NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG TRONG MỘT TẤM ẢNH và HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC
Theo Ba Sàm
Trần Quí Cao
30-04-2015
Xin mời độc giả cùng xem lại tấm ảnh nổi tiếng năm châu bốn biển: tấm ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, tấm ảnh đã trở thành niềm hãnh diện của đảng Cộng Sản Việt Nam, thành biểu trưng cho chiến thắng chung cuộc của quân miền Bắc tiến vào hang ổ cuối cùng của chế độ miền Nam. Đối với một số khá đông người miền Nam, tấm ảnh là biểu trưng của sự chấm dứt cuộc chiến, một cuộc chiến mà họ không hề muốn kéo dài bởi vì người nào ngã xuống cũng chung dòng máu đỏ da vàng, cùng là con chung của một mẹ Việt Nam.
Buổi sáng ngày 30/4/1975 đó, một anh thanh niên của chế độ miền Nam, trong khi tìm người thân giữa Sài Gòn náo loạn, bị kẹt lại trên đường Công Lý, gần góc đường Hồng Thập Tự, tình cờ thấy những chiếc xe tăng của miền Bắc tiến về dinh Độc Lập.
Lúc đó, trên thực tế, chế độ miền Nam đã đầu hàng. Tổng thống miền Nam đã ra lệnh quân đội miền Nam không chống cự. Sài Gòn trơ trọi giữa 5 cánh quân tiến công đã áp sát. Cổng dinh Độc Lập đã mở sẵn chờ những người anh em miền Bắc vào để bàn giao chính quyền. Chiếc xe tăng hùng dũng của đội quân chiến thắng đang thẳng tiến. Bỗng nó dừng lại. Anh thanh niên ngạc nhiên, chăm chú quan sát.
Từ trên xe tăng, một chiến sĩ nhảy xuống. Hai cánh cổng được từ từ khép lại. Chiếc xe tăng lùi ra xa, rồi lao tới húc đổ chiếc cổng sắt.
Vốn được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa tôn trọng con người, tôn trọng tính trung thực, cảnh tượng trước mắt khiến người thanh niên thoáng linh cảm một bất an mơ hồ. Linh cảm ấy tan biến đi trong những ngày náo động tiếp theo của miền Nam chiến bại được quân quản tương đối yên ổn, và do đó đất nước đang hi vọng bừng khởi sau hòa bình và thống nhất…
Than ôi, rồi thời cuộc cũng cho thấy các bất an mà anh thanh niên kia linh cảm dần dần xuất hiện. Nhiều sự việc xa lạ với văn hóa miền Nam và cả với văn hóa dân tộc liên tiếp xảy ra, và nhanh chóng sau đó chế độ mới đã dùng thủ thuật lật lọng lùa các viên chức hành chánh và các sĩ quan quân đội của chế độ cũ vào trại học tập cải tạo, các trại mà cho dù có trang điểm bằng ngôn từ hoa mỹ tới đâu đi nữa, thì cũng là các trại tù nơi những người học tập bị đày ải nghiệt ngã cả về thể xác lẫn tinh thần nhiều năm sau. Sự việc này góp phần khoét rất sâu hận thù trong lòng dân tộc lẽ ra phải được hóa giải từ lâu rồi.
Từ đó, vào dịp lễ 30/4 mỗi năm, hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập lại trở về trong anh thanh niên cùng với những thước phim đã in sâu trong hồi ức về cảnh tượng buổi sáng tháng tư năm xưa. Tấm ảnh là biểu trưng của chiến thắng, và cũng là biểu trưng của tính chất bộ máy cầm quyền của đảng CSVN.
Nếu bộ máy đó trân quí hòa bình, thì khi đối phương đã buông súng, họ phải vui mừng, hòa nhã, bao dung, trân trọng đối phương để nuôi dưỡng tinh thần hòa giải, dập tắt hận thù tạo nền hòa bình muôn thủa…
Nếu bộ máy đó thực lòng yêu thương đồng bào miền Nam, thì họ đã vui mừng chạy đến cầm tay những người anh em miền Nam, mừng ngày sum họp…
Nếu bộ máy đó biết quí giá trị của lòng tôn trọng con người, biết quí nếp sống văn minh, lịch sự, thì họ đã xuống xe, báo cho chủ nhà ra đón vào một cách hòa bình và nhã nhặn…
Thì như vậy, tấm hình mừng ngày chiến thắng có thể là tấm hình của viên tướng tiền phương, hay của người chỉ huy toán quân đang tiến vào chào đón vị tổng thống tại chỗ. Một nụ cười rạng rỡ, một cái bắt tay an ủi thật chân thành trong niềm xúc động anh em từ nay tàn cuộc can qua, sum họp một nhà…
Quí độc giả thử tưởng tượng, một tấm hình như vậy, mỗi năm xuất hiện trên các nẻo đường Tổ Quốc chào đón toàn thể dân chúng cùng nhau mừng ngày Thống Nhất, thì thật là một biểu trưng đẹp biết bao cho tâm tình hòa giải hòa hợp!
Rấc đáng tiếc, ngày 30/4/1975 đã không có một cử chỉ đẹp như thế để bây giờ dân tộc có những tấm ảnh xúc động tâm tư như thế. Chỉ có tấm ảnh chiếc xe tăng húc đổ cổng nhà người anh em chiến bại. Tấm ảnh mang lồ lộ trên bề mặt và trong chiều sâu của nó các giá trị sống và tác phong sống khác hẳn.
Phải chăng tác phong đó cho biết bộ máy này đã quen đạp đổ, tàn phá, san bằng…? Đã quen khuất phục người khác bằng cách vung dao búa, lên cò súng, bắt người ta quì xuống thay vì chào hỏi, thảo luận, mời người ta ngồi chung bàn? Đã quen xem anh em miền Nam là kẻ thù cần triệt hạ, là những kẻ phản động xấu xa cần được cải tạo để trở lại kiếp sống con người?
Thực ra, từ khi Mỹ chơi ván cờ lớn, bắt tay với Trung Cộng, miền Nam ở vào thế bất lợi. Tuy nhiên, nếu quân dân miền Nam cũng cực đoan hận thù như đảng CSVN, nếu họ biết trước sau ngày giải phóng sẽ có những chính sách Học Tập Cải Tạo, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Kinh Tế mới, Phân Biệt Đối Xử trong tuyển sinh… thì họ đã dốc sức tử chiến và chưa chắc miền Bắc vào được Sài Gòn! Có vào được thì đường vào cũng phải lát bằng xương máu, và đội quân thắng trận cũng chỉ chiếm được miền Nam với các thành phố hoang tàn, đổ nát!
Theo nhiều tài liệu, quân đội miền Nam lúc đó thiếu vũ khí, đạn dược, thiếu chiến lược cả sự chỉ huy quân sự hữu hiệu. Đội quân đó, sau trận chiến Ban Mê Thuộc, đang ở thế hạ phong.
Tuy nhiên, việc một đội quân lớn, đông người và tinh nhuệ, chấp nhận buông vũ khí sớm như vậy sớm như vậy không phải có điểm xuất phát của tình đồng bào hay sao?
Việc các thành phố lớn và tân tiến được bảo quản nguyên vẹn để bàn giao cho đội quân thắng trận không phải có điểm xuất phát của tình đồng bào hay sao?
Việc dân chúng rất nhanh chóng tỏ thái độ thân mật với đội quân thắng trận tiến vào thành không phải có điểm xuất phát của tình đồng bào hay sao?
Những anh bộ đội lớ ngớ bước vào thành phố hoa lệ có thể cảm nhận tình đồng bào. Rất tiếc là những người lãnh đạo cuộc chiến, khác với chiến binh của họ, không cảm được và không nhận ra tình đồng bào đang vui mừng vì cuộc chiến nồi da xáo thịt đã chấm dứt.
Họ chỉ thấy đám dân miền Nam thua trận này đang xu nịnh họ.
Họ chỉ thấy trong đám dân miền Nam thua trận này đầy rẫy các thế lực thù địch nguy hiểm cho ý đồ thống trị của họ. Gián điệp nhé, quân đội cũ tạm nép mình chờ ngày phục hận nhé, các người hiểu biết có thể tiêm các tri thức và tư tưởng về chế độ tự do, về các giá trị sống của miền Nam nhé. Và họ sợ nhất là qua đám dân miền Nam các bộ đội của họ sẽ biết về cuộc sống thật của miền Nam khác với điều đảng CSVN đã tuyên truyền hàng chục năm nay…
Trong não trạng đó, những chính sách triệt hạ miền Nam được liên tiếp tung ra. Sau khi giành thắng lợi quân sự rồi thì phải đánh gục cái miền Nam trù phú thịnh vượng này, đánh cho bẹp tinh thần trung thực, nghĩa khí, tự do, dân chủ, tôn trọng con người của miền Nam. Đánh cho các giá trị sống đó, vốn khác biệt căn bản với các giá trị sống của xã hội cộng sản chủ nghĩa, không thể ngóc đầu lên được nữa.
Chính quyền CSVN không biết rằng các giá trị mà họ cố tình đánh cho chết đó chính là nền móng tối cần thiết và rất vững chắc cho sự hòa hợp hòa giải dân tộc mà họ, với tư cách là nhà cầm quyền của toàn bộ nước Việt Nam thống nhất, có trách nhiệm phải thực hiện. Họ không biết rằng các giá trị mà họ cố tình đánh cho chết đó là các giá trị sống của xã hội văn minh hiện đại.
Cho nên, tới ngày họ tưng bừng kĩ niệm 40 năm ngày họ chiến thắng, đất nước vẫn chia rẽ tột cùng, thù hận trong lòng dân tộc còn cao hơn những ngày đất nước chưa hòa bình. Việt Nam càng lún sâu vào hố thẳm của suy thoái về kinh tế và giá trị sống nếu so với những ngày đất nước chưa phát khởi cuộc chiến Chống Mỹ Cứu Nước. Và nguy cơ lọt vào vòng nô thuộc thảm khốc của nước Tàu ngàn năm nuôi dã tâm xâm lược là vô cùng nguy cấp.
Trước các hiện trạng của đất nước như vậy, nhiều thành phần dân chúng thấy rõ muốn đất nước thoát khỏi bế tắc phải tạo sự đồng tâm của đa số dân chúng. Đó cũng là một cách nói cho sự hòa hợp hòa giải của dân tộc. Một dân tộc mà trong đó các thành phần bình đẳng với nhau, cùng là những người chủ đất nước, có giá trị, quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, và cùng góp sức chung tay xây dựng tương lai của Tổ Quốc chung.
Ngày 30/4 lần thứ 40 sau năm 1975 vẫn thấy hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập xuát hiện khắp nơi. Vẫn nghe vang dội điệp khúc mừng chiến thắng át tình tự dân tộc sum vầy, vẫn thấy đảng CSVN quyết tâm lãnh đạo toàn diện thay cho các bước tiến về hướng dân chủ tự do, vẫn thấy truyền hình chiếu các thước phim hừng hừng căm thù đế quốc Mỹ mà không nhắc gì tới Trung Quốc đang xâm lăng tổ quốc với chiến tranh biên giới, chiếm cứ biển đảo và xây dựng các căn cứ quân sự uy hiếp Việt Nam…
40 năm xưa, không có được tấm ảnh đẹp đã đành. 40 năm sau, sao vẫn tự hào với tấm ảnh không đẹp của ngày xưa?
40 năm xưa, không cảm nhận được tình đồng bào đang vui mừng vì cuộc chiến nồi da xáo thịt vừa chấm dứt, đã đành. 40 năm sau, sao vẫn không cảm nhận được hiện trạng suy thoái nhiều mặt của đất nước trong không khí hận thù, đàn áp, mặc cảm, khinh bỉ, bất hợp tác với nhau trong lòng dân tộc Việt Nam?
30-04-2015
Xin mời độc giả cùng xem lại tấm ảnh nổi tiếng năm châu bốn biển: tấm ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, tấm ảnh đã trở thành niềm hãnh diện của đảng Cộng Sản Việt Nam, thành biểu trưng cho chiến thắng chung cuộc của quân miền Bắc tiến vào hang ổ cuối cùng của chế độ miền Nam. Đối với một số khá đông người miền Nam, tấm ảnh là biểu trưng của sự chấm dứt cuộc chiến, một cuộc chiến mà họ không hề muốn kéo dài bởi vì người nào ngã xuống cũng chung dòng máu đỏ da vàng, cùng là con chung của một mẹ Việt Nam.
Buổi sáng ngày 30/4/1975 đó, một anh thanh niên của chế độ miền Nam, trong khi tìm người thân giữa Sài Gòn náo loạn, bị kẹt lại trên đường Công Lý, gần góc đường Hồng Thập Tự, tình cờ thấy những chiếc xe tăng của miền Bắc tiến về dinh Độc Lập.
Lúc đó, trên thực tế, chế độ miền Nam đã đầu hàng. Tổng thống miền Nam đã ra lệnh quân đội miền Nam không chống cự. Sài Gòn trơ trọi giữa 5 cánh quân tiến công đã áp sát. Cổng dinh Độc Lập đã mở sẵn chờ những người anh em miền Bắc vào để bàn giao chính quyền. Chiếc xe tăng hùng dũng của đội quân chiến thắng đang thẳng tiến. Bỗng nó dừng lại. Anh thanh niên ngạc nhiên, chăm chú quan sát.
Từ trên xe tăng, một chiến sĩ nhảy xuống. Hai cánh cổng được từ từ khép lại. Chiếc xe tăng lùi ra xa, rồi lao tới húc đổ chiếc cổng sắt.
Vốn được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa tôn trọng con người, tôn trọng tính trung thực, cảnh tượng trước mắt khiến người thanh niên thoáng linh cảm một bất an mơ hồ. Linh cảm ấy tan biến đi trong những ngày náo động tiếp theo của miền Nam chiến bại được quân quản tương đối yên ổn, và do đó đất nước đang hi vọng bừng khởi sau hòa bình và thống nhất…
Than ôi, rồi thời cuộc cũng cho thấy các bất an mà anh thanh niên kia linh cảm dần dần xuất hiện. Nhiều sự việc xa lạ với văn hóa miền Nam và cả với văn hóa dân tộc liên tiếp xảy ra, và nhanh chóng sau đó chế độ mới đã dùng thủ thuật lật lọng lùa các viên chức hành chánh và các sĩ quan quân đội của chế độ cũ vào trại học tập cải tạo, các trại mà cho dù có trang điểm bằng ngôn từ hoa mỹ tới đâu đi nữa, thì cũng là các trại tù nơi những người học tập bị đày ải nghiệt ngã cả về thể xác lẫn tinh thần nhiều năm sau. Sự việc này góp phần khoét rất sâu hận thù trong lòng dân tộc lẽ ra phải được hóa giải từ lâu rồi.
Từ đó, vào dịp lễ 30/4 mỗi năm, hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập lại trở về trong anh thanh niên cùng với những thước phim đã in sâu trong hồi ức về cảnh tượng buổi sáng tháng tư năm xưa. Tấm ảnh là biểu trưng của chiến thắng, và cũng là biểu trưng của tính chất bộ máy cầm quyền của đảng CSVN.
Nếu bộ máy đó trân quí hòa bình, thì khi đối phương đã buông súng, họ phải vui mừng, hòa nhã, bao dung, trân trọng đối phương để nuôi dưỡng tinh thần hòa giải, dập tắt hận thù tạo nền hòa bình muôn thủa…
Nếu bộ máy đó thực lòng yêu thương đồng bào miền Nam, thì họ đã vui mừng chạy đến cầm tay những người anh em miền Nam, mừng ngày sum họp…
Nếu bộ máy đó biết quí giá trị của lòng tôn trọng con người, biết quí nếp sống văn minh, lịch sự, thì họ đã xuống xe, báo cho chủ nhà ra đón vào một cách hòa bình và nhã nhặn…
Thì như vậy, tấm hình mừng ngày chiến thắng có thể là tấm hình của viên tướng tiền phương, hay của người chỉ huy toán quân đang tiến vào chào đón vị tổng thống tại chỗ. Một nụ cười rạng rỡ, một cái bắt tay an ủi thật chân thành trong niềm xúc động anh em từ nay tàn cuộc can qua, sum họp một nhà…
Quí độc giả thử tưởng tượng, một tấm hình như vậy, mỗi năm xuất hiện trên các nẻo đường Tổ Quốc chào đón toàn thể dân chúng cùng nhau mừng ngày Thống Nhất, thì thật là một biểu trưng đẹp biết bao cho tâm tình hòa giải hòa hợp!
Rấc đáng tiếc, ngày 30/4/1975 đã không có một cử chỉ đẹp như thế để bây giờ dân tộc có những tấm ảnh xúc động tâm tư như thế. Chỉ có tấm ảnh chiếc xe tăng húc đổ cổng nhà người anh em chiến bại. Tấm ảnh mang lồ lộ trên bề mặt và trong chiều sâu của nó các giá trị sống và tác phong sống khác hẳn.
Phải chăng tác phong đó cho biết bộ máy này đã quen đạp đổ, tàn phá, san bằng…? Đã quen khuất phục người khác bằng cách vung dao búa, lên cò súng, bắt người ta quì xuống thay vì chào hỏi, thảo luận, mời người ta ngồi chung bàn? Đã quen xem anh em miền Nam là kẻ thù cần triệt hạ, là những kẻ phản động xấu xa cần được cải tạo để trở lại kiếp sống con người?
Thực ra, từ khi Mỹ chơi ván cờ lớn, bắt tay với Trung Cộng, miền Nam ở vào thế bất lợi. Tuy nhiên, nếu quân dân miền Nam cũng cực đoan hận thù như đảng CSVN, nếu họ biết trước sau ngày giải phóng sẽ có những chính sách Học Tập Cải Tạo, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Kinh Tế mới, Phân Biệt Đối Xử trong tuyển sinh… thì họ đã dốc sức tử chiến và chưa chắc miền Bắc vào được Sài Gòn! Có vào được thì đường vào cũng phải lát bằng xương máu, và đội quân thắng trận cũng chỉ chiếm được miền Nam với các thành phố hoang tàn, đổ nát!
Theo nhiều tài liệu, quân đội miền Nam lúc đó thiếu vũ khí, đạn dược, thiếu chiến lược cả sự chỉ huy quân sự hữu hiệu. Đội quân đó, sau trận chiến Ban Mê Thuộc, đang ở thế hạ phong.
Tuy nhiên, việc một đội quân lớn, đông người và tinh nhuệ, chấp nhận buông vũ khí sớm như vậy sớm như vậy không phải có điểm xuất phát của tình đồng bào hay sao?
Việc các thành phố lớn và tân tiến được bảo quản nguyên vẹn để bàn giao cho đội quân thắng trận không phải có điểm xuất phát của tình đồng bào hay sao?
Việc dân chúng rất nhanh chóng tỏ thái độ thân mật với đội quân thắng trận tiến vào thành không phải có điểm xuất phát của tình đồng bào hay sao?
Những anh bộ đội lớ ngớ bước vào thành phố hoa lệ có thể cảm nhận tình đồng bào. Rất tiếc là những người lãnh đạo cuộc chiến, khác với chiến binh của họ, không cảm được và không nhận ra tình đồng bào đang vui mừng vì cuộc chiến nồi da xáo thịt đã chấm dứt.
Họ chỉ thấy đám dân miền Nam thua trận này đang xu nịnh họ.
Họ chỉ thấy trong đám dân miền Nam thua trận này đầy rẫy các thế lực thù địch nguy hiểm cho ý đồ thống trị của họ. Gián điệp nhé, quân đội cũ tạm nép mình chờ ngày phục hận nhé, các người hiểu biết có thể tiêm các tri thức và tư tưởng về chế độ tự do, về các giá trị sống của miền Nam nhé. Và họ sợ nhất là qua đám dân miền Nam các bộ đội của họ sẽ biết về cuộc sống thật của miền Nam khác với điều đảng CSVN đã tuyên truyền hàng chục năm nay…
Trong não trạng đó, những chính sách triệt hạ miền Nam được liên tiếp tung ra. Sau khi giành thắng lợi quân sự rồi thì phải đánh gục cái miền Nam trù phú thịnh vượng này, đánh cho bẹp tinh thần trung thực, nghĩa khí, tự do, dân chủ, tôn trọng con người của miền Nam. Đánh cho các giá trị sống đó, vốn khác biệt căn bản với các giá trị sống của xã hội cộng sản chủ nghĩa, không thể ngóc đầu lên được nữa.
Chính quyền CSVN không biết rằng các giá trị mà họ cố tình đánh cho chết đó chính là nền móng tối cần thiết và rất vững chắc cho sự hòa hợp hòa giải dân tộc mà họ, với tư cách là nhà cầm quyền của toàn bộ nước Việt Nam thống nhất, có trách nhiệm phải thực hiện. Họ không biết rằng các giá trị mà họ cố tình đánh cho chết đó là các giá trị sống của xã hội văn minh hiện đại.
Cho nên, tới ngày họ tưng bừng kĩ niệm 40 năm ngày họ chiến thắng, đất nước vẫn chia rẽ tột cùng, thù hận trong lòng dân tộc còn cao hơn những ngày đất nước chưa hòa bình. Việt Nam càng lún sâu vào hố thẳm của suy thoái về kinh tế và giá trị sống nếu so với những ngày đất nước chưa phát khởi cuộc chiến Chống Mỹ Cứu Nước. Và nguy cơ lọt vào vòng nô thuộc thảm khốc của nước Tàu ngàn năm nuôi dã tâm xâm lược là vô cùng nguy cấp.
Trước các hiện trạng của đất nước như vậy, nhiều thành phần dân chúng thấy rõ muốn đất nước thoát khỏi bế tắc phải tạo sự đồng tâm của đa số dân chúng. Đó cũng là một cách nói cho sự hòa hợp hòa giải của dân tộc. Một dân tộc mà trong đó các thành phần bình đẳng với nhau, cùng là những người chủ đất nước, có giá trị, quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, và cùng góp sức chung tay xây dựng tương lai của Tổ Quốc chung.
Ngày 30/4 lần thứ 40 sau năm 1975 vẫn thấy hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập xuát hiện khắp nơi. Vẫn nghe vang dội điệp khúc mừng chiến thắng át tình tự dân tộc sum vầy, vẫn thấy đảng CSVN quyết tâm lãnh đạo toàn diện thay cho các bước tiến về hướng dân chủ tự do, vẫn thấy truyền hình chiếu các thước phim hừng hừng căm thù đế quốc Mỹ mà không nhắc gì tới Trung Quốc đang xâm lăng tổ quốc với chiến tranh biên giới, chiếm cứ biển đảo và xây dựng các căn cứ quân sự uy hiếp Việt Nam…
40 năm xưa, không có được tấm ảnh đẹp đã đành. 40 năm sau, sao vẫn tự hào với tấm ảnh không đẹp của ngày xưa?
40 năm xưa, không cảm nhận được tình đồng bào đang vui mừng vì cuộc chiến nồi da xáo thịt vừa chấm dứt, đã đành. 40 năm sau, sao vẫn không cảm nhận được hiện trạng suy thoái nhiều mặt của đất nước trong không khí hận thù, đàn áp, mặc cảm, khinh bỉ, bất hợp tác với nhau trong lòng dân tộc Việt Nam?
Nhận xét
Đăng nhận xét