Ông Nguyễn Phú Trọng : Duy trì tăng trưởng, giữ cân bằng quan hệ với các nước
Theo RFI
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa) kết thúc Đại hội Đảng 12. Ảnh ngày 28/01/2016.REUTERS/Hoang Dinh Nam/Pool
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 kết thúc ngày 28/01/2016. Danh sách Bộ Chính trị được công bố gồm 19 ủy viên, trong đó có 12 khuôn mặt mới. Còn lại là các thành viên trong chính phủ của thủ tướng sắp mãn nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hứa hẹn tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, giữ cân bằng quan hệ với các nước và củng cố sự đồng thuận trong ban lãnh đạo.
Ông Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, nói rằng ông miễn cưỡng tiếp tục lãnh đạo đảng, với nhiệm vụ nặng nề là đưa Việt Nam thành một đất nước hiện đại hóa. Ông nói : « Tuổi tôi đã cao, sức khỏe và trình độ cũng có hạn. Tôi đã xin nghỉ nhưng trách nhiệm của Đảng giao thì chúng tôi với tư cách là đảng viên phải chấp hành. Tôi cũng lo lắng vì công việc sắp tới còn nặng nề ».
Ông Trọng là ứng cử viên duy nhất trong Bộ Chính Trị tái cử chức tổng bí thư, không có đối thủ nào khác dù theo tin đồn thì có một cuộc đối đầu khốc liệt với ông Dũng.
Theo Reuters, 19 ủy viên Bộ Chính Trị gồm cả những khuôn mặt bảo thủ lẫn cấp tiến. Tâm trạng bất định vẫn bao trùm lên viễn cảnh cải cách kinh tế vốn diễn tiến rất nhanh dưới thời ông Dũng, tuy nhiên thống đốc Nguyễn Văn Bình của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn có mặt trong Bộ Chính Trị khóa mới.
Bên cạnh đó là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh, mà một số chuyên gia nhận định là dấu hiệu cho thấy Đảng tiếp tục theo đuổi chính sách cân bằng quan hệ giữa hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Như vậy là sau khi vắng bóng trong Đại hội 11, đến khóa này đã có một lãnh đạo bộ Ngoại Giao vào được Bộ Chính Trị.
Quan hệ Việt-Mỹ gần đây đã nồng ấm hẳn lên, trong khi căng thẳng giữa Hà Nội với Bắc Kinh lại tăng lên do vấn đề chủ quyền Biển Đông. Ông Nguyễn Phú Trọng ít khi chỉ trích chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, còn ông Nguyễn Tấn Dũng là tiếng nói mạnh mẽ nhất trong đảng tố cáo Bắc Kinh, đồng thời tích cực thương lượng gia nhập Hiệp định TPP do Hoa Kỳ đề xướng.
Hãng tin Anh còn chú ý đến một tân ủy viên Bộ Chính Trị khác là ông Đinh La Thăng, vốn là bộ trưởng Giao Thông nổi tiếng với những phát biểu độc đáo, thẳng thừng quở trách các viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, và có tài khoản Facebook riêng.
Tuy vậy theo Reuters, nhìn chung Bộ Chính Trị mới đa số là những khuôn mặt có tiếng là độc đoán, với bốn ủy viên xuất thân từ ngành công an mà các nhóm bảo vệ nhân quyền thường chỉ trích vì trấn áp những người bất đồng chính kiến. Theo dự kiến, chức chủ tịch nước dành cho ông Trần Đại Quang, thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là chủ tịch Quốc hội.
Ông Trọng là ứng cử viên duy nhất trong Bộ Chính Trị tái cử chức tổng bí thư, không có đối thủ nào khác dù theo tin đồn thì có một cuộc đối đầu khốc liệt với ông Dũng.
Theo Reuters, 19 ủy viên Bộ Chính Trị gồm cả những khuôn mặt bảo thủ lẫn cấp tiến. Tâm trạng bất định vẫn bao trùm lên viễn cảnh cải cách kinh tế vốn diễn tiến rất nhanh dưới thời ông Dũng, tuy nhiên thống đốc Nguyễn Văn Bình của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn có mặt trong Bộ Chính Trị khóa mới.
Bên cạnh đó là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh, mà một số chuyên gia nhận định là dấu hiệu cho thấy Đảng tiếp tục theo đuổi chính sách cân bằng quan hệ giữa hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Như vậy là sau khi vắng bóng trong Đại hội 11, đến khóa này đã có một lãnh đạo bộ Ngoại Giao vào được Bộ Chính Trị.
Quan hệ Việt-Mỹ gần đây đã nồng ấm hẳn lên, trong khi căng thẳng giữa Hà Nội với Bắc Kinh lại tăng lên do vấn đề chủ quyền Biển Đông. Ông Nguyễn Phú Trọng ít khi chỉ trích chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, còn ông Nguyễn Tấn Dũng là tiếng nói mạnh mẽ nhất trong đảng tố cáo Bắc Kinh, đồng thời tích cực thương lượng gia nhập Hiệp định TPP do Hoa Kỳ đề xướng.
Hãng tin Anh còn chú ý đến một tân ủy viên Bộ Chính Trị khác là ông Đinh La Thăng, vốn là bộ trưởng Giao Thông nổi tiếng với những phát biểu độc đáo, thẳng thừng quở trách các viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, và có tài khoản Facebook riêng.
Tuy vậy theo Reuters, nhìn chung Bộ Chính Trị mới đa số là những khuôn mặt có tiếng là độc đoán, với bốn ủy viên xuất thân từ ngành công an mà các nhóm bảo vệ nhân quyền thường chỉ trích vì trấn áp những người bất đồng chính kiến. Theo dự kiến, chức chủ tịch nước dành cho ông Trần Đại Quang, thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là chủ tịch Quốc hội.
Nhận xét
Đăng nhận xét