Đánh dấu ngày 30/4: Kẻ khóc, người cười
Biểu ngữ kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam trước Dinh Thống Nhất ở TP HCM, ngày 28/4/2015.
28.04.2015
Hai ngày trước ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và ở trong nước đón chờ ngày này với hai tâm trạng trái ngược hẳn nhau.
Tại sân vận động của trường trung học Bolsa Grande ở Little Saigon, nơi được coi là thủ đô của người Việt tị nạn, hàng nghìn người hôm 25/4 đã tới dự ngày được đặt tên là Quốc hận.
Trong buổi lễ này, những người tham dự đã đứng chào cờ quốc kỳ của Việt Nam Cộng hòa và hòa giọng vào bản quốc ca của chính quyền Sài Gòn cũ.
Một ngày sau đó, tại San Diego cũng tại California, nhiều người Việt đã tới Viện bảo tàng hàng không mẫu hạm USS Midway ở San Diego để tưởng niệm ngày họ gọi là "Tháng tư đen".
Bà Đỗ Thái Kiều, một người Mỹ gốc Việt sang Hoa Kỳ từ năm 16 tuổi đã tham dự sự kiện này. Bà cho biết khi ngày 30/4 đến gần, không khí trong cộng đồng “rất là xúc động và buồn tủi vì có rất nhiều kỷ niệm, nhiều người đã mất bà con họ hàng, bạn bè”.
“Chúng tôi không thích chính quyền cộng sản vì thế chúng tôi phải rời xứ sở để ra đi. Chữ hận, theo tôi nghĩ, không những tôi mà nhiều người ở đây thì thời gian trôi qua thì chữ hận bớt đi. Nhưng mà chúng tôi không bao giờ quên rằng chúng tôi đã mất xứ sở của chúng tôi, và chúng tôi mong một ngày nào đó xứ sở sẽ trở về là một xứ sở dân chủ để giúp cho dân Việt Nam ở Việt Nam có một đời sống khá hơn, độc lập và tự do hơn.”
Ông Nguyễn Khanh, phát ngôn viên của ban tổ chức sự kiện trên, nói với VOA Việt Ngữ rằng lễ tưởng niệm muốn “cho giới trẻ Việt Nam biết và hiểu rõ rằng từ đâu mà người Việt Nam có mặt ở Hoa Kỳ, và hiểu rõ hơn về những thành quả, những đóng góp của người Việt trong 40 năm.”
Trong khi đó, cùng chung tâm trạng với bà Kiều, bà Nguyễn Kim Hoa ở California, nói mỗi dịp 30/4 tới, bà cảm thấy “rất là buồn”.
Bà cũng không nghĩ nên coi đó là ngày “thống nhất đất nước” như chính quyền Hà Nội đã nói.
“Mỗi lần 30/4 về, tôi nghĩ lại cái ngày chót, tức là ngày 29/4. Coi như là ngày chót rời khỏi Việt Nam. Lúc đó coi như không có còn ai đi nữa ngoài những chiếc trực thăng thôi. Và tôi cùng với mấy người bạn coi như chót nhất rời khỏi Việt Nam. Buồn là tại vì mình không phải như hồi xưa nữa, cảm giác giống như hồi xưa nữa, coi như mình bị mất nước. Trong lòng tôi cái ngày đó là ngày mất nước, mất chính thể”.
Trong khi tại các nước, nhiều người Việt đánh dấu ngày 30/4 trong không khí u buồn thì nhiều buổi lễ tưng bừng với những màn bắn pháo hoa và diễu binh hoành tráng sắp diễn ra tại Việt Nam.
6.000 người sẽ tham gia diễu hành trong lễ kỷ niệm 40 năm mà chính quyền trong nước gọi là thống nhất đất nước tại TP HCM.
Ngoài việc bắn pháo hoa tại nhiều điểm, tối 30/4, chương trình văn hóa nghệ thuật đặc biệt chào mừng lễ với chủ đề "Đất nước trọn niềm vui" sẽ được tổ chức trên trục đường Lê Duẩn, trước cửa Hội trường Thống Nhất với sự tham gia của hơn 4.000 văn nghệ sỹ.
Bà Kiều nói rằng đối với người Mỹ gốc Việt cũng như người Việt ở các xứ sở tự do khác, ngày 30/4 “không phải là ngày chiến thắng, và đó chỉ là quan điểm của chính quyền Việt Nam”.
Bà cũng nói rằng những khác biệt về quan điểm như vậy sẽ “làm cho dân Việt Nam ở hải ngoại và trong nước không gần nhau được”.
Tại sân vận động của trường trung học Bolsa Grande ở Little Saigon, nơi được coi là thủ đô của người Việt tị nạn, hàng nghìn người hôm 25/4 đã tới dự ngày được đặt tên là Quốc hận.
Trong buổi lễ này, những người tham dự đã đứng chào cờ quốc kỳ của Việt Nam Cộng hòa và hòa giọng vào bản quốc ca của chính quyền Sài Gòn cũ.
Một ngày sau đó, tại San Diego cũng tại California, nhiều người Việt đã tới Viện bảo tàng hàng không mẫu hạm USS Midway ở San Diego để tưởng niệm ngày họ gọi là "Tháng tư đen".
Mỗi lần 30/4 về, tôi nghĩ lại cái ngày chót, tức là ngày 29/4. Coi như là ngày chót rời khỏi Việt Nam. Buồn là tại vì mình không phải như hồi xưa nữa, cảm giác giống như hồi xưa nữa, coi như mình bị mất nước. Trong lòng tôi cái ngày đó là ngày mất nước, mất chính thể”
“Chúng tôi không thích chính quyền cộng sản vì thế chúng tôi phải rời xứ sở để ra đi. Chữ hận, theo tôi nghĩ, không những tôi mà nhiều người ở đây thì thời gian trôi qua thì chữ hận bớt đi. Nhưng mà chúng tôi không bao giờ quên rằng chúng tôi đã mất xứ sở của chúng tôi, và chúng tôi mong một ngày nào đó xứ sở sẽ trở về là một xứ sở dân chủ để giúp cho dân Việt Nam ở Việt Nam có một đời sống khá hơn, độc lập và tự do hơn.”
Ông Nguyễn Khanh, phát ngôn viên của ban tổ chức sự kiện trên, nói với VOA Việt Ngữ rằng lễ tưởng niệm muốn “cho giới trẻ Việt Nam biết và hiểu rõ rằng từ đâu mà người Việt Nam có mặt ở Hoa Kỳ, và hiểu rõ hơn về những thành quả, những đóng góp của người Việt trong 40 năm.”
Trong khi đó, cùng chung tâm trạng với bà Kiều, bà Nguyễn Kim Hoa ở California, nói mỗi dịp 30/4 tới, bà cảm thấy “rất là buồn”.
Bà cũng không nghĩ nên coi đó là ngày “thống nhất đất nước” như chính quyền Hà Nội đã nói.
“Mỗi lần 30/4 về, tôi nghĩ lại cái ngày chót, tức là ngày 29/4. Coi như là ngày chót rời khỏi Việt Nam. Lúc đó coi như không có còn ai đi nữa ngoài những chiếc trực thăng thôi. Và tôi cùng với mấy người bạn coi như chót nhất rời khỏi Việt Nam. Buồn là tại vì mình không phải như hồi xưa nữa, cảm giác giống như hồi xưa nữa, coi như mình bị mất nước. Trong lòng tôi cái ngày đó là ngày mất nước, mất chính thể”.
Trong khi tại các nước, nhiều người Việt đánh dấu ngày 30/4 trong không khí u buồn thì nhiều buổi lễ tưng bừng với những màn bắn pháo hoa và diễu binh hoành tráng sắp diễn ra tại Việt Nam.
6.000 người sẽ tham gia diễu hành trong lễ kỷ niệm 40 năm mà chính quyền trong nước gọi là thống nhất đất nước tại TP HCM.
Ngoài việc bắn pháo hoa tại nhiều điểm, tối 30/4, chương trình văn hóa nghệ thuật đặc biệt chào mừng lễ với chủ đề "Đất nước trọn niềm vui" sẽ được tổ chức trên trục đường Lê Duẩn, trước cửa Hội trường Thống Nhất với sự tham gia của hơn 4.000 văn nghệ sỹ.
Bà Kiều nói rằng đối với người Mỹ gốc Việt cũng như người Việt ở các xứ sở tự do khác, ngày 30/4 “không phải là ngày chiến thắng, và đó chỉ là quan điểm của chính quyền Việt Nam”.
Bà cũng nói rằng những khác biệt về quan điểm như vậy sẽ “làm cho dân Việt Nam ở hải ngoại và trong nước không gần nhau được”.
Nhận xét
Đăng nhận xét