Quan Việt làm ngơ, Công ty Trung Quốc vô tư gây ô nhiễm
24.04.2015
Hôm 14-4 vừa qua, người dân xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) do quá bức xúc với tình trạng ô nhiễm bụi xỉ của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Trung tâm điện lực Vĩnh Tân) nên đã chặn xe cộ lưu thông trên quốc lộ 1. Bãi xỉ là nơi bụi than được thải ra khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 vận hành nhà máy nhiệt điện. Khu vực này có diện tích 64 ha nằm sát chân núi, cách quốc lộ chừng 700 m và trung tâm dân cư 1 km.
Người dân yêu cầu phía Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 phải cam kết dừng việc gây ô nhiễm, do tình trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều tháng qua nhưng không được giải quyết. Mãi đến ngày 16-4, hàng trăm công nhân của Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã tưới nước, che bạt... bãi xỉ để tránh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân. Người dân đã tạm chấp nhận quay về nhà, bỏ lại sau lưng một mớ hỗn độn, gấp gáp, ẩu tả và tạm bợ nhằm đối phó với những hệ lụy mà nhà đầu tư vốn chẳng hề quan tâm chỉ vì lợi nhuận.
Bãi 'tha ma’ của người Trung Quốc
Thực tế mà nói, bãi xỉ mà Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 2 “đè” lên đầu của người dân mà báo chí phản ánh thời gian qua cũng chỉ là “bề nổi” của tảng băng chìm rủi ro mà có lẽ nếu kỹ lưỡng xem xét, không chỉ người dân xã Vĩnh Tân, mà 90 triệu dân trên dải đất hình chữ S này phải giật mình, hốt hoảng.
Không “tái mặt” sao được, khi phần chìm của tảng băng - phía sau Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và hàng tá dự án hạ tầng, năng lượng, an sinh xã hội... của Việt Nam đang được vận hành bằng những cổ máy cũ kỷ, lạc hậu một cách vô thức hay ý thức bởi “bàn tay” của Trung Quốc. Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 622 MW, do Tập đoàn Điện lực VN (EVN) khởi công xây dựng vào ngày 8-8-2010 theo hình thức hợp đồng EPC do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải - Trung Quốc (SEC) thi công.
Và rồi chưa đầy 5 năm sau ngày các “bác” đặt viên gạch khánh thành cùng những buổi tiệc đầy tốn kém, bên cạnh nhà máy điện lại mọc lên một bãi tha ma ám ảnh đời sống người dân. Đến trẻ con cũng biết những chiêu trò mà các nhà thầu Trung Quốc thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó những nước có chính sách thầu “rẻ là số một” như Việt Nam là những “con mồi” béo bở. Tôi không phải là một chuyên gia về đấu thầu, nhưng may mắn được một người anh trong ngành kể lại – một thực tế mà chỉ cần bình tĩnh xem xét sẽ nhận thấy trò “ma mảnh” của những tay thầu Bắc Kinh.
Chiêu trò đầu tiên là “hạ giá tối đa” các gói thầu. Với sức mạnh “cơ bắp” nhờ dân đông, chính sách bóc lột dân lao động và nhập lậu lao động Trung Quốc vào Việt Nam, áp dụng các hệ thống máy móc và nguyên liệu đầu vào thi công công trình... Trung Quốc dễ dàng thắng thầu trước các đối thủ vốn nặng ký về chất lượng nhưng không đảm bảo “giá rẻ” mà Việt Nam ưa chuộng.
Và rồi các vị “thích rẻ” cũng chẳng ngờ, và trợn tròn mắt khi biết những phần dễ ăn nhất - thi công cơ bản - thì các nhà thầu Trung Quốc hoàn thành, còn phần khó ăn nhất (ví dụ như xử lí chất thải) thì các nhà thầu người Hoa “đắp chiếu” rồi cao bay xa chạy. Hậu quả đổ lên đầu dân “ăn đủ”. Chính quyền bỏ tiền mà người dân phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” đóng thuế để “mua lại” những bãi tha ma của người Trung Quốc – các công trình thiếu chuẩn, gây hại môi trường; các “làng người” Trung Quốc mọc lên bất hợp pháp, chiếm lấy “miếng cơm manh áo” của người lao động bản địa.
Dân thất thế, quan thất hứa
Người Việt vốn “ôn hòa” và dường như hiếm khi xuống đường để phản đối điều gì. Luật biểu tình vẫn còn là vấn đề đang còn tranh luận, và mọi hành vi tụ tập gây mất trật tự đều có thể khiến người dân phải “hầu tòa”. Nhưng hiện tượng dân xuống đường bất chấp kẹt xe và hỗn loạn cho thấy sự bức xúc đã đạt đến mức tột độ. Trong đó, phải “đục khoét” các nguyên nhân xuất phát từ nhiều bên.
Người ta sẽ trả lời ngay rằng Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chính là thủ phạm. Nhưng xin thưa, nếu Công ty này tọa lạc tại Singapore, Nhật Bản, hay châu Âu, chắc chắn dân sẽ chẳng kịp xuống đường để rồi la hét, chặn đường, gây náo loạn cả một vùng. Các nước phát triển cấm cửa ngay từ “vòng gửi xe” đối với các nhà thầu Trung Quốc rêu rao thích chơi theo kiểu “rẻ - đẹp - chất lượng”.
Nhưng ở ta, các công trình bê bối gắn liền với tên của các nhà thầu Trung Quốc vẫn lê thê. Hãy tưởng tượng khi mở mắt ra sau một đêm mơ màng mệt mỏi đủ chuyện áo cơm, rồi ngày mới đón dân nghèo chỉ bằng khói xỉ mịt mờ và độc hại - như chính cuộc đời và tương lại họ cho đến lúc này. Cuộc sống của người dân đã đủ nghèo, đủ khổ với chuyện thiếu cơm ăn áo mặc, nay phải chịu thêm sự ngột ngạt và độc hại mà người Trung Quốc vẫn hoành hành. Khi đến tận cùng của sự chịu đựng, họ buộc phải xuống đường.
Lẽ ra người dân không phải khổ sở nếu ngành chức trách - chịu trách nhiệm về an nguy của dân - làm đúng, đủ và kịp thời phận sự của mình. Những người dân nghèo xuống đường, vốn chẳng có thời gian để nghỉ tay “làm ngày làm đêm” để mong đủ ăn, đủ mặc nói chi là đi chặn đường chặn ngỏ. Họ cũng sợ “được” mời lên “làm việc” bất thình lình với các vị cán bộ, công an để rồi khi ra về phải nhập viện, thậm chí là thiệt mạng mà không ai biết rõ lý do. Ấy vậy mà, khi các quan vẫn dửng dưng, nói đúng hơn là nhu nhược, thiếu quyết đoán với doanh nghiệp vi phạm (không rõ vì vô tình, cố ý hay bất lực), khiến dân không còn chỗ dựa, buộc họ cắn răng cắn lợi đối đầu, mặc cả với doanh nghiệp bằng... “cuốc thuổng gậy gộc” cho đến khi doanh nghiệp chịu “trùm mền” dự án. Còn các quan quản lý cho đến phút cuối cũng chỉ “hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều”.
Sẽ còn nữa...
Tạm khép những ngày lộc cộc chặn đường đòi quyền được hưởng khí trời trong sạch, người dân sẽ còn đối diện với rất nhiều những dự án đậm chất Trung Quốc - rủi ro, hệ lụy không thể lường trước. Bắc Kinh vẫn ngày đêm chuyển đến đất Nam những nhà thầu giương cao ngọn cờ “giá rẻ”, để lại những con đường, cây cầu, nhà máy năng lượng, công trình thủy điện... treo lơ lửng an nguy của dân trên tầng mây xanh.
Người ta mong chờ chính quyền quyết liệt ra tay đẩy lùi các tay thầu Trung Quốc đầy mưu mô, lấy mạng người dân ra đặt cược; chứ không phải sự ì ạch trong ghi nhận và giải quyết, hay những biên bản phạt “nhẹ tựa lông hồng” tầm ngoài trăm triệu - con số không đáng một buổi tiệc xa xỉ của vài ba tay thầu người Hoa ở bên kia biên giới Việt - Trung.
Nhưng cho đến lúc này, cũng như những người dân phải xuống đường vì bãi xỉ, tôi chẳng biết tựa vào đâu, hay vào ai để khẳng định được sự trừng phạt đích đáng sẽ diễn ra. Trước mắt ta hiện chỉ là một vài anh quan xã vác gậy dọa dân, hay những anh quan tòa “quyết đưa dân mình” vào tù dù người ta đáng thương lẫn không đáng tội - như vụ ở tù vì vô ý chặt hạ 12 cây tràm để kiếm đất mưu sinh ở Đồng Nai.
Người dân yêu cầu phía Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 phải cam kết dừng việc gây ô nhiễm, do tình trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều tháng qua nhưng không được giải quyết. Mãi đến ngày 16-4, hàng trăm công nhân của Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã tưới nước, che bạt... bãi xỉ để tránh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân. Người dân đã tạm chấp nhận quay về nhà, bỏ lại sau lưng một mớ hỗn độn, gấp gáp, ẩu tả và tạm bợ nhằm đối phó với những hệ lụy mà nhà đầu tư vốn chẳng hề quan tâm chỉ vì lợi nhuận.
Bãi 'tha ma’ của người Trung Quốc
Thực tế mà nói, bãi xỉ mà Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 2 “đè” lên đầu của người dân mà báo chí phản ánh thời gian qua cũng chỉ là “bề nổi” của tảng băng chìm rủi ro mà có lẽ nếu kỹ lưỡng xem xét, không chỉ người dân xã Vĩnh Tân, mà 90 triệu dân trên dải đất hình chữ S này phải giật mình, hốt hoảng.
Không “tái mặt” sao được, khi phần chìm của tảng băng - phía sau Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và hàng tá dự án hạ tầng, năng lượng, an sinh xã hội... của Việt Nam đang được vận hành bằng những cổ máy cũ kỷ, lạc hậu một cách vô thức hay ý thức bởi “bàn tay” của Trung Quốc. Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 622 MW, do Tập đoàn Điện lực VN (EVN) khởi công xây dựng vào ngày 8-8-2010 theo hình thức hợp đồng EPC do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải - Trung Quốc (SEC) thi công.
Và rồi chưa đầy 5 năm sau ngày các “bác” đặt viên gạch khánh thành cùng những buổi tiệc đầy tốn kém, bên cạnh nhà máy điện lại mọc lên một bãi tha ma ám ảnh đời sống người dân. Đến trẻ con cũng biết những chiêu trò mà các nhà thầu Trung Quốc thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó những nước có chính sách thầu “rẻ là số một” như Việt Nam là những “con mồi” béo bở. Tôi không phải là một chuyên gia về đấu thầu, nhưng may mắn được một người anh trong ngành kể lại – một thực tế mà chỉ cần bình tĩnh xem xét sẽ nhận thấy trò “ma mảnh” của những tay thầu Bắc Kinh.
Chiêu trò đầu tiên là “hạ giá tối đa” các gói thầu. Với sức mạnh “cơ bắp” nhờ dân đông, chính sách bóc lột dân lao động và nhập lậu lao động Trung Quốc vào Việt Nam, áp dụng các hệ thống máy móc và nguyên liệu đầu vào thi công công trình... Trung Quốc dễ dàng thắng thầu trước các đối thủ vốn nặng ký về chất lượng nhưng không đảm bảo “giá rẻ” mà Việt Nam ưa chuộng.
Và rồi các vị “thích rẻ” cũng chẳng ngờ, và trợn tròn mắt khi biết những phần dễ ăn nhất - thi công cơ bản - thì các nhà thầu Trung Quốc hoàn thành, còn phần khó ăn nhất (ví dụ như xử lí chất thải) thì các nhà thầu người Hoa “đắp chiếu” rồi cao bay xa chạy. Hậu quả đổ lên đầu dân “ăn đủ”. Chính quyền bỏ tiền mà người dân phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” đóng thuế để “mua lại” những bãi tha ma của người Trung Quốc – các công trình thiếu chuẩn, gây hại môi trường; các “làng người” Trung Quốc mọc lên bất hợp pháp, chiếm lấy “miếng cơm manh áo” của người lao động bản địa.
Dân thất thế, quan thất hứa
Người Việt vốn “ôn hòa” và dường như hiếm khi xuống đường để phản đối điều gì. Luật biểu tình vẫn còn là vấn đề đang còn tranh luận, và mọi hành vi tụ tập gây mất trật tự đều có thể khiến người dân phải “hầu tòa”. Nhưng hiện tượng dân xuống đường bất chấp kẹt xe và hỗn loạn cho thấy sự bức xúc đã đạt đến mức tột độ. Trong đó, phải “đục khoét” các nguyên nhân xuất phát từ nhiều bên.
Người ta sẽ trả lời ngay rằng Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chính là thủ phạm. Nhưng xin thưa, nếu Công ty này tọa lạc tại Singapore, Nhật Bản, hay châu Âu, chắc chắn dân sẽ chẳng kịp xuống đường để rồi la hét, chặn đường, gây náo loạn cả một vùng. Các nước phát triển cấm cửa ngay từ “vòng gửi xe” đối với các nhà thầu Trung Quốc rêu rao thích chơi theo kiểu “rẻ - đẹp - chất lượng”.
Nhưng ở ta, các công trình bê bối gắn liền với tên của các nhà thầu Trung Quốc vẫn lê thê. Hãy tưởng tượng khi mở mắt ra sau một đêm mơ màng mệt mỏi đủ chuyện áo cơm, rồi ngày mới đón dân nghèo chỉ bằng khói xỉ mịt mờ và độc hại - như chính cuộc đời và tương lại họ cho đến lúc này. Cuộc sống của người dân đã đủ nghèo, đủ khổ với chuyện thiếu cơm ăn áo mặc, nay phải chịu thêm sự ngột ngạt và độc hại mà người Trung Quốc vẫn hoành hành. Khi đến tận cùng của sự chịu đựng, họ buộc phải xuống đường.
Lẽ ra người dân không phải khổ sở nếu ngành chức trách - chịu trách nhiệm về an nguy của dân - làm đúng, đủ và kịp thời phận sự của mình. Những người dân nghèo xuống đường, vốn chẳng có thời gian để nghỉ tay “làm ngày làm đêm” để mong đủ ăn, đủ mặc nói chi là đi chặn đường chặn ngỏ. Họ cũng sợ “được” mời lên “làm việc” bất thình lình với các vị cán bộ, công an để rồi khi ra về phải nhập viện, thậm chí là thiệt mạng mà không ai biết rõ lý do. Ấy vậy mà, khi các quan vẫn dửng dưng, nói đúng hơn là nhu nhược, thiếu quyết đoán với doanh nghiệp vi phạm (không rõ vì vô tình, cố ý hay bất lực), khiến dân không còn chỗ dựa, buộc họ cắn răng cắn lợi đối đầu, mặc cả với doanh nghiệp bằng... “cuốc thuổng gậy gộc” cho đến khi doanh nghiệp chịu “trùm mền” dự án. Còn các quan quản lý cho đến phút cuối cũng chỉ “hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều”.
Sẽ còn nữa...
Tạm khép những ngày lộc cộc chặn đường đòi quyền được hưởng khí trời trong sạch, người dân sẽ còn đối diện với rất nhiều những dự án đậm chất Trung Quốc - rủi ro, hệ lụy không thể lường trước. Bắc Kinh vẫn ngày đêm chuyển đến đất Nam những nhà thầu giương cao ngọn cờ “giá rẻ”, để lại những con đường, cây cầu, nhà máy năng lượng, công trình thủy điện... treo lơ lửng an nguy của dân trên tầng mây xanh.
Người ta mong chờ chính quyền quyết liệt ra tay đẩy lùi các tay thầu Trung Quốc đầy mưu mô, lấy mạng người dân ra đặt cược; chứ không phải sự ì ạch trong ghi nhận và giải quyết, hay những biên bản phạt “nhẹ tựa lông hồng” tầm ngoài trăm triệu - con số không đáng một buổi tiệc xa xỉ của vài ba tay thầu người Hoa ở bên kia biên giới Việt - Trung.
Nhưng cho đến lúc này, cũng như những người dân phải xuống đường vì bãi xỉ, tôi chẳng biết tựa vào đâu, hay vào ai để khẳng định được sự trừng phạt đích đáng sẽ diễn ra. Trước mắt ta hiện chỉ là một vài anh quan xã vác gậy dọa dân, hay những anh quan tòa “quyết đưa dân mình” vào tù dù người ta đáng thương lẫn không đáng tội - như vụ ở tù vì vô ý chặt hạ 12 cây tràm để kiếm đất mưu sinh ở Đồng Nai.
Nhận xét
Đăng nhận xét