Hàng chục VĐV Trung Quốc dương tính chất cấm giành huy chương vàng Olympic

 Trương Vũ Phi

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Trương Vũ Phi với 4 tấm huy chương cô giành được trong kỳ Thế vận hội Tokyo 2020

Hãng tin Reuters ngày 21/4 đưa tin Cơ quan Chống doping thế giới (WADA) xác nhận rằng 23 vận động viên bơi lội Trung Quốc đã có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm trước khi tham dự Thế vận hội Tokyo 2020 (diễn ra vào tháng 7-8/2021 do COVID-19).

Các vận động viên này được phát hiện dương tính với trimetazidine (TMZ), chất thường có trong thuốc trợ tim, vài tháng trước khi kỳ Thế vận hội mùa hè 2020 diễn ra.

WADA thừa nhận họ biết về thông tin này ngay trước thềm Olympic tại Tokyo.

Theo The New York Times, TMZ được cho vào danh mục thuốc tăng cường hiệu suất và những vận động viên dương tính với nó sẽ bị phạt nặng.

TMZ giúp các vận động viên tăng sức chịu đựng, sức bền và rút ngắn thời gian phục hồi, đồng thời chất này rất khó bị phát hiện vì nó đào thải nhanh chóng khỏi cơ thể

Câu chuyện chỉ được đưa ra ánh sáng sau cuộc phối hợp điều tra của tờ The New York Times và kênh truyền hình Đức ARD. Bài điều tra được The New York Times xuất bản ngày 20/4.

Cũng theo kết quả điều tra, nữ vận động viên Trương Vũ Phi, người đoạt hai huy chương vàng trong Thế vận hội Tokyo 2020, có kết quả dương tính với chất cấm từ tháng 1/2021. Cô dự kiến sẽ tiếp tục tranh huy chương tại Thế vận hội Paris năm nay.

The New York Times cho biết 39 vận động viên đã trải qua 60 bài kiểm tra chất cấm, trong đó phát hiện 28 kết quả dương tính đối với 23 kình ngư. Đây là tỉ lệ mà The New York Times gọi là "cao đáng kinh ngạc".

WADA cho biết họ đã chấp nhận lời giải thích từ phía Trung Quốc rằng nhà bếp tại khách sạn của các kình ngư đã bị ô nhiễm.

Theo đó, Cơ quan chống doping Trung Quốc (CHINADA) đã gửi một báo cáo dài 61 trang trình bày với WADA vào năm 2021 rằng họ tìm thấy các nguyên tố vi lượng của TMZ trên quạt thông gió, hộp đựng gia vị và trong cống thoát nước tại nhà bếp của một khách sạn ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), nơi các vận động viên bơi này từng lưu trú.

CHINADA khẳng định các kình ngư đã vô tình nuốt phải chất cấm với số lượng rất nhỏ.

“WADA đưa ra kết luận cuối cùng rằng không thể bác bỏ khả năng ô nhiễm là nguồn gốc của TMZ,” Reuters trích dẫn thông cáo từ phía WADA.

Thông cáo còn cho biết “WADA cũng kết luận các vận động viên sẽ được xem như không có lỗi hay sơ suất”.

Tuy nhiên, tờ The New York Times đặt vấn đề rằng tại sao một loại thuốc theo toa chỉ có dưới dạng viên nén lại có thể “nhiễm” vào khu vực bếp.

Tuyên bố của WADA khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự công bằng của tổ chức này.

Trước Thế vận hội mùa Đông 2022 ở Bắc Kinh, vận động viên trượt băng nghệ thuật người Nga Kamila Valieva đã xét nghiệm dương tính với hàm lượng TMZ rất ít. Valieva biện minh rằng thức ăn của mình bị ô nhiễm và cơ quan chống doping của Nga khẳng định cô trong sạch.

Tuy nhiên, WADA vẫn cấm vận động viên này thi đấu quốc tế 4 năm.

Đội tuyển bơi Trung Quốc

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Đội tuyển bơi Trung Quốc giành tổng cộng 6 huy chương tại Olympic 2020

Sự phản bội đối với những vận động viên trong sạch

Đội tuyển bơi Trung Quốc đã giành được 6 huy chương tại Thế vận hội Tokyo 2020, trong đó có 3 huy chương vàng.

“Đây là sự phản bội lớn đối với những vận động viên trong sạch, thi đấu công bằng và tuân thủ luật lệ,” Giám đốc điều hành của cơ quan chống doping Mỹ Travis Tygart, người đã cung cấp cho WADA các cáo buộc sử dụng doping trong bơi lội Trung Quốc nhiều lần kể từ năm 2020, trả lời The New York Times về việc các vận động viên trên dương tính với chất cấm.

"Những ai có hành vi che giấu các kết quả dương tính này và dập tắt tiếng nói của những người tố giác phải chịu trách nhiệm hoàn toàn theo các quy định và luật pháp," ông Tygart nói tiếp.

Nếu không có các tình tiết giảm nhẹ, vận động viên không vượt qua bài kiểm tra doping sẽ bị đình chỉ thi đấu 2-4 năm cho lần vi phạm đầu và bị cấm vĩnh viễn nếu vi phạm lần hai.

CHINADA tuyên bố họ xác định các vận động viên của mình không vi phạm bất kỳ luật chống doping nào và do đó họ không có nghĩa vụ công bố bất kỳ chi tiết nào liên quan đến vụ việc mà không có sự đồng ý của vận động viên.

Tờ The New York Times nhận xét rằng việc các vận động viên “vô tình” nuốt phải chất cấm giúp phía Trung Quốc có lý do để làm khác đi các nguyên tắc phòng chống doping thông thường.

Trước đây, bơi lội Trung Quốc từng dính phải những bê bối liên quan đến chất cấm.

Năm 2014, Tôn Dương, VĐV bơi lội Trung Quốc đầu tiên giành huy chương vàng Olympic, đã bị cấm thi đấu ba tháng sau khi dương tính với chất cấm tại một giải đấu lớn. Hiện Tôn Dương còn phải chịu án phạt đình chỉ khác kéo dài bốn năm liên quan đến doping.

Vào năm 2008, Âu Dương Côn Bằng và huấn luận viên của mình đã bị đình chỉ vĩnh viễn sau khi có xét nghiệm dương tính với các chất trái phép.

Năm 1998, bốn vận động viên Trung Quốc đã bị phát hiện dương tính với thuốc lợi tiểu triamterene trước khi tham gia giải vô địch thể thao dưới nước 1998 tại thành

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?