Điểm báo Pháp ngày 28-1-2016
Con đường tơ lụa : Đòn « chiêu dụ » mới của Trung Quốc
Tại Iran hay Ai Cập, chủ tịch Trung Quốc luôn là "sứ giả" của kế hoạch Con đường tơ lụa thế kỷ 21.Reuters
Mở những tuyến đường sắt và hàng hải mới đi đến châu Âu là một dự án lớn của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngoài mục đích vì sự phát triển chung cho toàn khu vực và đảm bảo an ninh cho nguồn cung ứng nguyên nhiên liệu, Bắc Kinh còn nhắm đến việc xuất khẩu mô hình phát triển của mình.
Tuy nhiên, giáo sư đại học Standford và giám đốc Trung tâm về Dân chủ, Phát triển và Nhà nước Pháp quyền, Francis Fukuyama, cảnh báo chính sách này của Trung Quốc, không những gây tổn hại đến môi trường, cho nền dân chủ thế giới, mà còn làm giảm tầm ảnh hưởng của phương Tây. Ông Francis Fukuyama đưa ra lời cảnh báo này trên một bài tham luận, đăng trên trang mạng Project Syndicate 2016, được nhật báo Kinh tế Les Echos số ra ngày 28/01/2016 lược dịch lại qua hàng tựa « Con đường tơ lụa : Đợt tấn công ‘chiêu dụ’ mới của Trung Quốc ».
Từ đầu năm 2016 , một cuộc tranh tài lịch sử giữa hai mô hình phát triển cạnh tranh đang diễn ra, một bên là Trung Quốc với bên kia là Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác. Một phần tương lai của toàn khối Á-Âu trong những thập niên sắp tới sẽ được quyết định sau thắng bại của cuộc tranh đua này.
Kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn trì trệ, nhưng Bắc Kinh không tỏ ra thụ động. Năm 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình loan báo một dự án lớn « Một vành đai, Một con đường » nhằm biến đổi trọng tâm kinh tế của cả khối Á-Âu.
Mảng trên bộ bao gồm các dự án đường sắt xuất phát từ vùng phía tây Trung Quốc, xuyên vùng Trung Á để đến Châu Âu. Con đường hàng hải bao gồm một loạt cảng biển và cơ sở hạ tầng cho phép gia tăng lượng lưu thông hàng hải giữa các nước từ Đông Á với một loạt các quốc gia đến nằm trong vành đai đường bộ.
Và như vậy, các nước châu Á có thể sẽ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thay vì phải đi xuyên qua hai đại dương như hiện nay.
Tác giả nhắc lại nguồn tài chính cung cấp cho dự án này sẽ được thông qua Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Á Châu AIIB, do Trung Quốc khởi xướng. Nhiều nước, trong đó có nhiều quốc gia phương Tây lớn đã tham gia vào ngân hàng này, ngoại trừ Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Kinh tế - tài chính : công cụ chinh phục thế giới hiệu quả
Tất cả những động thái trên cho thấy có sự thay đổi triệt trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Bởi vì, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh tìm cách xuất khẩu mô hình phát triển của mình ra các nước khác. Các nhà đầu tư Trung Quốc từ nhiều năm nay đã đầu tư nhiều vào châu Mỹ-Latinh và châu Phi, hạ Sahara để khai thác nguyên nhiên liệu rồi vận chuyển về Trung Quốc.
Nhưng theo nhận định của giáo sư Fukuyama, dự án con đường tơ lụa thế kỷ 21 của Bắc Kinh còn ẩn chứa nhiều tham vọng khác : phát triển khả năng công nghiệp nặng và nhu cầu tiêu thụ hàng Trung Quốc ngay tại các quốc gia được đầu tư.
Nghĩa là, thay vì tự mình khai thác các nguyên nhiên liệu, Trung Quốc tìm cách chuyển giao ngành công nghiệp nặng của mình cho những nước kém phát triển hơn, bằng cách tăng thêm nguồn tài chính và tạo ra một dạng nhu cầu đối với các sản phẩm Trung Quốc.
Khác với các mô hình phát triển của các nước phương Tây, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào mảng cơ sở hạ tầng, như xây cầu đường, hải cảng, mạng lưới điện, đường sắt và sân bay để tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp tại chỗ.
Trong khi đó, Hoa Kỳ và các nước phương Tây lại nghiêng lại có chiến lược phát triển ưu tiên cho các đầu tư quan trọng trong sức khỏe cộng đồng, bình đẳng nữ quyền, ủng hộ xã hội dân sự trên thế giới và các biện pháp chống tham nhũng.
Tuy nhiên các khoản đầu tư này chưa bao giờ giúp các quốc gia đó trở nên giàu có. Trong khi đó, chiến lược của Trung Quốc đang bắt đầu « đơm hoa, kết quả » và đã trở thành một thành tố quan trọng trong chiến lược được nhiều nước Đông Á bắt chước theo, cho dù đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Singapore.
Xuất khẩu mô hình phát triển, hay xuất khẩu « mô hình gây ô nhiễm » ?
Theo đánh giá của giáo sư Fukuyama, nếu như dự án « Một vành đai, Một con đường » này, đáp ứng được phần nào mong đợi của các nhà hoạch định Trung Quốc, thì bộ mặt toàn thể khối Á – Âu, từ Indonesia cho đến Ba Lan trong tương lai sẽ bị biến đổi.
Mô hình Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ ra thế giới, làm tăng mức thu nhập và nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc, giúp nước này giải tỏa các bế tắc để thay thế các thị trường khác bị đình trệ trên thế giới.
Nhưng đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ dịch chuyển các ngành công nghiệp gây ô nhiễm ra bên ngoài. Thay vì là những nền kinh tế ngoại vi, vùng Trung Á sẽ trở thành trung tâm của cả nền kinh tế thế giới. Hình thức cai trị độc tài của Trung Quốc cũng sẽ có được một uy tín rộng lớn kèm theo đó một tác động tiêu cực cho nền dân chủ toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra : liệu dự án con đường tơ lụa mới này có thành công hay không ? Hiện tại, ở Trung Quốc, tăng trưởng dựa trên đầu tư cơ sở hạ tầng vận hành tốt do chính quyền kiểm soát chặt chẽ môi trường chính trị. Nhưng điều này chưa hẳn sẽ được thực hiện tại các nước khác do tình hình bất ổn, xung đột và tham nhũng chồng chéo lên nhau cùng với các mục tiêu đó.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là Hoa Kỳ và các nước phương Tây khoanh tay đợi khi Trung Quốc thất bại. Nếu như chiến lược phát triển của Bắc Kinh có thể chạm đến giới hạn, những nước còn lại cũng có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng thế giới.
Cuối cùng, tác giả bài viết lấy làm tiếc rằng Washington đã không tham gia vào ngân hàng AIIB. Mỹ lẽ ra có thể gia nhập và buộc Trung Quốc phải thích nghi với các chuẩn mực quốc tế trên phương diện môi trường, an toàn và lao động. Do vắng mặt,, Mỹ có nguy cơ giao phó tương lai khối Á – Âu và những phần còn lại trên thế giới vào tay Trung Quốc và mô hình phát triển của nước này.
Trừng phạt Bắc Triều Tiên : Trung Quốc không dễ bỏ rơi đồng minh
Cũng trong lĩnh vực ngoại giao, nhưng liên quan đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, Les Echos có bài nhận định về chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ : « John Kerry khó thuyết phục được Trung Quốc cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên ».
Theo quan sát của tờ báo kế hoạch của ông Kerry chống lại Bắc Triều Tiên khó có cơ may thực hiện. Trung Quốc không hoàn toàn ủng hộ đường lối cứng rắn chống lại đồng minh lâu đời và muốn tránh hoàn toàn việc cắt đứt quan hệ lâu dài với quốc gia láng giềng « khó bảo » này. Trung Quốc quyết giữ chặt lấy Bình Nhưỡng và vẫn là quốc gia tài trợ chính, chủ yếu về lương thực và năng lượng.
Les Echos cũng nhận thấy, đối với ông Kerry chuyến thăm Trung Quốc lần này cũng là dịp để bàn về chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Các công trình xây dựng, bồi đắp và thiết lập các cơ sở trên các đảo, bãi đá ngầm trong vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng là chủ đề căng thẳng giữa hai cường quốc.
Bộ trưởng Tư pháp từ chức : Chủ đề chính trên trang nhất báo Pháp
Bà Bộ trưởng Tư pháp của Pháp, Christiane Taubira đệ đơn từ chức là chủ đề thời sự nóng bỏng trên trang nhất các báo Pháp sáng nay. « Giã từ cánh tả » là hàng tít lớn trên tờ Parisien, với bức ảnh bà Christiane Taubira, đội mũ bảo hiểm đạp xe ra đi với nụ cười rạng rỡ, như trong tư thế sẵn sàng sống với những cuộc phiêu lưu mới.
Một hình ảnh tương tự như thế cũng được nhìn thấy trên tờ thiên tả Libération với hàng tựa « Taubira : Thoát rồi ! ». Cả hai tờ báo đều công nhận chính dự thảo luật gây tranh cãi « tước quốc tịch » là nguyên nhân của sự từ nhiệm này.
Libération dành ra 8 trang báo để đánh giá, phân tích về tác động của vụ việc. Theo nhật báo, với việc đánh mất một gương mặt tiêu biểu cho cánh tả, thủ tướng Valls và tổng thống Hollande đang tách xa dần với sự thống nhất của đảng Xã hội đa số cầm quyền.
Sau 12 tháng bực bội, cuối cùng bà Taubira cũng quyết định « sập cửa », như nhận định trên trang nhất của Le Monde. Sự việc đã làm lộ rõ « rạn nứt ngay trong lòng cánh tả » theo như đánh giá của Le Figaro. Hầu hết các báo, dù là tả hay hữu, đều có chung nhận xét là với quyết định ra đi của bà Taubira, tổng thống Pháp đã mất đi một biểu tượng mạnh của cánh tả ».
Ông Hollande cùng với chính phủ Valls sẽ phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ ngay trong lòng chính đảng, nhất là những người thuộc phe tả trong cánh tả. Tổng thống biết là kể từ giờ ông sẽ khó mà đoàn kết cả cánh tả trong giai đoạn cuối cùng trước khi bước vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2017.
Paris, bước đệm cho Iran để hội nhập lại thế giới
Chuyến công du châu Âu đầu tiên của tổng thống Iran Hassan Rohani tiếp tục thu hút sự chú ý của báo Pháp. Theo quan điểm của Les Echos, « Tổng thống Iran dựa vào Paris để tái hội nhập đất nước ».
Đây là chuyến thăm nước Pháp đầu tiên của một vị tổng thống Iran kể từ năm 19999, và là lần công du châu Âu đầu tiên của ông Hassa, Rohani ». Sự kiện cho thấy rõ tầm quan trọng của về mặt ngoại giao và kinh tế.
Rõ ràng là trong khu vực Trung Cận Đông hiện nay, Teheran là một tác nhân chính để giải quyết khủng hoảng Syria. Nhưng chính sách của Iran đối với Syria lại đối nghịch với phương Tây, nhưng lại có cùng mục tiêu chống Daech.
Trên bình diện kinh tế, cuộc gặp giữa tổng thống Iran với giới chủ Pháp phản ảnh rõ nhu cầu trang bị to lớn của đất nước. Theo dự đoán của Les Echos, tổng thống Iran sẽ ký kết hàng chục thỏa thuận trước sự hiện diện của hàng chục bộ trưởng hai nước liên quan đến các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất xe ô-tô, năng lượng và nhất là hàng không. Trước đó, Teheran đã thông báo sẽ đặt mua 114 chiếc Airbus.
Tuy nhiên, Les Echos lưu ý, các hợp đồng ký kết trong ngày hôm nay mới chỉ ở hình thức thư ngỏ ý, bởi vì đất nước vừa mới được dỡ bỏ có một phần lệnh cấm vận. Trong số 120-150 tỷ đô la bị phong tỏa ở nước ngoài, Iran sắp tới chỉ mới nhận được có 32 tỷ đô la.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận cũng cho phép đất nước trở lại tham gia thị trường dầu khí. Nhưng vì giá dầu hiện nay tụt giảm mạnh, do đó nguồn thu cho ngân sách năm nay hy vọng sẽ ở mức ổn định như năm 2015.
Cuối cùng, Les Echos trích lời nhận định của ông Nader Nouri, một cựu cố vấn ngoại giao Iran tại Paris cho rằng, Iran bỏ qua việc Paris có thái độ cứng rắn với nước này trong suốt quá trình thương lượng về hạt nhân, là vì « Ông Rohani đặt cược nhiều vào việc thu hút các nhà đầu tư để có thể nâng cao nhanh chóng mức sống và giảm tình trạng thất nghiệp cao nơi giới trẻ ».
Nói tóm lại, phương Tây đang mở rộng vòng tay « Chào mừng ngài Rohani đến châu Âu », như tựa bài xã luận trên Le Monde.
Truyện tranh : Một thế giới chỉ toàn là nam giới ?
Trở lại với trang nhất Libération, không phải ngẫu nhiên tờ báo đăng bức hình bà cựu bộ trưởng Tư pháp, Christiane Taubira đi xe đạp khi bà rời khỏi Place Vendome dưới hình thức tranh vẽ. Đó là vì mục đích ủng hộ các nữ tác giả truyện tranh. Một cách tờ nhật báo cổ vũ cho lễ khai mạc Liên hoan truyện tranh Angouleme lần thứ 43 diễn ra ngày hôm nay.
Đây cũng là cách thức nhật báo chỉ trích một thực trạng về thế giới truyện tranh và tranh minh họa nói chung, một thế giới gần như chỉ dành cho nam giới. Tờ báo viết, ngày hôm qua (27/01/2016), giải nhất của liên hoan lần này đã được trao cho một người đàn ông da trắng, người Bỉ, 77 tuổi. Sau một trận tranh cãi và làn sóng phản đối chống lại việc thiếu vắng các gương mặt nữ được đề cử giải tại Liên hoan truyện tranh quốc tế lần này, giải nhất, giải thưởng cao quý nhất, cuối cùng đã được trao cho Hermenn Huppen, nghệ danh Hermann.
Ban giám khảo chẳng có gì đem lại làn gió mới nào cho liên hoan Angouleme. Hermann, một họa sĩ lớn theo trường phái hiện thực, tác giả của hơn một trăm tập truyện, để lại dấu ấn cho cả một thế hệ thanh thiếu niên và người lớn với những loạt tập truyện đã thành kinh điển, như Comanche, Jeremiah hay như Tours de Bois-Maury.
Từ đầu năm 2016 , một cuộc tranh tài lịch sử giữa hai mô hình phát triển cạnh tranh đang diễn ra, một bên là Trung Quốc với bên kia là Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác. Một phần tương lai của toàn khối Á-Âu trong những thập niên sắp tới sẽ được quyết định sau thắng bại của cuộc tranh đua này.
Kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn trì trệ, nhưng Bắc Kinh không tỏ ra thụ động. Năm 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình loan báo một dự án lớn « Một vành đai, Một con đường » nhằm biến đổi trọng tâm kinh tế của cả khối Á-Âu.
Mảng trên bộ bao gồm các dự án đường sắt xuất phát từ vùng phía tây Trung Quốc, xuyên vùng Trung Á để đến Châu Âu. Con đường hàng hải bao gồm một loạt cảng biển và cơ sở hạ tầng cho phép gia tăng lượng lưu thông hàng hải giữa các nước từ Đông Á với một loạt các quốc gia đến nằm trong vành đai đường bộ.
Và như vậy, các nước châu Á có thể sẽ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thay vì phải đi xuyên qua hai đại dương như hiện nay.
Tác giả nhắc lại nguồn tài chính cung cấp cho dự án này sẽ được thông qua Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Á Châu AIIB, do Trung Quốc khởi xướng. Nhiều nước, trong đó có nhiều quốc gia phương Tây lớn đã tham gia vào ngân hàng này, ngoại trừ Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Kinh tế - tài chính : công cụ chinh phục thế giới hiệu quả
Tất cả những động thái trên cho thấy có sự thay đổi triệt trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Bởi vì, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh tìm cách xuất khẩu mô hình phát triển của mình ra các nước khác. Các nhà đầu tư Trung Quốc từ nhiều năm nay đã đầu tư nhiều vào châu Mỹ-Latinh và châu Phi, hạ Sahara để khai thác nguyên nhiên liệu rồi vận chuyển về Trung Quốc.
Nhưng theo nhận định của giáo sư Fukuyama, dự án con đường tơ lụa thế kỷ 21 của Bắc Kinh còn ẩn chứa nhiều tham vọng khác : phát triển khả năng công nghiệp nặng và nhu cầu tiêu thụ hàng Trung Quốc ngay tại các quốc gia được đầu tư.
Nghĩa là, thay vì tự mình khai thác các nguyên nhiên liệu, Trung Quốc tìm cách chuyển giao ngành công nghiệp nặng của mình cho những nước kém phát triển hơn, bằng cách tăng thêm nguồn tài chính và tạo ra một dạng nhu cầu đối với các sản phẩm Trung Quốc.
Khác với các mô hình phát triển của các nước phương Tây, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào mảng cơ sở hạ tầng, như xây cầu đường, hải cảng, mạng lưới điện, đường sắt và sân bay để tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp tại chỗ.
Trong khi đó, Hoa Kỳ và các nước phương Tây lại nghiêng lại có chiến lược phát triển ưu tiên cho các đầu tư quan trọng trong sức khỏe cộng đồng, bình đẳng nữ quyền, ủng hộ xã hội dân sự trên thế giới và các biện pháp chống tham nhũng.
Tuy nhiên các khoản đầu tư này chưa bao giờ giúp các quốc gia đó trở nên giàu có. Trong khi đó, chiến lược của Trung Quốc đang bắt đầu « đơm hoa, kết quả » và đã trở thành một thành tố quan trọng trong chiến lược được nhiều nước Đông Á bắt chước theo, cho dù đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Singapore.
Xuất khẩu mô hình phát triển, hay xuất khẩu « mô hình gây ô nhiễm » ?
Theo đánh giá của giáo sư Fukuyama, nếu như dự án « Một vành đai, Một con đường » này, đáp ứng được phần nào mong đợi của các nhà hoạch định Trung Quốc, thì bộ mặt toàn thể khối Á – Âu, từ Indonesia cho đến Ba Lan trong tương lai sẽ bị biến đổi.
Mô hình Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ ra thế giới, làm tăng mức thu nhập và nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc, giúp nước này giải tỏa các bế tắc để thay thế các thị trường khác bị đình trệ trên thế giới.
Nhưng đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ dịch chuyển các ngành công nghiệp gây ô nhiễm ra bên ngoài. Thay vì là những nền kinh tế ngoại vi, vùng Trung Á sẽ trở thành trung tâm của cả nền kinh tế thế giới. Hình thức cai trị độc tài của Trung Quốc cũng sẽ có được một uy tín rộng lớn kèm theo đó một tác động tiêu cực cho nền dân chủ toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra : liệu dự án con đường tơ lụa mới này có thành công hay không ? Hiện tại, ở Trung Quốc, tăng trưởng dựa trên đầu tư cơ sở hạ tầng vận hành tốt do chính quyền kiểm soát chặt chẽ môi trường chính trị. Nhưng điều này chưa hẳn sẽ được thực hiện tại các nước khác do tình hình bất ổn, xung đột và tham nhũng chồng chéo lên nhau cùng với các mục tiêu đó.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là Hoa Kỳ và các nước phương Tây khoanh tay đợi khi Trung Quốc thất bại. Nếu như chiến lược phát triển của Bắc Kinh có thể chạm đến giới hạn, những nước còn lại cũng có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng thế giới.
Cuối cùng, tác giả bài viết lấy làm tiếc rằng Washington đã không tham gia vào ngân hàng AIIB. Mỹ lẽ ra có thể gia nhập và buộc Trung Quốc phải thích nghi với các chuẩn mực quốc tế trên phương diện môi trường, an toàn và lao động. Do vắng mặt,, Mỹ có nguy cơ giao phó tương lai khối Á – Âu và những phần còn lại trên thế giới vào tay Trung Quốc và mô hình phát triển của nước này.
Trừng phạt Bắc Triều Tiên : Trung Quốc không dễ bỏ rơi đồng minh
Cũng trong lĩnh vực ngoại giao, nhưng liên quan đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, Les Echos có bài nhận định về chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ : « John Kerry khó thuyết phục được Trung Quốc cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên ».
Theo quan sát của tờ báo kế hoạch của ông Kerry chống lại Bắc Triều Tiên khó có cơ may thực hiện. Trung Quốc không hoàn toàn ủng hộ đường lối cứng rắn chống lại đồng minh lâu đời và muốn tránh hoàn toàn việc cắt đứt quan hệ lâu dài với quốc gia láng giềng « khó bảo » này. Trung Quốc quyết giữ chặt lấy Bình Nhưỡng và vẫn là quốc gia tài trợ chính, chủ yếu về lương thực và năng lượng.
Les Echos cũng nhận thấy, đối với ông Kerry chuyến thăm Trung Quốc lần này cũng là dịp để bàn về chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Các công trình xây dựng, bồi đắp và thiết lập các cơ sở trên các đảo, bãi đá ngầm trong vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng là chủ đề căng thẳng giữa hai cường quốc.
Bộ trưởng Tư pháp từ chức : Chủ đề chính trên trang nhất báo Pháp
Bà Bộ trưởng Tư pháp của Pháp, Christiane Taubira đệ đơn từ chức là chủ đề thời sự nóng bỏng trên trang nhất các báo Pháp sáng nay. « Giã từ cánh tả » là hàng tít lớn trên tờ Parisien, với bức ảnh bà Christiane Taubira, đội mũ bảo hiểm đạp xe ra đi với nụ cười rạng rỡ, như trong tư thế sẵn sàng sống với những cuộc phiêu lưu mới.
Một hình ảnh tương tự như thế cũng được nhìn thấy trên tờ thiên tả Libération với hàng tựa « Taubira : Thoát rồi ! ». Cả hai tờ báo đều công nhận chính dự thảo luật gây tranh cãi « tước quốc tịch » là nguyên nhân của sự từ nhiệm này.
Libération dành ra 8 trang báo để đánh giá, phân tích về tác động của vụ việc. Theo nhật báo, với việc đánh mất một gương mặt tiêu biểu cho cánh tả, thủ tướng Valls và tổng thống Hollande đang tách xa dần với sự thống nhất của đảng Xã hội đa số cầm quyền.
Sau 12 tháng bực bội, cuối cùng bà Taubira cũng quyết định « sập cửa », như nhận định trên trang nhất của Le Monde. Sự việc đã làm lộ rõ « rạn nứt ngay trong lòng cánh tả » theo như đánh giá của Le Figaro. Hầu hết các báo, dù là tả hay hữu, đều có chung nhận xét là với quyết định ra đi của bà Taubira, tổng thống Pháp đã mất đi một biểu tượng mạnh của cánh tả ».
Ông Hollande cùng với chính phủ Valls sẽ phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ ngay trong lòng chính đảng, nhất là những người thuộc phe tả trong cánh tả. Tổng thống biết là kể từ giờ ông sẽ khó mà đoàn kết cả cánh tả trong giai đoạn cuối cùng trước khi bước vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2017.
Paris, bước đệm cho Iran để hội nhập lại thế giới
Chuyến công du châu Âu đầu tiên của tổng thống Iran Hassan Rohani tiếp tục thu hút sự chú ý của báo Pháp. Theo quan điểm của Les Echos, « Tổng thống Iran dựa vào Paris để tái hội nhập đất nước ».
Đây là chuyến thăm nước Pháp đầu tiên của một vị tổng thống Iran kể từ năm 19999, và là lần công du châu Âu đầu tiên của ông Hassa, Rohani ». Sự kiện cho thấy rõ tầm quan trọng của về mặt ngoại giao và kinh tế.
Rõ ràng là trong khu vực Trung Cận Đông hiện nay, Teheran là một tác nhân chính để giải quyết khủng hoảng Syria. Nhưng chính sách của Iran đối với Syria lại đối nghịch với phương Tây, nhưng lại có cùng mục tiêu chống Daech.
Trên bình diện kinh tế, cuộc gặp giữa tổng thống Iran với giới chủ Pháp phản ảnh rõ nhu cầu trang bị to lớn của đất nước. Theo dự đoán của Les Echos, tổng thống Iran sẽ ký kết hàng chục thỏa thuận trước sự hiện diện của hàng chục bộ trưởng hai nước liên quan đến các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất xe ô-tô, năng lượng và nhất là hàng không. Trước đó, Teheran đã thông báo sẽ đặt mua 114 chiếc Airbus.
Tuy nhiên, Les Echos lưu ý, các hợp đồng ký kết trong ngày hôm nay mới chỉ ở hình thức thư ngỏ ý, bởi vì đất nước vừa mới được dỡ bỏ có một phần lệnh cấm vận. Trong số 120-150 tỷ đô la bị phong tỏa ở nước ngoài, Iran sắp tới chỉ mới nhận được có 32 tỷ đô la.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận cũng cho phép đất nước trở lại tham gia thị trường dầu khí. Nhưng vì giá dầu hiện nay tụt giảm mạnh, do đó nguồn thu cho ngân sách năm nay hy vọng sẽ ở mức ổn định như năm 2015.
Cuối cùng, Les Echos trích lời nhận định của ông Nader Nouri, một cựu cố vấn ngoại giao Iran tại Paris cho rằng, Iran bỏ qua việc Paris có thái độ cứng rắn với nước này trong suốt quá trình thương lượng về hạt nhân, là vì « Ông Rohani đặt cược nhiều vào việc thu hút các nhà đầu tư để có thể nâng cao nhanh chóng mức sống và giảm tình trạng thất nghiệp cao nơi giới trẻ ».
Nói tóm lại, phương Tây đang mở rộng vòng tay « Chào mừng ngài Rohani đến châu Âu », như tựa bài xã luận trên Le Monde.
Truyện tranh : Một thế giới chỉ toàn là nam giới ?
Trở lại với trang nhất Libération, không phải ngẫu nhiên tờ báo đăng bức hình bà cựu bộ trưởng Tư pháp, Christiane Taubira đi xe đạp khi bà rời khỏi Place Vendome dưới hình thức tranh vẽ. Đó là vì mục đích ủng hộ các nữ tác giả truyện tranh. Một cách tờ nhật báo cổ vũ cho lễ khai mạc Liên hoan truyện tranh Angouleme lần thứ 43 diễn ra ngày hôm nay.
Đây cũng là cách thức nhật báo chỉ trích một thực trạng về thế giới truyện tranh và tranh minh họa nói chung, một thế giới gần như chỉ dành cho nam giới. Tờ báo viết, ngày hôm qua (27/01/2016), giải nhất của liên hoan lần này đã được trao cho một người đàn ông da trắng, người Bỉ, 77 tuổi. Sau một trận tranh cãi và làn sóng phản đối chống lại việc thiếu vắng các gương mặt nữ được đề cử giải tại Liên hoan truyện tranh quốc tế lần này, giải nhất, giải thưởng cao quý nhất, cuối cùng đã được trao cho Hermenn Huppen, nghệ danh Hermann.
Ban giám khảo chẳng có gì đem lại làn gió mới nào cho liên hoan Angouleme. Hermann, một họa sĩ lớn theo trường phái hiện thực, tác giả của hơn một trăm tập truyện, để lại dấu ấn cho cả một thế hệ thanh thiếu niên và người lớn với những loạt tập truyện đã thành kinh điển, như Comanche, Jeremiah hay như Tours de Bois-Maury.
Nhận xét
Đăng nhận xét