Trực tiếp Sài Gòn 100 giờ trước khi thất thủ
Theo BBC
27 tháng 4 2015
Sự kiện đang được tường thuật
Nhắn tin trực tiếp
22:08
BBC giới thiệu tiếp ảnh của phóng viên Nick Út tức Huỳnh Công Út về Cuộc chiến Việt Nam.
21:22
Nhân vật thời Chiến tranh Việt Nam: diễn viên Mỹ Jane Fonda gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh của VNDCCH ở Hà Nội hôm 21/07/1972.Cho đến năm 2015, bà Jane Fonda vẫn tiếp tục bị chỉ trích tại Hoa Kỳ vì chuyến thăm Hà Nội thời chiến.
Tại Hà Nội khi đó, bà Jane Fonda phê phán Hoa Kỳ ném bom đê Sông Hồng. Bức hình 'Jane Hanoi trên mâm pháo' khiến không ít quân nhân và cựu quân nhân Hoa Kỳ gọi bà là 'kẻ phản bội'.
Nhưng nghiêm trọng hơn, theo báo Mỹ, có người, như Bob Hartman, một cựu quân nhân Mỹ từng chiến đấu tại Nam Việt Nam đổ lỗi cho bà Fonda đã 'khuyến khích Bắc Việt bỏ đàm phán hoà bình tại Paris' và vì thế, gián tiếp gây ra cái chết của hàng nghìn quân nhân Mỹ:
"Cô ta khuyến khích Bắc Việt bỏ bàn đàm phán, và đã khiến nhiều người Mỹ bị giết. Cô ta sang HN chỉ để thổi lên công danh cho chồng."
Nay, bà Jane Fonda nói những gì bà làm tại Hà Nội năm 1972 là 'sai lầm lớn' (huge mistake).
21:12
Tiếp mục về các vị tướng của hai miền Nam - Bắc trong nội chiến.Tướng Trần Văn Trà (1918-1996) : Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1955- 1962), ông được cử vào Nam năm 1963. Ông là Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (1968-1972), và là Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (1974-1975), và là Chủ tịch Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn - Gia Định sau ngày 30/4/1975. Một phần hồi ký của ông bị thu hồi năm 1982 do bị coi là có quan điểm không chính thống, và chỉ được in lại nhiều năm sau khi ông mất.
21:12
Trung Hiếu, viết trên VOV hôm 23/04:
"...Một bộ phận nhỏ người gốc Việt sống ở nước ngoài lại hậm hực coi dịp 30/4 là “ngày hận, tháng đen” và tổ chức kỷ niệm sự kiện này theo cách riêng của họ. Có lẽ do chưa thấm hết lịch sử Việt Nam hoặc bị các thế lực hắc ám nào đó lừa phỉnh nên họ vẫn coi cuộc kháng chiến chống Mỹ như một cuộc nội chiến. Theo họ, cái chính thể mang tên “Việt Nam Cộng hòa” là hoàn toàn hợp pháp và sự sụp đổ của chế độ đó là do sự “cưỡng chiếm” từ miền Bắc."
"Trước các luận điệu hoặc ngộ nhận này, chúng ta cần nhìn lại lịch sử và làm một cuộc “giải phẫu” chế độ Việt Nam Cộng hòa cùng hai công cụ bạo lực của nó là Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa để thấy rõ bản chất của nó và những sự thật mười mươi."
"Quân lực Việt Nam Cộng hòa bao gồm những người con đất Việt máu đỏ da vàng, mang trong mình các nét văn hóa Việt. Tuy nhiên họ đã không phát huy được sức mạnh của văn hóa và truyền thống tổ tiên, vì họ đã sống trong môi trường tha hóa và thiếu chính danh của Việt Nam Cộng hòa, đã lầm đường lạc lối, đã bị lừa dối, bị ép buộc, hoặc đơn giản là hành động chỉ vì miếng cơm manh áo.
...Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lòng dân luôn hướng về Đảng Cộng sản Việt Nam, cả ở miền Bắc lẫn miền Nam."
20:42
BBCVietnamese Trả lời phỏng vấn Nguyễn Hùng của BBC ở nhà riêng của ông tại Virginia, Hoa Kỳ, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nói nội chiến có bên thắng, bên thua không phải là mới trong lịch sử Việt Nam.Ông nói Việt Nam lẽ ra phải tận dụng vị thế thống nhất để phát triển sau cuộc chiến đẫm máu thì Đảng Cộng sản lại áp dụng chủ nghĩa Marx Lenin mà theo ông là vô dụng.
20:39
Nhân 40 năm kết thúc chiến tranh, báo Pháp Luật TP. HCM đăng bài giới thiệu về ông Hạ Chí Công, 68 tuổi, từng chiến đấu ở trung đoàn 3, sư đoàn 9 bộ đội Việt Nam và bị chính quyền Sài Gòn bắt vào nhà tù Phú Quốc.Theo giới thiệu, ông là bạn tù của đương kim Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Ông Công nói: “Đất nước ta đã hoà bình được 40 năm rồi, giờ đây tôi rất xúc động khi cách đây hơn 40 năm, tôi cùng với nhiều đồng chí, trong đó có cả đồng chí Trương Tấn Sang (bây giờ là Chủ tịch nước) vẫn còn là tù binh ở nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang).”
Ông Sang bị bắt giam ở nhà tù Phú Quốc năm 1971.
Ông Công kể rằng ông cùng nhiều người khác quyết định vượt ngục.
“Trước khi chúng tôi rời khỏi, đồng chí Sang đã tâm sự, dặn dò chúng tôi hết lời, dặn chúng tôi đi đường phải cẩn thận…”
Ông Công vượt ngục thành công, còn ông Trương Tấn Sang được trao trả theo Hiệp định Paris năm 1973.
20:39
Báo Phụ nữ TP. HCM dẫn nguồn từ Sở Giao thông Vận tải TP. HCM nói ngày 30/4, việc cấm đường sẽ nghiêm ngặt hơn trong khu vực vành đai tổ chức lễ mít tinh.Trước đó hôm 24/4, nhiều người dân than phiền về tình trạng ùn ứ giao thông nghiêm trọng do kế hoạch chắn đường.
Ông Lê Hoàng Minh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, nói người dân cần lưu ý để chủ động sắp xếp đi lại.
Một người từ Sở này được dẫn lời nói người dân hạn chế tiếp cận khu vực cấm từ 4g sáng 30/4 đến 12g cùng ngày.
19:42
Nhóm làm phim 'Last Day in Vietnam' vừa gửi cho BBC Tiếng Việt bức hình chụp từ một cảnh trong phim giai đoạn Cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Đây là tác phẩm được đề cử Oscar cho phim tài liệu hay nhất và được chiếu tại Hoa Kỳ tuần này, nhân dịp 30/04.
18:36
Phóng viên Hồng Nga tại Sài Gòn phỏng vấn ông Nguyễn Đức Thiện, 55 tuổi, lái xe:"Theo tôi ngày 30/4 nên được gọi là ngày thống nhất đất nước, vì nó là ngày dân tộc này được hòa hợp, đoàn tụ.”
18:26
18:24
Mời quý vị xem gallery hình ảnh một số vị tướng tiêu biểu trong cuộc chiến Việt Nam.Gương mặt tướng lĩnh trong cuộc chiến VN
Nhận xét
Đăng nhận xét