Tử vong trong trận động đất ở Nepal lên tới hơn 3.200 người
Thành viên của nhóm Ứng phó Quốc gia Ấn Độ tìm kiếm người sống sót trong một tòa nhà ở Kathmandu, Nepal, ngày 26/5/2015.
27.04.2015
Các cư dân thủ đô Nepal đêm qua đã phải ngủ lại trên đường phố vì lo sợ xảy ra thêm các cơn dư chấn sau trận động đất làm rung chuyển phần lớn quốc gia này hôm thứ Bảy, khiến hơn 3,200 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.
Ông Milan Rasieli, một cư dân ở Kathmandu, cho biết:
“Tôi đã ở đây ba ngày qua, nhưng chính quyền vẫn chưa làm gì cả. Tối qua mưa rơi và tất cả chúng tôi đều bị ướt nhẹp, kể cả trẻ em. Chúng tôi đã yêu cầu chính quyền giúp đỡ, nhưng họ cứ nói là sẽ tới trong nửa giờ đồng hồ nữa, nhưng mà chẳng ai tới cả”.
Các hệ thống thông tin liên lạc từ các vùng nông thôn đã bị trận động đất cắt đứt.
Con số thương vong dự kiến sẽ còn tăng khi liên lạc được thiết lập tới các vùng này.
Ông Matt Darvas, điều phối viên của nhóm đối phó với thảm họa động đất của tổ chức World Vision nói:
“Thật là hết sức khó khăn. Kể cả lúc yên bình nhất, những ngôi làng này cũng rất khó tiếp cận. Có những đường đất mà chỉ xe kéo 4 bánh mới có thể đi qua. Họ quen với nhiều trận lở đất mỗi năm, và mỗi một trận có thể làm cho một con đường bị chặn ngay lập tức, khiến cho một ngôi làng hoàn toàn bị cô lập. Những ngôi làng đó nằm cheo leo trên các sườn núi và vách đá.”
Thông tín viên đài VOA Steve Herman tường thuật rằng các quan chức cứu hộ ở Kathmandu nói rằng họ “quá tải” với các yêu cầu hỗ trợ và cứu hộ trên khắp cả nước.
Trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra hôm thứ Bảy, cách Kathmandu 80 km về phía tây bắc, phá hủy phần lớn trung tâm lịch sử của thủ đô.
Cơn dư chấn mạnh 6,7 độ richter xảy ra hôm Chủ Nhật nằm trong số ít nhất 18 cơn chấn động với cường độ nhỏ hơn làm rung chuyển Kathmandu kể từ thứ Bảy.
Trận động đất làm rung chuyển vùng đồi trước trưa thứ Bảy, giờ địa phương, san bằng các di tích lịch sử, cổ kính, xây bằng gạch và gỗ tại thủ đô.
Tin cho hay, ít nhất 180 người đã thiệt mạng khi ngọn tháp mang tính biểu tượng của thành phố là Dharahara, một di sản thế giới của UNESCO, đổ sập.
Về phía đông thủ đô Kathmandu, các trận lở tuyết đã làm rung chuyển núi Everest, điểm cao nhất trên thế giới, làm ít nhất 18 người leo núi thiệt mạng và chôn vùi toàn bộ các địa điểm cắm trại dưới chân núi.
Nhiều người thiệt mạng ở Ấn Độ. Bangladesh, Bhutan và một số nơi dọc theo vùng biên giới hẻo lánh giữa Nepal và Trung Quốc cũng thông báo thêm về thương vong.
Hoa Kỳ đã ngay lập tức cam kết khoản cứu trợ thảm họa 1 triệu đôla và triển khai nhóm cứu hộ động đất tinh nhuệ có trụ sở ở Virginia.
Ngoại trưởng Ấn Độ cho biết ba tấn hàng cứu trợ và 40 thành viên của nhóm ứng phó thảm họa quốc gia của nước này đã bay tới Nepal. Nước này cũng đang tiến hành sơ tán công dân bằng đường hàng không.
Trung Quốc, Đức, Canada và Israel nằm trong số các quốc gia triển khai các nhân viên ứng phó thảm họa tới các khu vực bị ảnh hưởng.
Trận động đất xảy ra hôm thứ Bảy mạnh nhất ở Nepal trong vòng 81 năm. Năm 1931, một cơn địa chấn mạnh hơn đã làm hơn 10.000 người thiệt mạng.
Ông Milan Rasieli, một cư dân ở Kathmandu, cho biết:
“Tôi đã ở đây ba ngày qua, nhưng chính quyền vẫn chưa làm gì cả. Tối qua mưa rơi và tất cả chúng tôi đều bị ướt nhẹp, kể cả trẻ em. Chúng tôi đã yêu cầu chính quyền giúp đỡ, nhưng họ cứ nói là sẽ tới trong nửa giờ đồng hồ nữa, nhưng mà chẳng ai tới cả”.
Các hệ thống thông tin liên lạc từ các vùng nông thôn đã bị trận động đất cắt đứt.
Con số thương vong dự kiến sẽ còn tăng khi liên lạc được thiết lập tới các vùng này.
Ông Matt Darvas, điều phối viên của nhóm đối phó với thảm họa động đất của tổ chức World Vision nói:
“Thật là hết sức khó khăn. Kể cả lúc yên bình nhất, những ngôi làng này cũng rất khó tiếp cận. Có những đường đất mà chỉ xe kéo 4 bánh mới có thể đi qua. Họ quen với nhiều trận lở đất mỗi năm, và mỗi một trận có thể làm cho một con đường bị chặn ngay lập tức, khiến cho một ngôi làng hoàn toàn bị cô lập. Những ngôi làng đó nằm cheo leo trên các sườn núi và vách đá.”
Thông tín viên đài VOA Steve Herman tường thuật rằng các quan chức cứu hộ ở Kathmandu nói rằng họ “quá tải” với các yêu cầu hỗ trợ và cứu hộ trên khắp cả nước.
Trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra hôm thứ Bảy, cách Kathmandu 80 km về phía tây bắc, phá hủy phần lớn trung tâm lịch sử của thủ đô.
Cơn dư chấn mạnh 6,7 độ richter xảy ra hôm Chủ Nhật nằm trong số ít nhất 18 cơn chấn động với cường độ nhỏ hơn làm rung chuyển Kathmandu kể từ thứ Bảy.
Trận động đất làm rung chuyển vùng đồi trước trưa thứ Bảy, giờ địa phương, san bằng các di tích lịch sử, cổ kính, xây bằng gạch và gỗ tại thủ đô.
Tin cho hay, ít nhất 180 người đã thiệt mạng khi ngọn tháp mang tính biểu tượng của thành phố là Dharahara, một di sản thế giới của UNESCO, đổ sập.
Về phía đông thủ đô Kathmandu, các trận lở tuyết đã làm rung chuyển núi Everest, điểm cao nhất trên thế giới, làm ít nhất 18 người leo núi thiệt mạng và chôn vùi toàn bộ các địa điểm cắm trại dưới chân núi.
Nhiều người thiệt mạng ở Ấn Độ. Bangladesh, Bhutan và một số nơi dọc theo vùng biên giới hẻo lánh giữa Nepal và Trung Quốc cũng thông báo thêm về thương vong.
Hoa Kỳ đã ngay lập tức cam kết khoản cứu trợ thảm họa 1 triệu đôla và triển khai nhóm cứu hộ động đất tinh nhuệ có trụ sở ở Virginia.
Ngoại trưởng Ấn Độ cho biết ba tấn hàng cứu trợ và 40 thành viên của nhóm ứng phó thảm họa quốc gia của nước này đã bay tới Nepal. Nước này cũng đang tiến hành sơ tán công dân bằng đường hàng không.
Trung Quốc, Đức, Canada và Israel nằm trong số các quốc gia triển khai các nhân viên ứng phó thảm họa tới các khu vực bị ảnh hưởng.
Trận động đất xảy ra hôm thứ Bảy mạnh nhất ở Nepal trong vòng 81 năm. Năm 1931, một cơn địa chấn mạnh hơn đã làm hơn 10.000 người thiệt mạng.
Nhận xét
Đăng nhận xét