Việt Nam có nhân quyền không?
Phạm Trần
Theo SBTN
Phạm Minh Chính- Nguồn hình TTXVN |
“Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất là phát huy tối đa yếu tố con người.”
Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng CSVN tuyên bố như thế tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tại Hà Nội ngày 6/12/2021.
Qua câu nói này, rõ ràng ông Chính đã “duy vật” hơn nhiều người Cộng sản,vì con người, nhất là người dân Việt Nam, không thể chỉ sống bằng vật chất như loài cầm thú. Nhưng chính vì quan niệm hẹp hòi như vậy mà bao nhiêu năm nay, Việt Nam bị lên án đã chà đạp quyền con người, chỉ đứng sau lưng Trung Quốc ở Á Châu. Từ Liên hiệp Quốc (LHQ), Liên hiệp Châu Âu (European Union, EU) đến Hoa Kỳ và các Tổ chức theo dõi Nhân quyền và các quyền Tự do trên Thế giới đều đồng loạt đặt Việt Nam vào vị trí “rất thấp” trong bảng số đánh giá trên Thế giới.
Chẳng hạn như Freedom House đã kê Việt Nam đứng hàng thứ 19 “không có tự do” trong đời sống chính trị và quyền tự do cá nhân.
Trong khi Tổ chức theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) thường xuyên viết:” Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản một cách có hệ thống. Chính quyền, dưới chế độ cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, xiết chặt vòng kiềm tỏa các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo. Các công đoàn độc lập hay bất kỳ một tổ chức, hội nhóm nào bị coi là có nguy cơ đối với sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản vẫn bị cấm thành lập và hoạt động. Nhà cầm quyền chặn đường truy cập tới một số trang mạng và tài khoản trên mạng xã hội, và gây sức ép, buộc các công ty viễn thông và mạng xã hội phải gỡ bỏ hoặc hạn chế các nội dung phê phán chính quyền hoặc đảng cầm quyền.
Những người lên tiếng phê phán đảng hoặc chính quyền phải đối mặt với nguy cơ bị công an đe dọa, sách nhiễu, cản trở việc đi lại, hành hung thân thể, bị câu lưu và bắt giữ tùy tiện, và bỏ tù. Công an giam giữ các nhà hoạt động chính trị hàng tháng trời mà không cho tiếp xúc với luật sư và thẩm vấn họ thô bạo. Các tòa án do đảng kiểm soát kết án các nhà hoạt động và blogger dựa trên các cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia.
Chính quyền Việt Nam có vẻ đã đạt được một số thành công trong việc chống dịch Covid-19. Sau khi áp dụng chính sách gắt gao về theo dõi tiếp xúc, xét nghiệm hàng loạt, tuyên truyền vệ sinh, đóng cửa biên giới sớm, giãn cách xã hội, bắt buộc cách ly tập trung, tính đến cuối năm 2020 Việt Nam chỉ ghi nhận khoảng hơn 1.000 ca nhiễm và 35 người chết. Tuy nhiên, các thành tích đó của Việt Nam phải đổi bằng cái giá là gia tăng vi phạm nhân quyền: hạn chế tự do biểu đạt; không bảo vệ được quyền dịch vụ xã hội và hỗ trợ của chính phủ.” (Trích Báo cáo phổ biến năm 2021)
Việt Nam hiện còn giam giữ khoảng từ 170 đến 300 người hoạt động dân chủ và nhân quyền trong nhiều nhà tù không có điều kiện sống đấy đủ và nghèo nàn về bảo vệ sức khỏe.
BẮT GIAM –KHỦNG BỐ TÙY TIỆN
Các tổ chức Quốc tế cũng ghi nhận Việt Nam Cộng sản có thông lệ bắt giam và cô lập “có thời hạn” những người bất đồng chính kiến trong các dịp hội họp hay lễ lạc quan trọng nhằm đề phòng đối kháng. Việt Nam cũng không hạn chế bắt thường xuyên những người hợp tác với các Tổ chức quốc tế theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Báo cáo thường niên năm 2020 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tiết lộ:” Bà Nguyễn Xuân Mai, ông Phạm Tấn Hoàng Hải, ông Nguyễn Văn Thiết, ông Trần Ngọc Sương và bà Lương Thị Nở lq những người “từng tham gia các hội nghị quốc tế thường niên ở Bangkok về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Đông Nam Á năm 2018. Họ bị cấm bay đến Bangkok từ ngày 28/10 – 1/11/2019, theo lệnh của Bộ Công an hoặc cơ quan công an địa phương. Ông Nguyễn Anh Phụng, người ban đầu dự định tham dự hội nghị, được cho là đã bị thẩm vấn tại nhà để biết thêm thông tin về hội nghị và cuối cùng ông đã không tham dự.”
Sau đó là trường hợp những nhà hoạt động:” Huỳnh Ngọc Trường (Công giáo), Nguyễn Phạm Ái Thùy (Công giáo), Ngô Thị Liên (Công giáo), Venerable Thích Thiện Phúc (Phật giáo), Nay Y Ni (người H’Mông theo Công giáo): Dự hội nghị về tự do tôn giáo năm 2019 tại Bangkok. Trong hội nghị, họ tham dự một khóa đào tạo do Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền (OHCHR) tổ chức, về cách gửi khiếu nại theo các thủ tục đặc biệt.
Ngày 6/11/2019, khi trở lại sân bay quốc tế Đà Nẵng, ông Huỳnh Ngọc Trường, bà Nguyễn Thị Hoài Phương, bà Nguyễn Phạm Ái Thủy, bà Ngô Thị Liên và Đại đức Thích Thiện Phúc đã bị các nhân viên an ninh thẩm vấn riêng về việc họ tham gia hội nghị, bị hỏi nội dung hội nghị là gì, những người tổ chức và những người tham gia là ai, ai tài trợ cho họ đi và họ đã chia sẻ và đã làm gì tại hội nghị.
Ông Nay Y Ni được cho là đã bị thẩm vấn vào ngày 8-9/11 2019 khi trở về từ Bangkok, và chính quyền khám xét phòng của ông vào ngày 13/11/2019. Sau đó, vào ngày 18/11/2019, ông mất việc tại bệnh viện Bình Dương.
Ngày 14/11/2019, trong bối cảnh người dân Giáo xứ Cồn Dầu bị trục xuất theo lệnh ban hành năm 2011, nhiều công an đã bao vây nhà ông Huỳnh Ngọc Trường và bà Nguyễn Thị Hoài Phương. Lo sợ đây là đòn trả thù vì đã tham gia hội nghị năm 2019 ở Bangkok, họ chạy đến biên giới Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và định chạy sang Lào. Tuy nhiên, ông Huỳnh Ngọc Trường đã bị công an tạm giữ và thẩm vấn trước khi vượt biên. Khi được một cảnh sát đưa đến một khách sạn gần đó để nghỉ qua đêm, ông đã bị một nhóm nam giới đánh ngất xỉu và chỉ dừng tay khi có cảnh sát can thiệp. Vào ngày 30 /11/2019, ông Huỳnh Ngọc Trường một lần nữa bị bắt ở cửa khẩu Mộc Bài khi ông đang trên một xe khách chạy tới biên giới Campuchia. Ông bị thẩm vấn trong mười hai giờ về các hoạt động của ông nhằm bảo vệ tự do tôn giáo của giáo dân và về hội nghị năm 2019 tại Bangkok.”
EU-NHÂN QUYỀN
Trong khi đó, trong báo cáo phổ biện đâu năm 2021,
Phòng Nghiên cứu An Ninh của Ân xá Quốc tế đã điều tra và xác định những vụ tấn công bằng phần mềm gián điệp này là bằng chứng mới đây nhất về tình trạng đàn áp tự do biểu đạt tại Việt Nam và chống lại các nhà hoạt động Việt Nam tại nước ngoài.
Lịch sử các cuộc đàn áp trên không gian mạng ở Việt Nam
Nhân quyền đang ngày càng bị vi phạm cả ngoại tuyến và trực tuyến ở Việt Nam. Trong suốt 15 năm qua, tình trạng đàn áp liên quan đến các hoạt động trực tuyến đã gia tăng đáng kể ở Việt Nam, dẫn tới một làn sóng quấy rối, đe dọa, hành hung, và truy tố.
Ân xá Quốc tế đã ghi nhận kể từ năm 2006 nhiều trường hợp bắt giam và truy tố các nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam để trả đũa việc họ biểu đạt trên mạng. Cùng năm đó, cựu tù nhân lương tâm Trương Quốc Huy bị bắt giữ tại một internet café ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều nhà hoạt động và blogger đã bị kết án vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước”. Blogger bảo vệ nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) đã bị kết án 10 năm tù vào tháng 6 năm 2017 với tội danh này.”
Bà Quỳnh đã bị ép phải rời Việt Nam đi tị nạn ở Hoa Kỳ ngày 17 tháng 10 năm 2018, cùng mẹ và hai con.
Vẫn theo ÂXQT thì :”Các nhà hoạt động và các blogger cũng phải thường xuyên đối mặt với những vụ hành hung của các quan chức hay những kẻ côn đồ có liên quan tới chính phủ. Cảnh sát đặt các nhà hoạt động trong tình trạng quản thúc tại gia hoặc bị giam giữ một thời gian ngắn để ngăn cản họ không được tham gia vào các sự kiện công cộng. Chính phủ cũng sử dụng lệnh cấm đi lại để ngăn cản các nhà hoạt động và những người bảo vệ nhân quyền đi ra nước ngoài và tham gia các hoạt động với cộng đồng quốc tế.
Vào tháng 12 năm 2020, Ân xá Quốc tế đã công bố báo cáo “Hãy để chúng tôi thở”, nói về tình trạng hình sự hóa, quấy rối trực tuyến và các vụ hành hung lan rộng mà các nhà hoạt động và bloggers phải đối mặt, ngoài ra, báo cáo còn cho thấy sự gia tăng về số lượng người bị giam giữ vì biểu đạt ôn hoà trên mạng. Ân xá Quốc tế cũng đã chỉ ra tình trạng đồng lõa ngày càng tăng của các công ty công nghệ khổng lồ như Facebook và Google với chế độ kiểm duyệt hà khắc của chính quyền Việt Nam, mà theo đó bất cứ biểu đạt bất đồng ôn hòa nào cũng đều có thể bị ngăn chặn hoặc hạn chế.
Cuối cùng ÂXQT kết luận:”Các nhà hoạt động và HRDs bị bỏ tù, sách nhiễu, tấn công và bị kiểm duyệt đến mức phải buộc im tiếng bỡi các bộ luật mơ hồ và có phạm vi rất rộng vốn không tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Vào tháng 1 năm 2019,bộ luật gây nhiều tranh cãi, Luật An ninh Mạng bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam, bộ luật này cho phép chính phủ có quyền lực rộng lớn trong việc hạn chế quyền tự do trên mạng, buộc các công ty công nghệ phải giao nộp một lượng dữ liệu rất lớn và kiểm duyệt nội dung của người dùng.”
Nên biết Việt Nam đã tổ chức và huấn luyện 10,000 Quân nhân có trình độ Internet chuyên môn cao để tham gia lực lượng “chiến tranh mạng” bảo vệ Đảng và Chế độ. Ngoài ra nhà nước Việt Nam còn sử dụng cả Quân đội và Công an làm công tác “bảo vệ chính trị nội bộ” để bảo vệ an ninh, đề phòng các hoạt động nổi dậy và thành lập đảng đối lập.
TÔN GIÁO VẪN BỊ KIỂM SOÁT
Về những vi phạm quyền Tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF) đã đề nghị Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Country of Particular Concern, CPC) vì những vi phạm một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo.
Các khuyến nghị của USCIRF được ghi trong Báo cáo về Tự do Tôn giáo năm 2022 vào ngày 25/4/2022.
Trong buổi họp báo công bố bản báo cáo này, khi trả lời các câu hỏi của báo chí về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, USCIRF đề cập đến:” Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2018, quan ngại rằng luật này cho phép sự sách nhiễu đối với lãnh đạo tôn giáo và những người thuộc cộng đồng miền núi ở Việt Nam, bao gồm người Thượng, người H’mông và các nhóm sắc tộc khác đặc biệt dễ bị tổn thương.
Vì vậy, USCIRF đã đưa ra một số khuyến nghị dành cho Chính phủ Hoa kỳ nhằm cải thiện, thúc đẩy tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cụ thể như:”Tham gia cùng Chính phủ Việt Nam, các nhóm xã hội dân sự và giới chuyên môn nhằm thúc đẩy việc sửa đổi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các Nghị định thi hành Luật, để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; Chỉ đạo Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam chú ý và và giám sát tình trạng của các tù nhân lương tâm về tôn giáo và vận động, đảm bảo quyền lợi trong tù và trả tự do cho họ; Quốc hội Hoa Kỳ nên ủng hộ luật liên quan đến tự do tôn giáo ở Việt Nam, chẳng hạn như Đạo luật Nhân quyền Việt Nam.” (Tin của RFA, Radio Free Asia)
VIỆT NAM PHẢN ỨNG
Trước những tố cáo minh bạch của Quốc tế, chính phủ Việt Nam vẫn gọi đó là “Thủ đoạn xuyên tạc việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của các thế lực thù địch.”
Bài phản biện của Học viện Chính trị khu III, ngày 26/12/2021 viết:”Thời gian qua, các thế lực cực đoan thường xuyên lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong đó, các thủ đoạn chính thường được sử dụng gồm:
“Một là, đưa ra các báo cáo, phúc trình có nội dung sai lệch, không phản ánh đúng thực tế về vi ệc thực hiện quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam
Nhưng các Tôn giáo lấy gì để chống phá đảng cầm quyền có quân đội và công an bảo vệ ? Lập luận này chẳng qua chỉ để che đậy một điều đang diễn ra ở Việt Nam là từ bao năm nay, người có tín ngưỡng và tôn giáo luôn luôn là đối tượng bị theo dõi và kìm kẹp vì người dân đã tin vào giáo hơn tuyên truyền vô thần của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.
Do đó, không ngạc nhiên khi thấy bài viết của Học viện Chính trị khu III đã tìm cách đánh lận con đen để vu cáo :”Thực tế cho thấy, việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số quốc gia phương Tây thường xuyên tổ chức các cuộc điều trần về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia “không có tự do tôn giáo” cũng chỉ nhằm mục đích tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, từ đó thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” làm thay đổi bản chất của chế độ, đưa Việt Nam vào sự lệ thuộc.”
Để chính rị hóa sự việc nhằm tạo lý do đàn áp, bài đã vu cáo:”Các thế lực thù địch, chống đối âm mưu hình thành các tổ chức chính trị đối lập dưới vỏ bọc tôn giáo, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số của nước ta như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… làm bình phong để tập hợp, thu hút lực lượng tham gia.”
Học viện Chính trị khu III, đặt trụ sở ở Đà Nẵng, tự vẽ rằng:”Có thể thấy, gần đây, các đối tượng ráo riết tiến hành các hoạt động này ở những địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ; thực hiện ý đồ “tôn giáo hóa vùng DTTS” (Dân tộc thiểu số). Đáng chú ý, các thế lực này đã tuyên truyền, lôi kéo lập ra một số hình thức “tôn giáo” riêng cho người dân tộc thiểu số như “Phật giáo riêng của người Khơme”; “Tin Lành Đềga” ở Tây Nguyên; “Tin Lành riêng của người Mông”. Một số cá nhân, tổ chức phản động người DTTS lưu vong được sự hỗ trợ của Mỹ và các nước phương Tây liên tục có những hoạt động “đấu tranh” tôn giáo, nhân quyền đối với Việt Nam, thực hiện mưu đồ quốc tế hóa vấn đề “quyền của người bản địa” gắn với vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền nhằm tạo sức ép từ bên ngoài và kích động chống đối chính quyền từ bên trong.”
Như thường lệ, ngoài Hoa Kỳ, bài viết không quên ràng buộc hành động tiếp tay của người Việt lưu vong, theo đó cho rằng:”Các tổ chức phản động lưu vong đã tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, ủng hộ cái gọi là “tiếng nói đấu tranh đòi dân chủ”. Các đối tượng cơ hội chính trị trong nước cấu kết với “Đảng Cấp tiến xuyên quốc gia” (TRP) đưa tổ chức “Quỹ người Thượng” do Ksor Kok thành lập đến các diễn đàn của Liên Hợp Quốc vu cáo, phản đối Việt Nam “đàn áp người Thượng”… Bên cạnh đó, lực lượng chống đối người Chăm đang lưu vong tại Hoa Kỳ và Pháp lập ra các tổ chức như: “Văn phòng Chămpa quốc tế – IOC”, “Liên minh người Chăm tị nạn tại Hoa Kỳ”, “Cộng đồng Muslim Chămpa” để thực hiện các hoạt động chống phá.”
Để phô trương, bài báo khoe:”Cùng với công cuộc đổi mới, phát triển của đất nước, tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian qua có sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ. Nếu như trước năm 1986, ở Việt Nam chỉ có 6 tôn giáo, 3 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận thì từ năm 2003, đã có 15 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo đủ điều kiện để được Nhà nước đã công nhận, với khoảng 19 triệu tín đồ (chiếm 23,5% dân số). Đến năm 2020, Nhà nước đã công nhận và cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo với hơn 27 triệu tín đồ, chiếm khoảng 28% dân số cả nước8. Việc nhiều tôn giáo và tổ chức tôn giáo được công nhận một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác, là minh chứng rõ nét khẳng định Việt Nam không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.”
Hành động tránh mặt này, cũng giống như tất cả những Lãnh đạo Việt Nam thăm Hoa Kỳ trước đây gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang và hai Thủ tướng Phan Văn Khài và Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng tại sao nhà cấm quyền CSVN lại chỉ muốn nói chuyện phải trái về nhân quyền và tôn giáo với người nước ngoài mà lại tránh không đối thoại với người Việt Nam trong và ngoài nước.
Họ ngại gì, nếu không phải lo bị dồn vào chân tường nên mỗi khi bị Quốc tế lên án, Việt Nam đã giẫy lên như đỉa phải vôi. -/-
Nhận xét
Đăng nhận xét