Tin Tổng Hợp – 31/7/21


No sub-categories

Tin Tổng Hợp – 31/7/21

Lớn giọng cảnh báo Vương quốc Anh, Thời báo Hoàn Cầu chơi trò ‘rung cây nhát khỉ’ với các nước còn lại

Mới đây, hôm 29/7, tờ Thời Báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã có một bài xã luận đưa ra lời “răn đe” đối với Vương Quốc Anh khi nước này đưa tàu chiến Anh tiến vào Biển Đông đồng thời cũng chơi trò “rung cây nhát khỉ” với các nước còn lại. 

Ảnh minh họa: Youtube/Al Jazeera English.

Biển Đông những ngày này đã trở thành tâm điểm nóng khi có 1 loạt các động thái của Mỹ, Anh, Singapore ở khu vực như nước cờ vây hãm sự bành trướng của Trung Quốc khiến Bắc Kinh phải nóng mặt, nghẹt thở. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đã không ngần ngại khi có những động thái đáp trả Mỹ và các nước đồng minh.

Cụ thể nội dung bài viết như sau: 

Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth của Vương quốc Anh hôm Chủ nhật đã tiến vào Biển Đông qua eo biển Malacca. Cho đến nay, nó vẫn chưa làm được điều gì đặc biệt có thể thu hút sự chú ý của công chúng. 

Hoạt động của nhóm tấn công hàng không mẫu hạm tới Biển Đông là nỗ lực của Vương quốc Anh nhằm thể hiện sự hiện diện của mình trong khu vực. Chúng tôi nghiêm túc cảnh cáo nhóm này: Họ có nghĩa vụ kiềm chế và tuân theo các quy tắc. Vui lòng tuân theo các tuyến đường vận chuyển quốc tế hiện tại và cách xa các đảo và bãi đá ngầm của Trung Quốc ít nhất 12 hải lý.

Tàu chiến Mỹ đã nhiều lần đi vào vùng 12 hải lý của các đảo Trung Quốc trên Biển Đông một cách phi pháp. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn đang kiềm chế ở mức độ lớn nhất. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ chịu đựng những hành động khiêu khích như vậy về lâu dài, cũng không có nghĩa là các đồng minh của Mỹ có thể học hỏi từ thế trận nguy hiểm của Mỹ. Trung Quốc có thể sẽ leo thang nỗ lực trục xuất các tàu chiến bất cứ lúc nào. Trong tương lai, ngăn chặn các hành vi xâm nhập vi phạm lãnh hải của Trung Quốc là một cuộc đấu tranh mà Trung Quốc đang định sẽ tăng cường.

Chúng tôi khuyên các đồng minh của Hoa Kỳ nên đặc biệt thận trọng, giữ khoảng cách vừa đủ với các lằn ranh đỏ của Trung Quốc và kiềm chế không thúc đẩy phía trước. Phải thẳng thắn nói rằng nếu tàu chiến của họ ngang nhiên hành xử như quân đội Mỹ làm ở Biển Đông, họ sẽ có nhiều khả năng trở thành tấm gương cho việc Trung Quốc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Tờ báo này cao giọng nói: Không cần phải nói, Trung Quốc đã và đang tăng cường khả năng quân sự ở Biển Đông. Những điều này không chỉ liên quan đến việc triển khai các tàu chiến đến khu vực, mà còn là các hoạt động chuẩn bị quân sự có hệ thống. Khoảng cách giữa các khu vực điểm nóng trên Biển Đông và lục địa Trung Quốc là lý tưởng cho việc sử dụng các loại tên lửa tầm trung khác nhau của Trung Quốc. Sẽ là sai lầm nếu Mỹ và những người theo dõi nước này chỉ tính xem ai có nhiều tàu sân bay và máy bay chiến đấu hơn trong khu vực. Các tàu sân bay đó sẽ rất dễ bị tổn thương bởi các cuộc xung đột quân sự cực đoan.

Biển Đông là một kênh giao thông hàng hải quốc tế, và quyền tự do hàng hải của nó trong lịch sử đã được thực hiện đầy đủ. Theo luật pháp quốc tế, các tàu chiến, bao gồm cả của Mỹ và các đồng minh, có thể đi qua Biển Đông mà không bị cản trở. Nhưng nếu các tàu đó muốn gây áp lực địa chính trị và xây bức tường ngăn Trung Quốc dọc theo các tuyến tàu đó, thì các tàu chiến đó sẽ gặp phải sự đối đầu từ Trung Quốc. Và cường độ đối đầu nhất định không ngừng tăng lên.

Ý tưởng về sự hiện diện của Anh ở Biển Đông là rất nguy hiểm. Chúng tôi tôn trọng quyền đi lại ở Biển Đông được luật pháp quốc tế cấp cho lực lượng quân sự của tất cả các quốc gia, bao gồm cả Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, nếu London cố gắng thiết lập sự hiện diện quân sự trong khu vực với ý nghĩa địa chính trị, nó sẽ chỉ phá vỡ hiện trạng trong khu vực. Và Anh chỉ đơn giản là không có khả năng định hình lại mô hình ở Biển Đông. Nói một cách chính xác, nếu Vương quốc Anh muốn đóng vai trò bắt nạt Trung Quốc trong khu vực, thì nước này đang tự hạ thấp mình. Và nếu có bất kỳ hành động thực sự nào chống lại Trung Quốc, nó đang tìm kiếm một thất bại.

Chúng tôi cũng đưa ra lời khuyên như vậy cho Úc và Nhật Bản. 

Tại Biển Đông tới đây, Trung Quốc sẽ chấm dứt cuộc đấu tranh giữa các thế lực chống bá quyền trong đó có Mỹ. Tất cả các quốc gia khác ngoài khu vực được khuyến cáo nên tránh xa cuộc đối đầu này để tránh “tai nạn thương tích”.

Tâm Tuệ

https://www.dkn.tv/the-gioi/lon-giong-canh-bao-vuong-quoc-anh-thoi-bao-hoan-cau-choi-tro-rung-cay-nhat-khi-voi-cac-nuoc-con-lai.html

Samoa xác nhận hủy dự án cảng do Trung Quốc tài trợ

Reuters – Tân Thủ tướng của Samoa xác nhận sẽ hủy bỏ dự án cảng do Trung Quốc tài trợ nhưng không quay lưng với Trung Quốc, giữa lúc bà tìm một con đường cho đảo quốc Thái Bình Dương chống lại hậu quả của việc cạnh tranh khu vực ngày càng tăng giữa Bắc kinh với Washington.

Thủ tướng Fiame Naomi Mataafa cho biết chỉ chấp thuận những đầu tư có lợi ích rõ ràng cho đất nước.

Tân Thủ tướng Samoa Fiame Naomi Mata'afa.
Tân Thủ tướng Samoa Fiame Naomi Mata’afa.

Samoa là một đảo quốc với khoảng 200.000 dân sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cùng với du lịch, đánh cá, xuất khẩu sản phẩm dừa và kiều hối từ nước ngoài.

Bất cứ sự liên hệ của nước ngoài nào vào các hạ tầng cơ sở thiết yếu như bến cảng và đường băng là đặc biệt nhạy cảm. Đề nghị của Trung Quốc về việc xây dựng một cầu tàu tại Vịnh Vaiusu đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử tháng Tư vừa qua tại Samoa.

Cựu lãnh đạo Samoa, Tuilaepa Sailele Malielegaoi, hứa xây một bến cảng với sự giúp đỡ 100 triệu đô la của Trung Quốc, sau khi một dự án tương tự bị Ngân hàng Phát triển châu Á xem như không khả thi về phương diện kinh tế.

Từ tháng 5, bà Mataafa đã tuyên bố sẽ hủy bỏ dự án này, gọi đây là xa xỉ đối với một nước nhỏ vốn đã nợ Trung Quốc ngập đầu.

Trước động thái của tân Thủ tướng Samoa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố ngày 30/7: “Trung Quốc luôn luôn tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và tham khảo trên căn bản bình đẳng trong việc hợp tác với nước ngoài”.

https://www.voatiengviet.com/a/samoa-xac-nhan-huy-du-an-cang-do-trung-quoc-tai-tro/5985791.html

Trung Quốc đóng cửa một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân EPR Đài Sơn

Sau hơn một tháng do dự, hôm 30/07/2021 Trung Quốc thông báo đóng cửa một lò phản ứng tại khu trung tâm điện lực hạt nhân Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông. Đây là trung tâm duy nhất trên thế giới sử dụng công nghệ mới EPR của Pháp.

Trong thông cáo, tập đoàn CGN sở hữu 70% vốn của nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới EPR Đài Sơn cho biết “quyết định tạm dừng hoạt động của lò phản ứng số 1 nhằm tìm kiếm nguyên nhân làm hư hại các thanh nhiên liệu và cho phép thay thế các thanh nhiên liệu đó”.

Ảnh minh họa: Nhà máy điện hạt nhân EPR Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày 17/06/2021.
Ảnh minh họa: Nhà máy điện hạt nhân EPR Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày 17/06/2021. AP

Quyết định được đưa ra sau nhiều cuộc thảo luận giữa tập đoàn điện lực Trung Quốc CGN và đối tác Pháp EDF, nhà cung cấp công nghệ EPR, đồng thời là cổ đông đóng góp 30% vốn vào nhà máy điện Đài Sơn.

Tuy nhiên CGN nhấn mạnh quyết định cho lò phản ứng số 1 tạm ngưng hoạt động “không liên quan gì đến mức độ rủi ro và nguy hiểm của sự cố và việc một số thanh nguyên liệu bị hư hại thuộc thể loại những sự cố kỹ thuật có thể chấp nhận được”.

Hơn một tháng trước, hôm 14/06/2021 đài truyền hình Mỹ CNN đưa tin rò khỉ khí nhiễm phóng xạ tại lò phản ứng số 1 Đài Sơn, một số hoạt động của nhà máy bị gián đoạn trong nhiều tuần lễ. Tin trên khi đó đã bị Trung Quốc kiểm duyệt và giải thích đây là những “sự cố thường xảy ra”.

Phía Trung Quốc cũng đã bác bỏ những cảnh cáo về các mối nguy hiểm đe dạo an toàn của nhà máy và các vùng lân cận chung quanh. Ngược lại, tập đoàn Pháp cho biết theo tiêu chuẩn an toàn hạt nhân tại Pháp, một trục trặc tương tự chắc chắn sẽ bắt buộc lò phản ứng phải ngừng hoạt động.

Lò phản ứng số 1 nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2018 và là lò phản ứng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ mới EPR của Pháp. Trước mắt lò phản ứng thứ nhì tại Đài Sơn vẫn tiếp tục hoạt động.

Hai lò phản ứng hạt nhân EPR của nhà máy điện Đài Sơn được đặt bên bờ sông Châu Giang, tỉnh Quảng Đông, cách không xa Hồng Kông và Ma Cao.

Thanh Hà

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210731-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-m%E1%BB%99t-l%C3%B2-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-tai-nh%C3%A0-m%C3%A1y-%C4%91i%E1%BB%87n-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-epr-%C4%91%C3%A0i-s%C6%A1n

Người dân Malaysia biểu tình đòi giải thể chính phủ

Người biểu tình Malaysia ở quảng trường Độc Lập, Kuala Lumpur, ngày 31/07/2021.
Người biểu tình Malaysia ở quảng trường Độc Lập, Kuala Lumpur, ngày 31/07/2021. AP – FL Wong

Ngày 31/07/2021, hàng trăm người Malaysia mặc trang phục đen, giương cờ đen, đã biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Kuala Lumpur bất chấp lệnh cấm tụ tập phòng chống dịch Covid-19. Đây là cách để người dân Malaysia bày tỏ phẫn nộ về cách quản lý dịch của chính phủ trước số ca nhiễm mới không ngừng tăng dù bị phong tỏa từ hơn hai tháng nay.

Sau phong trào treo “cờ trắng” để nói “đang đói”, giờ người dân dùng mầu đen để đòi giải thể chính phủ. Thông tín viên Gabrielle Maréchaux tường trình từ Kuala Lumpur :

“Đằng sau những lá cờ đen, những chiếc khẩu trang, những chiếc mũ và tấm chắn mặt là những khuôn mặt trẻ đến đòi thủ tướng từ chức. Nhưng trong giới trẻ giận dữ này, không phải tất cả đều có thể đến tham được, như giải thích của cậu thanh niên 20 tuổi, có bằng cấp và thất nghiệp.

Anh nói : “Tôi có nhiều người bạn không thể đến được vì bố mẹ của họ sợ. Tôi nghĩ là người dân Malaysia vẫn thường nhút nhát, dè dặt, bản thân tôi cũng đã rất đắn đo khi đến, nhưng thật tình mà nói tôi chẳng còn gì khác để làm vào lúc này”.

Dưới tiếng ồn của máy bay trực thăng theo dõi đoàn người biểu tình, một nữ nhân viên xã hội trẻ thú nhận là cô đã không báo cho gia đình biết là đi biểu tình.

Đối với cô, chính phủ hoàn toàn vắng bóng: “Vì chính phủ không hành động, chúng tôi đã phải làm việc gấp 10 lần và chúng tôi không phàn nàn nhưng nếu chính phủ vẫn có thể làm như không có gì xảy ra là vì đã có tất các những nhân viên xã hội như chúng tôi, những tổ chức phi chính phủ và những hoạt động thiện nguyên, đảm đương công việc”.

Đằng sau tấm khăn và cặp kính, một phụ nữ trẻ khác chỉ có một con số trong đầu để nói về ưu phiền của người Malaysia đang phải chịu đại dịch và cuộc khủng hoảng chính trị từ hơn một năm nay.

Cô cho biết : “Cứ 8 tiếng lại có một người tự tử vì bị căng thẳng liên tục hoặc vì họ bị mất việc làm. Và dù mọi người đều bị phong tỏa nhưng số ca nhiễm mới vẫn rất cao và không ngừng tăng”.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị này, một tấm biển còn gợi ý là áp dụng cả những biện pháp phòng ngừa virus corona : Đó là khử trùng chính phủ”.

Thu Hằng

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210731-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-malaysia-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%C4%91%C3%B2i-gi%E1%BA%A3i-th%E1%BB%83-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7

(AFP) – Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris công du Việt Nam trong tháng 8/2021. Theo thông cáo của Nhà Trắng hôm 30/07/2021, bà Kamala Harris sẽ viếng thăm Việt Nam và Singapore nhằm “củng cố quan hệ, mở rộng hợp tác kinh tế với hai đối tác then chốt của Hoa Kỳ”. Phó tổng thống Mỹ cũng sẽ thảo luận với các đối tác Đông Nam Á này về “an ninh khu vực, giải quyết khủng hoảng Covid-19 và những nỗ lực chung nhằm thúc đẩy trật tự quốc tế trên cơ sở luật pháp”. Vế sau cùng này nhắm tới Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh đối với hầu hết vùng Biển Đông. 

(Kyodo) – Mỹ và Nhật Bản gia tăng liên minh quân sự song phương. Phát biểu với báo giới, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết trong cuộc điện đàm ngày 30/07/2021 với đồng nhiệm Mỹ, hai bên nhất trí tăng cường khả năng răn đe và đáp trả trong bối cảnh môi trường an ninh ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hai bộ trưởng đã trao đổi quan điểm về tình hình hiện nay ở Biển Đông và biển Hoa Đông nơi Trung Quốc không ngừng mở rộng hiện diện quân sự. Phía Mỹ đề nghị cuộc điện đàm này sau khi bộ trưởng Lloyd Austin kết thúc chuyến công du ba nước Đông Nam Á, Singapore, Việt Nam và Philippines.

(AFP) – Tư pháp Mỹ bắt giữ một tầu dầu bị tình nghi giao dầu cho Bắc Triều Tiên. Theo thông cáo ngày 30/07/2021 của bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, một tòa án liên bang cho rằng tầu M/T Courageous, thuộc sở hữu của Kwek Kee Seng, công dân Singapore, đã chuyển sản phẩm dầu cho nhiều tầu treo cờ Bắc Triều Tiên và cũng có thể giao hàng ở cảng Nampo, Bắc Triều Tiên. Với quyết định tịch thu tầu dầu trên, Hoa Kỳ trở thành chủ sở hữu của con tầu này. Ngoài ra, Kwek Kee Seng, hiện bị truy nã, còn bị cáo buộc “rửa tiền” vì sử dụng đô la để giao dịch với Bắc Triều Tiên thông qua các ngân hàng Mỹ.

(Reuters) – Brisbane phong tỏa nghiêm ngặt trong ba ngày để chống Covid-19 và biến thể Delta. Kể từ hôm nay 31/07/2021 thành phố lớn thứ ba của Úc và một số nơi tại bang Queensland lại bị phong tỏa nghiêm ngặt, đời sống của hàng triệu dân bị xáo trộn. Sydney bước vào tuần lễ thứ 5 bị phong tỏa, khoảng 300 lính được huy động để giảm sát các biện pháp chống dịch phải được tôn trọng tại thành phố đông dân cư nhất của nước Úc.

(AFP) – Pháp: 85% ca nhiễm Covid-19 phải nhập viện không chích ngừa. Theo một nghiên cứu được công bố hôm 30/07/2021, trong số này có nhiều trường hợp đang phải điều trị tại các phòng hồi sức đặc biệt. Đáng lo ngại không kém là 78% nạn nhân tử vong cũng thuộc diện không được tiêm chủng. Trong 24 giờ qua, có thêm 60 bệnh nhân Covid-19 tử vong. Trong khi đó chiều nay 31/07, hàng trăm ngàn người lại dự trù tuần hành trên toàn quốc phản đối việc sử dụng giấy chứng nhận y tế để lui tới các nơi công cộng.

(AFP) – Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Herat, miền tây Afghanistan bị tấn công bằng rocket, một cảnh sát thiệt mạng. Thêm một dấu hiệu cho thấy an ninh Afghanistan bị đe dọa. Phái bộ hỗ trợ Liên Hiệp Quốc cho biết vụ tấn công diễn ra hôm 30/07/2020 trong lúc xảy ra giao tranh giữa Taliban và quân đội chính quy.

(AFP) – Thế Vận Hội Tokyo: Pháp đoạt huy chương vàng đồng đội môn nhu đạo. Trưa 31/07/2021, Pháp hạ nước chủ nhà là Nhật Bản giành chức vô địch Olympic đồng đội nam – nữ. Trong 5 hiệp, Pháp thắng Nhật Bản với tỷ số 4-1.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210731-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?