Ông Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam ‘dân chủ thế này là cùng’
Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Ăn gian, nói ngược vốn là bản chất cố hữu của cs nên Trọng lú mới mạnh miệng tuyên láo rằng đảng của hắn "rân chủ" hơn nhiều nước dân chủ phương Tây. HNĐB
Theo VOA
Ăn gian, nói ngược vốn là bản chất cố hữu của cs nên Trọng lú mới mạnh miệng tuyên láo rằng đảng của hắn "rân chủ" hơn nhiều nước dân chủ phương Tây. HNĐB
Theo VOA
29.01.2016
Tổng bí thư tái đắc cử của Việt Nam nói mặc dù là độc đảng, nhưng Việt Nam dân chủ hơn hẳn một số quốc gia ‘nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất’.
Trong cuộc họp báo sau khi bế mạc đại hội đảng 12 hôm 28/1, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định kết quả bầu cử lần này là dân chủ và ‘bảo đảm 100% là hoàn toàn đúng với phương hướng công tác nhân sự’.
Ông nói: “Cũng có đồng chí được Trung ương giới thiệu không trúng cử, có người không được Trung ương giới thiệu nhưng được Đại hội giới thiệu cũng trúng cử. Vừa rồi các đại biểu Quốc hội cũng tâm sự, dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ gì hơn”.
AP dẫn lời ông tổng bí thư tái cử nói đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ‘không bao giờ trở nên độc đoán như một số nền dân chủ’. Ông Nguyễn Phú Trọng nói ‘cái hay’ của đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
“Đứng đầu mà độc đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không? Chả tiện nói một số nước, nhưng cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất. Thế thì ai dân chủ hơn ai?”, ông Trọng nói.
Tính dân chủ của Việt Nam, theo ông, thể hiện qua sinh hoạt của quốc hội, hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông Trọng cũng nhắc đến vấn đề ‘kỷ cương’ vì “một đất nước không có kỷ cương thì rối loạn, mất ổn định sẽ không thể phát triển được”.
Trong phúc trình Thế giới năm 2016, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhận xét Việt Nam tiếp tục đàn áp những cây bút, blogger và các nhà hoạt động đe dọa tới sự cầm quyền của đảng Cộng sản trong năm 2015. Tổ chức này trích lời Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang hồi tháng 11/2015 thừa nhận đã “tiếp nhận, bắt giam và xử lý 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia” trong vòng 3 năm qua.
HRW kêu gọi Việt Nam nhân kỳ đại hội 12, hãy chấm dứt chế độ độc đảng.
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn với Ban Việt ngữ đài VOA, GS. Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính trị và ngoại giao tại đại học George Mason của Mỹ, nói “mục đích của ông Trọng và những người của đảng là họ củng cố vai trò của đảng” nên sẽ dùng học thuyết Mác-Lê để giải thích cho sự tồn tại độc tôn của đảng Cộng sản tại Việt Nam, nhưng vì “thực tiễn Việt Nam thay đổi, thì họ cũng sẽ thay đổi và họ sẽ nói là họ áp dụng chủ thuyết Mác-Lê một cách sáng tạo”.
Trong khi đó, các giới chức Mỹ được AP trích lời nói chính quyền Việt Nam trong năm qua có kiềm chế hơn trong việc bắt bớ và truy tố những người bất đồng chính kiến, nhưng nhấn mạnh rằng Hà Nội cần phải làm nhiều hơn nữa để cải thiện thành tích nhân quyền.
Cũng tại cuộc họp báo sau khi tái đắc cử, ông Nguyễn Phú Trọng viện dẫn:
“Tôi đi nước ngoài, người ta cứ hỏi tôi về dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới. Hôm trước đi Mỹ, tôi đề nghị đồng chí Tòng Thị Phóng đi sang họp với bà con Việt kiều. Tôi bảo ‘Đấy, bà con xem, có oai vệ không? Cũng đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ. Vừa nữ, vừa dân tộc. Người ta cứ bảo là mình vi phạm dân chủ, nhân quyền với lại không bình đẳng giới!’”.
Bất chấp những đồn đoán về các cuộc tranh giành, đấu đá, thanh trừng giữa các phe phái trong nội bộ đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra kết luận chung cho cuộc bầu bán tại đại hội 12 là ‘biểu thị tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỉ cương, trí tuệ!’.
Nhận xét
Đăng nhận xét