Thành phố Baltimore cố gắng phục hồi sau bạo loạn
29.04.2015
Giới hữu trách và các nhóm dân sự đang cố gắng lập lại trật tự cho thành phố Baltimore ở miền đông Hoa Kỳ sau vụ bạo loạn tối thứ Hai tiếp theo sau cái chết của một thanh niên da đen trong lúc bị cảnh sát bắt giữ. Thành phố cảng này đang bị giới nghiêm vào buổi tối trong vòng một tuần. Hàng ngàn binh sĩ và cảnh sát đang tuần tiễu trên đường phố. Các giới chức và thường dân lên án vụ bạo loạn, nhưng cũng cảnh báo rằng áp đặt lại trật tự sẽ không giải quyết thấu triệt nguyên nhân gây ra bạo động. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường thuật.
Baltimore đang nỗ lực vãn hồi trật tự trong khó khăn sau một đêm bạo động hôm thứ Hai.
Tối thứ Ba, cảnh sát được trang bị chống bạo động đã đụng độ với một nhóm nhỏ người biểu tình trên đường phố bất chấp lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 10 giờ tối thứ Ba. Nhóm biểu tình này tụ tập tại một ngã tư ở West Baltimore, nơi những vụ bạo loạn tệ hại nhất xảy ra vào đêm hôm trước. Khi cảnh sát yêu cầu đám đông giải tán, họ đã ném chai lọ và chế giễu lại cảnh sát. Nhưng khoảng một giờ đồng hồ sau đó thì phần lớn đám đông đã giải tán.
Ông Anthony Betts, giới chức cảnh sát Baltimore, nói với các phóng viên báo chí rằng "lệnh giới nghiêm đã phát huy hiệu lực," nhưng điểm chính là "người dân được an toàn, thành phố ổn định và chúng tôi hy vọng sẽ duy trì được tình hình ổn định."
Khi màn đêm buông xuống hôm thứ Ba, đường phố Baltimore, vốn tràn ngập những cảnh tượng bạo động 24 giờ trước đó, lại vang lên những tiếng nhạc, người dân nhảy múa và ôm nhau.
Một số người còn mang thức ăn và nước uống cho các cảnh sát viên tuần tra trên đường phố.
Ông Gerald Miller, một cư dân Baltimore tin tưởng là thành phố của ông sẽ trở lại với sinh hoạt bình thường với sự tích cực chung sức của mọi người.
"Baltimore sẽ hồi phục. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ hồi phục, chắc chắn như vậy. Nhưng cần mọi người phải góp sức, phải bắt tay vào việc thực tế, chứ không chỉ đứng sau bục đọc diễn văn, hay chỉ tỏ ra tích cực trước ống kính truyền hình, mà phải bắt tay vào việc thực sự. Đây là nơi của dân chúng, đây là nơi họ bị thương tổn."
Thị trưởng Baltimore Stephanie Rawlings-Blake đưa ra một tín hiệu lạc quan để trấn an cư dân hôm thứ Ba.
"Chúng tôi thấy mọi người chung sức với nhau để khôi phục lại thành phố của chúng ta, để dọn dẹp thành phố, để giúp chữa lành những vết thương của thành phố. Tôi nghĩ đây là thời điểm thể hiện hình ảnh của chúng ta chứ không phải những ngày đen tối nhất như chúng ta chứng kiến hôm qua."
Cảnh sát Baltimore cho biết những cuộc biểu tình ôn hòa đã chuyển thành bạo động sau khi có sự trà trộn của các băng đảng tội phạm, một điều nằm ngoài sự chuẩn bị của của cơ quan cảnh sát.
Ông Eric Kowalczkyk, phát ngôn viên Sở Cảnh sát Baltimore, nói:
"Khi chúng tôi triển khai lực lượng cảnh sát ngày hôm qua là để bảo vệ cho một sinh hoạt của một trường trung học. Tôi không nghĩ là có bất cứ ai ở nước này trông chờ chúng tôi trang bị vũ khí tự động và xe bọc thép đến một sự kiện của các thiếu niên học sinh 14, 15 tuổi."
Trường học và nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hôm thứ Ba, và một trận đấu dã cầu của giải Major League bị hủy sang ngày thứ hai liên tiếp. Giới hữu trách ra lệnh giới nghiêm buổi tối một tuần, cấm mọi người ra đường từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng trừ trường hợp khẩn cấp.
Bạo động nổ ra sau đám tang của thanh niên người Mỹ gốc châu Phi Freddie Gray, 25 tuổi, bị chấn thương cột sống khi bị cảnh sát bắt giữ và tử vong hôm 12 tháng này.
Vụ này là một trong hàng loạt vụ xảy ra trong mấy tháng gần đây mà hầu hết là cảnh sát viên da trắng gây tử vong cho những người da đen không vũ khí.
Bà Cynthia Green, một cư dân Baltimore, nói bà cảm thông với sự bức xúc của những người dân ở các cộng đồng của Baltimore.
"Tâm tư tôi nặng trĩu với người dân của cộng đồng ở Baltimore, và với tất cả những cộng đồng khác. Tôi rất buồn cho các thanh niên liên quan đến những chuyện như thế này. Tôi thông cảm cho sự tức giận của họ. Họ cảm thấy như chẳng ai thèm nghe tiếng nói của họ, nhưng với thủ lãnh dân quyền đã khuất Martin Luther King – ông ấy đã đấu tranh ôn hòa."
Tổng thống Barack Obama nói rằng chỉ lực lượng thực thi pháp luật thôi không thể giải quyết mọi căn nguyên của vấn đề xã hội.
"Chúng ta không thể để vấn đề này cho riêng cảnh sát giải quyết. Tôi nghĩ có các sở cảnh sát phải tự vấn lương tâm. Tôi nghĩ có một số cộng đồng phải tự vấn lương tâm. Nhưng tôi nghĩ tất cả chúng ta là một nước cũng phải tự vấn lương tâm."
Tuy nhiên, Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng hành động phá hoại và hôi của không thể hiện sự phản đối, và những người đã gây ra những hành động đó sẽ bị đưa ra trước công lý.
Baltimore đang nỗ lực vãn hồi trật tự trong khó khăn sau một đêm bạo động hôm thứ Hai.
Tối thứ Ba, cảnh sát được trang bị chống bạo động đã đụng độ với một nhóm nhỏ người biểu tình trên đường phố bất chấp lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 10 giờ tối thứ Ba. Nhóm biểu tình này tụ tập tại một ngã tư ở West Baltimore, nơi những vụ bạo loạn tệ hại nhất xảy ra vào đêm hôm trước. Khi cảnh sát yêu cầu đám đông giải tán, họ đã ném chai lọ và chế giễu lại cảnh sát. Nhưng khoảng một giờ đồng hồ sau đó thì phần lớn đám đông đã giải tán.
Ông Anthony Betts, giới chức cảnh sát Baltimore, nói với các phóng viên báo chí rằng "lệnh giới nghiêm đã phát huy hiệu lực," nhưng điểm chính là "người dân được an toàn, thành phố ổn định và chúng tôi hy vọng sẽ duy trì được tình hình ổn định."
Khi màn đêm buông xuống hôm thứ Ba, đường phố Baltimore, vốn tràn ngập những cảnh tượng bạo động 24 giờ trước đó, lại vang lên những tiếng nhạc, người dân nhảy múa và ôm nhau.
Một số người còn mang thức ăn và nước uống cho các cảnh sát viên tuần tra trên đường phố.
Ông Gerald Miller, một cư dân Baltimore tin tưởng là thành phố của ông sẽ trở lại với sinh hoạt bình thường với sự tích cực chung sức của mọi người.
"Baltimore sẽ hồi phục. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ hồi phục, chắc chắn như vậy. Nhưng cần mọi người phải góp sức, phải bắt tay vào việc thực tế, chứ không chỉ đứng sau bục đọc diễn văn, hay chỉ tỏ ra tích cực trước ống kính truyền hình, mà phải bắt tay vào việc thực sự. Đây là nơi của dân chúng, đây là nơi họ bị thương tổn."
Thị trưởng Baltimore Stephanie Rawlings-Blake đưa ra một tín hiệu lạc quan để trấn an cư dân hôm thứ Ba.
"Chúng tôi thấy mọi người chung sức với nhau để khôi phục lại thành phố của chúng ta, để dọn dẹp thành phố, để giúp chữa lành những vết thương của thành phố. Tôi nghĩ đây là thời điểm thể hiện hình ảnh của chúng ta chứ không phải những ngày đen tối nhất như chúng ta chứng kiến hôm qua."
Cảnh sát Baltimore cho biết những cuộc biểu tình ôn hòa đã chuyển thành bạo động sau khi có sự trà trộn của các băng đảng tội phạm, một điều nằm ngoài sự chuẩn bị của của cơ quan cảnh sát.
Ông Eric Kowalczkyk, phát ngôn viên Sở Cảnh sát Baltimore, nói:
"Khi chúng tôi triển khai lực lượng cảnh sát ngày hôm qua là để bảo vệ cho một sinh hoạt của một trường trung học. Tôi không nghĩ là có bất cứ ai ở nước này trông chờ chúng tôi trang bị vũ khí tự động và xe bọc thép đến một sự kiện của các thiếu niên học sinh 14, 15 tuổi."
Trường học và nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hôm thứ Ba, và một trận đấu dã cầu của giải Major League bị hủy sang ngày thứ hai liên tiếp. Giới hữu trách ra lệnh giới nghiêm buổi tối một tuần, cấm mọi người ra đường từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng trừ trường hợp khẩn cấp.
Bạo động nổ ra sau đám tang của thanh niên người Mỹ gốc châu Phi Freddie Gray, 25 tuổi, bị chấn thương cột sống khi bị cảnh sát bắt giữ và tử vong hôm 12 tháng này.
Vụ này là một trong hàng loạt vụ xảy ra trong mấy tháng gần đây mà hầu hết là cảnh sát viên da trắng gây tử vong cho những người da đen không vũ khí.
Bà Cynthia Green, một cư dân Baltimore, nói bà cảm thông với sự bức xúc của những người dân ở các cộng đồng của Baltimore.
"Tâm tư tôi nặng trĩu với người dân của cộng đồng ở Baltimore, và với tất cả những cộng đồng khác. Tôi rất buồn cho các thanh niên liên quan đến những chuyện như thế này. Tôi thông cảm cho sự tức giận của họ. Họ cảm thấy như chẳng ai thèm nghe tiếng nói của họ, nhưng với thủ lãnh dân quyền đã khuất Martin Luther King – ông ấy đã đấu tranh ôn hòa."
Tổng thống Barack Obama nói rằng chỉ lực lượng thực thi pháp luật thôi không thể giải quyết mọi căn nguyên của vấn đề xã hội.
"Chúng ta không thể để vấn đề này cho riêng cảnh sát giải quyết. Tôi nghĩ có các sở cảnh sát phải tự vấn lương tâm. Tôi nghĩ có một số cộng đồng phải tự vấn lương tâm. Nhưng tôi nghĩ tất cả chúng ta là một nước cũng phải tự vấn lương tâm."
Tuy nhiên, Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng hành động phá hoại và hôi của không thể hiện sự phản đối, và những người đã gây ra những hành động đó sẽ bị đưa ra trước công lý.
Nhận xét
Đăng nhận xét