Do chỗ những mục tiêu này không đạt, cho nên mới xảy ra chế tài và thương chiến.

Vị “Tổng thống chờ” Biden cho rằng, cuộc chiến tranh thuế suất là một sai lầm nghiêm trọng, cộng với đại dịch Covid-19 làm cho hai nước vô cùng lúng túng, nhưng Trung Quốc khắc phục nhanh và hiệu quả hơn, đẩy Mỹ lùi lại phía sau.

Nhiệm kỳ qua, không thể phủ nhận những nỗ lực của chính quyền Donald Trump. Mỹ dường như đã lập được một cái khung để lôi cuốn hai nước lớn là Nhật và Ấn “đấu súng” với Trung Quốc. Những cuộc thao diễn quân sự chung của bốn nước để bảo vệ an ninh khu vực và “ngăn chặn những kẻ đe dọa môt khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do và rộng mở” buộc Trung Quốc cẩn trọng, dè dặt hơn.

Có điều, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tạo cơ hội cho Trung Quốc củng cố vai trò lãnh đạo kinh tế và chính trị của mình trong khu vực qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện và sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.

Chưa ngồi vào ghế, nhưng Joee Biden tuyên bố:Các chính sách của Mỹ sẽ nhất quán hơn, không o ép đồng minh và tìm cách xây dựng lại lòng tin đã mất. Quan tâm trước mắt của Biden là đối phó với nạn dịch Covid-19, phục hồi nền kinh tế Mỹ, và ổn định tình hình nội bộ, đương nhiênvẫn coi việc ngăn chặn hiểm họa trên Biển Đông là ưu tiên hàng đầu.

Khác với Trump khi ông này luôn coi Tập là “người bạn tốt của tôi” và làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, Biden từ khi tranh cử, đã từng gọi Tập là “côn đồ”. Ông cam kết sẽ phục hồi vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc cổ vũ những giá trị nhân quyền và dân chủ.

Bidencho rằng, thương chiến với Trung Quốc qua biện pháp tăng thuế suất là một điều cực kỳ sai lầm. Độc giả hãy hình dung, quan hệ Mỹ-Trung trong thời gian tới như một cái cân, quyền lợi quốc gia được tính bằng tấn, bằng tạ, còn quan hệ cá nhân chỉ nhẹ như cân, như lạng.Tương tự, đấu tranh đi đôi vớihợp tác, nhưng đấu tranh là chủ yếu, là đòn đánh quyết định.

Hãy nắn gân kẻ “côn đồ” thế đã! Chờ xem khi chính thức ngồi vào ghế Tổng thống, Biden sẽ giở chiêu bài nào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?