Tin Việt Nam – 28/11/2020

 Tin Việt Nam – 28/11/2020

Viên chức cơ quan thuế tiết lộ, do ngân sách khó khăn nên các công ty phải nộp thuế khi chưa biết kế quả kinh doanh

Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 27 tháng 11 năm 2020 loan tin, liên quan đến việc nhà cầm quyền Cộng sản ra quy định bắt các công ty phải nộp trước 75% thuế thu nhập của cả năm vào tam cá nguyệt 3 khi chưa biết kết quả kinh doanh, ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cơ quan Thuế Cộng sản cho biết nguyên nhân là do đặc thù ngân sách của nhà cầm quyền đang rất khó khăn, nên tốc độ thu ngân sách có ý nghĩa rất quan trọng với nhà cầm quyền.

Ông Minh lại giải thích thêm, trên thực tế các công ty dù có lợi nhuận nhưng cũng chưa nộp vào ngân sách cho nhà cầm quyền theo đúng thời hạn, vì vậy cơ quan thuế Cộng sản đã đề nghị quy định trên để ép các công ty nộp thuế kịp thời để phục vụ cho ngân sách điều hành của nhà cầm quyền. Theo báo Thanh niên, quy định này của nhà cầm q

uyền đã bị các công ty, chuyên gia phản đối rất nhiều vì nó không khuyến khích công ty làm ăn, bị giam vốn. Trước đó, trên báo Vietnamnet, đại diện một công ty bất mãn nói rằng, trên thế giới này không có quốc gia nào đánh thuế thu nhập trong tương lai như Việt Nam. Vì thuế thu nhập công ty phải được thu trên khoản thu nhập chịu thuế, còn ở đây công ty chưa biết có thu nhập hay không thì lấy đâu ra thuế để đánh.

Quy định thu thuế của nhà cầm quyền viết là thu nhập tạm tính, nhưng lại bắt công ty phải tạm tính khoản thu nhập tương lai phải chính xác để nộp trước 75% thuế của cả năm nhưng nếu tính sai thì phải bị phạt khoản chênh lệch nộp chậm. Ngoài ra, nhà cầm quyền chỉ có quy định phạt công ty nộp thiếu số tiền thuế thu nhập trong tương lai, nhưng lại không có quy định nếu công ty nộp thừa thì nhà cầm quyền sẽ trả lại tiền đã nộp thừa cho công ty, hoặc công ty phải chờ 6 tháng sau khi trách nhiệm phát sinh thuế mới được làm các thủ tục rất phức tạp để lấy lại tiền thừa.

https://www.sbtn.tv/vien-chuc-co-quan-thue-tiet-lo-do-ngan-sach-kho-khan-nen-cac-cong-ty-phai-nop-thue-khi-chua-biet-ke-qua-kinh-doanh/

30 hộ dân bất ngờ bị chủ dự án bít lối đi

Hiểu Minh

Trong mấy ngày qua, khoảng 30 hộ dân thôn Thành Phát kêu cứu khi dự án khu biệt thự Nha Trang Sea Park do Công ty Cổ phần phát triển nhà và đô thị HUD Nha Trang làm chủ đầu tư nằm trên triền dốc núi Hòn Ông, thuộc khu dân cư Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP. Nha Trang – Khánh Hòa) bít lối đi, theo SGGP.

Theo phản ánh, hơn 10 năm trước, để thực hiện dự án này, một số hộ dân có đất tại khu vực này đã bị thu hồi để thực hiện dự án. Sau khi bị thu hồi, một số hộ dân chuyển lên cao cạnh phần mộ tổ tiên (khu

vực phía sau dự án) để xây dựng nhà. Bên cạnh đó, một số hộ dân khu Hòn Rớ và một số địa phương khác cũng đến xây dựng nhà phía sau dự án.

Đến nay có khoảng 30 hộ dân sống bên trên dự án biệt thự Nha Trang Sea Park. Do đây là khu vực triền núi, cạnh bên là con suối nên người dân phía trên dự án đi chung đường của dự án để ra phố, đi học, đi làm… Tuy nhiên, nhiều ngày qua, chủ đầu tư dự án Nha Trang Sea Park bất ngờ múc đất, phá con đường từ nhà dân đi qua dự án.

Cùng với đó, chủ dự án biệt thự Nha Trang Sea Park khóa cổng chính dự án, không cho người dân lên xuống. Ông Phạm Tấn An (60 tuổi) một người dân sống bên trên dự án cho biết, gia đình ông giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án nên dời lên bên trên dự án sinh sống.

“Nhiều năm nay, người dân đi con đường qua dự án. Giờ chủ đầu tư phá đường, chặn cửa không cho chúng tôi đi nữa gây nhiều khó khăn trong cuộc sống. Giờ để lên nhà phải đi bộ mấy trăm mét đường núi. Như tôi bị cụt một chân đi lại rất khó khăn”, ông An bức xúc.

Phản hồi về sự việc trên với báo Dân Trí, chiều 26/11, ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nhà và đô thị HUD Nha Trang, chủ đầu tư dự án Khu biệt thự Nha Trang Sea Park, cho rằng: Trước đây hàng chục hộ dân sinh sống phía lưng dự án đi đường mòn, ven suối. Sau khi dự án xây dựng hệ thống đường nội bộ thì người dân chuyển sang đi đường của dự án.

Chủ đầu tư dự án cho rằng do người dân đi lại nhiều, không quản lý được nên tạm thời đóng cổng ra vào dự án. “Việc người dân đi đường của dự án sẽ mất an ninh trật tự, chúng tôi không quản lý được. Do đó chúng tôi yêu cầu đóng cổng dự án, kiểm soát ra vào, chỉ người trong dự án mới được đi thôi”, ông Nguyễn Quyết Thắng phân trần.

Nguồn tin trên cho hay, sau nhiều ngày người dân lên tiếng phản đối vì bị “bịt” lối đi, chủ đầu tư đã mở cửa cho người dân đi lại qua cổng dự án nhưng yêu cầu người dân bỏ lại xe đạp, xe máy… tại cổng ra vào dự án. Khi đi qua đường dự án, người dân phải đi bộ.

https://www.dkn.tv/thoi-su/30-ho-dan-bat-ngo-bi-chu-du-an-bit-loi-di.html

Vụ Thủ Thiêm ở TPHCM: Liệu Bí thư Nên có làm nên chuyện?

Báo chí và truyền thông Việt Nam cuối tuần đăng tin về việc đại diện lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ và đối thoại với người dân khiếu nại xung quanh vụ tranh cãi đất đai đã diễn ra nhiều năm nay trên địa bàn thành phố đông dân nhất Việt Nam.

Hôm thứ Sáu, 27/11/2020, từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, trước hết đưa ra bình luận khái quát của ông về diễn biến mới này và điều gì có thể thấy và nên lưu ý khi nhìn vào diễn biến đó.

Thanh tra chỉ là một bên hay quyết định hết?

“Tôi có nghe thông tin về việc Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn và Phó chủ tịch UBND Thành phố, ông Võ Văn Hoan đối thoại với hai chục người đại diện cho người dân Thủ Thiêm hôm nay.

Thử thách nào chờ đợi ông Nguyễn Văn Nên ở TPHCM?

700 dân Thủ Thiêm ‘mòn mỏi’ chờ Thủ tướng

Công bố ‘nhiều sai phạm’ trong quy hoạch KĐT Thủ Thiêm

LS Trần Quốc Thuận: Vài điều muốn nói trước Đại hội đảng

VN: Bắt tạm giam, khởi tố em trai cựu Bí thư Lê Thanh Hải

“Nhận xét đầu tiên của tôi là việc đối thoại này như thế là giữa những bên nào, giữa hai bên, hay là giữa ba bên trong diễn biến này – Thanh tra Chính phủ, UBND thành phố tức chính quyền địa phương và người dân, thì đó là một câu chuyện quan trọng phải nhận thức, làm rõ, vì khi đưa ra công khai như thế thì phải làm sáng tỏ vị trí của các bên, bởi nó có thể liên quan và dẫn tới một cái kết như thế nào.

“Bởi vì theo luật Thanh tra, thanh tra là cơ quan của Chính phủ, và sau khi tiến hành thanh tra thì kết luận của thanh tra có giá trị pháp lý để xem xét như một nguồn, nhưng phải lưu ý ở đây có phải là một thanh tra độc lập, như tiến hành bởi một cơ quan, tổ chức độc lập khác không.

“Mặt khác, nếu đã đưa Thanh tra Chính phủ vào và “đối thoại” như thế, thì trong cuộc đối thoại này, phải có vai trò lớn hơn là chính bản thân Chính phủ, cơ quan cấp trên của Thanh tra Chính phủ.

“Và tôi nhấn mạnh lưu ý rằng nếu Chính phủ giải quyết hay làm không xong thì đôi khi dẫn đến Tòa án, và tôi cho rằng vụ này cũng có thể trở thành một vụ án điển hình.

“Trước đó đã có vụ Đồng Tâm ở miền Bắc cũng đã lớn chuyện, cũng đưa Thanh tra Chính phủ vào và sau đó diễn biến tiếp, kết cục ra sao, mọi người đã biết rồi.

“Còn vụ Thủ Thiêm này về thời gian, quy mô có thể còn kéo dài và lớn hơn vụ Đồng Tâm, đối với nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ai cũng biết vụ này cả, và cả nước cũng biết, nhưng giải quyết như thế là đã để kéo dài.

“Cần xem xét kéo dài là do đâu, ở đâu và theo tôi như vậy phải có một phán quyết, thẩm định, kể cả thẩm định những bằng chứng, tư liệu của quan chức hay cựu quan chức có chức có quyền đưa ra, chứng cứ của ông Võ Viết Thanh, nguyên phó rồi lãnh đạo UBND Thành phố, là người quan trọng, có chức, có quyền, nhưng cũng có phải giám định thực, giả hay không, thì cứ khách quan mà làm và phải giám định mọi thứ cần thiết, liên quan.

“Theo tôi, qua cách làm gặp gỡ, đối thoại như hôm nay, thì không ai có thẩm quyền buộc tội, phán quyết cuối cùng trong vụ này và khi thẩm định, thì cần lưu ý xem cơ quan thẩm định có khách quan và đủ năng lực hay không, nếu không thị sẽ rơi vào tranh cãi tiếp và sẽ dẫn tới cái kết vô hồi, tức là tranh cãi liên miên không hồi kết.”

“Tôi nghĩ đến này phải đưa ra thành một vụ kiện tại Tòa án và nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở đây, kể cả pháp luât hình sự, thì phải truy tố và xử lý những người vi phạm, buộc tội những ai hữu trách gây ra vi phạm và vụ việc theo đúng pháp luật.”

Nguyên nhân chính của việc kéo dài?

Khi được hỏi vì sao vụ việc Thủ Thiêm bị kéo dài và tại sao không thể được xử lý, giải quyết sớm hơn, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:

“Tôi nghĩ là có nhiều chuyện uẩn khúc đằng sau đó, và trong số đó có chuyện giá đất đã tăng rất nhiều, có nơi tăng đến mấy chục lần, như có người nói với tôi có chỗ 1 mét vuông lên giá tới trên 200 triệu đồng Việt Nam, trước đây nhiều chỗ đất đai còn là sình lầy, bây giờ đều thành đất đô thị có thể quy hoạch đắt giá và có thể những ai đó đang nắm những chỗ đó họ rất biết giá trị của nó.

“Thành ra khi họ đưa ra chứng cứ từ nguồn của ông Võ Viết Thanh, thì cũng phải xem xét cụ thể chứng cứ đó có đúng không và kết luận theo tôi phải cụ thể, không thể trung trung trên trời được.

“Tôi nghĩ chuyện này nếu mà điều tra rốt ráo, có thể biết đâu sẽ thấy cả vấn đề hình sự và đó là chuyện lớn, và nhân dân, cán bộ thành phố Hồ Chí Minh đều đang chờ đợi, nhưng trở lại với vấn đề, tôi nghĩ nguyên nhân rất lớn là vấn đề giá đất và giá trị toàn khu đất đã lên rất cao, người ta khó từ bỏ.

“Trước đây, ông Nguyễn Thiện Nhân, khi mới về lại thành phố và thay ông Đinh La Thăng bị chuyển và sau bị bãi chức chiếc ghế Bí thư Thành ủy, ông Nhân năm đó có hứa là đến tháng 11/2018 sẽ giải quyết xong, nhưng rõ ràng là đến bây giờ vẫn chưa xong.

“Tôi cho rằng ở đây có những uẩn khúc đằng sau và nó đến từ những thế lực ngầm có quyền lực, sức mạnh và tiền bạc, theo tôi nếu điều tra cẩn thận, phát hiện vấn đề, có thể và cần truy tố, làm nghiêm, còn nếu không, không khéo sẽ để dẫn tới kết cục như vụ Đồng Tâm rất phức tạp, mà đã giải quyết được căn gốc, thấu đáo, thuyết phục đâu.”

“Ông Nên liệu có làm nên?”

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?